Xin giới thiệu với các cô chú anh chị em một bài viết về Lãnh đạo học và Tương lai học của tác giả Trương Như Thường. Xin đọc PDF file kèm theo để có đầy đủ tài liệu.
Xin góp ý kiến để chúng ta cùng trao đổi về đề tài này . Email về VN-SHARE-NEWS@googlegroups.com
Xin trích vài đoạn hay trong tài liệu này. Các cô chú ở Nam Cali xin mời đến buổi hội thảo ngày Dec 20, 2014 sắp tới ở Thư viên Việt Nam để gặp gỡ tác giả Trương Như Thường (Trương Bổn Tài)
Bài Lãnh-Đạo-Học và Tương-Lai-Học (Mục III.3.3) được trích trong sách Việt-Học Là Gì?
thuộc Chương III.3 : Ứng Dụng, Tập III : Nội Dung của Việt-Học, trong Phần Một : Giới
Thiệu Việt-Học). Sách Việt-Học Là Gì?(VHLG?) gồm có 3 Phần, dày trên 1000 trang, được
nghiên cứu trên 40 năm của tác-giả Trương Như Thường.
Vì bộ môn Việt-Học được định nghĩa như sau:
Việt-Học là học về Việt,
là môn học của người Việt, về con người Việt, và cho mọi người .
Môn nầy chuyên nghiên cứu các vấn đề thuộc về nguồn gốc,
san định lại các ý nghĩa đã thất truyền từ lâu,
và sáng tạo ra các phép ứng dụng thích hợp vào thời đại mới.
nên nội dung sách VHLG? luôn nhấn mạnh đến bộ ba: Nguồn Gốc –Ý Nghĩa – Ứng Dụng
của mọi chủ đề.
Lãnh-đạo-học và Tương-lai-học là một trong nhiều phần ứng dụng của bộ môn Việt-Học.
Mục đích của học là hành. Hành động để sinh tồn và tiến hóa. Khó có thể sinh tồn nếu không biết ta là ai? và ta là gì! Cũng không dễ tiến hóa nếu chưa biết mình sống để làm chi?
Học về sự lãnh đạo là để thấu vững những nguyên lý thuần lý hướng về con đường hành động ở đời cũng như sự lựa chọn cuộc sống trong xã hội. Nó là một nghệ thuật sống. Trong một môi trường thời-không của thế kỷ 21 với nhịp độ toàn cầu hóa như hiện tại, con người Việt, trong lẫn ngoài xứ, đều phải đối diện với nhiều nan đề tâm-sinh-lý của thời đại.
Và cách giải quyết các vấn đề thời đại cần ngay chính trong ta. Cần bắt đầu tự bản thân cá nhân của mình trước. Nên lãnh-đạo-tự-thân luôn được Việt-Học nhắc nhở để điều chỉnh hình ảnh con-người-cá-nhân trong tiến trình hiện thực trách nhiệm xã hội từ mỗi chúng ta. Không thể độc đoán bắt người khác buộc phải theo mình trong mô hình chuyển hoá xã hội.
Từ đó, Tương-lai-học xuất hiện như một tiếp nối cho Lãnh-đạo-học trong dòng thời gian miên viễn của quá khứ – hiện tại – tương lai thành một chuỗi dài nhân-quả xã hội. Tuy không ai sửa được kết quả từ quá khứ, hay minh định nỗi viễn trạng ra tương lai, nhưng con người có thể định hướng được hướng tiến hóa của ngày mai bằng chính ngay hành động hôm nay và bây giờ của mình.
Bài này, Lãnh-đạo-học và Tương-Lai-học là một phương tiện để trao đổi và chia sẻ giữa người viết và bạn đọc. Xin mời quí độc-giả.
Lãnh-đạo-học, gọn lại, là môn học về các cách tạo, gây, đạt và giữ :
● nghệ-thuật tạo sự liên-hệ,
● kỹ-năng gây ra ảnh-hưởng,
● để đạt được mục-đích ở đời, và
● phải giữ được nhân-phẩm cho con người.
Văn-hóa = dùng văn để hóa giải những vấn đề con người
Các thuộc tính văn-hóa bao gồm:
● tính chân: hướng về vật dụng hằng ngày,
● tính thiện: hướng về phong tục tập quán,
● tính mỹ: hướng về văn chương, nghệ thuật và khoa học, và
● tính thần: hướng về hệ thống tư tưởng và đạo lý.
