Sunday 4 February 2018

Cái "bè he" - Phạm Khắc Trung

Chỉ vài năm sau đó, cuộc sống của người di cư đã cải thiện thấy rõ. Xóm tôi ở tự động điều chỉnh, người ta bắt liên lạc được với thân nhân nên một số gia đình dọn đến đoàn tụ, nhưng phần đông lại theo thân nhân dọn đi nơi khác làm ăn, một số lớn dọn lên Phú Nhuận, ngã ba Ông Tạ, hoặc ngã tư Bảy Hiền...

Những gia đình ở lại lập nghiệp thì bắt đầu sửa sang nhà cửa, thay thế những căn nhà lá vách đất lụp xụp ban đầu, bằng những căn nhà mái tôn vách ván nền xi măng, thậm chí vách bằng gạch, khang trang, thông thoáng hơn nhiều.

Bên trái nhà tôi là gia đình Thượng Sĩ Sâm. Thượng Sĩ Sâm phục vụ ở Trại Lê Lợi, cách nhà khoảng 4-5 cây số đường lộ. Ngày bốn bận, ông đi về bằng chiếc xe đạp đòn vông láng coóng mang từ ngoài Bắc vào. Nhà ông Sâm sửa sang sớm nhất xóm. Căn nhà mái tôn vách ván nền xi măng cao hơn mặt đường cả tấc, đứng sừng sững ngay ngã ba đường chính, khiến thiên hạ qua lại, ai cũng trố mắt trầm trồ.

Dựng xong căn nhà, mấy tháng sau ông Sâm lại tậu thêm chiếc xe mobylette màu xám cáu cạnh, làm lối xóm nhìn vào gia đình ông mà nuốt nước bọt thèm thuồng.

Nhưng cũng vì có chiếc xe mobylette mà ông Sâm phải kêu thợ tới đắp cái bục bằng xi măng thoai thoải trước thềm nhà để ông dễ dàng dắt xe lên xuống. Khốn nỗi, anh thợ nề này mới ra nghề, anh đắp cái ụ hình tam giác u u trông thật "ấn tượng", làm đàn bà con gái đi ngang trông thấy phải đỏ mặt quay đi bụm miệng cười, trong khi đàn ông, có người lỗ mãng kêu đó là "cái mu bà bóng", nhưng phần đông lại thống nhất gọi là cái "bè he".

Một hôm cụ Thơ An (người thày cúng trong xóm, cụ chuyên hát cung văn trong những buổi rước đồng, nhưng cụ bao thầu hết mọi việc: từ cúng đám giỗ đám ma ngày kiêng ngày kỵ, cho tới bói xăm bói quẻ, trị ma diệt quỷ, chọn ngày ma chay cưới hỏi hay mở cửa hàng, định hướng nhà hướng mả, dựng cột dựng kèo, đeo bùa chữa bệnh..., nói chung thì cúng hỷ ma chay, bất cứ ai cần chuyện gì cụ cũng ra tay làm tuốt) ghé qua nhà tôi có chuyện. Đứng trước cửa nhà tôi, cụ nhìn qua nhà ông Sâm nói với mẹ tôi rằng: "Mợ làm ơn bảo cho ông hàng xóm biết, để cái bè he ám chướng ngay trước cửa nhà như vậy xúi quẩy lắm, không tốt đâu!" Chẳng qua là vì gia đình ông Sâm theo Công Giáo, nếu không cụ Thơ An đã xông xáo gõ cửa giúp lời bàn.

Buổi tối quây quần bên mâm cơm gia đình, mẹ tôi đem lời cụ Thơ An ra kể bố tôi nghe. Bố bảo: "Xúi quẩy hay không thì chưa biết, nhưng những cái dơ bẩn người ta đã phải đậy phải che, mà để khoe ra tồng ngồng coi không được. Không biết cái thằng Cún (tên người thợ nề) nó có thù oán gì với bác Sâm không mà lại làm thế?"

Lúc đó tôi ngồi nghe bố nói cứ như "vịt nghe sấm", sau này lớn lên đọc sách mới hiểu, rằng trong dân gian người ta thường có những cú chơi thâm hiểm kiểu Trạng Quỳnh, chắc vì thế nên mới có chữ "gian" ghép vào chữ "dân" không chừng?

Thời gian học Kỹ Thuật, tôi quen một anh bạn rất vui tánh, anh chế ra điệu múa đặt tên là "Nghê thường vỗ nghi khúc" chỉ để trình diễn cho chúng bạn mua vui. Khởi đầu anh dơ tay cao khỏi đầu vỗ vào nhau bắt nhịp, vai anh nhún, đít anh ngoáy, anh vừa xoay mình theo kiểu múa Tây Ban Nha, bụng anh hóp vô ưỡn ra như kiểu múa bụng Ấn Độ. Anh múa may dẻo quẹo ra vẻ nhà nghề trông thật ngoạn mục. Múa vài phút cho mọi người chú ý, bấy giờ anh mới khum mình xuống lấy đà rồi hất ngược bụng dưới ra, hai tay anh liên tục vỗ vào đùi bôm bốp rồi hất ra ngoài, miệng lẩm bẩm rít trong hơi gió: "Đồ bà đây, chúng bay tha hồ hốc!" Thật ra anh chỉ bắt chước động tác của mấy cụ bà trong xóm, một khi nổi lôi đình, các bà mời nhau ăn đủ các loại cao lương mỹ vị...

Tôi từng nghe câu chuyện vui người ta kể: Có một ông bác sĩ nhãn khoa chữa lành mắt cho một nữ họa sĩ trẻ tài danh. Để tỏ lòng biết ơn, cô họa sĩ bèn vẽ con mắt mình và vẽ chân dung ông bác sĩ làm con ngươi trong mắt. Trong buổi triển lãm tranh ra mắt tác phẩm của mình, bức tranh con mắt được đặt trang trọng ngay trung tâm phòng triển lãm. Dĩ nhiên ông bác sĩ mắt được mời làm khách danh dự. Vừa bước chân vô ngưỡng cửa phòng trưng bày, ông bác sĩ giật mình khựng lại. Mất vài giây thảng thốt, ông bác sĩ móc khăn ra chậm mồ hôi trên trán, nghĩ bụng: "May mà ngày ấy mình chọn nhãn khoa, chứ nghe lời mẹ chọn sản khoa thì bây giờ bỏ mẹ!"

Về ba cái mửng này thì giai thoại văn chương mình nhiều lắm kể ra không hết, tôi xin chọn 2 chuyện đại diện cho thời phong kiến và thời Tây đô hộ:
1) Dưới triều vua Lê, nghe tin có sứ giả Tàu sang viếng nước ta, bà Đoàn Thị Điểm bèn giả dạng người bán quán giữa đường nhằm chặn đường sứ giả, trước để thử tài văn chương, sau là làm giảm nhuệ khí của họ. Khi phái đoàn vô quán nghỉ chân, thấy cô bán hàng xinh đẹp, mấy sứ giả mới bỡn cợt bảo nhau, hàm ý trêu ghẹo và khinh thường cô bán quán rằng: “An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỳ nhân canh?Nghĩa là “Tấc đất của nước Nam, có ai cày đấy chửa?" Bà Đoàn Thị Điểm nghe vậy liền lên tiếng đáp: “Bắc Quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất! Nghĩa là “Đại phu nơi nước Bắc, thảy từ đó mà ra!
2) “Cô Tư Hồng, tay cừ khôi trong những bà xung phong làm kỹ nghệ lấy Tây, vốn là người có tài tháo vát. Một năm kia nghe tỉnh Quảng Bình mất mùa, cô chở ba thuyền gạo vào định tâm sẽ bán lấy giá cao, bất đồ bị chính quyền biết ý ra lệnh tịch thu. Cô liền tuyên bố là đem gạo vào với hảo ý phát chẩn cho dân đói. Nhân đó được vua ban hàm tứ phẩm, ông cụ thân sinh cũng được tặng phong. Ông Trần Bình đã mừng đôi câu đối:

MỪNG CÔ TƯ HỒNG

Bốn chữ sắc phong hàm cụ lớn
Ba thuyền tế độ của bà to!"
(Trích "Cô Tư Hồng và các thày Thông Luận" của Lão Móc).

Qua thời xã nghĩa, dưới sự lãnh đạo tài tình của những "đỉnh cao trí tuệ loài người", khi đất nước Việt Nam ta đã tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vào thời "đồ đểu", thì "những chuyện xin đểu, giúp đểu, quan tâm đểu, phục vụ đểu, đổi mới đểu, thân ái đểu, nhân ái đểu… (mà thực chất là ăn cướp, là trấn lột) bây giờ đã nhan nhản ra rồi" (Sức bật của ngôn từ, Hà Sĩ Phu).

Mới đây, Bộ Xây Dựng đệ trình Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư dự án xây dựng Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia, có quy mô lớn nhất Việt Nam, dự trù xây dựng tại khu đô thị mới Tây Hồ Tây (Từ Liêm, Hà Nội), với diện tích khoảng 10 ha, vốn đầu tư dự kiến cho cái vỏ bên ngoài khoảng 11,277 tỷ đồng (tương đương 540 triệu dollars), với mô hình phỏng như cái "bè he" trước thềm nhà Thượng Sĩ Sâm khi trước, nhưng với quy mô lớn gấp mấy chục ngàn lần, khiến nhà báo Hoàng Thanh Trúc bị mang "ấn tượng", gọi đó là cái "mu hình" (Trích): 

"Tấm hình biết nói - Khen ai khéo vẽ cái mu hình!

 

“Khen ai khéo dựng cái mô hình.
Đền thờ “cha tổ Hồ Chí Minh” 
“Song Hoàn bìu trứng, Nhất Dương Chỉ”
Ai nhìn tưởng tượng cũng thất kinh.” 

image001
Mô hình đền thờ “Tổ Cha dòng Họ Hồ chí Minh”

Hôm nay lại dựng tiếp mu hình.
Bảo tàng lịch sử nằm tênh hênh
Một khe, hai mép, mu trắng hếu 
Đòi nhai hơn nửa tỷ “đô xanh”

image002
Mô hình Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia có hình “1 khe 2 cái mép”
kinh phí dự trù 11.277 tỷ đồng = 540 triệu đô la 

Khen ai khéo vẽ mu hình... sở hụi chủ nghĩa!" (Ngưng trích)

Bảo Tàng Lịch Sử xã hội chủ nghĩa, nghĩa là nơi trưng bầy những dữ kiện lịch sử, những nhân vật lãnh đạo của cộng sản VN, trong đó có Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt... và tất cả bè lũ lãnh đạo của chúng sau này. Chẳng lẽ chúng đui sao lại rúc đầu chui vô trỏng? Nhằm nhò gì, cộng sản theo chủ nghĩa "duy vật", chúng tôn vinh "Bộ phận giữa" vì là chỗ để chúng tiến thân và hạ bệ nhau, nên ngay việc xây dựng đền thờ dòng họ Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ chúng tôn sùng bắt toàn dân phải học, phải có mô hình "cái con tự do" (Lời Trung Tá công an Vũ Văn Hiển). Mà nghĩ cho cùng, cả cuộc đời Hồ Chí Minh cũng chỉ gắn bó chân tình với "cái con tự do" đó!

Thật sự thì lãnh đạo VGCS rất xứng đáng để được sắp nằm trong cái "bè he" khổng lồ! Có điều, dù bọn lãnh đạo cộng sản VN có tồi dở thật, nhưng cái "điếm" và cái "đểu" của chúng thì chẳng ai bằng, Lê Duẩn đã chẳng "hạ" Võ Nguyên Giáp bằng cách đặt Giáp làm Phó Thủ Tướng đặc trách Kế Hoạch Hóa Gia Đình, rồi cho tay chân rêu rao sỉ nhục Giáp rằng, "Ngày xưa Đại Tướng công đồn / Bây giờ Đại Tướng chặn l... chị em", hay "Ngày xưa Đại Tướng cầm quân / Bây giờ Đại Tướng cầm quần chị em"... là gì?

