Sunday 22 March 2015

Khép Mở Đôi Đàng - Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo

Một chuyên gia Hoa Kỳ bị Bắc Kinh hạ bệ vì nói chuyện khép mở của đảng!

* Giáo sư David Shambaugh đàm thoại với Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Bắc Kinh tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc năm 2010 - khi tình còn mặn nồng * 

Mới đầu năm nay thôi, Đại học Ngoại giao Trung Quốc còn thổi ông ta lên trời.

Số là sau khi nghiên cứu công trình của 158 chuyên gia Hoa Kỳ về Trung Quốc, cơ quan này của Bộ Ngoại giao Bắc Kinh chọn ra 20 học giả Mỹ được ngợi ca là "quan trọng và có ảnh hưởng nhất". Giáo sư David Shambaugh đứng thứ nhì trong danh sách đầy thế giá đó. Người đứng đầu là một ông David khác. Giáo sư David M. Lampton của Đại học John Hopkins, đương kim Chủ tịch Asia Foundation. Giáo sư David Shambaugh là khuôn mặt quen thuộc trong giới trí thức và học giả của Bắc Kinh, tới mức được họ trìu mến đặt tên bằng chữ Hán là Thẩm Đại Vi (Sham-David).

Thế rồi, từ trên Quang Minh Đỉnh, ông bị vật xuống đất đen!


Hôm mùng sáu Tháng Ba vừa qua, tờ Global Times có bài xã luận đầy màu sắc Trung Hoa về nghệ thuật mạt sát. Tờ báo Anh ngữ này là cơ quan ngôn luận của đảng, nhắm vào thị trường quốc tế với món hàng ta gọi cho đơn giản mà chính xác là tuyên truyền. Bài xã luận gọi Giáo sư Shambaugh là "một học giả thất bại vì có tinh thần cơ hội, hoặc đã thay đổi cái nhìn về Trung Quốc. Cái nhìn đó đầy mâu thuẫn, mang nhiều cảm tính vì ông thích viết ra những kết luận hấp dẫn hơn là đi thu thập dữ kiện thực tế....."

Dùng phép quy nạp cũng đầy màu sắc Trung Hoa, là hàm hồ, bài xã luận vơ luôn cả nắm đũa: "Đây là một âm mưu rộng lớn của Tây phương nhằm lật đổ chế độ Cộng sản Trung Quốc. Vốn là "học giả ôn hòa" của Mỹ, David Shambaugh mà còn như vậy, thì nói chi đến bọn thủ cựu cứng rắn!..

Chỉ vì hôm mùng sáu vửa qua, David Shambaugh có một bài tiểu luận được đăng trên tờ Wall Street Journal trong số phát hành vào Thứ Bảy mùng bảy, số báo cuối tuần và quan trọng nhất. Tờ WSJ đặt cái tựa ác liệt là "Sự Tan Rã Sắp Tới Của Trung Quốc" – The Coming Chinese Crackup, với nội dung của bài tiểu luận lại còn ác liệt hơn.

Là chuyên gia Hoa Kỳ về Trung Quốc từ nhiều thập niên, với gần hai chục tác phẩm đã xuất bản - được Trung Quốc mau mắn phiên dịch để phổ biến trong giới trí thức - Giáo sư Shambaugh được Bắc Kinh trọng vọng, cho phép tiếp xúc và tham khảo rất sâu các nhân vật và tài liệu nhạy cảm nhất. Và thường có cái nhìn lạc quan về khả năng xoay chuyển của lãnh đạo Trung Quốc.

Thế rồi ông bỗng dưng... đổi ý và đưa ra một cách đánh giá khác. Sau khi trình bày năm chỉ dấu then chốt, ông kết luận rằng chế độ đang đi vào tàn cuộc, end game. Đảng Cộng sản có thể sụp đổ qua một tiến trình kéo dài, tèm lem và đầy bạo lực.

Khó đoán là bao giờ, nhưng tất yếu và khá sớm!

Được Bắc Kinh coi là học giả có tài mạ vàng cho chế độ, bỗng dưng Shambaugh lại bảo rằng đó là vàng giả! Tưởng là trầm hương hóa ra củi mục - sắp nát....

Dĩ nhiên là trong dàn hợp xướng của loại chuyên gia mê Tầu, gọi là "bọn ôm gấu hương" – panda huggers – đã có người chạy ra chữa lửa. Như Stephen Harner với bài viết trên tờ Forbes ngày mùng 10. Duyệt lại từng chỉ dấu do Giáo sư Shambaugh nêu ra, ông Harner hùng hồn phản bác, mà khỏi cần chứng minh. Dễ hiểu thôi, vị học giả này là doanh gia đang phục vụ công ty trách nhiệm hữu hạnYangtze Century Ltd. có hội sở tại Hong Kong và Thượng Hải. Ăn cây nào ta rào cây nấy là một quy luật kinh doanh phổ biến!

David Shambaugh là Giáo sư về Bang giao Quốc tế kiêm Giám đốc China Policy Program tại Đại học Georges Washington, thành viên kỳ cựu của Viện Brookings, có uy tín trong giới hàn lâm và thường được tham khảo ý kiến về các vấn đề Trung Quốc. Vì vậy nhận định mới của ông về chế độ Bắc Kinh tất nhiên gây chú ý và tranh luận ngay trong giới chuyên gia về Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Hôm 15, nhà báo Chris Buckley của tờ New York Times bẻn có bài phỏng vấn dài, gần bằng bài tiểu luận trên tờ WSJ, về nhận định mới của tác giả. Giáo sư Shambaugh trả lời rằng ông không thay đổi mà chính Bắc Kinh mới thay đổi!

