Monday 18 December 2017

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

           Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù
   - Văn Bút Quốc Tế - Thụy Sĩ và Việt Nam -
cid:image002.jpg@01D360BE.BC915450
 
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
    Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù
         - Văn Bút Quốc Tế - Thụy Sĩ và Việt Nam -

Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị cầm tù, do Văn Bút Quốc Tế đề xướng, đã được tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Một mới đây, tại thành phố Genève, Thụy Sĩ. Đó là Ngày Vinh danh và Bênh Vực Nhà văn bị Cầm tù. Đó cũng là Ngày Không Quên Gia Đình Thân Nhân của tất cả nạn nhân bao gồm các nhà cầm bút, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, người hoạt động bảo vệ Nhân Quyền, Dân Quyền và Môi Sinh trên thế giới.Bất chấp hiểm nguy và sự đối xử tàn bạo, phi nhân, họ đã mạnh dạn hành sử quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm. Họ tố cáo những chế độ độc tài, nhũng lạm hoặc các nhóm bạo lực mờ ám, chủ nghĩa xã hội đỏ đen, họ dấn thân tranh đấu cho chính nghĩa dân tộc, cho lẽ phải, tình người và công bằng xã hội.

Năm nay, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã đề nghị và được Ban Chấp hành Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đồng thanh tán trợ : Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị cầm tù còn đặc biệt để tuyên dương, bày tỏ lòng ngưỡng mộ và niềm tưởng nhớ, tiếc thương Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm tiêu biểu cho giới nữ lưu bị sát hại, hoặc bị hành hung, trấn áp, bắt giữ, nhốt tù, biệt giam hay bị bắt cóc đem đi mất tích. Thi hữu Việt Nam đã lập danh sách Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm đó * kèm theo hồ sơ bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, phối kiểm với nhiều nguồn tin khả tín khác nhau và thông tri cho Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Cầm Tù ở Luân Đôn, Anh Quốc.

Trong buổi họp mặt của Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù, thơ, văn, bài viết cùng tiểu sử của Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm* đã được các thi văn hữu đọc lên và giới thiệu, cùng với tiếng đàn vĩ cầm của một nữ nghệ sĩ thân hữu. Nhà thơ Việt Nam nói về trường hợp và tình cảnh của bà Trần Thị Nga và bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ban tổ chức còn mời được bà Necmiye Alpay, một nhà phiên dịch và ngôn ngữ học, cựu tù nhân, từ Thổ Nhĩ Kỳ qua Thụy Sĩ đến Genève nói chuyện, cùng với nhà thơ kiêm nhà xuất bản Efe Duyan.

Tiếp theo chương trình buổi họp mặt, đặc san Nhà Văn bị Cầm Tù (24 trang) được trao tặng cho từng người hiện diện. Một số bài trích từ đặc san này đã được nhiều người đọc nhờ các cơ sở truyền thông đại chúng tiếng Anh và tiếng Pháp tại nhiều nước ngoài Thụy Sĩ. Nhựt báo độc lập Le Courrier dành gần nửa trang báo đăng bài ‘’Plumes et Paroles Persécutées’’ (Ngòi Bút và Tiếng Nói bị Ngược Đãi) của thi hữu phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và nhựt báo lớn Tribune de Genève giới thiệu bản văn dưới tựa đề ‘’Paroles et Mots face à l’Intolérance (Tiếng Nói và Từ Ngữ đối đầu với Tính Không Khoan Dung). Văn Bút Quốc Tế, thành viên BCH trung ương, các Ủy Ban Nhà Văn bị Cầm Tù, Nhà Văn vì Hòa Bình, Nhà Văn Phụ Nữ và Ủy Ban Dịch Thuật và Quyền Ngôn Ngữ, và các Trung tâm VBQT đã gởi điện thư cảm ơn và hoan nghênh. Đồng thời xin được chuyển tiếp phổ biến tài liệu của VBTS Pháp thoại, như đăng trong các tờ báo, tập san và trên trang Tin Điện Tử của các Trung tâm VBQT hằng lưu tâm tìm cách giúp đỡ các văn thi hữu bất hạnh cùng gia đình họ đang là nạn nhân của Tội Ác còn được bao che.
Đặc san viết bằng tiếng Pháp, thêm một bản tiếng Anh, gồm có phúc trình về Khóa Họp kỳ thứ 36 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được biên chép bởi nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt và nữ văn hữu Fawzia Assaad, cựu chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, đại diện Văn Bút Quốc Tế tại trụ sở Âu Châu của Liên Hiệp Quốc. Ngày Nhà Văn bị Cầm Tù và Buổi họp mặt ngày 15 Tháng Mười Một tại Fondation Bodmer ở Genève đã tạo được khá nhiều tiếng vang. Một trong vài thí dụ : đài vô tuyến truyền thanh Thụy Sĩ đã mời Chủ Tịch, Phó chủ tịch và một nữ văn hữu trong ban Chấp hành Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đến trụ sở của đài để trực tiếp phỏng vấn truyền thanh. Chủ đề gồm có Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù, hoạt động của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại và lịch sử cùng tổ chức Văn Bút Quốc Tế. 