Chưa có một quốc gia nào trên thế giới thua trận mà lá cờ của họ còn ngạo nghễ tung bay trên bầu trời khắp thế giới như trường hợp lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH. Điều này có nghĩa là cái tiềm lực của chính nghĩa quốc gia vẫn vững bền, nên khả năng khôi phục là điều tất yếu. Bọn VGCS biết thế nên nỗ lực triệt phá bằng mọi thủ đoạn. Hơn nữa, sự có mặt của lá cờ vàng ở hải ngoại làm bỉ mặt bọn VGCS, khiến uy tín chính trị của chúng bị sụt giảm, đồng thời giới hạn hiệu quả ngoại giao của chúng trên trường quốc tế... Hiểu được vậy mới biết tầm mức quan trọng của nghị quyết 36: Bằng mọi giá, phải triệt hạ cho bằng được lá cờ vàng!

Trong cuộc chiến Quốc-Cộng trước kia, phong trào phản chiến ở các nước dân chủ Phương Tây là do bọn khuynh tả giựt dây, chúng dùng chiêu bài hòa bình một chiều để đánh phá khối tự do, đang hy sinh xương máu quân đội và tài sản quốc gia họ, để ngăn chặn làn sóng cộng sản, trong mục tiêu bảo vệ nhân phẩm, nhân mạng và tài sản của loài người.

Phong trào phản chiến này du nhập vào Việt Nam thì thay tên đổi họ thành "Thành phần thứ ba", nhưng thực chất lại là những kẻ "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản". Sau 30/04/75, "Thành phần thứ ba" đã lộ nguyên hình là những tên cộng sản nằm vùng, hoạt động theo chủ trương của CS miền Bắc, nhằm khuấy rối và đánh phá chế độ tự do dân chủ còn non trẻ của miền Nam.

Rồi hàng triệu người bỏ nước ra đi tìm tự do, mang theo cái hồn thiêng sông núi, với ngọn cờ vàng Tổ Quốc trong tim. Trà trộn trong số những người này, có gián điệp của CS gài vào, có những người ra đi vì kinh tế núp bóng tỵ nạn cộng sản, có những người trong thành phần thứ ba bị thất sủng phải bỏ chạy...

Nên nhớ rằng CS gọi "Thành phần thứ ba" là "Thành phần chàng hảng", là "Bộ phận giữa". Người cộng sản lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện, nên vẫn với sách lược cũ, bọn VGCS đâu kể gì tới liêm sỉ, chúng đang ra mặt o bế cái "bè he", ngụ ý kêu gọi "Bộ phận giữa" ở hải ngoại lộ mặt, tổng tấn công triệt hạ cờ vàng, thi hành nghị quyết 36!

Lâu nay bọn nằm vùng lặn kỹ, hay ngụy trang núp dưới danh nghĩa chống cộng. Nay chúng đã lần lượt lộ diện, xúc tiến thành lập những "Bộ phận giữa" tân trang, khơi mào cho cuộc tổng tấn công người Việt tự do hải ngoại, dưới sự chỉ đạo của đảng qua nghị quyết 36, là không dùng cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng cho tự do, dân chủ, nhân quyền, bằng những luận điệu ngụy biện, nào là "Không làm chính trị", nào là "Để cho người trong nước tham gia", ngay cả biểu tình chống Trung Cộng cũng không có cờ làm biểu tượng chống xâm lăng...

Đạo lý con người luôn trân quý những người có lòng dạ sắt son, không lay chuyển ý chí trước tiền tài, bạo lực. Trong khi những kẻ hai hàng, đón gió bẻ măng..., luôn bị xã hội khinh khi rẻ túng. Khi hai bên thù nghịch, chẳng có bên nào tin cái bộ phận "Sớm đánh tối đầu", phía trục lợi chỉ xài "Bộ phận giữa" này trong giai đoạn để có thêm tay sai, một khi con chó săn không còn khả năng săn mồi thì tới phiên nó bị thịt, đó là trường hợp của những kẻ trong "Thành phần thứ ba" của miền Nam trước kia: Sau chiến thắng và bỏ tù quân dân cán chính miền Nam xong, ngay bọn nằm vùng "Thành phần thứ ba" cũng bị thanh trừng, huống hồ chi lũ Vịt Kìu tham du lịch, du dâm, du thương, du hý...

Nhưng chúng ta cũng không cần mất công phân biệt, những người không tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ, chính thực không phải người quốc gia. Đừng để sự việc đi quá xa lại trễ, cái kinh nghiệm đau thương của ngày 30/04/75 còn đó, chưa nhòa.

Phạm Khắc Trung