Lý luận của Shambaugh là mọi chế độ độc đảng theo kiểu Lenin đều đi vào giai đoạn hao mòn teo tóp. Khi ấy, đảng chỉ có hai ngả đối phó, một là gia tăng đàn áp, hai là chuyển hướng. Nói theo ngôn từ văn hoa thì đó là thu hay phóng, khép hay mở.

Theo ông Shambaugh, lãnh đạo Bắc Kinh đã tìm cách chuyển hướng để mở ra từ khoảng 2000 đến 2008 với nỗ lực cải cách của Tăng Khánh Hồng, Ủy viên hạng thứ tư trong Thường vụ Bộ Chính trị gồm có chín thành viên, và cũng là Phó Chủ tịch Nhà nước sau khi cầm đầu Ban Bí thư đầy quyền lực của đảng về công tác điều hành.

Trên chính trường Trung Quốc, họ Tăng thuộc "cánh Thượng Hải" mà cũng là thành phần "Thái tử đảng" – là con cháu của các công thần thời Mao: cha ông là Tướng Tăng Sơn, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ của Mao Trạch Đông. Nhưng quan trọng nhất, ông là nhân vật thân tín của nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân, tới độ được họ Giang đề nghị lên làm Tổng bí thư, chứ không phải là người đã được Đặng Tiểu Bình chọn trước đấy là Hồ Cẩm Đào.

Nhưng khi Hồ Cẩm Đào lên lãnh đạo từ Đại hội 16 vào năm 2002, Tăng Khánh Hồng vẫn giữ các vị trí then chốt trong tổ chức và biến báo xoay chuyển để giải quyết các hồ sơ nóng của đảng, trong đó có cả việc cải cách chính trị để giải toả sức ép lên lãnh đạo.

Sau Đại hội 17 vào năm 2007, tại Hội nghị kỳ Bốn của Ban Chấp hành Trung ương khóa 17 vào mùa Thu năm 2009, lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra kế hoạch "xây dựng đảng" theo chiều hướng đã được họ Tăng đề xướng. Nhưng Giáo sư Shambaugh cho rằng đấy chỉ là cái trớn đã hụt hơi, chứ đảng lại sợ bất ổn từ Tân Cương và Tây Tạng nên đã bỏ dự tính cải cách. Và xiết chặt hàng ngũ trong một thành trì bốn góc sắt thép là 1) bộ máy tuyên truyền, 2) guồng máy an ninh nội bộ, 3) Quân đội và Cảnh sát Võ trang và 4) các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Với chuyên gia Shambaugh thì chiều hướng ấy xảy ra sau khi Tăng Khánh Hồng phải rút lui vì lý do tuổi tác: năm 2009, họ Tăng đến tuổi thất tuần. Từ đó, chu trình tự hao mòn tới độ tan rã đã bắt đầu!

Chi tiết lý thú mà Giáo sư Shambaudh không nói tới là chính Tăng Khánh Hồng đã vận động cho hai nhân vật tiến lên hàng lãnh đạo là Tập Cận Bình và Chu Vĩnh Khang. Thế rồi, khi Tổng bí thư Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch Nhà nước từ đầu năm 2013 thì Chu Vĩnh Khang bị loại về tội tham nhũng. Và với Giáo sư Shambaugh việc họ Tập mở chiến dịch thanh trừng để tập trung quyền lực cho đảng và cho mình không có nghĩa là đảng đang được củng cố. Ngược lại!

Theo ông Shambaugh, khi Liên Xô đi vào giai đoạn suy mòn thì Mikhail Gorbachev chọn giải pháp cải cách và mở ra để cứu vãn chế độ mà sau cùng thất bại. Và chế độ tan rã. Theo dõi kỹ kinh nghiệm Xô viết, Tập Cận Bình không mở mà đóng lại cho an toàn. Giữa hai hướng mà người Hoa gọi là phóng và thu, họ Tập muốn thu lại. Nhưng rồi cũng gặp kết quả tương tự như Gorbachev!

Vì lý luận như vậy, Giáo sư David Shambaugh mới bị Bắc Kinh đả kích. Điều ấy chẳng có gì lạ.

Chuyện đáng theo dõi hơn cả là ông biết đếm, nên tính ra chu kỳ khép mở của Trung Quốc: cứ mở ra chừng năm sáu năm thì lại xiết vào mất ba bốn năm. Lần này họ đã xiết qua năm thứ bảy! 

Ngộp thở....

Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc
David Shambaugh

Người dịch:  Phạm Gia Minh
Wall Street Journal (WSJ 6-3-14)

Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.

Hôm thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “ được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.

Một số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, tuy nhiên thực chất nó lại che dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở Trung Quốc xưa nay thường được ngụy trang dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện dàn dựng trên sân khấu cho thấy dường như Quốc hội trao quyền lực bền vững cho ĐCS Trung Quốc. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là phải vui vẻ tham gia và nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành xử như vậy ở Trung Quốc có cái tên là "biểu thái" (biaotai – biểu lộ thái độ), thực ra nó có ý nghĩa chỉ hơn một chút hành động phục tùng mang tính tượng trưng. 