   *Trong đặc san Nhà Văn bị Cầm Tù có đăng ảnh của Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm sau đây :

Anna Politkovskaya, nhà báo Nga và nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền, bị sát hại vào ngày 7 Tháng Mười năm 2006 tại Moscou.

Anabel Flores Salazar, nhà báo Mễ Tây Cơ, mẹ của một em bé mới sinh 15 ngày và một cậu bé 4 tuổi, bị bắt cóc ngày 8 Tháng Hai năm 2016 và qua ngày sau tìm thấy xác trên xa lộ, một túi nhựa trùm kín đầu bà.

Gauri Lankesh, nhà báo, nhà xuất bản và nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền Ấn Độ, nổi tiếng vì ủng hộ phụ nữ và chống lại hệ thống đẳng cấp và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Bà đã bị sát hại tại nhà ở Bangalore vào ngày 5 Tháng Chín năm 2017.

Daphne Caruana Galizia, nhà báo nước Malte, rất nổi tiếng vì chống tham nhũng và tội ác. Bà đã bị sát hại sau khi chiếc xe của bà bị gài chất nổ ngày 16 Tháng Mười năm 2017.

Lưu Hà, nhà thơ và nghệ sĩ Trung Hoa, bà vợ góa của nhà trí thức Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa Bình, bị cô lập và bị quản thúc tại một địa điểm bí mật kể từ ngày chồng bà chết vì ung thư không được sớm chữa trị trong trại tù cộng sản hồi Tháng Bảy năm 2017.

Nguyn Ngc Như Qunh, bút hiệu M Nm, tác giả nhựt ký điện tử và nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền Việt Nam, thân mẫu của một cô bé 11 tuổi và một cậu bé 5 tuổi, bà bị kết án 10 năm tù hồi Tháng Sáu năm 2017 vì "tuyên truyền chống nhà nước CS".

Trn Th Nga, tác giả nhựt ký điện tử và người hoạt động bảo vệ Nhân Quyền Việt Nam, mẹ của 2 cô bé 6 và 4 tuổi, bà bị kết án 9 năm tù hồi Tháng Bảy năm 2017 vì "tuyên truyền chống nhà nước CS".

Dareen Tatour, nhà thơ Palestine, bị bắt hồi Tháng Mười năm 2015 vì bài thơ bà phổ biến trên YouTube và Facebook. Bị quản thúc tại gia sau ba tháng câu lưu, trong khi chờ xét xử. Bà có thể bị phạt 8 năm tù.

Pinar Selek, nhà xã hội học và nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ. Bà bị tra tấn trước khi lưu vong ở Pháp. 4 lần bị kết án tù chung thân, 4 lần bị nhốt tù. Sau 20 năm chờ đợi, vào Tháng Giêng năm 2017, công tố viên của Toà Phúc thẩm yêu cầu một bản án tù chung thân.

Asli Erdoğan, nhà thơ và nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, bị bắt hồi Tháng Tám năm 2016 và được thả ra vào Tháng Mười Hai năm 2016. Một lệnh tạm tha, nhưng bà có thể bị áp đặt bản án tù chung thân.

Fatima Naout, nhà văn và nhà báo Ai Cập, bị kết án 3 năm tù từ Tháng Giêng năm 2016 vì "lăng mạ Hồi giáo" trên Facebook. Bà cho rằng nhận xét của cô đã bị hiểu lầm. Bà không nhận tội.

Razan Zaitouneh, nhà văn, luật sư, nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền Syrie, đồng sáng lập của Trung tâm Tài liệu Vi phạm. Bị bắt cóc ngày 9 Tháng Mười Hai năm 2013 với hai đồng nghiệp, Samira Al-Khali và Nazem Al-Hamadi, cùng chồng bà là Wael Hamada. Cho đến nay, biệt tích. Các thủ phạm của vụ bắt cóc vẫn chưa được biết.

Zehra Doğan, nhà thơ, nhà báo, họa sĩ người Kurde (Thổ Nhĩ Kỳ), bị bắt vào ngày 24 Tháng Ba năm 2017 và bị kết án 2 năm và 9 tháng tù giam. vì "tuyên truyền cho một tổ chức khủng bố".
 
