Friday, 29 September 2017

Vấn Đề Biển Đông - Dân Làm Báo

Nhật Bản: Nhập cuộc vào thế trận đối đầu với Trung Cộng ở Biển Đông

















Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - ...Việc tham dự tích cực của Nhật Bản - một cường quốc quân sự và kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới -vào thế trận đáp ứng các tham vọng của TC ở Biển Đông đã khiến TC cực kỳ quan ngại. TC cũng đã nhận thức rõ ràng là họ chỉ có đủ sức "bắt nạt" các nước nhỏ như Việt Nam.Tình trạng tranh chấp tại Biển Đông sẽ còn kéo dài nếu không có giải pháp, kể cả giải pháp quân sự. Nếu chiến tranh xảy ra giữa TC và Đồng Minh, TC sẽ hoàn toàn bị bao vây, tứ diện thọ địch. Eo biển Malacca, nằm giữa Mã Lai và Nam Dương, sẽ bị Ấn Độ và Đồng Minh phong tỏa, chiếm đóng. Nguồn hàng hóa, dầu khí tiếp liệu... đến TC sẽ bị ngăn lại. Đồng thời Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ mở chiến dịch khai thông Biển Đông khỏi tầm với của TC...

Biển Đông dậy sóng… chiến tranh sẽ xảy ra?

Chu Chi Nam (Danlambao) - Gần đây một số biến cố chính trị, quân sự đã xảy ra: Trung cộng đặt dàn hỏa tiễn trên những hòn đảo đã đánh chiếm của Việt nam, thành lập viện luật học về hàng hải để trả lời việc Phi luật tân kiện Trung cộng ra Tòa án quốc tế, việc Nhật bản tập trận với Phi luật tân, gửi một chiếc tàu ngầm với 4 chiếc tàu hộ tống đi ngang sát qua những hòn đảo tranh chấp, rồi sau đó sẽ viếng thăm vịnh Cam ranh của Việt Nam. Trong khi đó thì Hoa Kỳ luôn tuyên bố là bằng mọi giá để bảo vệ luật hàng hải quốc tế.

Những sự kiện đó làm cho nhiều người nghĩ rằng Biển Đông đang dậy sóng, chiến tranh sẽ xẩy ra. Và cũng từ đó có nhiều bài bình luận. Có người cho rằng nhất quyết đại chiến thứ Ba sẽ xẩy ra. Người khác thì cho rằng chiến tranh sẽ xẩy ra, nhưng không ở mức độ thế chiến, mà ở mức độ vùng. Người thì lạc quan, nghĩ rằng: "Tất cả những biến cố trên chỉ là những cơn sóng gió trong một cái ly nước."

Chúng ta hãy xét từng giả thuyết một.

Ấn Độ & Nhật Bản: cứu tinh (?) của nhiều quốc gia trong thế trận đối đầu với ''con gấu'' Bắc Kinh

Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - Trong trận thế đương đầu với những tham vọng đất đai, biển đảo... của Trung Hoa Cộng Sản, Hoa Kỳ và thế giới tự do đang trông cậy vào việc nhập cuộc của Ấn Độ và Nhật Bản. Trong phạm vi của bài này, Ấ Độ sẽ được đề cập đến còn Nhật Bản sẽ là đầu đề của bài viết tiếp theo.

Thuyết "Tân đại Đông Á" vs "giấc mộng chệt"


Học thuyết "Tân đại Đông Á" của Nhật Bản:

Học thuyết “Tân Đại Đông Á” hoàn toàn khác hẳn với học thuyết “Đại Đông Á” trong quá khứ. Trong bối cảnh với sự trỗi dậy “không hoà bình” của Tàu Cộng tại Châu Á-TBD nói chung và Biển Đông & Hoa Đông nói riêng. Học thuyết “Tân Đại Đông Á” giờ đây của Nhật là mở rộng liên minh & liên kết với các nước trong khu vực và trên thế giới để chống lại “giấc mơ Chệt” với tham vọng bành trướng, bá quyền khu vực bất chấp luật pháp quốc tế.