Nếu không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS Trung Quốc đang rất suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng. Con người đầy quyền lực của Trung Hoa - Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ giúp chống đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng.  Tập Cận Bình xác định rằng phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov đã điều hành sự tan rã của Đảng CS LX. Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội Trung Quốc và đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch.

Dự đoán sự ra đi của các chế độ chuyên chế luôn là việc đầy rủi ro, phi phỏng. Một số chuyên gia Phương Tây nhìn trước sự sụp đổ của Liên Xô trước khi nó xảy ra vào năm 1991; tuy nhiên CIA lại hoàn toàn bỏ qua việc này. Sự tan rã của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó cũng đã từng bị chế nhạo như một suy nghĩ mơ mộng của những kẻ chống cộng cho tới khi việc này trở thành hiện thực. Các cuộc “cách mạng màu” trong thời kỳ hậu Liên Xô ở Gruzia, Ucrain và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới 2005 cũng như cuộc nổi dậy mùa Xuân Ả Rập năm 2011 đều bùng nổ ngoài mọi dự đoán.

Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đang rất để ý tới những dấu hiệu có tính chất làm lộ chân tướng mục ruỗng và suy đồi của chế độ đang diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi mà chế độ đã trên bờ suy vong. Từ thời điểm đó đến nay một số nhà Trung Hoa học đã đánh cược uy tín nghề nghiệp của mình khi khẳng định rằng sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo là không thể tránh khỏi. Những người khác thì tỏ ra thận trọng hơn, trong đó có tôi. Thế nhưng thời thế ở Trung Quốc đã thay đổi và những phân tích của chúng ta cũng cần bám sát thời cuộc.

Ván bài cuối cùng với sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu, tôi tin là như vậy và điều này đã tiến triển xa hơn cái mức mà nhiều người suy nghĩ. Tất nhiên chúng ta không biết con đường đi từ nay cho tới khi nó kết thúc sẽ có hình dạng ra sao. Có thể nó sẽ rất không ổn định và lộn xộn nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu tháo gỡ các nút thắt một cách rõ ràng,rành mạch thì các yếu tố nội tại vẫn tiếp tục đóng vai trò và vì vậy chúng sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt của sự ổn định.

Sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc khó có thể kết thúc một cách êm ả. Một sự kiện đơn lẻ khó có thể gây nên sự khép lại hòa bình của một chế độ. Điều dễ xảy ra hơn đó là sự ra đi của nó sẽ kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi không loại trừ khả năng Tập Cận Bình bị hạ bệ trong cuộc tranh giành quyền lực hoặc bởi một cú đảo chính cung đình (un coup d’état). Chiến dịch chống tham nhũng hăng hái của họ Tập đã trở thành tiêu điểm tuần này của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy ông đang dùng quá đà sở đoản của mình và chọc tức một cách sâu sắc các cử tri là những nhân vật chủ chốt trong Đảng, Nhà nước, quân đội và giới kinh doanh.

Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ, waiying, neiruan- ngoài cứng, trong mềm. Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo quả thực là mạnh mẽ, tràn đầy sức thuyết phục và tự tin. Thế nhưng nhân cách cứng rắn đó lại đi ngược với hệ thống Đảng và chính trị vốn hết sức mong manh trong nội bộ. Chúng ta hãy cùng xem xét 5 dấu hiệu có tính thuyết phục thể hiện tính dễ tổn thương của chế độ và yếu kém của hệ thống Đảng CS Trung Quốc. 

Thứ nhất, giới tinh hoa của nền kinh tế Trung Quốc đang đặt một chân bên ngoài cửa nhà và họ luôn sẵn sàng rời bỏ hàng loạt nếu như hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Năm 2014 Viện nghiên cứu Hurun ở Thượng hải chuyên theo dõi vấn đề người giàu Trung Quốc đã kết luận rằng 64% người có của Trung Quốc đã di cư hoặc đang lên kế hoạch di cư khỏi Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc gửi con cái đi học ở nước ngoài với con số kỷ lục (bản thân sự việc này đã là một cáo trạng về chất lượng của hệ thống Đại học Trung Quốc).

Ngay trong tuần này báo chí đăng tin các đặc vụ Liên bang đã lục soát một số địa điểm ở Nam California nơi mà chính quyền Mỹ khẳng định rằng chúng có liên quan tới loại hình kinh doanh du lịch đạt giá trị nhiều triệu USD nhằm đưa hàng ngàn sản phụ Trung Quốc sang sinh con tại Mỹ để rồi sau đó quay trở lại Trung Quốc với đứa con là công dân Hoa Kỳ.

Người giàu Trung Quốc còn mua bất động sản ở nước ngoài ở quy mô và mức giá kỷ lục, họ chuyển tài sản ra nước ngoài, thường là những nơi được coi là dễ trốn thuế và mượn các công ty làm bình phong.

Trong khi đó, Bắc kinh đang nỗ lực đưa về nước số lượng lớn những kẻ chạy trốn mang tiền ra sống ở nước ngoài. Một khi mà giới tinh hoa của đất nước – trong đó có nhiều đảng viên CS rời bỏ tổ quốc với số lượng lớn thì chính nó đã cho thấy dấu hiệu xác đáng về sự mất lòng tin vào chế độ và tương lai của đất nước.