Tóm Lược Nội Dung Đặc San Nhà Văn Bị Cầm Tù

Bài viết mở đầu đặc san Nhà Văn Bị Cầm Tù mang tựa đề PLUMES ET PAROLES FACE À L’INTOLÉRANCE, LA HAINE ET LA MORT (NGÒI BÚT và TIẾNG NÓI ĐỐI DIỆN VỚI TÍNH KHÔNG KHOAN DUNG, BẢN CHẤT CĂM THÙ VÀ CÁI CHẾT BẠO HÀNH). Tác giả lưu ý công luận về tấn thảm kịch đau thương và số phận đen tối của những người cầm bút chân chính và lương thiện, cũng như những nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền, Dân Quyền và Môi Sinh. Họ bị đàn áp, hành hạ, tra tấn, tù đày, bắt cóc, đem đi mất tích hoặc giết hại tại nhiều nước trên thế giới. Chế độ độc tài cộng sản ở Bắc Kinh, Hà Nội và Bình Nhưỡng là ba trường hợp điển hình nổi bật hàng đầu, với những trại tù lao động khổ sai cưỡng bức khổng lồ kinh khiếp. Hơn cả một nhà nước quên nguyên tắc pháp trị và thiếu tinh thần dân chủ ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, được coi là khám đường giam nhốt nhà văn và nhà báo lớn nhứt ở Âu Châu nói riêng.

Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù còn được gọi là Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù. Biến cố quan trọng này hàng năm nhắc nhở chúng ta về một thực tế đáng buồn: tình trạng suy thoái của quyền tự do ngôn luận ​​ở nhiều quốc gia. Trung tuần Tháng Chín năm nay, tại Lviv, thủ đô văn hoá nước Ukraine, ‘’Bảo Vệ Sự Thật (Chính Danh) trong thời kỳ Tuyên Truyền (Dối Trá)’’ là chủ đề của Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế. Lúc bước vào nhà ga phi trường, các nhà văn đại biểu đã được chào đón bởi các tình nguyện viên trẻ Ukraine cầm những tấm bản viết tên ‘'Oleg Sentsov'’. Nghệ sĩ và nhà làm phim Oleg Sentsov, sinh ở Simferopol, Crimée, bị bắt cóc sau khi thành phố quê hương ông bị ngoại bang thôn tính. Ông bị áp đặt quốc tịch Nga. Chuyển sang lãnh thổ Nga, ông bị kết án 20 năm tù giam sau một phiên tòa thiếu công minh. Ông đang thọ hình tại trại tù Yakutsk, ở tận Sibérie. Một trong những chiếc Ghế trống được dành riêng cho Oleg Sentsov ở Đại hội Văn Bút Quốc Tế.

Giống như Nga, Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng là mối quan tâm lớn. Vẫn còn phải xem xét về phương diện tự do ngôn luận, 10 Quyết Nghị đã được thông qua tại Lviv liên quan đến Ukraine, Vénézuela, Mễ Tây Cơ, Thổ Nhĩ Kỳ, Erythrée, Tây Ban Nha, Kazakhstan, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Honduras, Ấn Độ, Việt Cộng, Khu tự trị Tây Tạng, Ouighours, Nội Mông, Hương Cảng và Trung Cộng. Ngoài ra, Đại hội Văn Bút Quốc Tế cũng thông qua hai Quyết Nghị phủ nhận cái gọi là ‘’Tội Phạm Thượng’’ và yêu cầu đình chỉ án phạt tử hình.

Đối diện với quyền lực độc tài và tham nhũng, các nhóm tội phạm có võ trang hoặc chiến tranh, nhà văn và nhà báo chỉ có tiếng nói và từ ngữ. Hàng trăm con người, không phân biệt nam nữ, đã bị đe dọa, sách nhiễu, hành hung, tra tấn, bỏ tù, lưu đày, bắt cóc, giết chết nhưng kẻ sát nhân không bị trừng phạt, hoặc buộc phải sống lưu vong vì những bài viết, hình vẽ hoặc lời nói của họ. Hàng trăm tác giả và các chuyên gia truyền thông đang phải thọ hình nhiều năm trong nhà tù. Các điều kiện giam cầm vô nhân đạo. Bằng chứng là: sau khi thọ hình gần hết 12 năm tù theo bản án, nhà văn Yang Tongyan mới được Trung cộng cho ra khỏi trại giam hồi Tháng Tám 2017 để chữa trị khối u não. Yang Tongyan đã qua đời vào ngày 8 Tháng Mười Một 2017. Một tấn bi thảm kịch thật sự, một tội ác tồi tệ không thể tả khi chủ ngục thuộc bộ máy công an và tòa án, nhứt là những chủ ngục của chế độ cộng sản Bắc Kinh và Hà Nội, chỉ thả tù nhân ngôn luận và lương tâm khi những nạn nhân sắp đến gần cái chết nhứt định. Hồi Tháng Bảy 2017, trước khi Yang Tongyan trút hơi thở cuối cùng, chúng ta - Văn Bút Quốc Tế - đã thất bại trong công cuộc vận động tập thể để trả lại cho người bạn, người anh em cầm bút Lưu Hiểu Ba của chúng ta, một niềm hy vọng của André Malraux, một tia sáng tự do của Paul Eluard và một khoảnh khắc sinh khí và cuộc đời của Victor Hugo và Jacques Prévert - trả lại cho Lưu Hiểu Ba bị ung thư gan hành hạ, vài tuần sau khi cộng sản tạm tha tội chết trong tù.

