Monday, 2 February 2015

Thư số 40 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Phạm Bá Hoa

alt

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Nội dung thư này, tôi cùng Các Anh tìm hiểu về Viện Khổng Tử mới khánh thành tại Hà Nội, và tìm hiểu vì sao mà  Trung Cộng yêu cầu sử dụng tiền của họ  (nhân dân tê) trong giao dịch qua lại giữa Việt Nam với họ.    
altThứ nhất. Viện Khổng Tử của Trung Cộng
(Trích trong Wikipedia) Viện Khổng Tử hay  Khổng Tử học viện,là hệ thống học viện được chánh phủ Trung Cộng thành lập tại các quốc gia trong mục đích truyền bá tư tưởng và văn hóa trên toàn thế giới.
Tính đến 8/10/2011, các trường Đại Học Dân Tộc, Đại Học Sư Phạm, và Đại Học Quảng Tây của tỉnh Quảng Tâyđã thành lập 6 Học Viện Khổng Tử tại Thái Lan, Lào, và Indonesia (Nam Dương). .
Mục tiêu của lãnh đạo Trung Cộng là từ nay đến năm 2020, phải thiết lập Viện Khổng Tử tại 500 thành phố lớn trên thế giới.
Các quốc gia hủy bỏ Viện Khổng Tử (trích trong Google.vn).
Thụy Điển. Viện Khổng Tử thành lập tại trường đại học Stockholm, Thụy Điển, hồi năm 2005. Ông Lý Trường Xuân (Li Changchun), cựu Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền của Trung Quốc, ca ngợi là một phần quan trọng của hệ thống tuyên truyền ở hải ngoại của Trung Quốc, đã bị phát hiện có liên quan đến hoạt động gián điệp kinh tế tràn lan của người Trung Quốc ở hải ngoại. Có một thông tin được công khai nói rõ rằng những cơ quan chống tình báo Tây phương đã xác định, Viện Khổng Tử là những cơ quan gián điệp thuộc sử dụng và điều hành của chánh phủ Trung Quốc. Cuối cùng, theo quyết định của trường đại học Stockholm ngày 20/12/2014, sẽ bỏ chương trình tiếng Trung Hoa từ tháng 6/2015.   
Hoa Kỳ. Sau khi giáo sư ngành nhân chủng học Marshall Sahlins thuộc đại học Chicago công bố một điều tra về tình trạng hoạt động của các Viện Khổng Tử tại giảng đường Mỹ vào tháng 10/2013, hơn 100 giảng viên của đại học này đã ký tên vào văn bản chánh thức phản đối sự hiện diện của Viện KHổng Tử trong khuôn viên đại học Chicago. “Đầu tháng 11/2014, hai trường đại học Chicago và đại học Pennsylvania, tuyên bố ngưng hợp tác và đóng cửa Viện Khổng Tử, cơ quan giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc”. Trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal, ông Henry Reichman, Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Giáo Sư đại học Mỹ, cho biết: “Tôi tin rằng, Chicago và Pennsylvania không phải là hai đại học duy nhất nhận ra rằng, hợp tác với một viện như kiểu Viện Khổng Tử là hoàn toàn không đáng”.
Vừa qua, Hiệp Hội các Giáo Sư đại học Hoa Kỳ đã kêu gọi khoảng 100 trường đại học xem xét lại mối quan hệ của họ với các tiền đồn văn hóa tiêu biểu này của Bắc Kinh. Hiệp hội viết: “Thỉnh thoảng ban giám hiệu đã tham gia vào các mối quan hệ đối tác khiến họ phải hi sinh tính liêm chính của mình. Các Viện Khổng Tử vận hành như một cánh tay của nhà nước Trung Quốc và được cho phép tảng lờ quyền tự do học thuật. Thêm nữa, các quan chức Trung Quốc đã nói rằng, các Viện Khổng Từ là chìa khóa giúp mở rộng quyền lực mềm, tạo thành một bộ phận quan trọng của bộ máy tuyên truyền ở hải ngoại của Trung Quốc.”