Thứ hai, khi lên cầm quyền năm 2012 Tập Cận Bình đã mạnh mẽ tăng cường làn sóng trấn áp chính trị vốn đã được khởi động từ năm 2009 trên khắp Trung Quốc. Mục tiêu hay đối tượng được ngắm tới là báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, văn hóa - nghệ thuật, các nhóm tôn giáo, Internet, các nhà trí thức, người Tây Tạng và Uighur, những nhân vật bất đồng chính kiến, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, sinh viên Đại học và lĩnh vực sách giáo khoa. Ban chấp hành Trung ương ĐCS đã ra một chỉ thị hà khắc được biết tới dưới cái tên Văn kiện số 9 phổ biến trong toàn hệ thống ĐCS từ trên xuống dưới năm 2013, yêu cầu mọi đơn vị phải truy tìm cho ra những biểu hiện tán đồng “ các giá trị phổ quát của phương Tây “ dù còn manh nha, đó là nền dân chủ pháp trị, xã hội dân sự, tự do báo chí và trào lưu Tự do mới trong kinh tế (Neoliberal Economics).

Một nhà nước yên ổn và tự tin sẽ không phải tiến hành trấn áp, cấm đoán như vậy. Đó chính là triệu chứng của sự bất an và lo sợ của lãnh đạo ĐCS. 

Thứ ba, cho dù nhiều người trung thành với chế độ vẫn hành động xu thời nhưng khó bỏ qua những biểu hiện giả tạo mang tính diễn kịch đang lan khắp bộ máy chính trị trong mấy năm gần đây.

Mùa hè vừa qua, tôi là một trong số ít khách ngoại quốc (và cũng là người Mỹ duy nhất) tham dự cuộc hội thảo về “ Giấc mơ Trung Hoa” theo luận thuyết của Tập Cận Bình tại một cơ quan nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc ở Bắc kinh. Chúng tôi ngồi suốt hai ngày, đầu óc bị tê liệt vì phải nghe liên tục hơn hai chục học giả của Đảng đọc tham luận, tuy nhiên bộ mặt của những người thuyết trình đều lạnh lùng vô cảm, ngôn ngữ cơ thể cho thấy một sự cứng nhắc và nỗi ngán ngẩm của họ rất dễ cảm nhận được từ bên ngoài. Họ làm ra vẻ phục tùng Đảng và những câu thần chú cuối cùng của lãnh đạo nhưng rõ ràng là công tác tuyên truyền đã mất hiệu lực cho nên Hoàng đế bây giờ chẳng còn y phục trên người.

Tháng 12, tôi trở lại Bắc kinh để dự cuộc hội thảo của trường Đảng trung ương, một định chế cao nhất của ĐCS trong việc đưa ra những chỉ đạo mang tính học thuyết. Và một lần nữa các quan chức cao cấp nhất của đất nước cùng các chuyên gia về chính sách đối ngoại lại đọc thuộc lòng kho khẩu hiệu, chính xác tới từng từ. Có lần trong bữa trưa, tôi ghé thăm gian hàng sách của trường, một địa chỉ dừng chân quan trọng để biết các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc ngày nay được đào tạo điều gì. Những cuốn tuyển tập trên giá sách từ “các tác phẩm chọn lọc của Lê Nin” tới hồi ký của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice và trên bàn ngay cửa ra vào, những cuốn sách nhỏ của Tập Cận Bình quảng bá cho chiến dịch của ông ta về “ Công tác quần chúng” - hay mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được xếp cao chất ngất. Tôi hỏi, “ sách này bán thế nào ?” Cô bán hàng trả lời “ Ô, không bán được nhiều, chúng tôi lại mang chúng đi ấy mà”“. Độ cao của chồng sách đã cho thấy khó có thể tin được cuốn sách đó thu hút độc giả.

Thứ tư, nạn tham nhũng làm thối nát bộ máy ĐCS, chính quyền và quân đội cũng đã thâm nhập vào toàn bộ xã hội Trung Quốc ngày nay. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình kéo dài được lâu và cũng khốc liệt hơn những đợt trước đây nhưng không một chiến dịch nào có khả năng loại trừ vấn nạn này vì nó đã bắt rễ một cách ngoan cố vào hệ thống độc Đảng, vào mạng lưới người bảo trợ - khách hàng (mang tính Mafia – ND) và một nền kinh tế hoàn toàn thiếu vắng sự minh bạch cùng một bộ máy truyền thông do Nhà nước quản lý không mang tính thượng tôn Pháp luật.

Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng, hối lộ của Tập Cận Bình được đưa ra nhằm thanh lọc có lựa chọn, chủ yếu nhắm vào các đồng sự và chiến hữu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Năm nay đã 88 tuổi họ Giang vẫn được đánh giá như Thái thượng Hoàng trong nền chính trị Trung Quốc. Truy quét mạng lưới đặt dưới sự bảo trợ của họ Giang trong khi ông ta còn sống là một sự mạo hiểm lớn đối với Tập Cận Bình, đặc biệt là khi ông có vẻ chưa tập hợp được phe phái gồm những chiến hữu trung thành tới mức đủ mạnh để củng cố quyền lực. Một vấn đề khác nữa là Tập Cận Bình là con trai của thế hệ đầu tiên các nhà cách mạng Trung Quốc, là một trong những “ Thái tử “ cho nên các mối liên hệ chính trị của ông ta chủ yếu được mở rộng đối với các “ Thái tử” khác. Thế hệ thứ 2 này đang bị xỉ vả công khai hiện nay ở Trung Quốc. 

Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc dưới con mắt của phương Tây là một cỗ xe Gia Ga nát không thể dừng lại (thần thoại Ấn độ có chuyện chiếc xe chở vị Thánh tên Giaganat diễu trên phố và những người cuồng tín thường đổ xô vào xe để xe cán chết – ý bóng chỉ lực lượng khủng khiếp đi đến đâu gây chết chóc đến đó – ND). Nền kinh tế đó đang bị sa lầy trong một chuỗi những cái bẫy mang tính hệ thống mà không dễ thoát ra. Tháng 11/2013 Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị Trung ương 3 ĐCS Trung Quốc, Hội nghị đã công bố những chương trình cải cách kinh tế đồ sộ nhưng cho tới nay chúng vẫn còn nằm yên trên bệ phóng. Vâng, các khoản chi cho tiêu dùng có tăng, nạn thảm đỏ có giảm cùng với một số cải cách thuế được thực hiện nhưng nhìn chung các mục tiêu đầy tham vọng của Tập Cận Bình đã chết yểu. Chương trình cải cách đã thách thức các nhóm lợi ích hùng mạnh, cố thủ ở nơi thâm căn cố đế - đó là những doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ quan chức Đảng ở địa phương và họ đã không úp mở ngăn cản việc thực thi cải cách.

Năm vết rạn nứt hiển hiện và ngày một gia tăng trong hệ thống quản lý Trung Quốc chỉ có thể khắc phục thông qua cải cách chính trị. Cho tới khi và chỉ khi Trung Quốc nới lỏng việc quản lý hà khắc hệ thống chính trị, quốc gia này mới có thể trở nên một xã hội sáng tạo và một nền “kinh tế tri thức” như mục tiêu cải cách mà Hội nghị trung ương 3 đã đặt ra. Chính hệ thống chính trị hiện nay mới là trở ngại chủ yếu đối với các cải cách chính trị và xã hội Trung Quốc. Nếu như Tập Cận Bình và các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc không nới lỏng sự kìm kẹp thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với số phận mà họ không mong muốn.

Trong mấy thập niên sau khi Liên Xô tan rã, giới lãnh đạo của Trung Quốc luôn bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của người đồng chí cộng sản khổng lồ này. Hàng trăm bài phân tích của giới nghiên cứu Trung Quốc đã mổ xẻ các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã đó.

“Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình trên thực tế đang cố gắng tránh cơn ác mộng Liên Xô. Vài tháng trước nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, họ Tập đã có một bài phát biểu nội bộ về sự sụp đổ của Liên Xô, lên án sự phản bội của Gorbachov và cho rằng Moscow thiếu “ một người đàn ông đích thực” có khả năng chống lại người lãnh đạo cuối cùng mang tư tưởng cải tổ đó. Làn sóng đàn áp do Tập Cận Bình khởi xướng và chỉ đạo hiện nay cho thấy ông ta chống lại đường lối cải tổ và minh bạch kiểu Gorbachov. Thay vì cởi mở, Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát tư tưởng, nền kinh tế và cả những đối thủ cạnh tranh trong nội bộ Đảng.Tuy vậy phản công và đàn áp chưa phải là lựa chọn duy nhất của họ Tập.

Những người tiền nhiệm của ông ta như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lại rút ra những bài học rất khác từ sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2000 tới 2008 họ đã thể chế hóa một số chủ trương nhằm nới lỏng và cởi mở hệ thống cùng với việc thực hiện cải cách chính trị một cách thận trọng và có giới hạn. Họ đã củng cố các cấp ủy ở địa phương và đưa vào thử nghiệm việc bầu vị trí bí thư Đảng với nhiều ứng viên. Hai ông cũng đã thâu nạp nhiều doanh nhân và trí thức vào Đảng, mở rộng hiệp thương giữa Đảng và các nhóm ngoài Đảng đồng thời làm cho các biên bản họp Bộ chính trị thêm minh bạch. Họ đã cải thiện cơ chế phản hồi trong Đảng, thực thi nhiều hơn các tiêu chí tuyển chọn nhân tài để đánh giá và đề bạt, thiết lập hệ thống đào tạo ủy nhiệm cán bộ trung cấp cho toàn bộ 45 triệu người được quy hoạch nguồn. Các ông cũng đã làm cho có hiệu lực những quy chế về hưu trí, luân chuyển công chức và sĩ quan quân đội 2 năm một lần.

Trên thực tế họ Giang và họ Hồ đã suy nghĩ để quản lý sự thay đổi thay vì chống lại nó. Tuy nhiên Tập Cận Bình không chấp nhận một điểm nào cả. Kể từ năm 2009 (khi mà nhà lãnh đạo có đầu óc cởi mở trước đây là Hồ Cẩm Đào đã thay đổi đường lối và bắt đầu chính sách khẩn cấp), chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên bất an nên đã cho ngừng thực thi các cải cách chính trị (trừ việc cải cách đào tạo cán bộ). Những cải cách này đã được một thủ túc chính trị của Giang Trạch Dân đạo diễn, đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc Tằng Khánh Hồng (Zeng Qinghong). Ông này đã nghỉ hưu từ 2008 nhưng hiện đang bị nghi vấn tham nhũng trong chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi “ của họ Tập. Điều này cho thấy Tập Cận Bình thù địch với các biện pháp cải cách nhằm giảm nhẹ con bệnh của một hệ thống đang đổ nát.