Trung cộng đối đầu trước ba trận tuyến ở Á châu

Vũ Ngọc Yên (Danlambao) - Cuộc diện thế giới đang thay đổi. Trận chiến tại Syria đi vào giai đoạn kết thúc. Mỹ ngưng cấp vũ khí cho các lực lương chống chính quyền Assad và đồng ý để Nga dàn xếp các phe tranh chấp đàm phán đình chiến. Mỹ rút dần quân ra khỏi các nước A Phú Hản và Lybia vì không tạo được sự ổn định cho các quốc gia này. Cuộc chiến khủng bố của tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) đại bại khắp nơi và IS đang trên đường giải thể. Tranh chấp Mỹ-Nga về đảo Crimea-Ukrainian vẫn tiếp diễn, nhưng ở mức độ kiềm chế. Các lò lửa chiến tranh ở Trung Đông hay Ukrainian (Âu châu) đã chuyển về Á châu, nơi có nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự có thể đe dọa hòa bình và sự phát triển kinh tế của thế giới.

Tranh chấp chủ quyền Biển Đông thực chất đã trở thành tranh chấp chiến lược giữa các cường quốc

Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) Vụ cắt cáp tầu Bình Minh 02, tầu VIKING II cuối tháng 5 đầu tháng 6/2011 là tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vụ tranh chấp giữa Phillipines và Trung Quốc đảo "Bãi cỏ rong", một đảo thuộc quần đảo Trường Sa, là tranh chấp tay đôi giữa 2 nước Phillipines và Trung Quốc.

Từ Senkaku nhìn về Hoàng, Trường Sa

Le Nguyen (Danlambao) - Sau nhiều thập niên che giấu tham vọng bành trướng để xây dựng phát triển kinh tế, hiện đại hóa quân đội, ngày nay Trung cộng đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, có lực lượng quân sự hùng hậu tiến bộ vượt bực về mặt hiện đại lẫn số lượng của các loại vũ khí. Cũng chính từ lúc nắm trong tay vũ khí “sát thương hàng loạt”, Trung cộng lộ dần bộ mặt man rợ, ngang ngược bất chấp quy tắc ứng xử văn minh chung của cộng động nhân loại trong quan hệ quốc tế. Trung cộng đã dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến lộ liễu, cướp đất cướp tài nguyên của các nước nghèo, nhỏ chậm phát triển và không ngần ngại phô diễn sức mạnh “cơ bắp” nhằm răn đe, nắn gân các nước có ý định ngăn chận hoặc chống lại tham vọng bá quyền đại Hán.

Phải chăng chiến tranh lạnh đã chấm dứt

Chu Chi Nam (Danlambao) - Một câu hỏi được đặt ra bởi Karl Marx, sau đó được nối tiếp bởi các đàn em từ Lénine qua Staline tới Mao, Lưu thiếu Kỳ, Hồ chí Minh, Lê Duẫn, là: "Cuộc tranh hùng tư bản - cộng sản, ai thắng ai?".  Câu trả lời của người cộng sản, bắt đầu từ Marx, là người cộng sản chắc chắn sẽ thắng.

Có người cho rằng cuộc tranh hành hùng này, dưới hình thức Chiến tranh Lạnh, đã chấm dứt với sự sụp đổ của Liên sô. Có ý kiến lại cho rằng Chiến tranh Lạnh vẫn chưa chấm dứt, vẫn tiếp tục với cuộc tranh hùng Hoa kỳ - Trung cộng, Hoa kỳ - Nga, điểm nóng mới đây với vấn đề vũ khí hóa học ở Syrie. Và câu hỏi vẫn tiếp tục, đó là: “Trong cuộc tranh hùng này, ai sẽ thắng ai?”

