Wednesday 18 November 2015

UBBV quyền làm người Việt Nam kêu gọi trả tự do cho HT Thích Quảng Độ

000_Del219510(1)
Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện, Saigon ngày 27/7/2007.
AFP photo















Ủy ban nhân quyền cho Việt Nam, có trụ sở tại Paris, vừa gửi một bức thư cho Tổng thống Mỹ Barrack Obama, yêu cầu ông gây áp lực với các nhà lãnh đạo Việt Nam trả tự do cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ, người được các tổ chức nhân quyền xem là một tù nhân lương tâm.
Bức thư được gửi đến Tổng thống Hoa kỳ nhân dịp ông đến Manila Philippines tham dự hội nghị tổ chức kinh tế châu Á Thái Bình Dương gọi tắt là APEC.
Những người ký tên dưới bức thư nêu rõ là mặc dù Việt Nam đã mở cửa về kinh tế nhưng vẫn nằm dưới sự cai trị của chế độ độc đảng, mà trong đó quyền tự do phát biểu, tự do tôn giáo bị hạn chế, còn các nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động nhân quyền, blogger lại liên tục bị đàn áp chỉ vì biểu đạt chính kiến của mình một cách ôn hòa.
Hòa thượng Thích Quảng Độ năm nay 87 tuổi là người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, không được nhà nước cộng sản Việt Nam cho phép hoạt động. Vì những hoạt động tôn giáo của mình mà Hòa thượng Thích Quảng Độ phải chịu nhiều án tù cũng như giam lỏng. Dưới áp lực quốc tế, vào năm 1998 ông được phép rời khỏi trại giam nhưng vẫn bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện tại Sài gòn.
Hòa Thượng Thích Quảng Độ từng nhận nhiều giải thưởng của các tổ chức nhân quyền, và từng được đưa ra làm ứng viên cho giải Nobel hòa bình. Ông có một công trình lớn rất quan trọng là dịch sang tiếng Việt bộ Đại từ điển Phật học dày 8000 trang.


*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 

B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 17-11-2015
Mười một tổ chức quốc tế và 90 nhân vật trên thế giới ký tên Thư gửi Tổng Thống Obama xin can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ nhân chuyến công du vùng Đông Nam Á




PARIS, ngày 17.11.2015 (Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam) - Ngày 12 tháng 11 vừa qua, 11 Tổ chức Nhân quyền Quốc tế và 90 nhân vật trên thế giới đã ký tên chung dưới lá Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Barack Obama xin Tổng Thống can thiệp trả tự do cho Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, nhân chuyến công du tham dự các Thượng đỉnh Châu Á của Tổng Thống Hoa Kỳ.

Chúng tôi vui mừng đọc thấy trên Trang nhà Toà Bạch Ốc hôm qua, 16-11, lời tuyên bố về chuyến đi quan trọng này :

“Chuyến đi lần thứ 9 sang Châu Á và vùng Thái Bình dương của Tổng Thống Obama trong tháng này phản ảnh sự cam kết của chính quyền trong việc thúc đẩy sâu rộng chiến lược Hoa Kỳ trong khu vực, được biết đến dưới danh từ Tái quân bình.

Bản tuyên bố Toà Bạch Ốc còn nêu rõ “Đào sâu hơn sự đối tác với các quốc gia Nam Dương, Mã Lai Á, Singapore, Việt Nam và Ấn Độ” và nhấn mạnh “việc kỷ niệm 20 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Hoa Kỳ đã củng cố sự đối tác hoà điệu lâu dài với nhà cầm quyền Hà Nội”.

Trong bức thư ngỏ gửi Tổng Thống Obama, nhiều Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà tư pháp, văn nghệ sĩ, lãnh đạo các tôn giáo, thành viên các Viện nghiên cứu quốc tế hay đại học cũng nhấn mạnh rằng “mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Hoa Kỳ - Việt Nam chỉ có thể bền vững khi được thiết lập trên sự hỗ tương tôn trọng các tự do dân chủ và nhân quyền được quốc tế công nhận”.

Những nhân vật ký tên nhấn mạnh “niềm tin vào sức mạnh của dấn thân và đối thoại” khi chào đón sự củng cố quan hệ với Việt Nam, nhưng chư vị cũng nhấn mạnh đến “Nhân quyền là dụng cụ xây dựng một xã hội thịnh vượng và bảo bọc cho con người, căn cứ trên pháp quyền và sự tôn trọng lẫn nhau”.

Lá thư ngỏ gửi Tổng Thống Obama là sáng kiến của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, được sự hỗ trợ của Sáng hội Rafto tại Vương quốc Na Uy, và sự hậu thuẫn làm thành chiến dịch của 11 tổ chức quốc tế, trong đó có : Ân Xá Quốc tế, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, Bảo vệ Quyền Dân sự, Phong trào Dân chủ Thế giới, Sáng hội Nhân quyền Lantos, Sáng hội Cứu người lâm nạn, Hành động Chung cho Nhân quyền.

Trong số 90 chữ ký của các nhân vật quốc tế, chúng tôi nhận ra 4 Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình Jody Williams, Shirin Ebadi. Mairead Maguire và Tawakkol Karman. Giới lãnh đạo tôn giáo có những chữ ký của Đức Ông Vaclav Maly, Giám mục thủ đô Prague,Fr. José Raúl Vera López, Giám mục thành Saltillo, Mễ Tây Cơ, Đức Ông Bulambo Lembelembe Josué Cộng hoà Dân chủ Congo, nhiều Giáo sư Đại học, Nhà văn, Nhà báo, nhà Tư pháp, 23 Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Huân tước Avebury, Nam tước Berridge, và Huân tướcAlton ở Thượng viện Anh quốc, nhiều Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto, các nhà hoạt động bảo vệ Nhân quyền, Dân chủ trên toàn thế giới.

Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, 87 tuổi, nhà lãnh đạo tinh thần nổi danh, nhà học giả, cũng là nhà bất đồng chính kiến, 16 lần được thế giới đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hoà bình, Ngài đã trải qua hơn 30 năm tù đày vì kêu gọi cho Tự do Tôn giáo, Dân chủ, Nhân quyền. Do phản đối Hội Phật giáo Việt Nam do Đảng và Nhà nước thiết lập năm 1981, năm 1982 ngài bị lưu đày quản thúc 10 năm tại Bắc Việt cùng với thân mẫu. Cụ bà đã qua đời vì đói rét nơi vùng đất khô cằn. Năm 1995, ngài lại bị kết án 5 năm tù giam vì tổ chức Phái đoàn Viện Hoá Đạo đi cứu trợ nạn bão lụt miền đồng bằng sông Cửu Long.

Thời gian bị tù đày, Ngài đã dịch sang Việt ngữ tám nghìn trang với 7 triệu chữ trong bộ Phật Quang Đại Từ Điển.

Nhờ áp lực quốc tế, đặc biệt là lời kêu gọi của Bà Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Madeleine Albright, ngài được trả tự do năm 1998. Nhưng vẫn bị đặt dưới vòng quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon. Mọi liên hệ với bên ngoài và sự tự do đi lại bị cấm đoán. Không có hộ khẩu nên ngài mất quyền công dân. Dù vậy, nơi bốn bức tường Thiền viện, ngài không ngừng lên tiếng cho nền Dân chủ đa nguyên và tôn trọng Nhân quyền.

Xin mời quý vị đọc toàn văn Lá thư ngỏ gửi Tổng Thống Obama sau đây :


Liên lạc hỏi thăm tin tức, xin gọi về :
Võ Văn Ái hoặc Ỷ Lan Penelope Faulkner, Email : vietnam.communitee@gmail.com — Tel (33.1) 45 98 30 85 — www.queme.net
Therese Jebsen, Sáng hội Rafto, Email : therese.jebsen@rafto.no — Tel (47) 41 51 13 90 — www.rafto.no



THƯ NGỎ GỬI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA
yêu cầu can thiệp trả tự do cho Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ



Kính gửi Ngài Barack Obama
Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Toà Bạch Ốc – 1600 Pennsylvania Ave. N.W
Washington, DC 20500

New York, Washington, London,
Paris, Stockholm, Bergen, Prague, 12 tháng 11 năm 2015

Thưa Tổng Thống Obama,

Chúng tôi, ký tên dưới đây, là những người hoạt động trong các lĩnh vực đại học, tư pháp, lãnh đạo tôn giáo, thành viên các cơ quan quốc tế, và các xã hội dân sự trên thế giới. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của dấn thân và đối thoại, nên chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tuy nhiên, đồng thời chúng tôi cũng tin quyết rằng mối quan hệ này chỉ thực sự bền vững nếu được dựng xây trên sự tôn trọng hỗ tương cho tự do dân chủ và nhân quyền được quốc tế công nhận.

Sắp tới Tổng Thống sẽ làm chuyến đi quan trọng vùng Đông Nam Á nhân dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và các Thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN và Đông Á, là những nơi Tổng Thống có cơ hội gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam. Năm nay là năm biểu tượng trọng yếu giữa hai nước, 20 năm quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam, và 40 năm chấm dứt Chiến tranh Việt Nam.

Như Tổng Thống đã biết, hai chữ Việt Nam gợi lên muôn nghìn hình ảnh tranh chấp và đối chọi trong tâm thức quần chúng, chắc chắn cuộc viếng thăm của Tổng Thống không thoát khỏi cuộc tranh luận này. Đối với số đông người, đây là bước tiến lịch sử  củng cố quan hệ kinh tế và an ninh, giúp đỡ nâng cao đời sống cho hằng triệu người dân Việt và đưa tới hoà bình, an ninh trong khu vực Á châu Thái Bình dương.

Đối với những người khác, nhân quyền là mối quan tâm trầm trọng. Dù Việt Nam mở cửa kinh tế, nhưng vẫn còn là một quốc gia độc đảng, nơi tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo bị kiềm chế. Các nhà lãnh đạo tôn giáo, những nhà hoạt động trong các xã hội dân sự, và các bloggers đang phải đối diện hằng ngày với đủ thứ sách nhiễu, hăm doạ chỉ vì họ biểu tỏ ôn hoà chính kiến họ, nhưng họ chẳng có một khung pháp lý nào bảo vệ họ.

Do đó, chúng tôi xin kêu gọi Tổng Thống, hãy làm một cử chỉ lịch sử đối với Việt Nam. Chúng tôi mong mỏi Tổng Thống thúc đẩy việc trả tự do cho người tù vì lương thức bị giam cầm quá lâu, nhà bất đồng chính kiến, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Động thái này sẽ có ý nghĩa thâm sâu trong lòng nhân dân Việt Nam, bởi vì Phật giáo có Hai Nghìn năm lịch sử tại Việt Nam, thâm nhập sâu rộng vào văn hoá và tư tưởng của quốc gia này. Đồng thời sẽ giúp cho Việt Nam cơ hội chứng tỏ ý chí cải tiến, mà cũng là dịp tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ lấy nhân quyền làm nền tảng cho việc tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Đức Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, được biết đến như nhà lãnh đạo tinh thần, một học giả, nhà bất đồng chính kiến, nhiều lần được đề cử Giài Nobel Hoà bình, ngài Thích Quảng Độ, 87 tuổi, đã trải qua hơn 30 năm bị giam cầm vì kêu gọi cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. Khởi đầu chống lại tổ chức Phật giáo do Nhà nước [và Đảng] thiết lập năm 1982, ngài đã bị quản thúc lưu đày về miền Bắc trong 10 năm ròng cùng với thân mẫu, cụ bà đã qua đời trong hoàn cảnh đói rét nơi vùng đất khắc khổ. Năm 1995, ngài bị kết án 5 năm tù giam với tội danh “phá hoại đoàn kết dân tộc” chỉ vì ngài tổ chức phái đoàn cứu trợ nạn lũ lụt tại miền đồng bằng sông Cửu long. Trong những năm tháng tù đày này, ngài đã dịch tám nghìn trang Phật Quang Đại Từ Điển sang tiếng Việt, một công trình học thuật đáng ngưỡng mộ và tán thán.

Nhờ áp lực quốc tế ngài được trả tự do năm 1988, đặc biệt nhờ lời kêu gọi của Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright, nhưng vẫn bị đặt trong vòng quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện. Ngài đã tuyên bố về sự chuyển tù này : “Tôi được đưa từ nhà tù nhỏ sang nhà tù lớn”. Từ đó, ngài tiếp tục bị quản chế chẳng thông qua một sự kết tội hay xét xử nào. Ngài bị mất hộ khẩu, tức mất quyền công dân, mọi liên hệ với bên ngoài cùng sự tự do đi lại của ngài đều bị cấm đoán. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã nhận được giải Nhân quyền quốc tế đầy uy thế của Sáng hội Rafto, cùng nhiều giải khác trong các phong trào dận chủ của nhiều quốc gia, như giải “Vinh danh Nhà Dân chủ Dũng cảm” của Phong trào Dân chủ Thế giới.

Từ nơi bị quản chế, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ không ngừng kêu gọi tôn trọng nhân quyền cho mọi người. Tháng 8 năm nay, 2015, ngài nói với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Manlinowski đến thăm ngài tại Thanh Minh Thiền viện : “Nhân quyền là dụng cụ xây dựng một xã hội thịnh vượng và bảo bọc cho con người, căn cứ trên pháp quyền và sự tôn trọng lẫn nhau”. Ngài còn nhắc tới cuộc viếng thăm có thể xẩy tới của Tổng Thống đến Việt Nam, với niềm hy vọng Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ “thu phục trái tim và đầu óc nhân dân Việt Nam khi nhắc tới lĩnh vực nhân quyền”.

Thưa Tổng Thống,

Trong bài diễn văn còn lưu nơi trí nhớ mà Tổng Thống phát biểu về chính sách “Khôi phục Châu Á” của Hoa Kỳ tại Quốc hội Úc Đại lợi năm 2011 : “Lịch sử luôn đứng về phía tự do — xã hội tự do, chính quyền tự do, kinh tế tự do, nhân dân tự do. Và tương lai thuộc vào những ai đứng lên xác định lý tưởng tự do trong khu vực và trên toàn thế giới”.

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã hy sinh thân mệnh ngài  cho tự do và thẳng người đứng lên cho những lý tưởng ấy. Chúng tôi xin thúc giục Tổng Thống cùng đứng thẳng bên ngài ngay lúc này đây, để ít nhất trả lại tự do cho ngài.

Trân trọng kính chào Tổng Thống.

Các tổ chức quốc tế Bảo tr :

Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam — Cơ sở Quê Mẹ
Gunnar Sørbø, Chủ tịch Sáng hội Rafto cho Nhân quyền
Salil Shetty, Tổng Thư ký Ân Xá Quốc tế
Jennifer Clement, Chủ tịch Hội Văn Bút Quốc tế
Karim Lahidji, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền
Art Kaufman, Giám đốc thâm niên, Phong trào Dân chủ Thế giới
Simon Panek, Giám đốc Quản trị Sáng hội Cứu Người lâm nạn
Robert Hårdh, Giám đốc Điều hành tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự
Steven Hawkins, Giám đốc Điều hành Ân Xá Quốc tế tại Hoa Kỳ
John Edmindson, Chủ tịch Hành động Chung cho Nhân quyền
Tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Sáng hội Lantos

Các nhân vt ký tên hu thuẫn :

Jody Williams, Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình (người Hoa Kỳ)
Shirin Ebadi, Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình (người Iran)
Mairead Maguire, Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình (người Ái Nhĩ Lan)
Tawakkol Karman, Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình (người Yemen)
Kerry Kennedy, Chủ tịch Tổ chức Nhân quyền Robert F. Kennedy
Carl Gershman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ
Hon. Kim Campbell, Cựu Thủ tướng Canada, Đương kim Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới
Robert Hermann, Phó Chủ tịch các Chương trình Quốc tế, Freedom House
David J. Kramer, Giám đốc thâm niên Nhân quyền và Dân chủ, Viện Quốc tế và Lãnh đạo McCain
James S. Denton, Nhà xuất bản Tạp chí World Affairs Journal (Thời vụ Thế giới), Hoa Kỳ
Joshua Muravchik, Thành viên lỗi lạc Viện Thế giới Vụ, Hoa Kỳ
Kevin Bales, PhD, Giáo sư Thỉnh giảng bộ môn Nhân quyền, Đại học Chicago, Hoa Kỳ
Knut Vollebaek, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy
Emma Bonino, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ý Đại Lợi
Hon. David Kilgour, Cựu Bộ trưởng không bộ Đặc trách Châu Á Thái Bình dương
Huân tước Avebury, Thượng viện Anh quốc, Phó Chủ tịch, Nhóm các chính đảng Quốc hội phụ trách Nhân quyền
Nam tước Berridge, Thượng viện Anh quốc, Chủ tịch, Nhóm các chính đảng Quốc hội phụ trách Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng trên Thế giới
Huân tước Alton, Thượng viện Anh quốc, Chủ tịch, Nhóm các chính đảng Quốc hội phụ trách Bắc Triều tiên (UK)
Rebiya Kadeer, Chủ tịch, Nghị hội Người Uyghur trên Thế giới, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto, Giải Nhân quyền Tom Lantos năm 2015
Fr. José Raúl Vera López, Giám mục thành Saltillo, Mễ Tây Cơ, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2010
Đức Ông Vaclav Maly, Giám mục thành Prague, Tiệp, Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hoà bình, Hội đồng Giám mục Tiệp
Peter Van Dalen, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Đồng Chủ tịch Liên nhóm Quốc hội Châu Âu cho Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng
Laura AgeaDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Ý
Ramon Tremosa I Balcells, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, người Catalonia
Brando BenifeiDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Ý
Fabio Massimo Castaldo, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Ý
Kostas ChrysogonosDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Hy Lạp
Ignazio  CorraoDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Ý
Mark  DemesmaekerDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Bỉ
Stefan EckDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Đức
Eleonora EviDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Ý
Ana Maria GomesDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Bồ Đào Nha
Tania Gonzáles PeñasDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Tây Ban Nha
Jean Lambert, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Anh
Giulia MoiDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Ý
Bronis RopėDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Lithuania
Jean-Luc SchaffhauserDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Pháp
Barbara Spinelli, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Ý
Dario TamburranoDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Ý
Ivo VajglDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Slovenia
Marco ValliDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Ý
Julie WardDân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Anh
Jana Žitnanska, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Slovakia
Noel Mamère, Dân biểu Quốc hội Pháp, Thị trưởng thành phố Bègles, Pháp
William Nygaard, Chủ tịch Văn Bút Na Uy
Bjorn Engesland, Tổng Thư ký Uỷ ban Helsinki Na Uy
Maria Dahle, Giám đốc Điều hành, Sáng hội Nhà Nhân quyền, Na Uy
Gunvor Kronman, Tổng giám đốc, Phần Lan
Prof. Dr. Josef Haslinger, Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Đức
Prof. Sascha Feuchert, Phó Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Đức, Uỷ ban Nhà văn bị cầm tù
Dhananjayan Sriskandarajah, Tổng Thư ký, CIVICUS
Mervyn Thomas, Chủ tịch Điều hành, Christian Solidarity Worldwide
Edwin A. Cranston, Giáo sư Văn chương Nhật, Đại học Harvard
Zohra Yusuf, Phó chủ tịch FIDH, kiêm Chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Pakistan
Michael Y. M. Kau, Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Thành viên thâm niên Sáng hội Đài Loan cho Dân chủ
Fr. Ismael “Padre Melo” Moreno Coto, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2015, Honduras
Đức Ông Bulambo Lembelembe Josué, Điều hợp viên Chương trình Hoà bình và Hoà giải, Giáo hội Ky tô tại Cộng hoà Dân chủ Congo, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2008
N. Paul Divakar, Chủ tịch, Diễn đàn Asia Dalit Rights – Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2007
Maryam Al-Khawaja, Đồng Giám đốc Trung tâm Nhân quyền Gulf, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2013
Nedal Al Salman, Trung tâm Nhân quyền Bahrain, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2013
Dr. Peter Molnar, Thi sĩ, Thành viên Nghiên cứu thâm niên, Đại học Trung Âu, Budapest, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 1989
Dr. Ian Hancock, Giám đốc nghiên cứu Romani, Đại học Texas, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 1996
Dr. Frank Mugisha, Giám đốc Điều hành, Thiểu số Đồng tính Luyến ái Uganda, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2011 và Giải Robert F. Kennedy
Paulos Tesfagiorgis, Cố vấn thâm niên tổ chức Quốc tế IDEA, Johannesburg, Nam Phi và Eritrea, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2003
Malahat Nasibova, Giám đốc, Trung tâm Dân chủ và Phát triển tài nguyên của các tổ chức Phi chính phủ, Azerbaijan và Norway, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2009
Nnimmo Bassey, Giám đốc, Sáng hội Sức khoẻ và Mẹ Đất, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2012
Dr. Pavel Chikov, Giám đốc, Agora, Kazan, Tartarstan, Liên bang Nga, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 2014
Muireann O’Briain, Chủ tịch Điều hành Quốc tế ECPAT, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Rafto năm 1998
Prof. Kariane Westrheim, Đại học Bergen, Na Uy, Chủ tịch, Uỷ ban Dân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại Quốc hội Châu Âu
Marco Pannella, Cựu Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Lãnh đạo và Sáng lập viên Đảng Bất Bạo động Cấp tiến, Ý
Judge Essa Moosa, Chánh án, Toà án Thượng thẩm Nam Phi, Khởi xướng Hoà bình và Hoà giải
Hannah Forster, Trung tâm Phi châu Nghiên cứu cho Dân chủ và Nhân quyền, Gambia
Poengky Indarty, Giám đốc Điều hành Imparsial, Indonesia
Gustavo Amaya, Chủ tịch, Trung tâm Huấn luyện và Thăng tiến Dân chủ, San Salvador
Vanida Thephsouhvanh, Chủ tịch, Phong trào Nhân quyền cho Lào
Olivier Dupuis, Nhà báo, Cựu Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Bỉ
Alvin Jacobson, Ân Xá Quốc tế tại Hoa Kỳ, Nhóm 56 Điều hợp các trường hợp
Taeho LeeTổng Thư ký, Đoàn kết và Tham gia của nhân dân choDân chủ, Nam Hàn