Chưa hết, xin đừng quên những vụ sát hại hai nữ ký giả Gauri Lankesh ở Ấn Độ và Daphne Caruana Galizia ở Malte, và tác giả nhựt ký điện tử Yameen Rashid ở Maldives, cũng như cuộc thảm sát man rợ nữ ký giả Anabel Flores Salazar ở Mễ Tây Cơ năm trước. Phải coi Thổ Nhĩ Kỳ là nhà tù lớn nhứt đối với các nhà văn và nhà báo. Nhưng các trại tù tập trung khổng lồ kinh khiếp thì hiện hữu ở Trung Cộng, Tây Tạng (bị chiếm đóng), Bắc Hàn (CS) và Việt Nam (CS). Trong năm 2017, ít nhứt có hơn 50 nhà báo và nhà văn đã bị bắn chết, bị ám sát hoặc mất tích : 11 nạn nhân ở Mễ Tây Cơ, 9 ở Syrie, 8 ở Iraq, 4 ở Phi Luật Tân, 2 ở Trung Cộng, 2 ở Ấn Độ, 2 ở Somalie và 2 ở Yémen, một nạn nhân ở A Phú Hãn, 1 ở Bangladesh, 1 ở Miến Điện, 1 ở Ba Tây, 1 ở Colombie, 1 ở Đan Mạch, 1 ở Honduras, 1 Maldives, 1 ở Malte, 1 ở Nga và 1 ở Nam Soudan.

Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù còn mang dấu tích Kỷ Niệm và Lòng Biết Ơn. Càng ngày càng có thêm nhiều phụ nữ đứng ra tranh đấu để bảo vệ Nhân Quyền, Dân Quyền và Môi Sinh. Họ trở thành mục tiêu chính để triệt hạ của những chủ trương kỳ thị, cực đoan và bất khoan dung, cũng như chính sách độc tài quân phiệt, phát xít và cộng sản. Cho nên Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại mong muốn bày tỏ lòng tôn kính, quý trọng đối với các nhà văn phụ nữ bị giết hại hoặc ngược đãi và đàn áp trên thế giới. Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm (nêu ra ở trên*) là một phần của Danh Sách sẽ được Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Cầm Tù bổ sung đầy đủ.

Đối diện với Tính Không Khoan Dung, Bản Chất Căm Thù và cái Chết Bạo Hành, rất mong chúng ta vẫn có thể hòa hợp, gắn bó với nhau, trong sự đa dạng ngôn ngữ và văn hoá. Và cùng nhau nhứt trí, chúng ta hãy thể hiện niềm công phẫn, biểu dương sự đoàn kết với các nhà cầm bút, nhà văn và các chuyên gia truyền thông chống lại Bóng Đen Đe Dọa, sự Đồng Lõa và thói Tự Mãn. Chúng ta hãy cất cao tiếng nói của con người, cho dù bị đập vỡ nhưng vẫn luôn trong sáng, để thắp lên một ngọn nến, cho dù mỏng manh ra sao, để chống lại và vượt qua đêm băng giá, lạnh buốt của mùa đông Dửng Dưng Vô Cảm, của thái độ cúi đầu Im Lặng và lao mình vào Lãng Quên. 

Nguyên Hoàng Bảo Việt
Phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại
Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Cầm Tù (CODEP/WIPC)
*****************************************************
cid:image003.jpg@01D360BE.BC915450
 