Ngay tại Trung Cộng. Một giáo sư kinh tế học và là nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Trung Cộng, ông Hạ Nghiệp Lương, người bị sa thải khỏi đại học Bắc Kinh năm 2013, cảnh báo rằng:“Nhiều trao đổi học thuật của Trung Quốc chứa đựng các rủi ro bị che giấu, chẳng hạn các học giả thỉnh giảng lại có thể là các nhân viên tình báo được cử đi”.
Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã từ chối, không cho lập những Viện Khổng Tử, cho đó là âm mưu của Trung Cộng để phát triển quyền lực mềm, dùng văn hóa để lan tràn ảnh hưởng.
Canada. Năm 2007, một báo cáo giải mật của cơ quan Tình Báo cảnh báo: “Viện Khổng Tử như một nỗ lực của ”.Đại học McMaster và Đại học Sherbrooke đã chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử. Trước đó, tháng 12/2013, Hiệp Hội Giảng Viên Đại Học Canada, đã phổ biến bản kêu gọi các trường đại học Canada hủy bỏ các hợp đồng hợp tác với Viện Khổng Tử. (hết trích)
Trong một chừng mực nào đó, Các Anh đã nhận ra nguyên nhân tại sao một số quốc gia khước từ Viện Khổng Tử. Tuy vậy, tôi vẫn trích ra những nghi ngờ đằng sau của Viện Khổng Tử mà Trung Cộng cố gắng thành lập tại các quốc gia”. Hoa Kỳ: “Viện Khổng Từ là chìa khóa giúp mở rộng quyền lực mềm, tạo thành một bộ phận quan trọng của bộ máy tuyên truyền ở hải ngoại của Trung Quốc.” Thụy Điển: “Học viện này sẽ bị lợi dụng làm nơi tuyên truyền cho đảng cộng sản Trung Quốc”. Ngay tại Trung Cộng: “Nhiều trao đổi học thuật của Trung Quốc chứa đựng các rủi ro bị che giấu, chẳng hạn các học giả thỉnh giảng lại có thể là các nhân viên tình báo được cử đi”. Ấn Độ: “Đó là âm mưu của Trung Cộng để phát triển quyền lực mềm, dùng văn hóa để lan tràn ảnh hưởng”. Canada. “Viện Khổng Tử như một nỗ lực của Trung Quốc trong việc tạo ra tâm lý thân thiện với Trung Quốc và mọi điều liên quan đến Trung Quốc”.
Thứ hai. Viện Khổng Tử của Trung Cộng tại Việt Nam.
Tháng 4/2009, lãnh đạo Việt Cộng cho phép Trung Cộng thành lập Viện Khổng Tử như một thí điểm, nhưng đã vấp phải phản ứng của giới trí thức và dư luận xã hội trước những hành động của Trung Cộng xâm lấn Biển Đông, nên kéo dài đến nay mới thực hiện.
altNgày 5/12/2014, qua đài  BBC Luân Đôn, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ đại học quốc gia tại Sài Gòn, nhận định: “Để đạt được những mục tiêu chiến lược của mình, Trung Quốc không ngần ngại kết hợp hai loại sức mạnh -sức mạnh cứng và sức mạnh mềm- với mưu đồ cho thấy khá rõ qua mạng lưới các Viện Khổng Tử mở ra tại hàng trăm quốc gia... “Kinh nghiệm ở Mỹ cho rằng, cái đó không bảo đảm tự do học thuật trong môi trường đại học, ở phạm vi của các Viện Khổng Tử trong các trường đại học, rõ ràng đó là một hệ thống rất thống nhất với nhau và có mục tiêu rất rõ ràng... Họ sẽ không ngần ngại mà kết hợp cả sức mạnh cứng là quân sự, và sức mạnh mềm là áp đặt kinh tế hoặc mua chuộc về kinh tế, cộng với sức mạnh mềm qua ngỏ ngoại giao là văn hóa ngang qua những Học Viện Khổng Tử”.
