Sunday, 22 March 2015

Những cái đầu...

Có câu chuyện cổ, được cha tôi kể, khi tôi còn nhỏ. Câu chuyện làm tôi cười thích thú ...và nhớ hòai. Hình như tựa chuyện là: "Anh nhà giàu và đôi giày", nhưng tôi đổi tựa như trên, để phù hợp với thời buổi hiện đại.

Câu chuyện được kể là, có một anh nhà giàu, ăn mặc sạch sẽ, gọn đẹp; có thể nói là sang trọng. Nhưng, có lần, anh ta không thể nào hài lòng về đôi giày rất đắt tiền của người cha cho anh ấy. Vì không vừa chân, giày gây đau nhức khi anh mang vào, nên anh muốn vất đi. Khổ nỗi!...anh sợ phật lòng người cha, có thể sẽ bị giảm bớt của hồi môn, nên anh ấy không dùng biện pháp đó. Nghe lời ai đó xúi bẫy, anh có ý định làm sao để đôi giày sẽ thích hợp với đôi chân!.

Cách nay khoảng hai thế kỷ, Ông Engel và Karl Marx, phản ứng với xã hội tư bản nên đẻ ra chủ nghĩa Cộng Sản. Ông Lê Nin, thấy xã hội Liên Xô hồi đó đã hình thành giai cấp công nhân, nên sửa đôi giày bằng khẩu hiệu: "Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại". Ông Mao thấy xã hội Trung quốc chưa có giai cấp công nhân, nên kêu gọi nông dân mang đôi giày với tên "Đấu tranh giai cấp". Ông Hồ, ở Việt Nam, lượm hai đôi giày của hai ông anh CS, sửa và vá lại, rồi để thích hợp hơn (kiện toàn hơn,-theo lối nói của họ-) họ thúc đẩy giai cấp ít học làm mũi nhọn xung kích. Gần đây nhất, nhóm CS cai trị tại Việt Nam, quản lý xã hội theo kiểu để che mắt thế giới, họ sử dụng giai cấp côn đồ, trộm, cướp để trấn áp những thành phần đối kháng với họ. Có người gọi đảng cầm quyền hiện nay tại VN là một "Bọn mafia đỏ" cũng không sai!.

Những người Việt vượt biên ra hải ngoại, sau nhiều năm tháng, đã hình thành những lực đối kháng với chính quyền CS ở trong nước. Với một xã hội hoàn toàn khác hẳn với các nước khác về cách quản lý, thế mà có những cá nhân, tổ chức muốn mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước, mang đôi giày có tên "Bất bạo động, canh tân đất nước...và xây dựng xã hội dân sự".

Tây Tạng bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1950. Ngài Đạt Lai lạt Ma, đại diện cho dân lưu vong Tây Tạng, gần như chấp nhận việc nước này được xem như một khu tự trị của người Trung Quốc, trừ việc duy trì tôn giáo và phong tục của người Tây Tạng. Nhưng nguyện vọng đó không được hồi đáp. Từ năm 2009 đến nay, dân Tây Tạng đã tự thiêu đến 120 người để phản đối việc chính quyền Trung quốc xâm phạm đến tập tục và sự hành đạo của họ. Phần đông người Tây Tạng theo Phật Giáo. Hiếu hòa, không thích bạo động và chiến tranh là những yếu tố đã khiến nước này thúc thủ trước sự tấn công bằng quân sự của Trung Quốc. Một ông tướng của chính quyền CSVN mới đây tuyên bố, ý đại khái là, việc mất biển, đảo bây giờ sẽ được các thế hệ sau này lấy lại..!!!. Ông tướng này không biết chút gì về trường hợp Tây Tạng  (?)...hay là hắn chỉ "nói giùm" cho cấp lãnh đạo. Hắn thừa biết, đầu não của đất nước nằm ở Bộ Chính trị, mà những tên chóp bu trong Bộ này đã ở vào tình trạng "Thái thú" trá hình. Còn những ông "Tướng" ở nước ngoài, chính khách của những tổ chức, đảng phái của người Việt, chắc cũng không hơn gì ông Tướng CS trong nước. Họ đưa ra chiêu bài "Bất bạo động" và "Canh tân đất nước" là gián tiếp củng cố vai trò thái thú của bọn cầm quyền...và vô hình chung tiếp tay cho giặc Tàu, sẽ giở trò đồng hóa VN trong nay mai, thoạt tiên qua danh xưng một VN tự trị.

