Ngày 14 tháng 3 vừa
qua, nhà vật lý Stephen Hawking đã nói lời vĩnh biệt với nhân thế. Cộng
đồng khoa học mất đi một nhà nghiên cứu tận lực và tài năng. Còn người
Jane Wilde, người vợ đầu tiên của Hawking mất
đi tình yêu lớn nhất của cuộc đời bà.
Stephen Hawking ra đi và
để lại phía sau rất nhiều cống hiến quan trọng cho giới khoa học. Tuy
nhiên, không chỉ dừng lại ở những lý thuyết về vũ trụ và tấm gương về
nghị lực sống, một món quà đẹp khác mà Stephen
Hawking để lại cho cuộc sống này chính là câu chuyện tình yêu với người
vợ đầu, bà Jane Wilde – món quà quý giá mà cuộc sống đã rất ưu ái dành
tặng cho ông.
Stephen Hawking được
biết đến là một nhà vật lý học vũ trụ tiêu biểu của thời hiện đại, người
đã dành cả đời mình cho những nghiên cứu khoa học, cho “nàng thơ Vật
lý” theo cách gọi của vợ ông. Tuy nhiên, sẽ không
ai biết đến sự tài năng của Stephen Hawking nếu không có sự xuất hiện
của một người phụ nữ.
Khi còn là một chàng
sinh viên 20 tuổi của đại học Oxford danh tiếng, Hawking đã cảm nhận
được niềm đam mê của mình với khoa học, đặc biệt với vật lý. Ông say mê
với những công trình nghiên cứu của mình. Trước
mặt ông là cả vũ trụ bao la để khám phá. Cùng thời điểm ấy, ông gặp
được tình yêu đầu tiên của mình – Jane Wilde.
Tình yêu nhanh chóng kết nối đôi trai tài, gái sắc, họ yêu nhau và dành cho nhau rất nhiều sự quan tâm.
Nhưng, sau sinh nhật 21
tuổi, Hawking nhận được chuẩn đoán: Ông đã mắc phải căn bệnh ASL, nó sẽ
khiến cơ thể ông teo tóp, sự sống cũng sẽ bị rút cạn rất nhanh. Cuộc
sống của Hawking hoàn toàn thay đổi. Tinh thần
ông sụp đổ. Mọi khao khát khám phá vũ trụ đều trở nên vô nghĩa khi
người ta biết rằng mình chỉ còn rất ít thời gian để sống. Hawking giam
mình trong phòng và để mình buông xuôi trong những dòng suy nghĩ của
tuyệt vọng.
Hawking gần như hoàn toàn sụp đổ khi nhận được chuẩn đoán của bác sĩ.
Chính trong lúc khổ đau
tưởng chừng có thể nuốt cả lý trí ấy, Hawking nắm được một bàn tay. Sự
ấm áp, đồng cảm của Jane Wilde đã cho ông một lý do để tiếp tục sống.
Trước bệnh tật và nỗi đau của người thương, cô
gái ấy đã không từ bỏ, không chạy trốn. Bằng trái tim thơ ngây nhưng
đầy tình thương của mình, cô nguyện ở cạnh Hawking, đi cùng ông tới cuối
con đường. Khi ấy ai cũng có thể nghi ngờ sự quyết tâm và tình yêu vô
điều kiện của cô gái trẻ, nhưng thời gian đã
trở lời tất cả.
Thật may mắn cho ông, vì luôn có một người phụ nữ tình nguyện đi cùng ông cho trọn vẹn con đường.
Điều kỳ diệu đã xảy ra,
Hawking đã sống. Không biết vì cảm động trước nghị lực sống của chàng
trai thiên tài hay trước tấm chân tình và sự tận tụy của người ông
thương, Cuộc sống đã ban cho ông thêm một cơ hội
nữa.
Năm 1965, sau khi
Stephen Hawking lấy lại được sức sống mạnh mẽ, ông đã hoàn thành luận án
tiến sĩ đang còn dang dở của mình, dễ dàng kiếm một công việc và chính
thức ngỏ lời cầu hôn với Jane Wilde. Cùng năm đó,
họ đã rất vui hạnh phúc khi được về chung một mái nhà.
Họ đã có một đám cưới hạnh phúc.
Hy sinh và sóng gió
Mặc dù là một sinh viên
giỏi của Oxford, Jane Wilde vẫn chọn đặt sự nghiệp của bà xuống vị trí
cuối cùng trong danh sách ưu tiên khi trở thành vợ của Hawking. Jane
tình nguyện trở thành tài xế, y tá, thông dịch
viên, người phục vụ của chồng. Nhờ có sự tận tâm của Jane, Hawking có
thể tiếp tục niềm đam mê nghiên cứu của mình, dù sức khỏe của ông ngày
càng yếu, và những chức năng trên cơ thể cũng mất dần.
Hai người có với nhau ba
đứa con xinh xắn và hoàn toàn khỏe mạnh. Khi gia đình đông lên, niềm
vui tăng lên nhiều lần. Nhưng đi cùng với đó cũng là thêm nhiều trách
nhiệm và những điều cần lo lắng cho chu toàn.
Khi ấy, Janes vẫn âm thầm cố gắng.
Hawking và Jane đã có với nhau 3 người con xinh xắn, thông minh và mạnh khỏe.
Sự khó khăn của cuộc
sống là môi trường để tôi luyện con người tốt nhất. Tình yêu đã giúp bà
vượt lên nỗi sợ hãi sinh ly tử biệt để chọn đồng hành cùng ông, đạo
nghĩa vợ chồng được răn dạy trong Kinh thánh có lẽ
là điểm tựa tốt nhất cho một người mộ đạo như Jane trong những sóng gió
của cuộc sống gia đình.
Đã có lúc tình trạng sức
khỏe của Hawking diễn biến xấu tới mức các bác sĩ đều khuyên Jane từ bỏ
hy vọng. Khi ấy, vì tình yêu dành cho chồng, bà không muốn buông tay,
không muốn cướp đi cơ hội sống của ông. Bà
đã cầu xin bác sĩ cứu chữa cho chồng. Và một lần nữa, Cuộc sống đã nghe
thấy lời khẩn cầu của bà.
Khi
sóng gió bên ngoài đi qua, giông bão trong lòng lại tới. Jane lại gặp
phải những giây phút yếu lòng. Cuộc sống với người phụ nữ này lúc ấy
thật nhiều vất vả, đặc biệt là trong tinh thần. Người phụ nữ khi lập
gia đình, ai cũng mong muốn tìm cho mình một bến đỗ bình yên, có một
người cùng đồng hành, san sẻ. Nhưng Jane không có may mắn ấy. Bà đã
thiếu một bờ vai để nương tựa đã rất lâu rồi. Vì thế, khi có một sự quan
tâm dù là nhỏ nhất, người phụ nữ sẽ rất dễ động
lòng.
Jane Wilde đã đồng hành cùng Stephen Hawking 20 năm.
Jane
có cảm tình với Jonathan Hellyer, một nhạc công đồng thời cũng là một
người bạn của gia đình. Nhưng rồi, những suy nghĩ về người chồng bệnh
tật và ba đứa con đã giúp bà đứng vững trong cơn giông bão này. Bà
đã không vì những mong muốn được chở che, bao bọc mà rời xa những người
thân. Jane đã giữ mối quan hệ với Jonathan ở mức tình bạn, để làm tròn
lời hứa trước Chúa với Hawking.
Rời đi và trở về
Nhưng rồi, cuộc hôn nhân
của Hawking và Jane vẫn có một kết cục buồn, khi ông quyết định rời xa
bà, rời xa gia đình để kết hôn với Elaine Mason, nữ ý ta đã chăm sóc cho
ông vào năm 1985.
Cuộc hôn nhân kết trái
từ một tình yêu chân thành của Jane và Hawking tưởng như đã kết thúc ở
đó. Vậy mà 11 năm sau, vào năm 2006, Stephen Hawking đã lặng lẽ ly hôn
người vợ thứ hai. Khi ấy, Jane đã quay về và
tiếp tục chăm sóc cho ông, mặc dù bà cũng đã tái hôn.
Sự chia xa đã không
khiến lòng nhân ái cũng chính là sự đồng cảm mà Jane dành cho Hawking
thay đổi. Dù không trở về với tư cách là vợ ông, nhưng bà vẫn để ông có
được những ngày tháng cuối đời êm ấm trong tha thứ
và yêu thương.
Sự đoàn tụ sau 11 năm chia xa
Jane Wilde đã dùng cả
tuổi trẻ của mình để làm chỗ dựa cho Hawking tỏa sáng. Và giờ đây, bà
tiếp tục đã tấm lòng yêu thương để khiến cho cuộc hôn nhân đã kết thúc
của mình trở nên trọn vẹn nghĩa tình.
Hạnh phúc của người phụ nữ thực sự ở đâu?
Thế giới thường chỉ nhắc
đến một Stephen Hawking với “Lược sử thời gian” và “Học thuyết vạn vật”
cùng hàng rất nhiều những lý thuyết khoa học cao siêu khác. Nhưng chỉ
đến khi ông mất, khi đi tìm những tư liệu để
viết về cuộc đời ông, người ta mới nhận ra rằng, thành công rực rỡ của
thiên tài ấy được vun bồi không chỉ bằng thực tài, bằng nỗ lực của cá
nhân, mà một phần không nhỏ thành công ấy được dựng xây bởi tấm lòng
chân thành và bao dung của người yêu và cũng là
người bạn đời đầu tiên của ông.
Thành công của Hawking có một phần không nhỏ đóng góp của vợ ông.
Đọc chuyện tình của họ,
bạn đang cảm nhận điều gì? Với riêng tôi, hình ảnh lặng lẽ của Jane
Wilde đằng sau hào quang của Stephen Hawking là điều sâu lắng nhất còn ở
lại. Tuy nhiên, xin đừng vội nghĩ rằng tôi muốn
“đấu tranh cho nữ quyền” và đòi hỏi một sự công nhận của công chúng
dành cho Jane. Tôi nghĩ, người phụ nữ ấy không quan tâm nhiều đến ánh
hào quang hay sự nổi tiếng đó.
Cuộc
đời và cách sống của Jane Wilde gợi cho tôi nhớ đến những người vợ
trong truyền thống, những sẵn sàng tảo tần hôm sớm, không quản ngại khó
khăn, một mình gánh vác việc gia đình cho chồng có thể an tâm chuyên
chú vào sự nghiệp của mình. Tới đây, bạn đọc rất có thể sẽ nhớ đến
những vần thơ “Thương vợ” của thi hào Tú Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Tôi
tự hỏi, tại sao những người phụ nữ xưa và Jane Wilde lại có thể sống
một cuộc đời đầy nhẫn nại và vị tha như thế? Tại sao họ có thể hy sinh
cho người chồng nhiều đến vậy? Phải chăng họ không cần hạnh phúc của
riêng mình?
Lắng lại một chút, tôi nhận ra rằng, hạnh phúc của những người phụ nữ ấy không nằm ở việc họ có thể làm mọi việc mà đàn ông làm, cũng không nằm ở sự công nhận tài năng của toàn xã hội như điều mà phụ nữ hiện đại đang tranh đấu để có được. Bản năng của họ là yêu thương, là quan tâm, là chăm sóc. Chẳng như người xưa luôn ví người vợ, người mẹ hiền với lòng đất bao la, sẵn sàng làm tất cả để dung dưỡng và nâng đỡ cho vạn vật nương tựa trên thân mình.
Vậy nên, với họ, điều ý nghĩa nhất của cuộc đời nằm trong những gì họ có thể làm để nuôi dưỡng “hạnh phúc của người mà họ yêu thương”. Như Jane, bà đã làm mọi điều chỉ để Hawking được sống hết mình với đam mê, được dùng thực tài của mình mà tỏa sáng.
Nếu
những điều này có thể gợi được sự đồng cảm bên trong bạn, hẳn bạn cũng
có thể đồng ý thêm với người viết rằng: Hạnh phúc của người phụ nữ sẽ
đến một
cách thật tự nhiên khi họ đặt tất cả tài năng và trái tim để làm cho
trọn vẹn thiên chức của mình. Cũng bởi đó là những gì mà Tạo hóa đã gửi
gắm cho họ lúc Ngài tạo ra vạn vật trong cuộc sống này.
Hy Văn