Wednesday, 29 April 2015

Ra mắt sách “The Escapes And My Journey to Freedom”.- Tuyết Mai




Hội Voice of Vietnamese Americans đã phối hợp với Boy Scout Troop 612, GMU, MAUVSA, Thăng Long Viêtnamese School, Tin Sách, VAYLAC, Vietnam War History, Viet Toon cùng tổ thức buổi ra mắt sách “ The Escapes: My Journey to Freedom của Dr. Du Hứa, vào lúc 1:30 Pm -  4:30Pm tại Mason District Government Center, Annandale, VA.

Hiện diện có  khoảng một trăm quan khách trong đó có Nghị viên Quốc Hội Virginia Mark Keam, Ông Jay Kalner, thành viên của the Vietnam Veterans of America Chapter 227;  Ông Đồng Chủ Tịch  CĐ HTĐ, MD&VA Thomas Phạm, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích...và rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ tham dự.

Sau nghi lễ chào Quốc kỳ Mỹ Việt,  Bà Ngọc Giao, thay mặt Ban tổ chức có vài lời chào mừng quan khách. Bà Ngọc Giao nói,  đã tròn 40 năm kể từ Tháng Tư Đen, 1975. Dân Việt không ngừng nỗ lực vượt lên trên mọi thảm họa oan nghiệt, bi thương với quyết tâm tìm Tự Do. Voice of Vietnamese Americans xin được kính chia sẻ nỗi đau to lớn của dân tộc. Bà nói, chúng ta cũng xin chân thành cảm tạ và tri ân các chiến sĩ đã hy sinh vì lý tưởng Tự do, Dân Chủ cho VN.

Delegate Mark Keam phát biểu, rất quan trọng cho chúng ta học hỏi từ quá khứ và ứng dụng những bài học của chiến tranh Việt Nam vào hiện trạng như Iraq và Afghanistan. Sau đó, Ông Du Hứa trình bày,  lý do thúc đẩy ông viết quyền sách này. Được biết  Ông Du Hứa quê quán ở Quảng Ngãi. Quyển sách The Escapes And My Journey to Freedom được viết bằng Anh ngữ. Ông Du Hứa cho biết có nhiều lý do thúc đẩy  ông tới việc viết quyển sách này.  Nhưng động lực chính là tình thương của ông đối với những người lính Mỹ, đã  cùng chiến đấu với người Việt Nam bảo v  nền Tự Do, Dân Chủ của Miền Nam Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa là ông muốn những nguời thế hệ trẻ Việt Nam và người Mỹ hiểu được  lý tưởng của cuộc chiến ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Cộng Sản Việt Nam là người tàn ác như thế nào và nỗi thống khổ của nguời dân Việt Nam  dưới chế độ Cộng Sản sau 1975. Thế nào là giá trị của Tự Do, tại sao hằng triệu người tỵ nạn phải liều mạng đổ ra biển hay vượt rừng sâu, chạy  trốn CS.

  Quyển sách  có 30 chương, gồm những bài ghi lại những gì tác giả thấy trong  chiến tranh Việt Nam, từ lúc  sinh ra và lớn lên, đến năm 18 tuổi thì tác giả bắt đầu tìm cách vượt biên. Sau đó là những diễn biến mà tác giả đã chứng kiến tận mắt cảnh VC tàn phá làng của ông ở Quảng Ngãi, những người bạn, những người trong gia đình anh bị VC tàn sát, tàn nhẫn như thế nào. Kế đến là cuộc tổng tấn công của VC vào dịp Tết Mậu Thân. Mặc dầu còn nhỏ tuổi nhưng ông không quên những ngày tháng đen tối khi  quê hương Quảng Ngãi của ông  bị rơi vào tay Cộng Sản vào  hồi Tháng Ba, 1975 và sau  đó là Tháng Tư  mất cả Miền Nam VN. Ông ghi lại những hình ảnh hãi hùng mà ông đã chứng kiến tận mắt. Ông và người dân phải sống khốn khổ như thế nào dưới chế độ tàn nhẫn của VC sau Tháng Tư đen.

Ông và nhiều trẻ em Miền Nam không được đi đến trường học,  tất cả phải đi khai hoang vùng kinh tế mới. Lúc ông đang ở Quảng Ngãi thì được  biết người anh ở trong Nam đang vượt biên, nên mẹ anh tìm cách đưa anh vào Nam để đi theo chân người anh. Ông đã bị lừa gạt nhiều lần, nhưng may mắn là ông không bị chết không bị bắt và bị tù. Ông mất không biết bao nhiêu tiền bạc.  Đến lần thứ mười một, qua bao giông bảo trên biển cả rất nguy hiểm, lênh đênh trên mặt biển hơn một Tháng ông  mới được một Tàu của Tây Đức cứu vớt, rồi ông đến được  Phi Luật Tân.

Ông được đến định cư ở Mỹ vào Tháng 9, 1982. Sau khi học Anh ngữ ông  vào đại học, mấy năm sau  ông gia nhập vào Hải Quân Hoa Kỳ. Ông xin  gia nhập vào Hải Quân vì còn nhớ hoài hình ảnh người tỵ nạn bị lênh đênh trên biển cả. Sau sáu năm trong Hải Quân ông bị thương nên xin giải ngủ. Lúc đó ông có hai con, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Chính Phủ ông được đi học lại và  đậu bằng Doctorate in Pharmacy ( ngành Dược).  Với kinh nghiệm cuộc đời trải qua bao đau thương, nay  ông muốn tiếp tục đóng góp cho đời bằng cách viết một quyển sách cho thế hệ sau biết về chiến tranh  VN và thế nào là chế độ CS. Ông coi đó là bổn phận, trách nhiệm của thế hệ đi trước, phải  nói cho thế hệ con cháu mình biết,  lý do bố mẹ từ Việt nam qua Mỹ, tại sao chúng nó mặt tại Hoa Kỳ.