(trích trong Google.vn) Ngày 27/12/2014, Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, cùng với ông Du Chí Thanh, Chủ Tịch Ủy Ban toàn quốc hội nghị hiệp thương chính trị (gọi tắt là chính hiệp) của Trung Cộng, dự lễ gắn biển "Học Viện Khổng Tử" tại  trường đại học Hà Nội. Trong số 11 ngoại ngữ đang giảng dạy tại trường đại học Hà Nội, tiếng Trung Hoa được nghiên cứu và giảng dạy từ những ngày đầu thành lập vào năm 1959. Các thế hệ sinh viên tốt nghiệp khoa ngoại ngữ Trung Hoa, đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lớn của Việt Nam và Trung Quốc tại Việt Nam.
Giáo sư Liang Hong, Hiệu Trưởng trường đại học Sư Phạm Quảng Tây cho biết: “Ngay từ năm 1955, chánh phủ Trung Quốc đã mở trường chuyên tu Ngữ văn Trung Quốc tại cơ sở Vương Thành của đại học Sư phạm Quảng Tây với mục đích chánh là đào tạo học sinh Việt Nam. Đã có hơn 1.000 thanh thiếu niên Việt Nam hoàn thành khoá học tại đây”.
Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 25 tới 27/12/2014, ông Du Chí Thanh đã có các cuộc làm việc với các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thường trực Bộ Chính Trị Lê Hồng Anh, và Chủ Tịch mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân.
Cùng ngày 27/12/2014,  trên làn sóng đài BBC, Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện Trưởng Viện Chính Sách Pháp Luật và Phát Triển thuộc Vusta, lập lại đoạn cuối trong phần trả lời cuộc phỏng vấn của Tân Hoa Xã Trung Cộng, ông Du Chí Thanh nói rằng: “.... Chuyến thăm này của tôi tại Việt Nam, là nhằm củng cố niềm tin, xây dựng sự nhất trí và thúc đẩy mối quan hệ Việt - Trung đi đúng hướng".
Ngày 2/1/2015, trong một bài phân tích trên báo The Diplomat online, chuyên gia Carl Thayer(Australia) đã tiết lộ nhiều chi tiết về hành động gây sức ép mới nhất của Trung Cộng lên nhà cầm quyền Việt Nam, nhân chuyến công du Việt Nam của ông Du Chính Thanh. Khi họp với các nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Thanh cũng có những tuyên bố hòa dịu, nội dung kêu gọi Việt Nam chú ý đến “đại cục mà ông đánh giá là rất tốt đẹp trong bang giao Việt-Trung.
Vẫn theo Giáo Sư Carl Thayer, một số nguồn tin từ các quan chức và giới báo chí Việt Nam đã tiết lộ rằng, ngay từ trước lúc ông Du Chính Thanh đặt chân xuống Hà Nội, Trung Quốc đã gây áp lực đòi Việt Nam phải tuân thủ ba điểm: (1) Đình chỉ chiến dịch tuyên truyền chống Trung Quốc. (2)Không quốc tế hóa tranh chấp biển đảo. (3) Và tiến hành đàm phán về vấn đề tranh chấp trên cơ sở hoàn toàn song phương”.
Trong khi đó, tờ Thời Báo Hoàn Cầu ngày 5/1/2015, dẫn lời bình luận của thông tấn xã Trung Cộng về phát biểu của ông Du Chính Thanh tại Việt Nam, rằng: “Phải thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển đúng hướng. Ông Du Chính Thanh không chỉ nhắc lại phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt, còn nhấn mạnh là Việt Nam với Trung Quốc cần tăng cường tin cậy, tăng cường nhận thức chung, tăng cường chỉ đạo định hướng dư luận, và thỏa thuận xử lý vấn đề trên biển rất phức tạp và nhạy cảm mà hai bên hãy toàn lực để tránh vần đè này”.
Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh. Ảnh: VGP/Từ LươngVậy, phương châm 16 chữ vàng xuất xứ từ Trung Cộng trước  hay sau hội nghị Thành Đô? Tôi vào trang Google.vn tìm thấy như sau: Tháng 2/1999, khi hội đàm với Tỏng Bí Thư của Việt Cộng Lê Khả Phiêuông Tổng Bí Thư của Trung Cộng là Giang Trạch Dân, đề ra phương châm 16 chữ vàng, là "n định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện”, xác định tư tưởng chỉ đạovà khung tổng thể phát triển mới giữa hai nước trong thế kỷ mới, và ông Lê Khả Phiêu, Tổng Bí Thư của Việt Nam đồng ý đưa vào nội dung bản Tuyên Bố Chung. Tháng 11/2000, khi ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư mới của Việt Cộng sang thăm, ông Giang Trạch Dân lập lại “16 chữ vàng là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước”. Ngày 19/7/2005, khi hội kiến với ông Ôn Gia Bảo, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Cộng, Chủ Tịch nước Việt Nam  Trần Đức Lương khẳng định rằng: “Nhà nước và nhân dân Việt Nam, rất coi trọng mối quan hệ truyền thống với Trung Quốc và sẽ làm hết sức mình để thực hiện phương châm 16 chữ và quan hệ 4 tốt”. (hết trích)

Các Anh nhận rõ thời gian và xuất xứ của phương châm 16 chữ vàng rồi chớ? Và Các Anh cũng nhận rõ là các ông Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, và Trần Đức Lương, đã ôm ấp phương châm đó như thế nào chớ? Chính xác, 16 chữ vàng là do Trung Cộng đưa ra sau hội nghị Thành Đô năm 1990, với nội dung là Trung Cộng chỉ đạo và Việt Cộng thi hành. Vậy là, lãnh đạo Trung Cộng giăng ra cái bẫy, và lãnh đạo Việt Cộng vui vẽ chui vào đó để được Trung Cộng gọi là đúng hướng. Vì vậy mà mỗi khi họ thấy sai hướng, thì họ sang dạy cho Việt Cộng bài học đúng hướng theo hội nghị Thành Đô.   

Và lần này, liệu ông Du Chí Thanh có hướng lãnh đạo Việt Cộng thực hiện bước nữa trên “hành trình” tiến đến năm 2020 như nội dung Biên Bản Thành Đô chăng? Bước nữa, có nghĩa là Việt Cộng hãy sử dụng “nhân dân tệ” trong giao dịch toàn quốc, tiếp theo là mở rộng trong toàn dân chăng?  vì chỉ cần hơn 6.23 nhân dân tệ đổi dược 1 mỹ kim, trong khi 21.380 đồng bạc Việt mới mua được 1 mỹ kim (tỷ giá ngày 21/1/2015)    

Thứ ba. Vấn đề giao dịch bằng tiền Trung Cộng.

(trích trong Google). Tính đến tháng 5/2014, “nhân dân tệ” trở thành đồng tiền thương mại vào hàng thứ 7 trên thế giới. Theo Hiệp Hội Viễn Thông Tài Chánh & Ngân Hàng toàn cầu (SWIFT), con đường quốc tế hóa nhân dân tệ có thể được chia thành ba giai đoạn: Giao dịch, đầu tư, và làm tiền dự trữ như ngoại hối trong tương lai.
Nhân dân tệ đầu tiên ra khỏi lãnh thổ Trung Cộng, được xem là bắt nguồn từ các giao dịch tại Hong Kong vào năm 2003. Sau đó, Trung Cộng mở thêm các chi nhánh ngân hàng hối đoái tại Đài Loan, Macau, Singapore... Đến tháng 11/2014, có 11 chi nhánh tại ngoại quốc, trong đó có 2 chi nhánh tại Pháp và Đức. (hết trích)
Ngày 5/1/2015, “Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), vừa gửi đề nghị đến Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đòi được thanh toán nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam”. Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam đã chuyển đến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, phía Trung Cộng viện lý lẽ rằng:  “Việc giao dịch và thanh toán bằng “nhân dân tệ” trực tiếp tại Việt Nam xuất phát từ nhu cầu khá lớn và tăng lên rõ rệt theo đà phát triển không ngừng của thương mại Việt - Trung”.  Hiệp Hội doanh nghiệp tại Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương Trung Cộng lập luận rằng: “Đến cuối năm 2013, ước tính kim ngạch thanh toán bằng “nhân dân tệ” đã đạt khoảng 15 tỷ USD. Tuy nhiên, đa số giao dịch thanh toán biên mậu bằng nhân dân tệ nói trên được thực hiện ở Việt Nam thông qua con đường không chính ngạch”.