Một vài chuyên gia cho rằng chiến thuật tàn nhẫn của họ Tập sẽ báo trước một xu hướng cải cách cởi mở hơn trong những năm sau này trong nhiệm kỳ của ông. Riêng tôi thì không đồng tình bởi lẽ nhà lãnh đạo này và chế độ của ông ta luôn quan niệm chính trị là một cuộc chơi có tổng bằng 0 (tức là hoặc thắng hoặc thua chứ không có tình thế cả hai cùng thắng Win- Win – ND). Do vậy nới lỏng sự quản lý theo họ, chắc chắn sẽ là một bước tiến tới sự sụp đổ của cả hệ thống trong đó có họ.

Họ còn có quan điểm theo thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ đang nỗ lực hành động nhằm lật đổ sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Do vậy không có chỉ dấu nào cho thấy những cải cách sẽ quay trở lại ở Trung Quốc.  

Chúng ta không thể đoán trước khi nào thì chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc sẽ sụp đổ nhưng cũng không khó để kết luận rằng chúng ta đang làm chứng cho giai đoạn cuối cùng của nó. ĐCS Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới về thời gian cầm quyền (chỉ sau có Bắc Triều Tiên) và không có đảng chính trị nào có thể cầm quyền mãi.

Nhìn về phía trước, những nhà quan sát Trung Quốc cần phải tập trung sự chú ý vào các công cụ của chế độ phục vụ việc cai trị và những người được giao phó sử dụng các công cụ đó. Một số lớn công dân và đảng viên CS Trung Quốc đã lựa chọn bằng đôi chân để rời bỏ tổ quốc hoặc thể hiện hành động giả dối của mình bằng cách làm ra vẻ tuân thủ các chỉ thị của Đảng.

Chúng ta cần quan sát cái ngày mà những nhân viên tuyên truyền của chế độ và bộ máy an ninh nội bộ sẽ trở nên không nghiêm chỉnh hoặc lỏng lẻo trong việc thực thi các lệnh của Đảng - thảng hoặc khi mà họ bắt đầu trở nên đồng cảm với những kẻ bất đồng chính kiến như nhân viên an ninh Đông Đức trong cuốn phim “ Những cuộc đời của người khác”  khi anh này thông cảm với chính đối tượng bị theo dõi của mình.

Một khi sự thấu cảm của con người đã manh nha chiến thắng bộ máy cầm quyền cứng nhắc, giáo điều thì ván bài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc mới thực sự bắt đầu.

·      Dr. Shambaugh hiện là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế đồng thời giữ chức vụ Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, ông cũng là cộng tác viên cao cấp của Viện Brookings. Những cuốn sách của ông về Trung Quốc gồm “ ĐCS Trung Quốc : sự hao mòn và sự thích ứng” và gần đây nhất là cuốn “ Trung Quốc toàn cầu hóa : một thế lực cục bộ”.

Thăng long- Hà nội 8 tháng 3 /2015.
Phạm Gia Minh dịch từ Wall Street Journal  số ra ngày 6/3/2015

The Coming Chinese Crackup

The endgame of communist rule in China has begun, and Xi Jinping’s ruthless measures are only bringing the country closer to a breaking point
DAVID SHAMBAUGHMarch 6, 2015 11:26 a.m. ET

Chinese President Xi Jinping, front center, and other Chinese leaders attend the opening meeting on Thursday of the third session of the National People’s Congress at the Great Hall of the People in Beijing.
Chinese President Xi Jinping, front center, and other Chinese leaders attend the opening meeting on Thursday of the third session of the National People’s Congress at the Great Hall of the People in Beijing. PHOTO: XINHUA/ZUMA PRESS

On Thursday, the National People’s Congress convened in Beijing in what has become a familiar annual ritual. Some 3,000 “elected” delegates from all over the country—ranging from colorfully clad ethnic minorities to urbane billionaires—will meet for a week to discuss the state of the nation and to engage in the pretense of political participation.

Some see this impressive gathering as a sign of the strength of the Chinese political system—but it masks serious weaknesses. Chinese politics has always had a theatrical veneer, with staged events like the congress intended to project the power and stability of the Chinese Communist Party, or CCP. Officials and citizens alike know that they are supposed to conform to these rituals, participating cheerfully and parroting back official slogans. This behavior is known in Chinese as biaotai, “declaring where one stands,” but it is little more than an act of symbolic compliance.

Despite appearances, China’s political system is badly broken, and nobody knows it better than the Communist Party itself. China’s strongman leader,Xi Jinping, is hoping that a crackdown on dissent and corruption will shore up the party’s rule. He is determined to avoid becoming theMikhail Gorbachev of China, presiding over the party’s collapse. But instead of being the antithesis of Mr. Gorbachev, Mr. Xi may well wind up having the same effect. His despotism is severely stressing China’s system and society—and bringing it closer to a breaking point.

Predicting the demise of authoritarian regimes is a risky business. Few Western experts forecast the collapse of the Soviet Union before it occurred in 1991; the CIA missed it entirely. The downfall of Eastern Europe’s communist states two years earlier was similarly scorned as the wishful thinking of anticommunists—until it happened. The post-Soviet “color revolutions” in Georgia, Ukraine and Kyrgyzstan from 2003 to 2005, as well as the 2011 Arab Spring uprisings, all burst forth unanticipated.