Nước Chân Lạp (nay là Campuchia) trước đã đánh bại Vương quốc Phù Nam, nhưng sau đó bước vào giai đoạn suy tàn. Từ 1069, khi vua Chế Củ của Chiêm Thành bị vua Lý Thánh Tôn bắt và đã thế mạng bằng ba châu (Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay), lịch sử hai quốc gia Kampuchia và Việt Nam là một sự tranh chấp triền miên. Sự tranh chấp triền miên đem đến một sự căm hờn khó phai. "Mỗi khi nhắc đến người Việt, người Miên luôn liên tưởng đến mối hận mất đất và sự cai trị tàn ác của quan lại Việt nam hồi xưa. Trong khi đó, nhắc đến người Miên, người Việt thường có thái độ tự cao. Chính thái độ tự cao và khinh miệt này đã khiến người Việt có được một cái cớ, coi việc chinh phục và đô hộ là một nghĩa vụ khai hoá, và từ đó dễ dàng áp dụng những biện pháp dã man khi đô hộ". (1)

Năm 1979, chính quyền Heng Samrin thân Việt Nam đã được lập nên, sau khi quân đội VN lật đổ chính quyền Khmer đỏ của Pôn Pốt. Ảnh hưởng của VN từ đó tăng lên. Nhưng, từ khi Căm Bốt dưới sự lãnh đạo của Hun Xen, ảnh hưởng của VN mất dần. Những cuộc biểu tình của người dân Kampuchia đòi lại đất của họ đã mất từ xưa, gần như được sự đồng tình nơi chính quyền của họ. Đất nước này từ năm 2003, sau cuộc bầu cử đưa đến một Quốc hội có 3 đảng tham gia. Có lẽ vì thế nên không có một đảng phái nào trong nước này muốn mang đôi giày "Xây dựng xã hội dân sự"..??. Và chính phủ họ gần đây, do bớt chịu ảnh hưởng của VN, nên không ngăn cấm nghiêm khắc với những đòi hỏi của người dân. Trái lại, tại VN, đừng nói đến chuyện chính quyền cấm người dân biểu tình chống Trung quốc, việc ngư dân bị tàu Trung quốc bắn giết cũng không được chính quyền CSVN phản ứng đúng mức, là một biểu hiện rõ ràng cho việc làm "Thái thú" trá hình. Tội nghiệp quá cho ngư dân VN, nay ra đánh cá ngoài khơi phải mang cờ Trung Quốc!!...trong khi nhà nước từng lớn tiếng khoe đã chiến thắng trong cuộc chiến biên giới năm 1979.

Thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam không khác thái độ của VN đối với Căm Bốt, như đã nói trên. Có thể còn nhiều lần gấp bội hơn thế nữa!. Một tập thể lãnh đạo tại VN không thể nào không biết đến chủ trương, đường lối đó của giặc thù phương Bắc. Họ chỉ chấp nhận phương châm "16 chữ vàng, 4 tốt" do Trung quốc đặt định, khi đã xoay lưng lại với quyền lợi của dân tộc. Thật thế, những hiệp định, thỏa ước, tài trợ, dự án đã được ký chỉ đem lại nguồn lợi to lớn cho bọn cầm quyền (nhất là bọn nằm trong Bộ Chính trị)...không đóng góp thiết thực đến việc nâng cao đời sống người dân. Chẳng hạn, hiệp định nằm nâng kim ngạch thương mại song phương, đưa đến việc nhập các loại sản, thực phẩm độc hại..v..v..vào VN. Dự án kinh tế, như khai thác quặng Bauxit trên cao nguyên, đã gặp sự chống đối của nhiều thành phần trong nước, vì "lợi bất cập hại" của việc khai thác này!.

Hai đôi giày trên, một của Tây Tạng và Căm Bốt, không biết các ông thủ lãnh các Hội đoàn, đảng phái của người Việt tại hải ngoại có muốn mang thử không..?

Những tổ chức, đảng phái VN theo chủ trương "hòa hợp hòa giải" hay "Bất bạo động" dĩ nhiên không bao giờ muốn mang thử đôi giày Tây Tạng; vì tinh thần của cuộc chiến đấu trường kỳ không nằm trong đầu của những thành phần này. Họ muốn có gì ăn được ngay và dù đó là phần bỏ đi của bọn Cộng quyền, họ vẫn lấy làm tâm đắc. Các tổ chức đó cũng không muốn mang đôi giày Căm Bốt, vì để có được 3 đảng hình thành trong đất nước (như Căm Bốt) họ cũng phải tranh đấu ... mà tranh đấu theo lối "xây dựng xã hội dân sự", tuy có vẻ thích hợp với họ ...nhưng lâu dài, chỉ là việc tạo thuận lợi cho sự gặm nhấm đất nước ta bởi Tàu cộng.

Nhưng hễ có người nào, tổ chức nào phản đối đường lối "hòa hợp, hòa giải" của họ, họ đặt câu hỏi ngược lại là "Có lực lượng nào để làm việc lật đổ người CS hay chưa?". Nói theo lý thuyết, nếu chưa thể lật đổ CS trong nước, vậy đừng ai nói đến chuyện ngăn chống sự xâm lăng của Tàu Cộng (dù trên thực tế chưa có sự chiếm đóng quân sự của Tàu). Một tướng công an VN hiện nay, (có thể chỉ là nói suông) nhưng vẫn cho rằng, khi đất nước thống nhất được ý chí toàn dân, khi nhóm lãnh đạo đất nước thật tâm phụng sự dân tộc -hai yếu tố này lại tương quan, khắn khít với nhau- sẽ không có kẻ thù nào nuôi ý đồ xâm lăng đất nước khác, khi đất nước và dân tộc nào đó đã gắn bó thành một thể keo sơn.

Có thể chúng ta đang thiếu tinh thần (những cái đầu) của cha ông như Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ?!

Đặng Quang Chính

Ghi chú:



(3) Xem bài "Nơi phương trời xa thẳm"...(2)