Lãnh-đạo-học là môn học về sự nhận lãnh con đường trách nhiệm qua nghệ-thuật tạo liên hệ và gây ảnh hưởng để thực hiện được mục đích ở đời mà vẫn giữ được nhân-phẩm cho con người. Văn (văn-hóa), Kinh (kinh-thương), Chính (chính-sự), Giáo (giáo-dục) là những mục-đích ở đời mà trong cuộc sống, cá-nhân và đoàn-thể thường định hướng để nhắm tới
Kinh-thương là hoạt động thương-mại (business) hướng đến một nền kinh-tế bền vững (sustainable economy). Định nghĩa của kinh-tế trong thế-kỷ 21 làsinh hoạt xã-hội về cách điều hợp của con người để làm thế nào, với sự giới hạn của nguồn nguyên liệu (limited resources), hầu có thể thỏa mãn được lòng ước muốn vô giới hạn (unlimited wants) của mình mà vẫn giữ được nhân-phẩm.
Về sinh-hoạt Chính-Sự
Trong bốn nhân-tố cần phải có, tình-tiền-quyền-danh, thuộc cuộc sống cá-nhân để có thể thỏa-mãn các ước-vọng hưởng-thụ (will of pleasure) và ước-vọng quyền-lực (will to power), nhưng tình-tiền-quyền-danh chỉ là vòng ngoài chưa có thể thỏa-mãn được ước-vọng ý-nghĩa (will to meaning) thuộc vòng trong của cuộc đời. Sinh-hoạt chính-trị để tạo nên quyền-lực là một trong những vòng ngoài của cuộc sống cần phải hội thêm tâm-thức của vòng trong (Khúc III.2.4.3,Hình 165) để tạo nên cuộc đời có ý-nghĩa và giá-trị nội-tại hơn. Căn-bản của chính-trị là chính-tâm, hay gọi cách khác là chính-sự.
Tôi không làm chính-trị nhưng tôi phải hành-xử chính-sự của mình để tỏ rõ giá-trị và ý-nghĩa con người của mình để có thể bày tỏ ý-kiến, thái-độ và hành-vi xã-hội của mình hầu giúp đỡ hoặc cải thiện vai trò và công-tác của nhà nước (hay chính-quyền) được tốt đẹp hơn. Chính-trị nhấn mạnh tới quyền-lực; chính-sự nhắm tới sự liên-hệ và gây ảnh-hưởng. Tham gia vào những tổ-chức xã-dân (hay tổ-chức xã-hội dân-sự, civil society organization, Khúc III.1.2.3.2) là sự thể hiện của thái-độ có trách-nhiệm xã-hội của một người công-dân.
Về sinh-hoạt Giáo-Dục
Giới trí-thức (ngày xưa gọi là giới sĩ-phu) chỉ dựa trên học-vị mà chưa thấu hiểu được vai trò của tâm-thức trong cuộc sống cá-nhân và nhân-ý trong cuộc đời xã-hội thường dẫn đến sự thiếu vắng trách-nhiệm của người công-dân. Trách-nhiệm xã-hội của người dân có liên-hệ rất mật-thiết với dân-trí trong nước. Trong xã-hội quân-chủ, dân-chủ thô-thiển (độc-tài, non yếu) và cộng-sản độc-quyền thì nhà nước thường có khuynh hướng giữ cho dân-trí thấp kém để dễ dàng cai trị. Còn nhà nước của một xã-hội dân-chủ cấp-tiến hay tiến-bộ thường có quốc-sách nâng cao dân-trí, giúp người dân hành-xử chính-sự để giúp lại cho nhà nước.
Hiện nay là thời-đại mới, là thế kỷ thứ 21. Huyền-sử Việt có nói đến vai trò của Đế-Lai, tức là sự trở lại. Sự trở lại này đã là tiền đề cho mối tình Âu-Cơ (mẹ Tiên) và Lạc-Long (cha Rồng) để đưa tới tiến trình hợp nhất với sự xuất hiện của Bọc-Mẹ-Trăm-Con (cùng một bọc chứa trăm trứng, nở ra trăm việt, gọi là đồng-bào Bách-Việt). Khoa-học gọi tiến trình thống hợp này là sự hội-tụ (fusion process) và đạo-học đặt tên là dịch qui-tàng.
Tiến trình thời-gian của những ngày sắp tới là tương-lai. Tương-lai sẽ là sự hội-tụ của các khuynh hướng khác biệt trong xã-hội về một mối. Hình ảnh của một mối đó phải như thế nào để có thể thoả mãn nhu cầu chung và riêng của mọi dân-tộc hầu đem lại sự bình an và phúc-lợi cho muôn loài chính là bài toán mới của nhân loại trong tương-lai.
Theo Peter F. Drucker (1909-2005), giáo-sư bộ môn lãnh-đạo-học nổi tiếng của Mỹ, một nhà lãnh-đạo hữu-hiệu (an effective leader) cần phải hội đủ bốnđiều căn bản như sau (1995):
1. Ai muốn làm lãnh-tụ đều phải có người theo. Có nhiều bậc thức-giả là nhà nghiên-cứu, nhà phê-bình, nhà giáo, là nhà tiên-tri, tư-tưởng-gia, lý-thuyết-gia; tất cả những tên gọi này đều quan trọng, nhưng nếu không có ai theo hết thì cũng như không. Không có lãnh-tụ chi cả.