The Gate of Heavenly Peace in Beijing’s Tiananmen Square, the site of pro-democracy demonstrations in 1989.
The Gate of Heavenly Peace in Beijing’s Tiananmen Square, the site of pro-democracy demonstrations in 1989. PHOTO: NATIONAL GEOGRAPHIC/GETTY IMAGES

China-watchers have been on high alert for telltale signs of regime decay and decline ever since the regime’s near-death experience in Tiananmen Square in 1989. Since then, several seasoned Sinologists have risked their professional reputations by asserting that the collapse of CCP rule was inevitable. Others were more cautious—myself included. But times change in China, and so must our analyses.

The endgame of Chinese communist rule has now begun, I believe, and it has progressed further than many think. We don’t know what the pathway from now until the end will look like, of course. It will probably be highly unstable and unsettled. But until the system begins to unravel in some obvious way, those inside of it will play along—thus contributing to the facade of stability.

Communist rule in China is unlikely to end quietly. A single event is unlikely to trigger a peaceful implosion of the regime. Its demise is likely to be protracted, messy and violent. I wouldn’t rule out the possibility that Mr. Xi will be deposed in a power struggle or coup d’état. With his aggressive anticorruption campaign—a focus of this week’s National People’s Congress—he is overplaying a weak hand and deeply aggravating key party, state, military and commercial constituencies.

The Chinese have a proverb, waiying, neiruan—hard on the outside, soft on the inside. Mr. Xi is a genuinely tough ruler. He exudes conviction and personal confidence. But this hard personality belies a party and political system that is extremely fragile on the inside.

Consider five telling indications of the regime’s vulnerability and the party’s systemic weaknesses.

A military band conductor during the opening session of the National People’s Congress on Thursday at the Great Hall of the People in Beijing.
A military band conductor during the opening session of the National People’s Congress on Thursday at the Great Hall of the People in Beijing.PHOTO: ASSOCIATED PRESS

First, China’s economic elites have one foot out the door, and they are ready to flee en masse if the system really begins to crumble. In 2014, Shanghai’s Hurun Research Institute, which studies China’s wealthy, found that 64% of the “high net worth individuals” whom it polled—393 millionaires and billionaires—were either emigrating or planning to do so. Rich Chinese are sending their children to study abroad in record numbers (in itself, an indictment of the quality of the Chinese higher-education system).

Just this week, the Journal reported, federal agents searched several Southern California locations that U.S. authorities allege are linked to “multimillion-dollar birth-tourism businesses that enabled thousands of Chinese women to travel here and return home with infants born as U.S. citizens.” Wealthy Chinese are also buying property abroad at record levels and prices, and they are parking their financial assets overseas, often in well-shielded tax havens and shell companies.

Meanwhile, Beijing is trying to extradite back to China a large number of alleged financial fugitives living abroad. When a country’s elites—many of them party members—flee in such large numbers, it is a telling sign of lack of confidence in the regime and the country’s future.

Second, since taking office in 2012, Mr. Xi has greatly intensified the political repression that has blanketed China since 2009. The targets include the press, social media, film, arts and literature, religious groups, the Internet, intellectuals, Tibetans and Uighurs, dissidents, lawyers, NGOs, university students and textbooks. The Central Committee sent a draconian order known as Document No. 9 down through the party hierarchy in 2013, ordering all units to ferret out any seeming endorsement of the West’s “universal values”—including constitutional democracy, civil society, a free press and neoliberal economics.

A more secure and confident government would not institute such a severe crackdown. It is a symptom of the party leadership’s deep anxiety and insecurity.

A protester is pushed to the ground by a paramilitary policeman March 5, 2014, in Beijing before the opening of the National People’s Congress nearby.
A protester is pushed to the ground by a paramilitary policeman March 5, 2014, in Beijing before the opening of the National People’s Congress nearby. PHOTO:ASSOCIATED PRESS

Third, even many regime loyalists are just going through the motions. It is hard to miss the theater of false pretense that has permeated the Chinese body politic for the past few years. Last summer, I was one of a handful of foreigners (and the only American) who attended a conference about the “China Dream,” Mr. Xi’s signature concept, at a party-affiliated think tank in Beijing. We sat through two days of mind-numbing, nonstop presentations by two dozen party scholars—but their faces were frozen, their body language was wooden, and their boredom was palpable. They feigned compliance with the party and their leader’s latest mantra. But it was evident that the propaganda had lost its power, and the emperor had no clothes.

In December, I was back in Beijing for a conference at the Central Party School, the party’s highest institution of doctrinal instruction, and once again, the country’s top officials and foreign policy experts recited their stock slogans verbatim. During lunch one day, I went to the campus bookstore—always an important stop so that I can update myself on what China’s leading cadres are being taught. Tomes on the store’s shelves ranged from Lenin’s “Selected Works” to Condoleezza Rice’s memoirs, and a table at the entrance was piled high with copies of a pamphlet by Mr. Xi on his campaign to promote the “mass line”—that is, the party’s connection to the masses. “How is this selling?” I asked the clerk. “Oh, it’s not,” she replied. “We give it away.” The size of the stack suggested it was hardly a hot item.

Fourth, the corruption that riddles the party-state and the military also pervades Chinese society as a whole. Mr. Xi’s anticorruption campaign is more sustained and severe than any previous one, but no campaign can eliminate the problem. It is stubbornly rooted in the single-party system, patron-client networks, an economy utterly lacking in transparency, a state-controlled media and the absence of the rule of law.

