Theodore Herzl, cha già của chủ thuyết Zion
Nhân kỷ niệm quốc gia Israel được 70 tuồi, xin nói qua về tiến trinh và những thăng trầm khó khăn khổ cực của người Do Thái trong việc tái lập quốc gia của họ. Nói về việc tái lập quốc gia Israel mà không để ý đến Kinh Thánh là một thiếu sót.
Quốc gia Israel hiện tại giống như một thực thể địa chính trị phức tạp nhất, gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới. Ngày 15 tháng 5 năm 1948 là ngày khai sinh ra nước Israel hiện nay, và hôm nay là ngày Israel được 70 tuổi.
Nhiều người cho rằng thành lập được quốc gia Israel và để nó tồn tại là một phép lạ. Theo Kinh Thánh thì khi nào tất cả dân Do Thái hiện diện và tụ tập lại ở Jerusalem và vùng phụ cận thì tận thế. Những thay đổi này xem ra khó có thể xẩy ra từ nhiều thế kỷ nay, nhưng lại là chuyện đang xẩy ra và xem như có bàn tay Thiên Chúa can dự, bởi vì Thiên Chúa đã phán là Người sẽ làm những điều Người đã hứa và nói (Isaiah 46:9-11).
Dân Do Thái biết tổ tiên họ đã từng hiện diện và sống ở miền đất mà hồi xưa gọi là Cana và trong Tân Ước gọi là Judea, Samaria và Galilee như một lời hứa của Thiên Chúa với tổ phụ của họ là Abraham đã được ứng nghiệm. Miền đất này gọi là Đất Hứa. Ngay cả sau khi dân Do Thái bị người La Mã đuổi ra khỏi đó, họ vẫn tiếp tục ngóng chờ Chúa mang các chi họ Israel và Judah của họ trở lại miền đất hứa như lời Chúa đã hứa.
GIẤC MƠ CỦA ISRAEL BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH
Theo truyền thống Do Thái giáo, mọi người Do Thái vẫn mang trong lòng một ước vọng sâu xa ngày trở về quê cha đất tổ. Mừng Lễ Vượt Qua hàng năm và lễ Yom Kippur (Ngày Xá Tội) trước khi chia tay, họ thường chúc nhau bằng lời chúc đặc biệt: “Hẹn gặp nhau ở Jerusalem năm tới”.
Và cứ như vậy, giấc mơ của dân Do Thái cuối cùng đã bắt đầu hình thành với những biến cố trọng đại vào năm 1948 và những năm kế tiếp. Tuy nhiên, theo Kinh Thánh thì trước khi nhiều biến cố khác sẽ được hoàn thành sau này thì vẫn còn nhiều gian khổ..
CUỘC LƯU LẠC / DIASPORA CỦA DÂN DO THÁI
Vào cuối thời kỳ mục vụ, Chúa Giesu đã nói trước là đền thánh sẽ bị phá hủy hoàn toàn (Mathiew 24:2). Hoàng đế La Mã Vespasian năm 70 trước cn đã quyết định đuổi dân Do Thái ra khỏi Israel buộc họ phải đi lưu đầy, và sau này hoàng tử Titus lên nối ngôi cha vẫn tiếp tục buộc dân Do Thái phải lưu đầy viễn xứ. Lúc đó ông là một tướng quân, chỉ 40 năm sau khi Chúa Giesu nói lời tiên tri đó. Thị trấn Jerusalem vả đền thờ Thiên Chúa là nơi chúa Giesu thường vào để thờ phượng và giảng dạy đã bị phá hủy.
Dân Do Thái chờ mong đấng Thiên Sai là một quân vương sẽ đến để giải phóng dân họ khỏi ách đô hộ của người La Mã -không phải là Con Chiên Thiên Chúa là Đức Giesu được sai đến để cứu thoát muôn dân khỏi cảnh nô lệ tội lỗi như họ thường hiểu sai lạc.