PLUMES ET PAROLES FACE À L’INTOLÉRANCE, LA HAINE ET LA MORT
 
Célébrée le 15 novembre 2017, la Journée des Ecrivains en prison vient nous rappeler une triste réalité : la situation dégradante de la liberté d’expression et d’opinion dans de nombreux pays. En septembre dernier, à Lviv, la capitale culturelle d’Ukraine, ‘’La Défense de la Vérité à l’heure de la Propagande’’ était le Thème du 83ème Congrès mondial de PEN International. Les écrivains participant au Congrès ont été accueillis à leur arrivée dans l’aérogare de Lviv par des jeunes volontaires Ukrainiens brandissant des pancartes ‘’Oleg Sentsov’’. Cet artiste et cinéaste Ukrainien, Oleg Sentsov, né à Simferopol, en Crimée, a été enlevé peu de temps après l’annexion de sa ville natale. On lui aurait attribué de force la nationalité russe. Transféré en Russie, il a été condamné à 20 ans de prison au terme d’un procès inéquitable. Aujourd’hui, il purge sa peine dans un centre de détention à Iakoutsk, en Sibérie. En fait, une des Chaises Vides lui est réservée au centre du Congrès. Comme la Russie, les Etats-Unis d’Amérique et la Chinesont aussi  des sujets de graves préoccupations pour PEN International. Toujours en matière de liberté d’expression et d’opinion, une dizaine de résolutions adoptées à Lviv touchent également l’Ukraine, le Venezuela, le Mexique, la Turquie, l’Erythrée, l’Espagne, le Kazakhstan, la Pologne, laHongrie, le Honduras, l’Inde, la R.S. du Vietnam, les régions autonomes du Tibet, des Ouighours, de Mongolie intérieure et de Hong Kong et laR.P. de Chine. Par ailleurs, le Congrès de PEN International a dit Non au blasphème et à la peine de mort par l’adoption de deux résolutions.
Face aux pouvoirs dictatoriaux et corrompus, aux groupes armés de criminalité ou aux feux de guerre, les écrivains et les journalistes n’ont que la parole et les mots. Plusieurs centaines de femmes et d’hommes ont été menacés, harcelés, agressés, torturés, emprisonnés, déportés, pris en otage, tués en toute impunité ou contraints à l’exil à cause de leurs écrits, leurs dessins ou leurs paroles. Des centaines d’auteurs et de professionnels des médias purgent de lourdes peines de prison. Conditions de détention inhumaines. Preuve en est : ayant quasiment achevé sa peine de 12 ans de prison et été libéré en août 2017 pour retirer une tumeur cérébrale, l’écrivain Yang Tongyan est décédé le 8 novembre 2017. Une véritable tragédie, un crime inqualifiable quand les geôliers, ceux de Pékin et de Hanoi surtout, ne libèrent leurs prisonniers d’opinion et de conscience qu’à l’approche de leur mort certaine. Déjà en juillet 2017, avant la disparition de Yang Tongyan, nous avons échoué dans nos campagnes collectives pour redonner un brin d’espoir de Malraux, un rayon de liberté d’Eluard et un instant de vie de Hugo et de Prévert à notre ami et frère de plume Liu Xiaobo souffrant d’un cancer du foie, quelques semaines après sa libération conditionnelle. Ou encore, n’oublions pas les meurtres de Gauri Lankesh, de Daphne Caruana Galizia et de Yameen Rashid, ainsi que l’exécution barbare d’Anabel Flores Salazar l’année précédente. La Turquie est la plus grande prison pour les écrivains et les journalistes. Mais les univers concentrationnaires se trouvent en Chine, au Tibet, en Corée du Nord et au Viet Nam. Durant l’an 2017, plus de 50 journalistes et écrivains ont été abattus, assassinés ou portés disparus : 11 au Mexique, 9 en Syrie, 8 en Iraq, 4 aux Philippines, 2 en Chine, enInde, en Somalie et au Yémen, et une en Afghanistan, au Bangladesh, en Birmanie, au Brésil, en Colombie, au Danemark, au Honduras, aux Maldives, en Malte, en Russie et au Soudan du Sud.
En cette Journée empreinte de Souvenirs et de Gratitude, le Centre Suisse Romand de PEN International souhaite rendre hommage aux femmes écrivains assassinées ou persécutées partout dans le monde. Parmi tant d’autres cas mentionnés dans la liste non exhaustive publiée par le Comité de Défense des Ecrivains emprisonnés de PEN International, citons pour exemple :
Anna Politkovskaïa, journaliste russe et défenseuse des droits de l'homme, assassinée le 7 octobre 2006 à Moscou. Très connue pour ses dénonciations des violations des- droits de l’homme en Russie et en Tchéchénie.
Anabel Flores Salazar, journaliste mexicaine, mère d’un bébé de 15 jours et d’un garçon de 4 ans, enlevée le 8 février 2016, dont le corps a été retrouvé le 9 février sur la route Cuacnopalan-Oaxaca dans l’Etat de Puebla, la tête entourée d’un sac plastique.
Gauri Lankesh, journaliste, éditrice et défenseuse des droits de l’homme indienne, très connue pour ses prises de position en faveur des femmes et contre le système des castes et le racisme. Elle a été assassinée à son domicile de Bangalore le 5 septembre 2017.
Daphne Caruana Galizia, journaliste et chroniqueuse maltaise, très populaire parce qu’elle était en première ligne depuis des années contre la corruption et les crimes organisés. Elle a été assassinée après que sa voiture ait été piégée le 16 octobre 2017 à Malte.
Liu Xia, poétesse et artiste chinoise, la veuve de Liu Xiaobo, Nobel de la Paix, isolée de force et placée en stricte résidence surveillée dans une localité secrète depuis la mort tragique de son époux en juillet 2017.
*Nguyên Ngoc Nhu Quynh, nom de plume Me Nâm (Mère Champignon), blogueuse et défenseuse des droits de l’homme vietnamienne, mère d’une fille de 11 ans et d’un garçon de 5 ans, condamnée à 10 ans de prison en juin 2017 pour ‘’propagande contre l’Etat socialiste’’.
Trân Thi Nga, blogueuse et défenseuse des droits de l’homme vietnamienne, mère de 2 petites filles de 6 ans et de 4 ans, condamnée à 9 ans de prison en juillet 2017 pour ‘’propagande contre l’Etat socialiste’’.
Dareen Tatour, poétesse palestinienne, arrêtée en octobre 2015 pour son poème publié sur YouTube. En janvier 2017, placée en résidence surveillée en attendant son procès en novembre prochain. Elle encourt 8 ans de prison pour ses poèmes ‘’incriminés’’.
* Pinar Selek, sociologue et écrivaine turque. Elle a été torturée avant l’exil en France. 4 fois condamnée à la prison à vie, 4 fois acquittée. Après 20 ans d’attente, en janvier 2017, le procureur de la Cour de Cassation a demandé une condamnation à perpétuité.
Asli Erdoğan, poétesse et romancière turque, arrêtée en août 2016 et libérée en décembre 2016. Une liberté conditionnelle, menacée de prison à vie pour ses chroniques dans un journal aujourd’hui interdit.
Fatima Naout, écrivaine et chroniqueuse égyptienne, condamnée en janvier 2016 à 3 ans de prison pour “insulte à l’islam” sur Facebook. Elle regrettait que ses propos aient été mal compris. Elle a plaidé non coupable.
Razan Zaitouneh, écrivaine, avocate, défenseuse des droits de l’homme syrienne, co-fondatrice du Centre de documentation sur les Violations. Enlevée le 9 décembre 2013 en compagnie de ses deux collègues Samira Al-Khali et Nazem Al-Hamadi et son époux Waël Hamada. Depuis lors, on en est sans nouvelles. Les auteurs de l’enlèvement restent inconnus.
Zehra Doğan, poétesse, journaliste, peintre kurde (Turquie), arrêtée le 24 mars 2017 et condamnée à 2 ans et 9 mois de prison. Son crime :‘’propagande pour une organisation terroriste’’. Déjà été placée en détention préventive en juillet 2016 avant d’être libérée sous contrôle judiciaire en décembre 2016.
Face à l’intolérance, la haine et la mort, puissions-nous rester unis de cœur et d’âme, dans notre diversité linguistique et culturelle. Et d’un commun accord, exprimons notre indignation, manifestons notre solidarité avec les gens de plume et les professionnels des médias contre l’ombre du menace, de la complicité et de la complaisance. Elevons notre voix humaine, brisée mais limpide, pour allumer une bougie, si fragile soit-elle, contre la nuit glaciale de l’indifférence, du silence et de l’oubli.
Nguyên Hoàng Bao Viêt
Vice président du Centre PEN Suisse Romand
Pour le Comité de Défense des Ecrivains et des Ecrivaines emprisonnés. (pages 1 & 2)
 