Moreover, Mr. Xi’s campaign is turning out to be at least as much a selective purge as an antigraft campaign. Many of its targets to date have been political clients and allies of former Chinese leader Jiang Zemin. Now 88, Mr. Jiang is still the godfather figure of Chinese politics. Going after Mr. Jiang’s patronage network while he is still alive is highly risky for Mr. Xi, particularly since Mr. Xi doesn’t seem to have brought along his own coterie of loyal clients to promote into positions of power. Another problem: Mr. Xi, a child of China’s first-generation revolutionary elites, is one of the party’s “princelings,” and his political ties largely extend to other princelings. This silver-spoon generation is widely reviled in Chinese society at large.

Mr. Xi at the Schloss Bellevue presidential residency during his visit to fellow export powerhouse Germany in Berlin on March 28, 2014.
Mr. Xi at the Schloss Bellevue presidential residency during his visit to fellow export powerhouse Germany in Berlin on March 28, 2014. PHOTO: AGENCE FRANCE-PRESSE/GETTY IMAGES

Finally, China’s economy—for all the Western views of it as an unstoppable juggernaut—is stuck in a series of systemic traps from which there is no easy exit. In November 2013, Mr. Xi presided over the party’s Third Plenum, which unveiled a huge package of proposed economic reforms, but so far, they are sputtering on the launchpad. Yes, consumer spending has been rising, red tape has been reduced, and some fiscal reforms have been introduced, but overall, Mr. Xi’s ambitious goals have been stillborn. The reform package challenges powerful, deeply entrenched interest groups—such as state-owned enterprises and local party cadres—and they are plainly blocking its implementation.

These five increasingly evident cracks in the regime’s control can be fixed only through political reform. Until and unless China relaxes its draconian political controls, it will never become an innovative society and a “knowledge economy”—a main goal of the Third Plenum reforms. The political system has become the primary impediment to China’s needed social and economic reforms. If Mr. Xi and party leaders don’t relax their grip, they may be summoning precisely the fate they hope to avoid.

In the decades since the collapse of the Soviet Union, the upper reaches of China’s leadership have been obsessed with the fall of its fellow communist giant. Hundreds of Chinese postmortem analyseshave dissected the causes of the Soviet disintegration.

Mr. Xi’s real “China Dream” has been to avoid the Soviet nightmare. Just a few months into his tenure, he gave a telling internal speech ruing the Soviet Union’s demise and bemoaning Mr. Gorbachev’s betrayals, arguing that Moscow had lacked a “real man” to stand up to its reformist last leader. Mr. Xi’s wave of repression today is meant to be the opposite of Mr. Gorbachev’s perestroika and glasnost. Instead of opening up, Mr. Xi is doubling down on controls over dissenters, the economy and even rivals within the party.

But reaction and repression aren’t Mr. Xi’s only option. His predecessors, Jiang Zemin and Hu Jintao, drew very different lessons from the Soviet collapse. From 2000 to 2008, they instituted policies intended to open up the system with carefully limited political reforms.

They strengthened local party committees and experimented with voting for multicandidate party secretaries. They recruited more businesspeople and intellectuals into the party. They expanded party consultation with nonparty groups and made the Politburo’s proceedings more transparent. They improved feedback mechanisms within the party, implemented more meritocratic criteria for evaluation and promotion, and created a system of mandatory midcareer training for all 45 million state and party cadres. They enforced retirement requirements and rotated officials and military officers between job assignments every couple of years.

In effect, for a while Mr. Jiang and Mr. Hu sought to manage change, not to resist it. But Mr. Xi wants none of this. Since 2009 (when even the heretofore open-minded Mr. Hu changed course and started to clamp down), an increasingly anxious regime has rolled back every single one of these political reforms (with the exception of the cadre-training system). These reforms were masterminded by Mr. Jiang’s political acolyte and former vice president, Zeng Qinghong, who retired in 2008 and is now under suspicion in Mr. Xi’s anticorruption campaign—another symbol of Mr. Xi’s hostility to the measures that might ease the ills of a crumbling system.

Some experts think that Mr. Xi’s harsh tactics may actually presage a more open and reformist direction later in his term. I don’t buy it. This leader and regime see politics in zero-sum terms: Relaxing control, in their view, is a sure step toward the demise of the system and their own downfall. They also take the conspiratorial view that the U.S. is actively working to subvert Communist Party rule. None of this suggests that sweeping reforms are just around the corner.

We cannot predict when Chinese communism will collapse, but it is hard not to conclude that we are witnessing its final phase. The CCP is the world’s second-longest ruling regime (behind only North Korea), and no party can rule forever.

Looking ahead, China-watchers should keep their eyes on the regime’s instruments of control and on those assigned to use those instruments. Large numbers of citizens and party members alike are already voting with their feet and leaving the country or displaying their insincerity by pretending to comply with party dictates.

We should watch for the day when the regime’s propaganda agents and its internal security apparatus start becoming lax in enforcing the party’s writ—or when they begin to identify with dissidents, like the East German Stasi agent in the film “The Lives of Others” who came to sympathize with the targets of his spying. When human empathy starts to win out over ossified authority, the endgame of Chinese communism will really have begun.

Dr. Shambaugh is a professor of international affairs and the director of the China Policy Program at George Washington University and a nonresident senior fellow at the Brookings Institution. His books include “China’s Communist Party: Atrophy and Adaptation” and, most recently, “China Goes Global: The Partial Power.”

Corrections & Amplifications: 
A photo shows a protester in Beijing being pushed to the ground by a Chinese paramilitary policeman before the opening of the National People’s Congress in March 2014. An earlier version of this article contained a photo caption that incorrectly said the incident was this month. (March 9, 2015)