Sunday 4 February 2018

Giai Phẩm Xuân Saigon Times Mậu Tuất 2018

Mỗi năm Xuân và Tết đến, hầu như tôi vẫn nhận được đều đặn Giai Phẩm Xuân Saigon Times, dù có giao bài hay không. Cái tình với Saigon Times đậm đà lắm,... Bài viết này như lời cám ơn vì đêm qua thức khuya đọc báo nhớ Saigon xưa gần như thưởng ngoạn Saigon Times. Nhung nhớ sách xưa Quốc Văn Giáo Khoa Thư (Cours Préparatoire et Élémentaire) dạy ta rằng "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây", quý tác giả không xử dụng bộ não hay không chịu nộp bài cho báo, nhỡ mai kia báo chí hết máu mai một, ngủm củ tỏi thì hỡi những cây bút bạn ta yêu chữ nghĩa khi xuân về lấy đâu báo xuân đọc nhỉ ? Madame Saigon Times Ái Cầm khôn thiệt à nhe... vì đọc báo, đừng quên bo, hãy viết báo... hihi...

Cầm giai phẩm Xun 2018 trên tay, lướt qua những trang technicolor ads tôi bấm calculator số thu huê lợi nhảy vọt theo cấp số nhân skyrocket, thảo nào Saigon Times máu tươi sinh tố bổ dưỡng, tiết canh cash flows tuôn vào "tài khoản" choáng ngộp không kịp thở, bảo sao ông anh Thái Tú Hạp không rủng rỉnh ví da cá sấu René Lacoste chánh hiệu marque parisienne, hôm thì ông anh đi ăn điểm tâm lót dạ sáng với ông tây Cung Trầm Tưởng tại quán tây La Vie trên khúc đường San Gabriel Blvd., vùng Rosemead, hôm thì ăn lunch với ông tây Québécois Lê Hân cùng với quý thi nhân Cao Mỵ Nhân và Ái Cầm nữ sĩ tại Café D'Étoile bistro trên con lộ sầm uất Santa Monica Blvd, West Hollywood, rồi có hôm hàn bút tôi mục kích ông anh Thái văn nhân Saigon Times lê túi bạc rủng rỉnh đi nhâm nhi tối dîner goût Toscane với ông tây tiểu thuyết gia romancier Parisien Nguyễn Quang (Minh Đức Hoài Trinh) tại ni nghe rất Ý đại lợi như Canaletto Ristorante Veneto của vùng biển Newport Beach, bistro chuyên về món biển cuisine Méditerranéenne.

Trở lại mục báo xuân Saigon Times dầy cộm rinh mỏi tay, số đón Xuân đầu năm thật phong phú bài vở trước mắt tôi, tối hôm qua tôi cho madame landlord ực sinh tố si rô codéine để bà ngủ sớm, để mình ên thức khuya nhai báo mới thú vị, đọc đến mỏi đôi ngươi lão. Giai phẩm Saigon Times bà Ái Cầm vực dậy nhiều nhà văn, nhà thơ hiện khuất bóng hay còn sinh khí bút văn, tôi bấm calculator nhận diện khoảng 60 vị, nào những Phạm Xuân Đài, Phan Tấn Hải, Lý Đại Nguyên, Tuệ Anh, Nguyễn Quý Đại, Cao Mỵ Nhân, Bùi Giáng, Lê Hân, Luân Hoán, Viên Linh, Nguyễn Thanh Huy, Vương Trùng Dương, Nguyên Sa, Nam Sơn Trần Văn Chi, Linh Bảo, Nguyễn Quang (Minh Đức Hoài Trinh), Nguyễn Mạnh Trinh, Xuân Tước, Phạm Tín An Ninh, Tô Thùy Yên, Vương Đức Lệ,... nhiều và nhiều,... Sụp mí hả ? Hãy ực thêm vài shots loại xây chừng café espresso cappuccino để mở to con ngươi đọc tiếp nhé. Saigon Times bài vở chọn lọc, in ấn trang nhã, các trang màu mát mắt mát ngươi, phong phú ads, có thực mới vực được đạo để rủng rỉnh bóp da cá sấu Lacoste của Thái Tú Hạp,... Khi túi bạc rủng rỉnh, bóp da cá sấu dầy cộm thì ôn chủ bút Thái Anh Tui nhất định không bán trang bìa, mà hình như muôn thuở cô ái nữ Cynthia Thái Doanh Doanh ngự trị vĩnh viễn nơi cơ ngơi trang bìa.

À, à mà nè sao danh sách Mậu Tuất 2018 có ông anh tuyên thệ khi vào xứ Mỹ ở giá mãn kiếp là Nguyễn Thanh Huy, năm nay lại thiếu bạn tui Trần Trung Đạo, aka me-sừ Aish Baladi (Bánh mì Ai Cập), ôn ni yêu fulltime món bánh mì truyền thông triticum aestivum flat pita của xứ Cairo nên quên góp bài chứ gì nữa nhỉ? Thôi hẹn bạn tui sang năm con lợn Kim Jong Ủn ỉn Kỷ Hợi nhé. Mời đọc bài viết cũ nhiều kỷ niệm một thuở Saigon xưa có bài xuân Từ Kế Tường năm nào...