2. Nhà lãnh-đạo ngoài tầm nhìn xa và hiểu biết rộng, cần phải có những chương trình hành sự, những thí dụ điển hình và cụ thể, và nhất là phải làm gương trước.
3. Một nhà lãnh-đạo hữu-hiệu phải biết tạo kết quả. Có nhiều vị được người đời thương mến và nể phục, nhưng sự nổi danh không làm ra sự lãnh-đạo tài ba mà hành động với phương pháp thực-tiễn mới mang đến kết quả đúng và tốt được.
4. Lãnh-đạo cũng không phải chỉ do tình, tiền, quyền, danh tạo thành; những thứ này chỉ là phương tiện cần thiết bên ngoài; mà cốt yếu, chính đáng là phải do tinh-thần chịu trách-nhiệm bề trong.
(Hesselbein, 1996, tr. xii).
Trong lịch-sử loài người từ xưa đến nay, sáu mô-thức về lãnh-đạo dưới tầm nhìn của văn-minh Tây-phương đã được nghiên-cứu một cách khoa-học và trình bày như sau:
● Lãnh-đạo theo Thuyết Vĩ-Nhân (Great Man Theory)
● Lãnh-đạo theo Thuyết Đặc-Điểm (Trait Theory)
● Lãnh-đạo theo Thuyết Nhóm (Group Theory)
Lãnh-đạo theo Thuyết Trạng-Huống (Contingency Theory)
Lãnh-đạo theo Thuyết Chuyển-Hành (Transactional Leadership)
và Thuyết Chuyển-Thể (Transformational Leadership)
Lãnh-đạo theo Thuyết Hợp-Tác (Collaboration Leadership)
Tương Lai của Lãnh-Tụ: Cuối Cùng Vẫn Phải Là Lãnh Đủ!
Lãnh đủ có nghĩa là: nhận lãnh trách-nhiệm của mình một cách đầy đủ. Nếu theo định-nghĩa như vậy, thực ra, sẽ có điểm tương-đồng giữa vị lãnh-tụ và người theo trên phương diện hành-động. Đó là vấn đề chịu trách-nhiệm hay tâm-thức trách-nhiệm. Người lãnh-đạo có vai trò và trách-nhiệm của người lãnh-đạo. Người theo cũng có vai trò và trách-nhiệm của người theo.
Đặc-biệt dây liên-hệ giữa lãnh-tụ và người theo không cứng nhắc và cố chấp. Nó có thể hoán-chuyển theo thời-thế và tùy trường hợp. Nó là một hệ-thống mở với hai chiều qua lại (giao-chỉ). Lãnh-tụ không có nghĩa là làm đầu đàn suốt đời, mà có lúc phải làm người theo. Và người theo, sau thời-kỳ thực hành và luyện tập, cũng có thể vươn mình lên để trở thành lãnh-tụ.
Lãnh-tụ dù có tuyệt hảo mà người theo thuộc hàng dân-trí thấp kém và dân-khí ươn hèn thì cả nhóm, cả tổ-chức hay ngay cả một đất nước cũng có thể đi vào đường cùn ngỏ kẹt. Còn nếu lãnh-tụ chỉ bình thường, khả năng hơn trung-bình một chút, trong khi người dân đi theo thuộc hàng sáng suốt và can đảm vì đã có tâm-thức trách-nhiệm (Hình 165), thì chắc chắn đoàn-thể đó sẽ khá hơn và dân-tộc đó có cơ tiến lên.
[Ghi-chú: tâm-thức có phần khác với ý-thức. Ý-thức thuộc về thông-minh suy-lý (tính, rational intelligence, RI, Tiết III.2.5.3). Tâm-thức thuộc về thông-minh tinh-thần (tang, spiritual intelligence, SI, Tiết III.2.5.5.5)].
Thay vì ỷ lại vào lãnh-tụ tài ba, siêu quần bạt chúng; thay vì dựa vào tổ-chức lãnh-đạo kiên-cường đầy quyền-lực; thay vì mù quáng tin vào giáo-điều của tư-tưởng đã lỗi thời; con người đã tiến tới giai-đoạn cần ý-thức được khái-niệm lãnh đủ của từng cá-nhân mình.
Có nghĩa là:
chính ta phải tự làm lãnh-tụ cho chính bản thân mình (lãnh-đạo tự thân) sau thời kỳ trau dồi đại-học [1] (đại-học chi đạo).