Ước mong của dân Do Thái thoát ách đô hộ của đế quốc La Mã cuối cùng đã vùng dậy và bị thảm bại. Khải Hoàn Môn Titus hiện đứng sừng sững bên ngoài colosseum ở Rome là một chứng cớ nổi dậy của dân Do Thái để rồi bắt đầu thời kỳ 1800 năm dân Do Thái bị đuổi ra khỏi lãnh thổ Israel và đi “lưu đầy” viễn xứ. Kinh phí xây dựng Colosseum chính là chiến lợi phẩm của La Mã do cuộc chíến với dân Do Thái.
65 năm sau đó, dân Do Thái lại một lần nữa nổi lên đánh đuổi người La Mã ra khỏi đất nước họ.. Bar Kokhba nổi loạn vào những năm 132-135 trước cn cũng bị người La Mã đè bẹp dưới thời Hoàng Đế Hadrian. Thành quả có được là dân Do Thái bị đuổi ra khỏi Jerusalem và Jerusalem biến thành một thị trấn của dân ngoại với đền thờ dân ngoại được xây trên đỉnh Đồi Đền Thờ.
Với thời gian, miền Đất Hứa của Do Thái cuối cùng đã bị dân Hồi Giáo chinh phục và thống trị nhiều thế kỷ, tưởng chừng chẳng bao giờ họ có thể lấy lại được để thiết lâp quê hương mình ở đó.
PHONG TRÀO ZION[1]
Điều quan trong cần biết là từ khi đền thờ Jerusalem bị người La Mã phá hủy, dân Do Thái luôn luôn bị truy nã ở bất cứ nơi nào họ đến và có mặt -không phải chỉ dưới thời chủ nghỉa dân ngoại ở Rome mà cả thời kỳ Kito Giáo sau đó cũng chống Do Thái. Xuyên suốt những thời đại đen tối đó đến thời trung cổ, thời Phục Hưng và thời Ánh Sáng, dân Do Thái vẫn tiếp tục ra đi tìm hòa bình mà không được.
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phong trào bài và tàn sát Do Thái phát động trên khắp đế quốc Nga. Năm 1896 Theodore Herzl, một nhà hoạt động chính trị Do Thái ở Hung Gia Lợi và Áo đã kể ra những áp bức mà dân tộc Do Thái đã phải chịu trong một tuyên cáo nổi danh là Der Judenstaat (The Jewish State, quốc gia của người Do Thái):
“Chúng ta từng sinh sống tại nhiều quốc gia từ nhiều thế kỷ mà chúng ta vẫn bị họ gọi là người xa lạ, kẻ ngoại quốc. Những người gọi ta như vậy thường là những kẻ mà tổ tiên họ chưa hể định cư ở phần đất mà người Do Thái chúng ta đã từng hứng chịu những kinh nghiệm đau thương.”
Herzl đã được tôn vinh là Cha Già của chủ thuyết Zion –một phong trào đòi thiết lập một quốc gia quê hương cho người Do Thái. Zion là tên chỉ Jerusalem. Lời biện hộ quyết liệt của ông cho một quốc gia Do Thái đã là một chứng thư cho những điều chẳng bao lâu sau này đã được thực hiện. Nhưng ước mong của ông cần phải trở thành thực tế và được toàn thế giới hưởng ứng và yểm trợ.
Sự ủng hộ đó đã từng bước tiến triển rõ ràng trong hơn 20 năm từ khi bản tuyên cáo Der Judenstaat ra đời, tiếp theo là những thay đổi chính trị lớn do thế chiến I. Lúc đó Hồi Giáo Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ đã thống trị Đất Thánh hơn 500 năm. Herzl đã khẩn khoản xin hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ ban cho đất hoặc xin mua để lập quốc mà chưa được. Bất ngờ thế chiến I kết thúc và đế quốc Ottomans thua nên cuộc mặc cả nghiêng về phía Do Thái.
TỪ HUẤN LỆNH CỦA ANH QUỐC ĐẾN VIỆC THÀNH LẬP QUỐC GIA ISRAEL
Một năm trưoc khi thế chiến I kết thúc, quân lực Anh đang chiến đấu để dành lại Đất Thánh khỏi đế quốc Ottomans; năm 1917 ngoại trưởng Anh là Arthur James Balfour ra một tuyên cáo là “Chính phủ hoàng gia tán thành việc tái lập ở Palestine một quốc gia cho dân Do Thái”. Không lâu sau đó, năm 1920 Anh Quốc đã được Hội Quốc Liên ủy nhiệm cai trị vùng này.