Theo Tiến Sĩ. Phan Minh Ngọc: “Ngân Hàng Nhà Nước đã có Quyết định số 11/VBHN-NHNN ngày 21/5/2014, ban hành quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc. Với quy định này thì pháp luật Việt Nam đã có quy định cụ thể, chỉ cho phép lưu thông Nhân dân tệ một cách hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam”.
Phản ứng của giới trí thức và báo chí: 
Nhà báo Đào Tuấn, thẳng thắn viết trên báo Lao Động là cần một câu dứt khoát: “Đề nghị giao dịch chánh thức bằng Nhân Dân Tệ phải được hồi đáp ngay bằng cái lắc đầu dứt khoát, nếu chúng ta còn tôn trọng đồng bạc Việt Nam, một sự tôn trọng cần thiết như tôn trọng độc lập quốc gia”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, khi trả lời phỏng vấn của báo Một Thế Giới, đã khẳng định: “Lời đề nghị thanh toán trực tiếp bằng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc là vi phạm chủ quyền của Việt Nam”. Với lý lẽ của phía Trung Quốc nói rằng, trong năm 2013  giao dịch bằng Nhân Dân Tệ tại vùng biên giới Việt–Trung lên đến 15 tỷ mỹ kim là bằng con đường không chính ngạch, ông Doanh nêu câu hỏi:"Ngân Hàng Nhà Nước và các tỉnh biên giới, cần phải có một câu trả lời rõ ràng là tại sao lại có thể có giao dịch lên đến 15 tỷ mỹ kim bằng đồng Nhân Dân Tệ ở biên giới được? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này? “Phải kiểm soát rất rõ ràng chứ không thể nào dùng đồng Nhân Dân Tệ lưu hành ở Việt Nam như một đồng tiền thứ hai, không một nước nào có thể cho phép như vậy. Đây chính là vi phạm chủ quyền lãnh thổ và chẳng khác gì việc cho phép đồng Nhân Dân Tệ thao túng đồng tiền của Việt Nam”
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước: “Việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch thanh toán Việt Nam - Trung Quốc cần được xem xét dưới nhiều góc độ, một là độ tin cậy và sức mạnh của đồng Nhân dân tệ, và hai là sức đề kháng của kinh tế Việt Nam.  Bao giờ đồng Nhân dân tệ có thể chuyển đổi được ra vàng hay mỹ kim, hay đồng EURO, lại là chuyện khác. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, Nhân dân tệ chưa làm được điều đó nên chúng ta sẽ phải chờ thêm”.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ Tịch Hội Nhà Báo độc lập, cho rằng: “Đây không phải là vấn đề mới, vì Ngân Hàng Nhà Nước đã có quy định rõ ràng. Nhưng phải thận trọng, vì đây có thể là chủ trương trong chính sách gặm nhấm Việt Nam của Trung Quốc.  
Bà Phạm Chi Lan: “Nếu cho thanh toán trực tiếp bằng Nhân Dân T là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, bởi nó tương tự như việc treo cờ, chỉ có thể là cờ của nước ta chứ sao có thể là cờ của nước khác được”?
Đến nay, lãnh đạo Việt Cộng chưa một ai lên tiếng, trong khi giới trí thức và nhà báo rất lo ngại vì cho rằng Trung Cộng tìm cách đưa đồng nhân dân tệ vào lũng đoạn thị trường Việt Nam, biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền song hành với đồng bạc Việt Nam, đây là điều không thể chấp nhận được, vì vi phạm chủ quyền Việt Nam. Nhưng then chốt của vấn đề là âm mưu của Trung Cộng, mà theo nghi ngờ của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, thì đề nghị sử dụng “nhân dân tệ” tại Việt Nam rất có thể là trong chính sách gậm nhấm của Trung Cộng.