cid:image004.jpg@01D360BE.BC915450cid:image005.jpg@01D360BE.BC915450
 
cid:image006.jpg@01D360BE.BC915450
cid:image007.jpg@01D360BE.BC915450
cid:image008.jpg@01D360BE.BC915450
 
PENS AND WORDS FACING INTOLERANCE, HATE AND DEATH
 
Celebrated on 15 November 2017, Writers in Prison Day reminds us of a sad reality: the degrading situation of freedom of expression and opinion in many countries. Last September, in Lviv, the cultural capital of Ukraine, "Reclaiming Truth in times of Propaganda’’ was the Theme of the 83rd World Congress of PEN International. The writers attending the Congress were greeted on arrival at the Lviv airport by young Ukrainian volunteers holding ‘'Oleg Sentsov’' signs. This Ukrainian artist and filmmaker, Oleg Sentsov, born in Simferopol, Crimea, was abducted shortly after the annexation of his hometown. He was allegedly given the Russian nationality by force. Transferred to Russia, he was sentenced to 20 years in prison after an unfair trial. Today, he is serving his sentence in a detention centre in Yakutsk, Siberia. In fact, one of the Empty Chairs is reserved for him at the centre of the Congress. Like Russiathe United States of America and China are also serious concerns for PEN International. Still in terms of freedom of expression and opinion, some ten resolutions adopted in Lviv also concern Ukraine, Venezuela, Mexico, Turkey, Eritrea, Spain, Kazakhstan, Poland, Hungary, Honduras, India, SR of VietNam, Autonomous Regions of Tibet, Uygur, Inner Mongolia and Hong Kong and PR China. Furthermore, PEN International Congress has said No to blasphemy and death penalty by adopting two resolutions.
In the face of dictatorial and corrupt powers, armed crime groups or war fires, writers and journalists have only speeches and words. Several hundreds of women and men have been threatened, harassed, assaulted, tortured, imprisoned, deported, taken hostage, killed with impunity or forced into exile because of their writings, drawings or words. Hundreds of authors and media professionals are serving heavy prison sentences. Inhumane conditions of detention. The proof is: having almost completed his 12-year prison sentence and been released in August 2017 to withdraw a brain tumor, the writer Yang Tongyan died on 8 November, 2017. A tragedy, an unspeakable crime when jailers, those especially from Beijing and Hanoi, do not release their prisoners of opinion and conscience until the approach of their certain death. Already in July 2017, before the disappearance of Yang Tongyan, we failed in our collective campaigns to give a little hope of Malraux, a ray of freedom of Eluard and a moment of life of Hugo and Prévert to our brother and fellow writer Liu Xiaobo who died of liver cancer, a few weeks after his conditional release. Or let us not forget the murders of Gauri Lankesh, Daphne Caruana Galizia and Yameen Rashid, as well as the barbaric execution of Anabel Flores Salazar the previous year. Turkey is the biggest prison for writers and journalists. But the concentration camps are in China, Tibet, North Korea and Viet Nam. In the year 2017, more than 50 journalists and writers were killed, murdered or missing: 11 in Mexico, 9 in Syria, 8 in Iraq, 4 in the Philippines, 2 in China, India, Somalia and Yemen, and 1 in Afghanistan,            -3-
 
Bangladesh, Burma, Brazil, Colombia, Denmark, Honduras, Maldives, Malta, Russia and South Sudan.                                                                                                                             
In this Day marked by Memories and Gratitude, the PEN Suisse Romand Centre wishes to pay homage to women writers murdered or persecuted all over the world. Among many other cases mentioned in the non-exhaustive list published by the Writers in Prison Committee of PEN International, for example:
Anna Politkovskaya, Russian journalist and human rights defender, murdered on 7 October 2006 in Moscow. Well known for her denunciations of human rights violations in Russia and Chechnya.
Anabel Flores Salazar, Mexican journalist, mother of a 15-day-old baby and a 4-year-old boy, abducted on 8 February, 2016, whose body was found on 9 February on the Cuacnopalan-Oaxaca road in the state of Puebla, the head surrounded by a plastic bag.
Gauri Lankesh, Indian journalist, publisher and human rights defender, well known for her stance in favor of women and against the caste system and racism. She was murdered at her home in Bangalore on 5 September 2017.
Daphne Caruana Galizia, Maltese journalist and columnist, very popular because she had been on the front line for years against corruption and organized crime. She was murdered after her car was trapped on 16 October 2017 in Malta.
Liu Xia, poet and Chinese artist, the widow of Liu Xiaobo, Nobel Peace Prize, forcibly isolated and placed under strict house arrest in a secret location since the tragic death of her husband in July 2017.
Nguyen Ngoc Nhu Quynh, pen-name Me Nâm (Mother Mushroom), Vietnamese blogger and human rights defender, mother of an 11-year-old girl and a 5-year-old boy, sentenced to 10 years in prison in June 2017 for "propaganda against the socialist state".
Tran Thi Nga, Vietnamese blogger and human rights defender, mother of 2 girls aged 6 and 4, sentenced to 9 years in prison in July 2017 for "propaganda against the socialist state".
Dareen Tatour, Palestinian poet, arrested in October 2015 for her poem published on YouTube. In January 2017, placed under house arrest pending her trial in November. She faces 8 years in prison for her "incriminated" poems.
Pinar Selek, Turkish sociologist and writer. She was tortured before the exile in France. 4 times sentenced to life imprisonment, 4 times acquitted. After 20 years of waiting, in January 2017, the prosecutor of the Court of Cassation asked for a life sentence.
Asli Erdoğan, Turkish poet and novelist, arrested in August 2016 and conditionally released in December 2016. Threatened with life imprisonment for her chronicles in a newspaper today banned.
Fatima Naout, Egyptian writer and columnist, sentenced in January 2016 to 3 years in prison for "insulting Islam" on Facebook. She regretted that her remarks were misunderstood. She pleaded not guilty.
Razan Zaitouneh, Syrian writer, lawyer, human rights defender and co-founder of the Violations Documentation Centre. Abducted on 9 December 2013 with her two colleagues Samira Al-Khali and Nazem Al-Hamadi and her husband Wael Hamada. Since then, there has been no news of Razan Zaitouneh . The perpetrators of the abduction are still unknown.
Zehra Doğan, Kurdish poet, journalist and painter (Turkey), arrested on 24 March 2017 and sentenced to 2 years and 9 months in prison. Her crime: "propaganda for a terrorist organization". Already placed in pre-trial detention in July 2016 before being released under judicial supervision in December 2016.
In the face of intolerance, hate and death, may we remain united in heart and soul in our linguistic and cultural diversity. And by mutual agreement, let us express our outrage, show our solidarity with writers and media professionals against the shadow of threat, complicity and complacency. Let us raise our human voice, broken but limpid, to light a candle, however fragile it is, against the cold night of indifference, silence and oblivion.
Nguyên Hoàng Bao Viêt
Vice President of the PEN Suisse Romand Centre.
For the Writers in prison Committee.
***********************************************************************************************
Mục Lục Đặc San Nhà Văn Bị Cầm Tù
 