Nhưng tuyên cáo đầy hy vọng đó lại bị treo gần 30 năm không thi hành được vì cuộc khủng khoảng Châu Âu do chế độ Nazi của Adolf Hitler với tham vọng chinh phục toàn thế giới và cuộc tàn sát giệt chủng Do Thái xẩy ra.
Lò sát sinh đã thiêu hủy hơn 6 triệu sinh linh Do Thái và biết bao nhiêu là đau thương khác. Để chống lại những ám ảnh này và nhiều tổn thương khác, Liên Hiệp Quốc được thành lập và thông qua một quyết định vào tháng 11 năm 1947 chia lãnh thổ Palestine thành hai quốc gia Do Thái và Ả Rập. Thị trấn Jerusalem được chỉ định là thị trấn quốc tế không thuộc về quốc gia nào cả.
Dân Do Thái đã hy vọng, đã chờ đợi, đã tranh đấu và đã chạy chọt lo lót để có được lúc này. Họ nhanh chóng tổ chức thành lập một chính phủ.
NHỮNG CHUẨN BỊ SINH TỬ
Chuẩn bị cho những giờ phút này, không thể không để ý đến 52 năm can thiệp của nhiều người và đoàn thể, tổ chức, từ tuyên cáo Der Judenstaat của Herzt đến việc đặt nền móng cho một tân quốc gia Israel. Nếu dân Do Thái lơi là việc lập quốc, coi mục đích của mình không là trọng thì tân quốc gia Israel sẽ nhanh chóng rơi vào tay người Ả Rập ở những quốc gia lớn hơn và mạnh hơn ở chung quanh họ.
Cuộc di dân theo huấn lệnh của Anh Quốc –thường là bất hợp pháp vì vượt qua biên giới đã chỉ định- lại được cấp đất củng với dân Do Thái đã hiện diện ở đó cũng đã có đất để sinh sống và tự vệ. Cư dân Do Thái đã thành lập lực lượng chiến đấu gọi là Haganah, có nghĩa là “Tự Vệ”, sau này đã trở thành căn bản nòng cốt củalực lượng bảo vể quốc gia Israel (Israeli Defense Force-IDF).
Những chiến sĩ tiên phong này cũng đã gặp phải rất nhiều trở ngại. Họ bị cấm không được lập kỹ nghệ khí giới hoặc làm những dụng cụ sát thương. Họ phải lén lút làm việc, thường rất nguy hiểm cho tính mạng và tự do của mình, cũng chỉ với mục đích tự vệ và thành lập quốc gia riêng của họ.
Ngoài những cố gắng thiết thực này, ông Eliezer Ben-Yehuda đã thống nhất văn hóa cho cả nước bằng cách làm sống lại ngôn ngữ Do Thái (Hebrew) rồi hoàn chỉnh, làm cho thích hợp và hữu dụng cho những mục đích tân tiến ngày nay.
Cũng nên biết là dân Do Thái trở về từ khắp nơi trên thế giới với những ngôn ngữ mẹ đẻ khác nhau, văn hóa khác nhau và viễn ảnh tôn giáo khác nhau. Đưa ra một Do Thái mới (Hebrew) đã làm mọi người phấn chấn, khơi động sự hiệp nhất cùng nhau công tác đã làm cho nền văn hóa Israel sẵn nổi bật trở thành đặc thù. Tất cả mọi người cùng nhau hợp lực phát triển đất nước với tinh thần hội nhập dễ dàng sẵn có và những đau khổ gian nan ở quá khứ đã dễ dàng tạo thành một nền văn hóa đa nguyên (melting pot) lại càng giúp cho quốc gia Israel được liên tục hùng mạnh và vững bền.