Tôi căn cứ vào nội dung Biên Bản Thành Đô ngày 4/9/1990, và nhận ra lãnh đạo Việt Cộng đã có những hành động sau đây:      
Tại Bắc Kinh ngày 30/12/1999, đã ký Hiệp Ước biên giới trên bộ, giao cho Trung Cộng 789 cây số vuông.
Cũng tại Bắc Kinh ngày 25/12/2000, lại ký Hiệp Ước biên giới trên vịnh Bắc Việt, giao cho Trung Cộng 11.362 cây số vuông.
Ngày 1/8/2012, trong khi hạm đội tàu cá của Trung Cộng lên đến 28.000 chiếc dàn trải khắp vùng biển từ hải phận Bà  Rịa Vũng Tàu đến quần đảo Trường Sa, vậy mà lực lượng Hải Quân với Không Quân Việt Nam nằm im tại các căn cứ, vì không có lệnh của lãnh đạo.
Ngày 31/8/2011, theo Giáo sư Vũ Cao Đàm thì đế quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, rồi những hợp đồng thuê 300.000 mẫu tây đất rừng đầu nguồn, cộng với khoảng 1.300.000 người lao động Trung Cộng, đang mai phục trên toàn cõi Việt Nam.
Với 2 sự kiện đầu, cho thấy lãnh đạo Việt Cộng giao cho Trung Cộng phần đất biên giới với những vị trí chiên lược trên điểm cao khống chế dọc biên giới Việt-Trung, và phần biển trên vịnh Bắc Việt lấn sâu vào phần biển chiến lược của Việt Nam. Sự kiện thứ 3 cho thấy lãnh đạo Việt Cộng bằng “hành động im lặng” cứ xem như không nghe không thấy không biết 28.000 tàu cá Trung Cộng rãi khắp mặt Biển Đông, để chứng tỏ “hành động đúng hướng” đi với Trung Cộng. Và sự kiện thứ 4, lại thêm một “hành động đúng hướng” nữa, giúp Trung Cộng rãi quân từ Quảng Ninh dọc theo duyên hải mà Vũng Áng và Hải Vân Lăng Cô là vị trí chiến lược, và dọc theo chân Trường Sơn có vị trí chiến lược trên nóc nhà Tây Nguyên, đến tận Mũi Cà Mau dưới dạng công nhân tại các công trường mà các công ty Trung Cộng trúng thầu theo “qui trình định sẳn”.
Tôi gọi đó là từng bước thực hiện Biên Bản Thành Đô. Chữ “từng bước” không phải do tôi nghĩ ra đâu nhé, mà là tôi lấy ý từ đoạn cuối sau đây trong Biên Bản Thành Đô, là: “... Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”    
Và liệu, ông Du Chí Thanh còn liên quan gì đến sự chuẩn bị nhân sự trong đại hội đảng cộng sản thứ 12 vào năm 2016? 
Kết luận. 
Các Anh suy nghĩ gì thì tùy Các Anh, nhưng Các Anh đừng quên là trên thế giới, chưa bao giờ có sự kiện người dân từ các nước Dân Chủ Tự Do chạy sang các nước cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân từ các nước cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các nước Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng tại Việt Nam:
Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Trong các năm 1954-1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn Dân Chủ Tự Do”.
Thứ hai. Trong vòng 20 năm kể từ ngày 30/4/1975, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu Tự Do”. chọn Dân Chủ.
Các Anh hãy nhìn lên vách để thấy tấm lịch đang là năm 2015, như vậy chỉ  còn 5 năm nữa là đến năm 2020 rồi! Nếu Các Anh vẫn vô cảm mà đứng nhìn thì cầm chắc Các Anh sẽ nhận thẻ “Chứng Minh Nhân Dân” của Trung Cộng bằng tiếng Tàu đó.
Texas, tháng 2 năm 2015
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~