Vai-trò của người quản-lý (hay quản-trị-viên)
Người quản-lý là người giữ vai trò thực hiện đường lối bằng cách áp dụng toàn bộ sách-lược mà tổ-chức đã giao phó để có thể đạt được những mục-tiêu được lãnh-tụ đề ra. [Ghi-chú: trong nhiều tổ-chức, nhất là trong các sinh hoạt kinh-thương, người lãnh-tụ (leader) cũng là vị quản-lý (manager) của tổ-chức luôn].
Vai-trò (roles) của Quản-trị-viên
bao gồm bốn trách-nhiệm lớn (responsibilities) như sau:
1. Qui-hoạch (Planning)
2. Tổ-chức (Organizing)
3. Hướng-dẫn (Leading)
4. Kiểm-soát (Controlling)
Bốn nhiệm-vụ lớn của người quản-lý đã nêu ở trên, thường được áp dụng trong mọi bình diện sinh-hoạt văn-kinh-chính-giáo của xã-hội, như nhà thờ/nhà chùa (văn), nhà sản-xuất (kinh), nhà nước (chính) và nhà trường (giáo). Và danh xưng hay tên gọi của các vị quản-lý cũng được sử-dụng khác nhau, dựa trên môi-trường sinh-hoạt đặc-biệt hoặc cường-độ tổ-chức cao thấp của đơn-vị tổ-chức. Thí dụ: mục-sư (trong nhà thờ), giám-đốc (trong công-ty), bộ-trưởng(trong chính-phủ), viện-trưởng/hiệu-trưởng (trong trường học). Mục-sư, giám-đốc, bộ-trưởng và hiệu-trưởng đều giữ cương-vị của một quản-trị-viên.
Trong mỗi nhiệm-vụ, quản-trị-viên lại chia trách-nhiệm đó thành nhiều công-tác (tasks) lớn nhỏ khác nhau để thích hợp với từng giai-đoạn trong toàn bộ tiến trình thực hiện mà ta gọi nó là ngắn hạn (hay đoãn-kỳ, short-run) hoặc dài hạn (hay trường-kỳ, long-run). Ngắn hạn và dài hạn quyện lẫn vào nhau theo một hệ thống thời-gian trong cùng một sách-lược (strategy) hiện-thực. Sách-lược là một diễn-tiến toàn phần bao trùm trên nhiều mưu-lược (hay mưu-thuật, mưu-kế, tactics); và mưu-lược/thuật lo cho từng phần công-tác khác nhau.
[1] đại học theo nghĩa trong đại học chi đạo của Khổng-nho. Đại học là học những quan niệm to lớn (macrovìew), cải sửa xã hội, chứ không phải học để lấy học vị như ngày nay (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ). Khổng đặt tên là người quân tử. Ngày nay, nhiều người có học vị cao và mang tính chuyên môn trong trường sở, nhưng suy nghĩ và hành động thiển cận (microview), chỉ lo biết cho cái tôi tiểu-ngã, vị kỷ của mình nên được Khổng-nho gọi là kẻ tiểu nhân. Tiểu nhân cũng là sự cần thiết cho cuộc sống, nhưng theo Khổng, cần phải vượt lên giá trị cao hơn trong nếp sống xã hội. Theo đại-học là để thấy rõ hơn trách nhiệm xã hội của mình.
--
VIETOLOGY GROUP thuyết trình: Văn Hóa
Dân Tộc Việt
Trân trọng kính mời đồng hương
Tham dự Chương trình sinh hoạt Văn Hóa Dân Tộc Việt
Cùng NHÓM VIỆT-HỌC (VIETOLOGY GROUP) đến từ Bắc California.
Nội dung của buổi sinh hoạt gồm nhiều đề tài trong bộ môn Việt-Học như:
1. Nguồn gốc Việt-Sử với 50 ngàn năm qua 10 bản địa-đồ.
2. Ý nghĩa của vật tổ Tiên-Rồng, Bọc-Mẹ-100-Con; 12 Con Giáp và phép xem tuổi; tiếng Việt tuyệt vời qua các thời đại (chữ Nho, chữ Hán-Việt, chữ Nôm, chữ abc) với cách phối hợp âm-thinh-nhịp-vận theo dịch-lý âm-dương.
3. Ứng dụng nhận thức bốn vòng văn hóa trong phép xử thế hàng ngày để thăng tiến giá trị cá nhân và xây dựng phong thái sinh hoạt cộng đồng trong xã hội dân chủ của thời đại toàn cầu.
Thời gian: Ngày thứ bảy 20.12.2014 – 12:00 PM đến 4:00 PM
Địa điểm: Thư Viện Việt Nam
10872 Westminster Ave. – Phòng 206
Garden Grove, CA 92843
(714) 623-2151
Diễn giả: Gs Trương Bổn Tài & Vĩnh Thanh Thảo
Xin ghi danh tham dự trước ngày 10 tháng 12 năm 2014 với
Holly Ngo tại ntbh99@gmail.com hay điện thoại (562) 458-2285.