PEN INTERNATIONAL – CENTRE SUISSE ROMAND  15 NOVEMBRE 2017
 
Page 1 & 2 - PLUMES ET PAROLES FACE À L’INTOLÉRANCE, LA HAINE ET LA MORT (NGUYÊN HBV)
Page 3 & 4 - PENS AND WORDS FACING INTOLERANCE, HATE AND DEATH (NGUYÊN HBV)
Page 5 & 6 - JOURNÉE DES ÉCRIVAINS EN PRISON . SOIRÉE DE LECTURE EN SOLIDARITÉ AVEC LES
FEMMES ÉCRIVAINS…PHOTOS DE TREIZE FEMMES COURAGEUSES HONORÉES.
Page 7 & 8 - POÈMES DE DAREEN TATOUR ET DE FAYAD ASHRAF TRADUITS PAR CLAUDE KRUL
                    (SUISSE ROMANDE)  ET ABDELLATIF LAÂBI (MAROC)
Page 9       - JOURNÉE DES ÉCRIVAINS EN PRISON . PHOTOS EXPOSITION UNIVERSITÉ DE GENÈVE
Page 10     - PAYS À HAUT RISQUE POUR ÉCRIVAINS ET JOURNALISTES :
                  ALGÉRIE – ARABIE SAOUDITE – YÉMEN – GUINÉE ÉQUATORIALE
Page 11     - ÉRYTHRÉE ­­– ÉGYPTE
Page 12     - HONDURAS – ISRAEL – BAHREIN
  Page 13   - SYRIE - DÉCLARATION ORALE DU PEN INTERNATIONAL AU CONSEIL DES DROITS
                            DE L’HOMME . EXÉCUTION SOMMAIRE DE BASSEL KHARTABIL .
  Page 14   - CHINE – LIU XIA – LƯU HÀ.
  Page 15   - POEME DE LIU XIAOBO – LƯU HIỂU BA – TRADUIT PAR NGUYÊN HOÀNG BẢO VIỆT
  Page 16   - VIÊT NAM – TRẦN HUỲNH DUY THỨC - NGUYỄN VĂN ĐÀI – LÊ THU HÀ –  NGUYỄN
BẮC TRUYỂN – NGUYỄN TRUNG TÔN – PHẠM VĂN TRỘI – TRƯƠNG MINH ĐỨC –
NGUYỄN VĂN TÚC – NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH (MẸ NẤM).
Page 17     - PEN SUISSE ROMAND – PHOTOS SALON DU LIVRE ET DE LA PRESSE DE GENÈVE 2017.
Page 18     - DÉBATS & CONFÉRENCE . DÉDICACE LIVRES - INVITÉS PEN MALIEN – PEN SUISSE
                    ITALIEN – MANIFESTATION DE SOLIDARITÉ AUX NATIONS UNIES GENÈVE.
Page 19     - THAILANDE     
Page 20&21- MOBILISATION POUR LIU XIAOBO, NOBEL CHINOIS DE LA PAIX À PEINE LIBÉRÉ ,
ARTICLE DE NGUYÊN HOÀNG BAO VIỆT PAGE TRIBUNE MAGAZINE ACTUALITTÉ
PARIS 30 JUIN 2017. PHOTOS.
Page 22      - AZERBAIDJAN . PHOTOS CONGRÈS DU PEN INTERNATIONAL À LVIV, UKRAINE.
Page 23&24 - CONSEIL DES DROITS DE L’HOMME – COMPTE RENDU DE FAWZIA ASSAAD ET NGUYÊN
                    HOÀNG BẢO VIỆT POUR LA 36ème SESSION SEPTEMBRE 2017.
                    PHOTOS CONSEIL DES DROITS DE L’HOMME – CONFÉRENCES DU COMITÉ
DES ÉCRIVAINS EN PRISON À AMSTERDAM (HOLLANDE)- À LILLEHAMMER (NORVÈGE) –
                    CONGRÈS DU PEN INTERNATIONAL À LVIV, UKRAINE 2017.                
*************************************************************************************
Genève ngày 12 Tháng Mười Hai năm 2017
  Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
   Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
    Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
*************************************************************************************