Thế chiến III: Mỹ chia nước Tàu ra từng mảnh để trị

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Phán quyết PCA đặt Tập Cận Bình vào thế “trên đe dưới búa”, một sự lựa chọn khó khăn là: Nếu xem thường “luật pháp quốc tế”, tẩy chay phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền của TC ở Biển Đông. Họ Tập phải chấp nhận xung đột với Hải quân Mỹ + đồng minh Nhật, Ấn, Australia và khối ASEAN và cả thế giới nói chung. Còn nếu nhượng bộ Mỹ & đồng minh và ASEAN, họ Tập sẽ phải chịu áp lực từ dư luận và phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước...

Washington đang tìm cách tạo cớ, gây chiến tranh Thế chiến III với Bắc Kinh trên Biển Đông để xé Tàu Cộng ra nhiều nước nhỏ để trị. Liệu Tập Cận Bình ngạo mạn có thoát được cái “bẩy chiến lược” do Mỹ giăng ra trên Biển Đông?...

Hậu quả chính sách “ba không” của ĐCSVN

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Việt Nam với lãnh thổ trải dài dọc ven bờ biển Thái Bình Dương với diện tích hơn 3.600.000 km2 và chiều dài bờ biển là 3.444 km. Lực lượng Không quân & Hải quân VN yếu kém không đủ khả năng bảo vệ biển đảo mất dần vào tay Bắc Kinh. Việt Nam bị cô lập vì chính sách “ba không”, sản phẩm của đỉnh cao trí lợn của những tên lãnh đạo ĐCSVN; vì vậy, Việt Nam bị cô lập và cô độc không thể đối đầu với Tàu Cộng thì phải vứt bỏ chính sách “ba không” lổi thời này vào thùng rác và học hỏi kinh nghiệm liên minh, liên kết của Ấn Độ để tồn tại trước tên láng giềng côn đồ, hung hăng và ngang ngược...

Hiểm họa từ Trung Cộng

Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) Tôi không phải là người có chủ trương bài Hán nhưng những gì nhà nước Trung Cộng thực hiện trong suốt lịch sử của mình đã tạo cho tôi và nhiều người có cảm giác bất an đó.

Sách lược đòi Hoàng Sa, Trường Sa: trường kỳ xuống đường

Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) - Việt Nam không có cái may mắn của Thái Lan, Thụy Điển. Việt Nam đã du nhập Chủ Nghĩa Cộng Sản, mối họa diệt tộc của dân tộc Việt Nam. Trường kỳ xuống đường là sách lược yêu nước đúng đắn của Việt Nam cho cuộc chiến chính nghĩa chủ quyền Biển Đông.

Những đại hoạ đang đe doạ nhân loại sau 1/4 thế kỷ của thời hậu Cộng sản

Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - Thời hậu Cộng Sản là thời gian nối tiếp thời điểm Cộng Sản bị giải thể trên thế giới sau gần 100 năm hiện hữu trên quả đất này. Nhân loại như vừa ''hoàn hồn'' sau "cái chết'' của con quái vật Cộng Sản. Viễn ảnh một cuộc chiến tranh nguyên tử giữa 2 khối Tư Bản và Cộng Sản đã đi vào quá khứ kể từ thập niên 90's. Sau gần một thế kỷ hoành hành trên thế giới với hàng trăm triệu người chết, hàng trăm quốc gia bị tàn phá về mọi phương diện kể cả phương diện văn hóa, chỉ còn có 4 nước trên thế giới, vẫn từ chối từ bỏ chế độ phi nhân này. Đó là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba. Trung Cộng đương nhiên trở thành một ''leader incontesté'' cho đám CS của 3 nước còn lại. CSVN, để sống còn, bịa ra cái gọi là ''tư tưởng Hồ Chí Minh" để ''các đồng chí'' trong Đảng CSVN bấu víu vào để sống còn, dù rằng họ Hồ, khi còn sống, vẫn nhấn mạnh là mình không có tư tưởng vì ''tất cả đã được các'' tay tổ CS ''Mác Lênin, Bác Mao... nói hết cả rồi.

Con rồng Trung Cộng đã tỉnh giấc và sẽ làm dậy sóng biển Đông?