ĐỤNG TRẬN NGAY LẬP TỨC VỚI THẾ GIỚI Ả RẬP
Quyết định 1947 của LHQ đã thông qua, nhưng dân Ả Rập ở trong và ngoài Palestine đã chuyển động dàn quân quyết dồn dân Do Thái vào “lòng biển cả” như khi xưa. Cuộc tranh đấu đã không bao giờ ngừng kể từ khi dân Israel du nhập trở lại đất mẹ.
Cuộc chiến đấu xẩy ra ngay sau khi cuộc nội chiến 1947-48 giữa cộng đồng Ả Rập và Do Thái đã được giải quyết. Ả Rập lúc đó được sự trợ giúp bởi các lực lượng Ả Rập bên ngoài. Giai đọan tiếp theo là chiến tranh năm 1948 giữa Ả Rập và Israel khi Israel vừa mới thành lập quốc gia, và tiếp tục qua năm sau. Jordan, Egypt, Syria và Iraq gửi lực lượng viễn chinh được tăng cường bởi quân đội của những nước Ả Rập khác, nhưng cuối cùng vẫn thua, Do Thái đã mang về thắng lợi hoàn toàn.
Tuy thắng liên tuc, nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu quốc gia Do Thái có tồn tại được không? Kết quả cho thấy là 700,000 quân Ả Rập từ Palestine đã phải tháo chạy về những quốc gia Ả Rập xung quanh, giống như ở cuối thập niên 1940 đến 1972, một số người Do Thái tương đương phải chạy hoặc bị trục xuất ra khỏi các xứ Ả Rập ở Trung Đông và Bắc Phi để tái định cư ở Israel.
Làn sóng di cư đã trở thành gánh nặng và rất khó sử cho những quốc gia Ả Rập. Đồng hóa và nhận họ là công dân sẽ làm cho tình hình chính trị trở thành rối rem, đồng thời coi như tự mình chấp nhận quyền hiện hữu của dân Israel. Con cháu của đám dân tỵ nạn nguyên thủy này đã tăng lên tới hàng triệu người vô tổ quốc hiện đang chiến đấu –theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen- để đảo ngược sự lưu đầy của họ thành định cư luôn tại quốc gia Palestine này.
Điều ngạc nhiên là Israel hoàn toàn bé nhỏ về mọi phương diện đối với kẻ thù, đã điều hành và chỉnh đốn đất nước không chỉ để sống còn mà còn xây dựng một hệ thống dân chủ vững mạnh để bảo vệ chính mình theo với thời gian.
Trong những thập niên kế tiếp, câu chuyện Israel có thể sẽ là chiến tranh theo chu kỳ với những nước láng giềng về đủ mọt mặt. Biến cố đặc biệt và ảnh hưởng nhất là cuộc chiến 6 ngày năm 1967 đã chứng tỏ Israel có thể đứng vững và tồn tại nhờ có một quân lực thực sự hùng mạnh nhất trong vùng.
Tháng 6 năm 1967, khi Ai Cập phong tỏa hải cảng Eilat của Israel ở Biển Đỏ, lãnh đạo Ả Rập tuyên bố sẽ san bằng Israel. Khi quân lực Ai Cập, Jordan và Syria tập họp ở vị thế sẵn sàng tấn công, thì Israel tung ra trước một cuộc phản công hủy giệt đã mang lại một thắng lợi kỳ diệu không thể ngờ trước. Israel đã không những chỉ đẩy lui địch quân ở 3 trận tuyến cùng một lúc mà còn chiếm luôn ba vị trí đó, đồng thời chiếm luôn cả đồi Golan của Syria, giải Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập, quan trọng nhất là Jerusalem và West Bank ở Jordan.
Thắng lợi này đưa tới việc đánh đổi một số dân tỵ nạn Palestine khác ước chừng 250,000 người để cuối cùng dân Do Thái được tự do trở về Jerusalem và định cư tại đó. Đối với phong trào Zion, thì Jerusalem cuối cùng đã là một phần thưởng lớn, là câu trả lời cho hơn 1,900 năm nguyện cầu xin được “Năm tới gặp nhau ở Jerusalem!”
BIÊN GIỚI RỐI LOẠN, HