Ảnh trái: Hiện diện an ninh dường như bớt đi trong các lễ hội thường niên xung quanh các ngôi chùa Tây Tạng tại Tongren, tỉnh Qinghai (Nikkei), Ảnh phải: Kumbum Monastery,còn gọi là tu viện Taer ( Ta’er Monastery) (Ảnh: chinadiscovery)
Bị Trung Quốc xâm lược vào năm 1950, người Tây Tạng đã trải qua vài lần nổi dậy nhưng bất thành. Đã 10 năm kể từ cuộc nổi dậy gần đây nhất, khu vực này dường như đã ổn định trở lại nhưng người dân tại vùng đất được coi là Thánh địa Phật giáo này đã mất đi nhiều điều quý giá.
Từ thời điểm quân đội Trung Quốc triển khai quân đội tại cả hai khu vực Vùng tự trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region) và tỉnh lân cận Thanh Hải vào năm 2008, khu vực dường như đã ổn định trở lại.
Hiện nay dấu hiệu căng thẳng dân tộc dường như rất ít sau 10 năm. Đáng chú ý, hành vi tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc ngày càng hiếm hoi.
Tại Tu viện Taer (Taer Monastery), một thánh địa của dòng Hoàng Mạo Giáo (Yellow Hat) của Phật giáo Tây Tạng nằm tại ngoại ô thủ phủ tỉnh Thanh Hải của Xining, nhiều người dân gần đây đã cung cấp những dịch vụ cho khách du lịch với vai trò hướng dẫn viên.
Mất dần ngôn ngữ riêng
Khi được hỏi người dân Tây Tạng nghĩ gì về lệnh cấm, người phụ nữ hạ giọng nói “Chúng ta hãy nói về chủ đề đó sau”. Đi ra xa ngôi đền, đến nơi có rất ít người xung quanh, người phụ nữ mới sẵn sàng trả lời câu hỏi. “Tôi kính trọng Đạt Lai Lạt Ma, nhưng chúng tôi không thể trưng bày ảnh của ông ấy vì những lý do chính trị”, cô cho biết. “Vì chính phủ sẽ không cho phép điều đó, chúng tôi không thể làm điều gì cả”, cô bổ sung và có chút xúc động.
Người phụ nữ kiếm sống bằng cách làm hướng dẫn viên cho các khách du lịch người Hán từ Trung Quốc. Cô cho biết có thể nói giọng Trung Quốc chuẩn, nhưng tiếng Tây Tạng không nhiều, và thậm chí không thể đọc.
Hầu hết những người sống gần ngôi đền đã mất ngôn ngữ Tây Tạng, một người đàn ông sống tại một phần khác của tỉnh Thanh Hải cho biết “Chúng tôi phân biệt họ (người Tây Tạng) bằng cách gọi họ là “Người Tây Tạng của đền Taer” ( the Tibetans of the Taer Temple).
Người đàn ông nói thêm rằng đứa con trai của ông đã mất đi giọng Tây Tạng đúng gốc trong khi theo học tại một trường tiểu học ngôn ngữ tiếng Trung Quốc.
“Thật buồn khi mất truyền thống, nhưng tôi không có lựa chọn khác ngoài việc để cho con tôi có được nền giáo dục ngôn ngữ Trung Quốc cho tương lai của chính nó”.
Sự hiện diện quân sự trong các sự kiện tôn giáo
Tại một ngôi chùa ở quận Tongren, khoảng 150km từ Xining, gần 2.000 cư dân địa phương đã tụ tập cho một lễ hội Phật giáo với âm thanh bi ai của những chiếc kèn được trang trí sặc sỡ. Dường như không có nhiều sự hiện diện chính thức của an ninh, chỉ có 2 chiếc xe cảnh sát đỗ phía trước cổng chùa.
Một cư dân địa phương nói các biện pháp an ninh mạnh mẽ hiếm gặp trong những ngày này, không giống như vài năm trước, khi các phương tiện cảnh sát vũ trang thường tuần tra trong những dịp như vậy.
Các vụ tự thiêu giảm rõ rệt
Tình hình an ninh tại tỉnh Thanh Hải nhìn chung ổn định hơn khu vực tự trị Tây Tạng, người đàn ông cho biết. Số lượng tự thiêu, vốn đã xảy ra thường xuyên cho tới vài năm trước, đã giảm mạnh.
Những vụ tự thiêu biểu tình giảm đi không phải do sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính phủ, mà vì Đạt Lai Lạt Ma và những cao tăng khác đã lên tiếng chống lại hành vi tự sát.
Khoảng 2 năm trước, một người thanh niên trẻ đã chết sau khi tự thiêu trước một bức tượng Phật để phản đối quyền tự do thờ cúng. Khoảng 1.000 người trong làng đã tập trung cho nghi thức của người đàn ông này theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kiềm chế những người ly khai cực đoan bằng cách kêu gọi bất bạo động. Ông cũng kêu gọi ưu tiên đấu tranh cho quyền tự chủ của Tây Tạng, hơn là cho độc lập hoàn toàn.
Dù các vụ tự thiêu đã giảm hẳn, chính phủ Trung Quốc vẫn không tỏ dấu hiệu sẽ nương tay hơn đối với Đạt Lai Lạt Ma.
Bắc Kinh muốn phụ trách cơ chế ‘tái sinh’ Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng?
Với việc Đạt Lai Lạt Ma năm nay đã 82 tuổi, nhiều người Tây Tạng lo lắng cho sự kế vị của ông. Trong nhiều thế kỷ, vị trí này được kế tục thông qua một cơ chế “tái sinh”.
Bắc Kinh dường như rất muốn phụ trách quá trình này, và người Tây Tạng lo sợ chính phủ có thể sử dụng nghi lễ truyền thống để kiểm soát khu vực tự trị.
“Chúng tôi đang đối mặt với nhiều câu hỏi khắc nghiệt về tương lai của chúng tôi, mà chúng tôi không thể tìm thấy câu trả lời”, một người Tây Tạng cho biết.
An Hòa