Chu Chi Nam (Danlambao) - Vào ngay đầu thế kỷ 19, (1802), Napoléon có nói: “Con sư tử Tàu đang ngủ quên. Nếu nó thức giấc, thì thế giới sẽ lay chuyển.” Vào đầu cuối bán thế kỷ 20 (những năm 60), nhà chính trị, kiêm bình luận, văn sĩ Alain Peyrefitte, có viết quyển sách bán chạy nhất lúc bấy giờ ở Pháp, mang tựa đề “Khi nước Tàu tỉnh giấc. Ngày hôm nay, đầu thế kỷ thứ 21, nhiều người cho rằng con rồng Trung Cộng đã tỉnh giấc và sẽ làm dậy sóng biển Đông. 

Có phải thế không? Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề. 

Việt Nam Cộng Hòa, một giải pháp cho Việt Nam - Biển Đông

Bảo Giang (Danlambao) - Những cơn sóng biển không bao giờ ngừng lại. Nay chúng có thể tạo ra một trận cuồng phong ở bờ đông. Mai lại có khả năng làm nên một cuộc sóng thần bên bờ tây với những hủy diệt kinh người. Tuy thế, cuộc biến động tại Biển Đông trong những ngày qua, khó có khả năng tạo ra một biến động lớn trên bình diện quốc tế. Nhưng xem ra là nó có đầy đủ những yếu tố cần thiết đưa Việt Nam vào khúc rẽ của lịch sử. Khúc rẽ ấy có thể là:

Tại sao Trung Cộng lấn chiếm tại Biển Đông ?

Ngô Nhân Dụng (diendantheky) - Vụ tàu hải giám của Trung Cộng cắt dây cáp của tầu Bình Minh 2 của PetroVietnam không phải là một biến cố lẻ loi, đơn giản, mà có thể là một bước nằm trong một chiến lược lâu dài của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh.

Việt Nam Cộng Hòa, một giải pháp cho Việt Nam và Biển Đông

Bảo Giang (Danlambao) - Những cơn sóng biển không bao giờ ngừng lại. Hôm nay chúng có thể tạo ra một trận cuồng phong ở bờ đông. Ngày mai lại có khả năng làm nên một cuộc sóng thần bên bờ tây với những hủy diệt kinh người. Cũng thế, ngọn sóng ở Biển Đông nay đã dâng lên quá khổ rồi. Không sớm thì muộn, nó sẽ đổ xuống và tạo ra những biến động lớn. Hơn thế, nó còn có khả năng đẩy những bờ đất liền vào trong một trật tự mới. Ở đó:

Tổng hợp tin Biển Đông


Tàu hải quân Mỹ lại cập cảng Đà Nẵng, Philippines phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông, Philippines muốn cùng TQ ra tòa quốc tế, Nga "bị lôi kéo vào xung đột Biển Đông".

Cảnh giác: Mỹ-Trung thỏa thuận để Đài Loan độc lập đổi lấy Việt Nam

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - ...Tại sao Tập Cận Bình chọn VN để tấn công mà không phải là Philippines hay Đài Loan? Vì VN không nằm trong trục liên minh Mỹ - Nhật - Philippines đã thành hình và Đài Loan đặt dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Một bước lùi để Đài Loan độc lập, Mỹ sẽ làm ngơ để TC tấn công VN. Theo thỏa thuận ngầm giữa Washington và Bắc Kinh? Khi TC tấn công Việt Nam sẽ không lôi kéo Mỹ - Nhật nhập cuộc. Đây là hậu quả của chánh sách “3 không” cực kỳ ngu xuẩn của những tên “lãnh tụ đầu tôm” trong ĐCSVN...

Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (Bài 7)

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Tokyo: Nỗi ám ảnh và bất an cho Bắc Kinh.

Không còn nhận định hay phán đoán gì nữa cho sự có mặt của Tokyo ở mặt trận Biển Đông bằng sự kiện chính thức ký kết hiệp ước hợp tác Quốc Phòng với Philippines, tham gia liên minh quân sự với Australia và Ấn Độ đồng thời sẽ sát cánh bên cạnh đồng minh Mỹ tuần tra giám sát trên Biển Đông.