Thú đọc báo xuân

Không biết từ bao giờ làng báo có truyền thống phát hành thêm tờ báo xuân vào dịp Tết Nguyên đán, gọi là Giai phẩm xuân. Tờ báo đặc biệt này tăng trang, dày gấp đôi gấp ba báo thường, bìa in ốp sét 4 màu, ruột cũng in màu và vì báo xuân nên bài vở chọn lọc, đề tài mùa xuân “vui nhà vui cửa”, tránh chuyện đấu đá, chém giết, tai nạn... Hầu hết là bài văn nghệ, còn thời sự chỉ vài trang mang tính tổng kết, nhìn lại giống như thêm gia vị ngày xuân.

Báo xuân trước năm 1975 thường phát hành cận tết, trong khoảng từ 20 - 26 tháng chạp, không như báo xuân bây giờ in ấn, phát hành rất sớm, trước tết một tháng. Thậm chí, có tờ báo xuân phát hành sáng 28 tháng chạp, còn thơm mùi giấy mực trong khi đây đó đã rộn rã hoa trái, bánh mứt lẫn tiếng trống múa lân, tiếng pháo mừng xuân. Báo xuân là một mặt hàng ưa thích của mọi nhà, ít nhất mỗi nhà cũng mua một tờ mà mình ưa chuộng để nam phụ lão ấu trong gia đình cùng đọc lai rai trong ba ngày tết, hay khách đến chơi nhà, chúc tết gia chủ trong lúc hàn huyên bên chung rượu chén trà, thỉnh thoảng liếc qua vài trang. Đó là một thứ văn hóa đọc vào ngày xuân đã được duy trì từ rất lâu của người Sài Gòn lịch lãm.

Trước năm 1975 ở Sài Gòn có khoảng 30 tờ báo, hầu hết đều là nhật báo khổ lớn, kế đến là tuần báo, bán nguyệt san, tạp chí... chỉ đếm trên đầu ngón tay và đều là báo văn nghệ. Tại sao báo xuân hồi ấy không in ấn, phát hành sớm trước tết cả tháng như bây giờ? Rất đơn giản, vì nó không mang tính cạnh tranh khốc liệt, và độc giả nếu mua đọc báo ngày thường xuyên tất nhiên sẽ ưu tiên mua báo xuân của tờ đó. Còn nếu mua thêm tờ báo xuân thứ hai thì sẽ chọn tờ cốt để “hài lòng bà xã”, nghiêng về đề tài phụ nữ, ví dụ Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Ngày Mai,...

Báo xuân trước năm 1975 hầu như không đặt nặng vấn đề quảng cáo, nội dung bài vở cũng rất phong phú, nhiều chuyện đông tây kim cổ. Người đọc sẽ không bỏ qua các bài tư liệu, ghi chép xoay quanh chuyện con giáp của năm đó, ví như “Năm Ngọ nói về con ngựa” và ôi thôi, có đủ chuyện về con ngựa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng như “Xuất thân của con ngựa trường đua Phú Thọ” đến chuyện “Con ngựa bà”. Phụ nữ vốn mê tín, thiên về tâm linh, thích bói toán, tử vi ngày xuân nên sẽ có những chuyên gia cỡ Huỳnh Liên, Khánh Sơn “bốc quẻ” bàn về những người tuổi Ngọ, sau đó là tình, tiền, tài, lộc, một thứ “tử vi đẩu số” cho mọi người.

Khi lên trung học, tôi đã có cái thú “đọc cọp” báo xuân ở vài sạp báo quen đầu phố. Lúc đó tôi đã tập tành làm thơ, viết truyện gửi đăng báo xuân, nên đọc để dò xem báo họ có đăng bài mình không. Nếu có thì móc hầu bao mua tờ báo xuân có đăng bài để “tự sướng”, sướng lắm, sướng một cách khó tả khi lật trang báo xuân có đăng bài thơ, đoản văn hay cái truyện ngắn của mình. Không có sự sung sướng nào bằng khi mua tờ báo xuân (không cần báo biếu, nhuận bút) có đăng bài mình. Không chỉ mua một tờ, mà có nhiều tiền sẽ mua năm bảy tờ về khoe, tặng bạn bè.

Từ Kế Tường.
-------------------------------------------------------------------------------------
Vào sách... (Saigon Times Giai Phẩm Xuân 2018, trang 165)
Intro chapeau: Em còn nhớ không em? bài của ông anh tây Parisien gốc Sorbonne và Cambridge: Nguyễn Quang... VHLA Trần Văn Tui xin intro...
Khi mùa xuân về tôi thích nghe bài hát Em Còn Nhớ Mùa Xuân của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, bài hát có những câu như:
"Nơi ấy bây giờ còn có mùa xuân
Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần...."

Tôi có người anh văn nghệ hay anh văn học kết nghĩa, ông rời Việt Nam sang Pháp du hoc năm 1950. Năm 1980 ông di cư sang Mỹ và hiện sinh sống tại miền Nam California. Trải qua gần 70 năm xa xứ, ông vẫn yêu thích bộ môn văn chương, chia chung sờ thích như người bạn đời nay đã quá vãng của ông. Hôm nhóm chúng tôi họp mặt tại campus đại học California Long Beach, ông phát biểu trong nghẹn ngào khi nhắc đến bà. Tuần vừa qua vợ chồng tôi đi ăn tối với ông, trong dịp trò chuyện ông tâm sự có những hôm ông cứ ngỡ bà còn sinh tiền, đi đâu ông lật đật chạy xe về nhà gấp để lo cho bà. Đấy là thói quen cố hữu qua bao năm chung sống. Nhạc sĩ Justin Timberlake chia sẻ kinh nghiệm trong hôn nhân qua câu nói sau, khá gần gũi với ông anh nuôi của tôi: "Tình yêu đích thực đối với tôi là khi bà vợ là ý nghĩ đầu tiên thoáng qua đầu bạn khi bạn thức dậy và suy nghĩ cuối cùng đi xuyên qua đầu bạn trước khi đi ngủ." (True love, to me, is when she's the first thought that goes through your head when you wake up and the last thought that goes through your head before you go to sleep). Phải chăng ông anh văn học của tôi có đồng ý tưởng với Justin Timberlake chứ ? Lo cho vợ full time như vậy.

Chiều nay tôi nhận bài tùy bút do ông viết. Đây là một bài ngắn sẽ in trong một tác phẩm mới của ông kể về sinh hoạt bà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam cũng như bà đã lo toan tất bật giúp đỡ người đồng hương tị nạn Việt Nam đến Pháp năm xưa.

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời:
https://www.nguoi-viet.com/littl…/nu-si-minh-duc-hoai-trinh/
Việt Hải Los Angeles

Dựa theo bài viết có đoạn kết luận với câu: "Em còn nhớ không em?", tương tự như bài hát Em Còn Nhớ Mùa Xuân của Ngô Thụy Miên "Em có bao giờ còn nhớ mùa xuân ?", tôi cảm tác đoản thơ sau, kính tặng người anh nuôi... vốn yêu quý văn học.
VHLA, Nov. 9 th, 2017.

Un premier bisou au printemps
Chérie,
Suis-je en train de chasser ton âme dans un rêve?
Leurres de printemps dans le ciel lumineux.
Avons-nous déjà rappelé la saison oubliée?
Un premier baiser lèvres aux lèvres, comme c'est doux!

(par VHLA)
Nụ Hôn Mùa Xuân
Em hỡi em ơi ở chốn nao?
Mùa xuân vừa đến nắng trên cao.
Tưởng mùa năm cũ vào quên lãng ?
Kỷ niệm đầu nụ hôn ngọt ngào!

(Việt Hải Los Angeles)
-----------------------------------------------------------------------------------
Em Còn Nhớ Mùa Xuân, Ngô Thụy Miên, Sĩ Phú:
https://www.youtube.com/watch…
Viết cho người bạn đời:
Khi yêu nhau
lúc nào cũng là mùa xuân
Em,
Em còn nhớ không em?

Đầu mùa xuân trong những thập niên sáu mươi, điện thoại reo, khi nhấc lên nghe giọng nói của một người phụ nữ bên kia đầu dây nói tiếng Việt. Chuyện lạ là cộng đồng người Việt ở Pháp lúc bấy giờ bắt đầu nảy nở nhưng vẩn chưa có bao nhiêu, lạ hơn nữa là cách nói chuyện có vẻ xã giao nhưng không kém phần trang trọng; cô ngỏ ý muốn mời để cô phỏng vấn trong chương trình Việt Ngữ cô phụ trách trên đài phát thanh Pháp Office de la Radio Télévision Francaise (ORTF), như cô đã mời rất nhiều sinh viên Việt Nam đã thành tài, sấp ra tường hay những người đã thành công ở Pháp. Nghe ớn quá nên tôi lễ phép từ chối vì không biết mình có đủ từ ngữ cho cuộc phỏng vấn hay không, hơn nữa mỉnh có biết gì đâu để trả lời những gi cô sấp hỏi. Cô có vẽ thất vọng vì đến bây giờ chưa ai từ chối lời mời của cô! Trước khi chia tay tôi gặng hỏi: 

- “Làm sau cô biết số điện thoại của tôi để gọi.” 

- “Tôi có phỏng vấn rất nhiều người trong chương trình này, trong dịp đó mấy tuần trước đây tôi có phỏng vấn Bác sĩ Phát, ông bảo có người anh đang là việc cho nhà xuất bản nổi tiếng ở Paris nên ông cho tôi cơ hội để gọi ông” Cô trả lời.

Ngẩn ngơ, bất ngờ khiến cho tôi trở nên tọc mạch nên xin hẹn gặp cô. 

- “Mà gặp ở đâu và bao giờ hè?”

- “Tám giờ sáng ngày chủ nhật tại quán café “Les Deux Margots”. Trên đại lộ Saint Germain, Saint Germain des Près.

Lẽ dĩ nhiên là phải ở quán Café “Les Deux Margots” là nơi tề tựu thường xuyên các văn nghệ sĩ nổi tiếng, các họa sĩ đã thành danh hay các đại văn hào như Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoire v. v. . .

Ở ngoại ô Paris, phải mất ít lắm nửa tiếng đồng hồ lái xe thành ra phải dậy sớm và đến sớm hơn giờ hẹn vì sự tế nhị không muốn người nữ đến trước chờ.

Đầu mùa xuân, lá non xanh đã đôm đầy cành trên hàng cây dài theo đại lộ Saint Gernain, nắng ấm nên chọn chổ ngồi bên ngoài để có dịp ngắm ông đi qua bà đi lại cũng như để cho các ông đi qua bà đi lại có dịp nhìn mình. Chuyện lạ là sáng chủ nhật dân Paris dậy rất trễ vì tối thứ bảy là họ thường vui chơi đến gần sáng nhưng ở đây chưa tám giờ mà quán “Les Deux Margots” đã đông đầy người. 

Ngồi không bao lâu thì thấy từ đằng xa dáng vóc người phụ nữ Á đông mạnh dạng tiến bước, y phục đơn giản, gọn gàng nhưng rất thanh lịch và tự nhiên, không phấn son, dáng điệu dễ thương rất mignonne, không có cái gì để gọi là sắc đẹp giả tạo, vì từ trong con người có một cái gì tỏa ra với một mãnh lực thu hút một cách lạ thương. Tay cầm cái cặp thay gì cái bóp sách tay như bao nhiêu người phụ nữ khác. Hai người chưa bao giờ gặp nhau nhưng khi cô đến gần, tôi đứng lên thì cô vui mừng chào hỏi, xong tự giới thiệu như có sự thâm tâm tương đắc làm cho chúng tôi có cảm tưởng như đã biết nhau từ lâu. Tôi lén liếc nhìn đồng hồ thì đúng tám giờ, đúng giờ hẹn là một điểm đáng nể và tự nghĩ cô là người làm việc nghiêm chỉnh.

Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, đoán cô cùng lứa tuổi nên tôi gọi bằng chị và chỉ biết chị là nhân viên của đài phát thanh mà thôi, ngoài ra không biết chi về quá trình hay đời sống của chị cả. Trong khi trao đổi những lời xã giao người hầu bàn mà người ta thường gọi “garcon” đến hỏi chúng tôi muốn dùng chi buồi sáng, Tôi xoay qua hỏi “Chị dùng chi?” - “Cà phê sữa và một phần bánh bébé croissants. Bébé Croissant ở đây ngon lắm”. Cô nói tiếp làm tôi tự nghĩ “Cô này có vẻ sành điệu quá và tự an ủi, mình cũng ở Paris khá lâu nhưng làm sao biết hết những bí mật của Thủ đô ánh sáng này. Tôi xoay lại người garcon: “Cho chúng tôi 2 cappuccini (cà phê sữa) và hai phần bébé croissants”. (Bébé croissants là loai bánh mì “sừng trâu”, chỉ lớn bằng ngón tay cái mà thôi). Sau đó chúng tôi vào đề ngay về việc phỏng vấn trên đài. Tôi cảm thấy thoải mái hơn sau khi một vài vấn để được giải tỏa và sung sướng chấp nhận cuộc phỏng vấn. Trong lúc uống cà phê và ăn croissants - rất đặc biệc và có ngon thật” - Cô lấy các dữ kiện cần thiết để làm thẻ vào đài phát thanh. Chúng tôi từ giả sau khi ăn xong và hẹn cô sẽ cho biết ngày giờ cho cuộc phỏng vấn. Hai ngày sau, điện thoại reo vang, cô cho biết ngày giờ và địa điểm. Để tránh sự vất vả phải đi Métro đến đài nên tôi đề nghị đến rước cô ở đường Chantier, Paris V. Một lần nữa rất đúng giờ và lần này cô mặc áo dài, lại là một con người khác; dịu dàng dễ thương của người Á Đông.

Trước khi đến phòng thu thanh, chúng tôi phải đi qua nhiều văn phòng, ai cũng vui vẻ chào đón cô, thậm chí các bạn đồng nghiệp còn trêu ghẹo một cách thân mật như “Ô lala quel beaux couple!” ( Chao ôi thật là đẹp đôi!). Họ nói nhỏ với nhau nhưng cố tình nói đủ lớn để cho chúng tôi nghe. Những lời trêu ghẹo có thể là vô thưởng vô phạt nhưng có biết đâu nó có tác dụng tâm lý không chờ đợi; có thể xâm nhập vào trong thâm tâm của hai người chăng?

Cuộc nói chuyện trên đài diễn tiến một cách tốt đẹp là do người biết phỏng vấn cho nên cuộc nói chuyện trở nên sống động, nửa tiếng đồng hồ qua rất mau. Được cô bảo là thành công và cho tôi ngày giờ đế đón nghe. Tôi đề nghị mời cô dùng cơm trưa nhưng bị ừ chối vì cô phải ở lại làm việc tiếp trên đài. Hai ngày sau nghe lại bài phỏng vấn trong chương trình Việt ngữ, tôi cảm thấy xấu hổ vì trong câu chuyện lắm khi tìm không ra chữ nên phải dùng tiếng Pháp xen vào, mặc dầu mình hết sức cố gắng chỉ dùng tiếng Việt, cũng may là đối với Cộng đồng người Việt ở Pháp họ tha thứ và chấp nhận dể dàng hơn. Chúng tôi từ giả một cách bình thường tại đài radio sau cuộc phỏng vấn, nghĩ rằng mình sẽ gặp lại nhau trong nay mai, không ngờ sau một vài tuần hinh ảnh của cô gái xinh xinh đó cứ mãi áp ù và quấy rầy trong đầu. Điện thoại mãi hầu mong gặp lại cô nhưng không ai trả lời đến độ tôi phải gọi nơi cô làm việc thì mới biết đài truyền hình Pháp đã gởi cô đi công tác ở phương xa! Từ đó chúng tôi không còn liên lạc với nhau cho đến năm 1972 gần sáu năm sau! Như một phép lạ, điện thoại reo, với giọng quá quen thuộc mà tôi mãi chờ đợi từ lâu, bên kia đầu dây, rất vui mừng nhưng lại hỏi một câu không đúng chổ, vô cùng vô duyên, thốt lên một cách tự nhiên mà không nghĩ đó là những lời trách móc đối với người bên kia đầu dây: 

- “Ủa chị còn nhớ tôi sao?” 

Các cô các bà phần đông rất nhậy cảm, hiểu ngay lời trách và cũng hiểu ắt phài có lý do tình cảm gì đó mới trách mình như thế. 

- Anh không phải là người thứ nhất mà hầu như tất cả các bạn tôi đều trách tôi như thế. Vì chuyến đi quá đột ngột nên không thông báo cho ai được cả.

- Rồi bây giờ? Tôi hỏi.

- Rồi bây giờ tôi sẽ ở lại Paris một thời gian nhưng bận rôn lắm.

Con người này quá bí mật, Tôi nghĩ thầm với sự tế nhị nên không hỏi cô đã đi đâu và làm gì trong mấy năm qua, bây giờ lại xuất hiện mà còn cho biết cô rất bận rộn trong lúc tình hình chánh trị cũng khá xôn xao ở Paris. Tôi cảm thấy hơi táo bạo nhưng không sao kìm hãm được câu hỏi:

- Bao giờ mình có thể găp lại nhau?

- Một ngày gần đây.

Câu trả lời của cô làm tôi càng thêm tọc mạch nhưng rất vui vì coi như một lời hứa nên kiên nhẩn chờ mã đến mấy tuần sau ngày 27 tháng giêng năm 1973 là ngày Hiệp Định Paris được ký kết. Điện thoại reo, kỳ này tôi được mời tham dự một buồi họp gồm có anh hội trưởng cùng một số đông các anh em của Tổng Hội Sinh Viên tại Paris và một vài nhân vật trong Cộng đồng người Việt ở Thủ đô, cộng thêm hai nhân vật của Hoàng gia Lào làm cho buổi họp càng thêm trang trọng. Trong một gian phòng rộng lớn, đông chật người. Chủ đề buổi họp là “Làm thế nào tái thiết quê hương sau Hiệp Định Paris” mà chính cô là người chủ xướng, nghĩ rằng sau Hiệp Định Paris thì sẽ có hòa bình! Buổi họp vô cùng sôi nổi, bắt đầu từ 6 giờ chiều, với một chủ để to lớn như thế này, cứ bàn mãi chuyện này sang chuyện kia, câu hỏi này đến câu hỏi khác v. v. . . và không bao giờ kết thúc được nhưng phải tạm ngưng vì khi nhìn lại là gần một giớ sáng ai ai cũng phải ra về để lấy chuyến Métro cuối cùng là 1 giờ khuya. Như một cơn gió lốc chỉ có mấy phút, giang phòng rộng lớn đông nghẹt trở nên trống rỗng, chỉ còn lại ông chủ gia và hai đứa chúng tôi vì chờ đưa cô về, nhưng không; ngày làm việc của cô chưa chấm dứt, cô còn phải đi gặp những người bạn của cô ở ngoại ô Paris, họ đang chờ. Bước ra bên ngoài để chứng kiến thành phố Paris phủ lên một lớp tuyết trắng gần hai tất và tuyết vẩn còn rơi, đã một giờ sáng mà vẫn hân hoan đưa cô đi gặp các bạn ở ngoại ô Paris. Trước khi đến nơi, còn phải đi bộ qua một quãng đường dài, cô cập lấy tay tôi một cách tự nhiên, tôi cảm thấy rất hạnh phúc, trước bối cảnh mờ mờ ảo ảo của công viên phủ một lớp tuyết trắng, dưới ánh trăng vô cùng lãng mạn. Khi thở hơi nước phì ra như khói, không biết cô đang nghĩ gì trong đầu, hai người chỉ bước đi trong im lặng, trong bầu không khí giá băng. Đến nơi, đèn trong nhà vẫn còn sáng các người bạn của cô vẫn đang chờ. Tôi trao cô cho các bạn vui mừng chào đón cô như sứ mạng hoàn được tất (mission accomplie) nhưng khi cô xoay qua phía bên tôi có lẽ để tõ lời cám ơn thì các bạn của cô tế nhị khép cửa lại để cho chúng tôi có một vài giây phút riêng tư với nhau, không chờ đợi cô vừa nói “Cám ơn anh” vừa đặt đôi môi lạnh buốt trên má mình. Chuyện hôn trên má đối với người Âu là chuyện bình thường nhưng sao tôi cứ mãi nhớ!

Cá nhân tôi không biết chi về nhân vật vô cùng bí ẩn này làm tôi càng thêm tò mò, tìm hiểu về sự xuất hiện của cô rồi biến đi một thời gian rồi lại tái xuất hiện một lần nữa, vì sau khi đưa cô đến nhà những người bạn của cô, giữa đêm ở ngoại ô Paris, cô lại bặt vô âm tín, biến đi đến cả năm sau! Điện thoại mãi mà không ai trả lời. Trong lúc thời cuộc ở quê nhả càng ngày càng nóng bỏng, bỗng nhiên được thơ cô gởi về từ Indonesia, ngắn gọn chỉ có mấy chữ “Em sẽ về...” như trong bài hát “Em không đi nữa, em sẽ về, em sẽ về ôm anh, em sẽ về ôm lại quê hương mình…“ Ngạc nhiên nhưng sung sướng vì cô xưng “Em” trong thơ.