Ông Du Hứa cho biết vì văn chương chữ nghĩa không phải là sở trường của ông, hơn nữa viết bằng Anh ngữ,  không phải là tiếng mẹ đẻ, đây cũng là một vấn đề cam go đối với ông. Nhưng sau hai năm cố gắng bằng mọi cách, ông đã hoàn thành  quyển sách.

Ông Du Hứa cho biết thêm, qua việc viết sách ông mới nhận thức ra một vấn đề quan trọng, thấm thía hơn. Đó là những người lính trẻ Mỹ đã qua chiến đấu ở Việt Nam. Ngưòi nào may mắn còn sống sót trở về thì bị đồng bào của họ ngược đãi, không quý trọng họ như những anh hùng đã chiến đấu cho Tự Do của đồng minh (Miền Nam Việt Nam) và cho chính đất nước họ.  Vì vậy trong những dịp lễ Chiến Sĩ Trận Vong hay Lễ Cựu Chiến Binh,  ông Du Hứa cố gắng đi diễn thuyết ở nhiều nơi, ở các trường trung học, để phổ biến chính nghĩa  của người lính Mỹ đã hy sinh để bảo vệ Tự Do cho Miền Nam Việt Nam. Vết thương làm ông không đi làm việc được,  ông đang sống bằng tiền trợ cấp Thương Phế Binh, nhưng Ông Du Hứa cảm thấy mình phải đi, phải nói lên tiếng nói chính nghĩa Tự Do của Miền Nam VN và cho nhiều người  hiểu biết Tự Do, Dân Chủ là gì? Trong quyển sách, ông đã đưa ra nhiều dẫn chứng về sự tàn ác của VC, một chế độ thối tha,  ngay cả đối với  những thương phế binh VNCH.

Trong dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen 40 năm, tại Bức Tường Đá Đen ở  Washington, D.C.(Vietnam Memorial Wall), nơi ghi tên hơn 58 ngàn tử sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do Miền Nam VN,  Ông Du Hứa sẽ hướng dẫn một phái đoàn và phát biểu trong buổi lễ tại đây. Buổi lễ  được Hội Voice of Vietnamese Americans phối hợp cùng  The Council of Vietnamese American Organizations tổ chức lúc 11:00 Am ngày 30 Tháng 4, 2015, Thắp nến lúc 7:00Pm và đặt vòng hoa ngày 2 Tháng 5, 2015.

Đặc biệt hơn những buổi ra mắt sách trong vùng Hoa Thịnh Đốn, buổi ra mắt sách của ông Du Hứa, có bàn chủ tọa gồm có Ông Jay Kalner, thành viên của the Viet Nam Veteran of American Chapter 227; Bà Bình-An Nguyễn, trình bày sơ qua về nội dung quyền sách; Tiffany Nguyễn, President of GM  VSA; Long Nguyễn Representing  as Director of VAYLC  (Vietnamese American Youth Leadership Conference) và Christian Nguyễn, External Vice President of MAUVSA, là những người thuộc thế hệ trẻ, thảo luận  những hiểu biết của thế hệ trẻ về Tháng Tư Đen. Mọi người đống ý là thế hệ trẻ thật sự không hiểu biết nhiều về 30 Tháng Tư và tại sao cha mẹ các em đến Hoa Kỳ. Hầu hết các em cho biết, cha mẹ nói với con cái rất ít chi tiết và kinh nghiệm của họ chạy  trốn CSVN,  đến định cư ở Hoa Kỳ. Các em học hỏi từ History Channel cũng như qua các sinh hoạt văn  hóa của các Hội sinh viên Việt Nam, các sinh hoạt cộng đồng. Kết luyận là thế hệ trẻ không đủ hiểu biết về Tháng Tư Đen, Sách của Dr. Du Hứa và nói chuyện với người lớn về kinh nghiệm vượt biên của họ sẽ là nguồn tài liệu  giúp thế hệ trẻ hiểu biết nhiều  hơn về cuộc chiến bảo vệ Tự Do và  lý do họ có mặt ở Hoa Kỳ. 

Sau phần thảo luận có phần phát biểu của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, ông Đồng Chủ Tịch Thomas Phạm, Ông Nguyễn Nhật Nam, Tuấn Dương, sinh viên. Sau đó là phần trình bày bằng dương ảnh của Anh Huỳnh Nhẫn về nguyên nhân, ảnh hưởng và diễn biến sau Tháng Tư Đen. Anh Huỳnh Nhẫn là một người trẻ rất tích cực hoạt động  trong các sinh hoạt chính trị ở Miền Đông Hoa Kỳ.

Trước khi chấm dứt, Bà Ngọc Giao kết thúc buổi ra mắt sách.  Bà nói, câu chuyện Vượt Thoát và Hành Trình Tìm Tự Do của Tiến sĩ Du Hứa phản ảnh lý tưởng Tự Do – Dân Chủ của dân Việt.

Quyển sách “The Escapes And MyJourney To Freedom” là một tài liệu lịch sử sống thực rất có giá trị, được viết bởi người vượt biên. Muốn có quyển sách này lưu lại cho con cháu hay gởi tặng Thư viện địa phương xin liên lạc: