Trong lúc những cuộc đình công, biểu tình bạo động đang diễn ra liên tiếp tại Việt Nam, và những người tranh đấu đòi tự do dân chủ tiếp tục bị đàn áp, tù tội, ông Nguyễn Hưng Quốc ở bên Úc đã viết bài “Người Việt thích nổ” trong đó có đoạn như sau:
“Sống ở Úc khá lâu, tôi chỉ nghe người Úc, từ giới chính trị gia đến giới trí thức hay giới bình dân, hay nói Úc là một quốc gia may mắn (lucky country), nhưng thường thì người ta nhấn mạnh thêm: May mắn, chưa đủ; Úc cần phải trở thành một quốc gia giàu kỹ năng (clever country), hoặc, hơn nữa, một quốc gia giàu sáng kiến (smart country). Đất rộng và nhiều tài nguyên thiên nhiên, chưa đủ; người Úc cần có chiến lược thật sáng suốt để khai thác và tận dụng những của cải Trời cho ấy.
Ở Việt Nam thì ngược lại. Ở đâu chúng ta cũng nghe những tiếng nổ um trời. Trên báo chí. Trên tivi. Trên các đài phát thanh. Về địa thế thì Việt Nam nằm ở điểm giao lưu của hai nền văn hóa cổ kính và lớn nhất châu Á: Trung Hoa và Ấn Độ. Về thiên nhiên thì “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Về lịch sử thì đánh thắng hết đế quốc này đến đế quốc khác. Về đảng và lãnh tụ thì là “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại”. Còn về con người thì toàn là anh hùng, ra ngõ là gặp ngay anh hùng, khiến cả thế giới đều ngưỡng mộ; ngưỡng mộ đến độ nhiều người ngoại quốc cứ mơ ước có một phép lạ nào đó biến mình thành... người Việt Nam."
Nhiều người đã phê bình cái tính thích nổ ấy. Sớm, thẳng thắn và cay đắng nhất là Nguyễn Duy trong bài thơ “Nhìn từ xa... Tổ quốc” sáng tác năm 1988, trong đó có mấy câu:
xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?
[...]
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
[...]
Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn...
Tuy nhiên, ở đây, tôi sẽ không bàn đến khoảng cách giữa những điều người ta tuyên truyền và thực tế. Tôi chỉ muốn tập trung vào một sự nghịch lý khác: trong sự khoác lác của người Việt, đặc biệt của bộ máy tuyên truyền, có cái gì như thiếu tự tin, nếu không muốn nói thẳng ra là tự ti. Mà thật ra, về phương diện tâm lý, sự khoác lác thường xuất phát từ sự tự ti hơn là tự hào thực sự. Và vì tự ti cho nên khi khoác lác, người ta hay cầu cạnh đến một số thế lực khác, chủ yếu là từ người ngoại quốc.
Chuyện báo chí Việt Nam đánh bóng tên tuổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây mấy năm là một ví dụ điển hình (1). Người Việt khen nhau, người ta thấy chưa đủ. Người ta cần một người ngoại quốc. Nếu không có người ngoại quốc có thẩm quyền thì người ta bắt đại một ông chuyên về rác và các loại chất phế thải. Nếu không có thật thì người ta bịa. Tiêu biểu nhất là vụ Vũ Hạnh bịa ra cái tên A. Pazzi, một người Ý, khi in cuốn Người Việt cao quý ở Sài Gòn vào năm 1972. Sau này, Vũ Hạnh tiết lộ là động cơ chính thúc đẩy ông viết cuốn sách ấy là để kích động lòng tự hào dân tộc, từ đó, gián tiếp tiếp sức cho phong trào phản chiến và chống Mỹ do cộng sản chủ trương lúc ấy. Nhưng để kích động lòng tự hào dân tộc mà lại phải mượn một cái tên ngoại quốc, kể cũng mỉa mai quá, phải không?
Những chuyện mượn danh và uy tín của người ngoại quốc để tự khen mình hoặc để chứng minh điều gì đó là đúng nhan nhản trên sách báo và ở các hội trường tại Việt Nam. Trong viết lách, nhiều người cho việc trích dẫn một tác giả Việt Nam khác là xoàng. Trích dẫn, phải trích dẫn một tác giả ngoại quốc mới là sang. Không đọc được ngoại ngữ thì trích dẫn qua trung gian của một tác giả Việt Nam khác nhưng lại giấu nhẹm tên tuổi tác giả Việt Nam ấy đi! ” (hết trích)
“Nhà trí thức” Nguyễn Hưng Quốc thật là ấm ớ hội tề, hết gọi Vi-xi là “người Việt” lại so sánh Vi-xi với người Úc.
Vi-xi là… Việt cộng, không phải là người Việt nói chung. Ông Nguyễn Hưng Quốc tự coi mình là một nhà trí thức. Nhiều người cũng coi ông ta là một nhà trí thức vì ông ta có cấp bằng đại học và thường viết những bài tham luận về chính trị, văn học, xã hội... Nhưng cũng như nhiều nhà “trí thức tự phong” khác, ông ta không có sự “minh triết” trong suy tưởng. Đó là sự thông suốt về mọi vấn đề của đời sống, ngoài những hiểu biết về kỹ thuật, khoa học, y học, kinh tế, chính trị... của một chuyên viên được đào luyện từ các trường đại học.
Nếu có sự minh triết, ông Nguyễn Hưng Quốc đã không viết bài “Người Việt thích nổ” để nói về “bệnh khoác lác” của Việt cộng.
Thật vậy, trong lịch sử dài mấy ngàn năm, Việt Nam ta đã nhiều lần bị ngoại bang xâm chiếm. Tàu hàng ngàn năm, Tây ngót trăm năm, rồi Nhật tuy chỉ chiếm đóng nước ta một thời gian ngắn nhưng cũng rất tàn ác. Và tất cả những quân cướp nước tàn ác ấy cũng không làm khổ người Việt và giết hại nhiều người Việt bằng Vi-xi.
Tàn ác như nhà độc tài râu cứt mũi Hitler ở Đức trong Thế Chiến II cũng chỉ giết người Do Thái và giết dân các nước khác chứ không giết dân Đức.
Có thể nói từ ngày Hồ Chí Minh ra khỏi hang Pác-bó trong mỗi gia đình người Việt đều có người chết vì Vi-xi, bằng cách này hay bằng cách khác.Còn điêu linh, thống khổ do Vi-xi gây ra cho dân tộc Việt Nam trong 70 năm qua thì không đâu khủng khiếp bằng.
Vi-xi tuy cùng mang dòng máu “con rồng cháu tiên” nhưng không còn là người Việt nữa, như chính cáo Hồ đã viết trong chúc thư trước khi chết: “Tôi sắp đi gặp cụ Mác, cụ Lê...”. “Lê” đây không phải Lê Lợi, Lê Lai mà là... Lê-nin, trùm Cộng sản Liên Sô, cha đẻ của Cộng sản Việt Nam. Còn “Mác”, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản, cũng là một ông mắt xanh, mũi lõ, da trắng, râu xồm.
Đồng đảng của Hồ Chí Minh theo chân bác, sau hơn 30 năm gây cảnh núi xương sông máu và chiếm được toàn cõi Việt Nam bằng súng đạn, xe tăng, đại pháo của Nga cộng Tàu cộng, Vi-xi phưỡn ngực nói phét: “Đại thắng mùa xuân 1975 là biến cố lớn thứ tư trong lịch sử loài người. Biến cố lớn thứ nhất là việc tìm ra lửa, biến cố lớn thứ hai là Cách Mạng tư sản Pháp năm 1789, biến cố lớn thứ ba là Cách mạng Tháng 10. 1917 tại Nga.”(!!!???)
Sau “biến cố lớn thứ tư trong lịch sử loài người”, dân Việt Nam ùn ùn bỏ nước liều chết ra đi, chưa từng xảy ra trong lịch sử nước ta, dù là dưới ách thống trị tàn bạo của Tàu, Tây, hay Nhật, tạo thành một cuộc vượt biên ty nạn cộng sản lớn nhất trong lịch sử loài người.
Vậy mà vẫn có những người Việt “ty nạn” không coi Vi-xi là kẻ thù của dân tộc, trở lại Việt Nam để làm ăn, kiếm gái, hay đóng vai trò “đối lập” làm dáng, đối lập cuội, lâu lâu viết vài bài phê bình, chỉ trích nhè nhẹ... như kiểu Nguyễn Hưng Quốc để rồi xách va-li về với mộng “hòa hợp hòa giải”, nhưng vừa tới Tân Sơn Nhất liền bị Vi-xi tống cổ đuổi ra, coi như “kẻ thù của nhân dân” mà vẫn chưa mở mắt.
Vi-xi có hình dáng người Việt, cũng nói tiếng Việt, nhưng không có trái tim của người Việt. Cũng không nên so sánh Vi-xi với dân Úc vì nó không có cái đầu của dân Úc - những con người tự do, không làm nô lệ cho “cụ Mác, cụ Lê” để giết hại đồng bào của họ.
Việt Nam cần một tiếng nổ lớn, thật sự long trời lở đất để loại trừ bè lũ Vi-xi mặt Việt dạ quỷ, chấm dứt những tiếng “nổ” lép bép rác tai.
Ký Thiệt