Một thời gian không lâu sau biến cố 30 tháng tư 1975, điện thoại reo với những lời tha thiếu kêu cầu cứu: “Em nhờ anh giúp em một tay” Cách xưng hô “Anh Em” đến một cách tự nhiên vào lúc nào cũng không biết. Thì ra cô và một vài người bạn khác lo giúp đồng bào tỵ nạn áo ạt đến ở các trung tâm dành riêng cho người tỵ nạn mà các tổ chức thiện nguyện cũng như các cơ quan chánh quyền bị bất ngờ tràng ngập. Ai lo được gì thì lo, tùy theo khả năng của mình, một nhóm lo xin quần áo cũ để phân phát cho những người mới tới, mặc dù đã là tháng 5 trời ấm nhưng vẩn cảm thấy lạnh đối với những người mới tới từ xứ mặt trời, nhóm khác lo việc thư từ tìm liên lạc các thân nhân gần xa cầu cứu hay cho biết họ đã đến bờ tự do an toàn hay giúp làm thủ tục định cư v. v... Trong mấy tuần lễ liên tiếp chúng tôi sát cách bên nhau trong việc làm giúp đỡ đồng hương, ngày nào cũng đến tối mới xong việc. Một hôm trên đường vế khi đi ngang qua công viên Tuileries chúng tôi dừng xe lại để tìm một chút thời gian thư giãn, không ngờ là nơi chúng tôi trao đổi nụ hôn đầu tiên và từ đó chúng không bao giờ xa nhau nữa. Sau một thời gian sinh hoạt chung chúng tôi nhận ra đã tìm ở nhau người đồng chí hướng và tư nay chúng tôi nắm tay nhau cho một cuộc hành trình mới cho nến cuối cuộc đời. Ở bên nhau từ ngày trao đổi nụ hôn đầu tiên cho đến ngày nay chúng tôi thường đùa với nhau, thường đi ngược thời gian trong những lúc uống trà mỗi buổi sáng. Có không biết bao nhiêu chuyện kể cho nhau nghe nhưng chuyện tôi muốn biết là cô đã thầm yêu tôi từ bao giờ và tại sao. Cô đồng ý với điều kiện là tôi cũng phải cho cô biết phần bên tôi.

- Khi gặp anh lần đầu tiên, đứng trước con người cao lớn làm em chú ý.

- Ha! Ha! C’est un coup de foudre = Ha Ha tình yêu sét đánh!

- Không không em chỉ để ý thôi, trong công việc của em, em tiếp xúc rất nhiều nhân vật đặc biệt, khác nhau.

Khi kể tâm tình cho nhau nghe thường có những trận cười trêu ghẹo. Cô kể tiếp với vẻ nghiêm nghị.

- Anh còn nhớ không? Buồi họp có Tổng Hội Sinh Viên và nhiều hội đoàn khác. Cử chỉ trượng phu của anh là người duy nhất nhận đưa em đến nhà bạn ở ngoại ô Paris lúc một hai giờ sáng, trên đường bao phủ đầy tuyết rất nguy hiểm, làm em cảm động và sau cùng khi sinh hoạt bên cạnh anh, em nhận ra là em đã thầm yêu anh, yêu con người chân thật, cùng đồng chí hướng mà em có thể trao gởi cuộc đời của em.

- Thôi thôi, to lớn quá, quan trọng quá anh không dám nhận đâu, còn phần của anh thì rất đơn giản: Anh đã lộn mèo yêu em (Head over heels in love) khi em đặc đôi môi lạnh buốt trên má anh, trong đêm khuya, băng giá và anh phải đợi mấy năm sau mới được em hồi đáp tại công viên Tuileries!

Chúng tôi nhớ lại là khi chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên là lúc đầu xuân mãi cho đến suốt mấy năm sau mới nhận ra chúng tôi đã thầm yêu nhau ở cuối mùa xuân. Nay tuổi đã cao, quí báu từ giây phút được ở bên nhau, không ngần ngại nói lên anh yêu em hay em yêu anh, em nhớ anh hay anh nhớ em khi xa vắng. Chúng tôi nghĩ rằng khi hai người tha thiết yêu thì lúc nào cũng là mùa xuân. 

Em còn nhớ không em?
(L'amant de Paris, dédié à celui que j'aime.)
-------------------------------------------------------------------------------------
Nếu Ngô Thụy Miên nhắc về Saigon qua bài tình ca rung động tim yêu, xin theo dõi nhà văn Nam Sơn nhắc Saigon ở khía cạnh văn hóa khác nhé
Kể Về Cơm Thố Chợ Cũ Năm Xưa – Trần Văn Chi (Saigon Times, trang 140)
Cơm là thực phẩm chánh của người Việt mình từ xưa đến nay. Có nhiều loại cơm quen thuộc như cơm trắng, cơm tẻ, cơm nếp, cơm chiên, cơm vắt, cơm nguội, cơm tấm, cơm tay cầm, v.v.. Nhưng cái tên “cơm thố” nghe lạ tai với không ít người Việt mình ở hải ngoại.

Cơm thố là cơm gì? Chợ Cũ ở đâu?

Cơm thố là làm chín gạo trong cái thố nhỏ bằng cách chưng cách thủy. Mỗi thố cơm tương đương độ một chén cơm nhỏ. Đây là cách nấu cơm cầu kỳ theo truyền thống của một số dân tộc người Hoa. Theo như kể lại, cơm thố có mặt ở Sài Gòn-Chợ Lớn vào thập niên 30-40 của thế kỷ trước. Đến thập niên 70, do khăn gói gió đưa từ Gò Công lên Sài Gòn, tôi mới có cơ hội làm quen với vài “món ngon vật lạ” ở đô thành hoa lệ trong đó món cơm thố Chợ Cũ.

Chợ Cũ Sài Gòn nguyên là chợ Bến Thành, đã có trước khi Pháp chiếm Gia Định. Chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định, bến nầy dân gian gọi là Bến Thành và chợ có tên là chợ Bến Thành. (xem thêm Lịch sử chợ Bến Thành)

Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định, quân triều đình Huế dùng chiến thuật hỏa công, thành phố và chợ Bến Thành bị thiêu hủy. Năm 1860, sau khi “bình định” xong Gia Định, Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ, cột bằng gạch, sườn gỗ và lợp lá.Vào năm 1887, Pháp cho lấp con kinh, sát nhập hai con đường lại làm một, thành đại lộ Charner, nay là đại lộ Nguyễn Huệ. Khu chợ càng trở nên đông đúc mà phần nhiều là của người Tàu, người Ấn và người Pháp.

Năm 1912, vì chợ cũ kỹ nên Pháp lựa chọn một địa điểm khác để xây cất một khu chợ mới lớn hơn. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (sau nầy là bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.

Khu chợ Bến Thành cũ được gọi là Chợ Cũ tới nay. Nên có câu ca dao:

Chợ Bến Thành dời đổi,
Người sao khỏi hợp tan.
Xa gần giữ nghĩa tào khang,
Chớ ham nơi qườn quới, (mà) phụ phàng bạn xưa!

Ngon mà giá bình dân là những tiệm cơm thố nằm góc đường Tôn Thất Đạm – Hàm Nghi. Đa số người đến tiệm là người Việt gồm đủ thành phần xã hội. Người ra vào tiệm tấp nập chủ yếu vì món cơm thố ngon thơm, dẻo và luôn luôn nóng mà giá cả rất “bèo” như tiếng Sài Gòn bây giờ.

Phần tôi lần đầu tiên được ông bạn vong niên mời ăn cơm thố Chợ Cũ. Vào tiệm thấy người ta kêu những món mà từ nhỏ tôi chưa được ăn bao giờ như cá hấp, gà nướng, bồ câu quay, canh cải bẹ xanh nấu với cá thác lác v.v..

Thấy có người vào ăn một hơi cả chục thố cơm, mà đồ ăn chỉ với một dĩa cá mặn rất ư là khiêm nhường. Cơm thố Chợ Cũ từ đó đã gây cho tôi nhiều ấn tượng về thế giới ẩm thực của người Hoa. Sau này trở thành dân Sài Gòn, có nhiều dịp ăn cơm thố, tôi mới khám ra nhiều điều thú vị và bí mật về thế giới cơm thố từ lối nấu, cách ăn của Tàu đã du nhập vào người Việt.

Như ở tiệm cơm thố Bac-Ca-Ra sau rạp chiếu bóng Nam Quang (?) thực khách hầu như chỉ có người Việt. Tiệm nổi tiếng nhờ chiêu “khách gọi món gì tiệm nấu món nấy,” bất kể món gì, từ món “cá hàm dỉ,” canh cải bẹ xanh nấu gừng, đến món cá chưng, cá hấp v.v.. Thế mà thực khách ai nấy đều vui vẻ chờ đợi!

Nay nói về cái thố hấp cơm.

Thố là dụng cụ để đựng bằng sành sứ, là đồ dùng trong gia đình như chén, dĩa, tô, tộ. Thố có nhiều cỡ kiểu, có loại có quai/ không quai, có loại có nắp/ không nắp. Ngày xưa, nhà giàu ở miền Tây thường hay chưng một cặp thố kiểu loại lớn, trên bàn thờ trông cho sang.

Thố kiểu nhỏ được dùng đựng nước cúng, đơm cơm, đựng cơm rượu xôi vò v.v.. dọn trên bàn thờ trong ngày giỗ, ngày Tết. Thố bằng sành thì được dùng để hấp cơm, tiềm thuốc bắc. Thố kiểu làm bên Trung Hoa, còn thố sành được làm ở Bình Dương.

Nồi và xửng hấp cơm thố cũng rất đặc biệt.

Nồi to, trong nồi đặt cái xửng lớn có hai, ba từng hấp, xửng đan bằng tre có nhiều lỗ thoát hơi lớn bằng ngón tay cái. Phần chứa nước sôi của nồi hấp có chỗ tiếp thêm nước nóng mà không cần dời các từng chứa cơm, tránh không làm cho cơm bị “hót hơi.” Các thố cơm sắp thưa và đều trong mỗi từng hấp để còn chỗ cho hơi nước bốc lên từng trên cùng.

Gạo dùng nấu cơm thố

Là loại gạo ngon đặc biệt như gạo Sóc Nâu, gạo hột dài, gao nàng hương Chợ Đào.

Cho ít gạo, đã được gúc sạch để ráo nước, vào từng cái thố sành. Tùy theo loại gạo mà gia giảm nước. Nước chỉ được châm vào thố một lần mà thôi, không được châm thêm. Tất cả đều do kinh nghiệm của người bếp làm sao cho cơm vừa ăn, không khô, không nhão.

Người bếp phải biết chắc từng cơm nào đã chín để chuyển qua từng khác, bằng cách chồng nhiều từng cơm đã chín lên nhau để chỉ giữ cơm luôn được nóng.

Hấp cơm thố quả là cầu kỳ và công phu! Cơm thố như vậy là “cơm trắng đặc biệt,” không giống như cơm trắng thường nấu bằng nồi đất mà chúng ta ăn hằng ngáy ở nhà. Hột gạo trong thố được làm chín bằng cách hấp nên mùi thơm của gạo len ẩn vào trong ruột hột cơm, làm cho cơm thố thơm hơn cơm nấu. Cơm thố còn có đặc tánh nữa là giữ nóng lâu, để nguội hấp lại mà không bị khô. Đặc tính nầy cơm nấu thường không có.

Vào tiệm cơm thố, “phổ ky” bưng lên, ăn bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Bạn không cảm thấy ăn cơm thừa của người khác. Thố cơm bé xíu, trông hấp dẫn, và hai đũa là hết. Bạn thấy ngon hơn ăn cơm bới trong nồi.

Được biết tới nay vẫn còn một tiệm cơm thố kỳ cựu ở số 45, đường Tản Đà, quận 5, Chợ Lớn, mang bảng hiệu tiếng Việt là Giang Nam, nổi tiếng nhờ bán độc nhứt món cơm thố, không bán thêm mì hủ tiếu như tiệm khác. Bảng hiệu cơm thố Giang Nam có mặt vào khoảng 1942, nhờ được đạo diễn phim Người Tình (quay năm 1992) chọn để tái hiện cảnh sanh hoạt hàng ngày của Chợ Lớn thời thập niên 30-40 thế kỷ trước, làm cho cơm thố Giang Nam thêm tiếng tăm.

Cũng nên phân biệt cơm thố với cơm tay cầm.

Cơm tay cầm là loại phục vụ cho nhiều người, dọn chung cho cả bàn cùng ăn. Cơm tay cầm là cơm nấu chung với thức ăn, là cơm tổng hợp, người ăn không phải ăn kèm với thức ăn nào khác. Thức ăn như hải sản, gan heo, gà quay… hấp chung với cơm trắng trong cái nồi nhỏ có một một quai, gọi là tay cầm. Cơm tay cầm cũng được làm chín bằng cách hấp cách thủy, sau khi chín có tiệm còn bắc xoong cơm tay cầm lên bếp lửa cho cơm khét phần dưới.

Tại Little Saigon đó đây còn có tiệm còn bán món cơm tay cầm. Riêng món cơm thố Chợ Cũ của tôi chỉ còn là “vang bóng một thời.” Khoa học tiến bộ, nấu cơm bằng nồi điện, làm cho cơm thố Chợ Cũ đã bị lùi vào trong ký ức! Đúng là đời sống văn minh làm cho “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” như lời Chân Quê của Nguyễn Bính!

Kể cũng tiếc…

Giáo Sư Trần Văn Chi.
------------------------------------------------------------------------------------
Sau Nam Sơn Trần Văn Chi bút tôi xin intro nhà văn Vương Trùng Dương, tác giả của sách "Văn Nhân & Tình Sử", có bài Nguyên Sa, Lời Thơ Ý Nhạc đăng trong Saigon Times Số Xuân 2018, trang 94.

Bút tôi có kỷ niệm với nhà văn Vương Trùng Dương nhiều và nhiều lắm,... Phone reo tiếng ôn Tư Dương Trần thế giới Caliweekly :"Bạn hiền nhớ nộp bài sớm nhe, thứ Tư lên khuôn!", ừ thế là ném thứ Tư vào tên ôn luôn cho tiện việc sổ sách.

Vương Trùng Dương bao năm cầy mỏi lưng mòn gối cắc củm được một bao tiền đô xanh vác ra làm báo CaliWeekly. Ban Tham Mưu gồm chủ nhiệm Vương Trùng Dương, chủ bút CNN Nguyễn Ngọc Chấn, và Tổng Thơ Ký Trần Việt Hải, mỗi thành viên ôn Tư Dương Trần in cho business cards, đeo beeper phóng viên, dữ dằn le lói một thuở làm báo. Tư Dương Trần vốn tin lá số tử vi phong thủy âm dương ngũ hành, nào những ba thành viên trụ cột đại diện cho 3 miền đất nước Trung Nam Bắc (Dương Hải Chấn), một xứ sở vẹn toàn địa lý, từ Ải Nam quan đến mũi Cà Mau Caliweekly sẽ cất cánh thăng thiên, vút bay như F-16 chứ còn gì nữa nhỉ. No, no José,... Không, không như vậy. Ban tham mưu gồm những tay mê văn học, yêu chữ nghĩa, siêng viết lách bỏ ngỏ quảng cáo, giao cho ông Táo là xong... Thú thật chúng tôi quen cầm bút, nhưng hình như trời đẻ tánh bẩm sinh chưa quen cầm tiền, văn học chơn chính phải phi thương mại mà,... sữa tây xịn Guigoz, sữa anglais bổ dưỡng SMA hết, rồi tiết kiệm sang sang sữa lô-can nội địa nhãn Con Chim, Ông Địa cũng cạn, chắt chiu ngân khoản chỉ còn nước cơm, nước cháo gạo lứt sạch luôn, cháu bé Caliweekly còm cõi yếu quá quẹo cổ thoi thóp chúng tôi cố lết đồi núi khó khăn, thế nên bệnh lý đứa con so Caliweekly rỉ máu, mất máu thoi thóp rồi cuối cùng ngủm củ tỏi, sân chơi báo cưng phải đình bản... hic hic, ôn Tư Dương Trần ơi, chuyện xưa nhắc lại vui qua hihi...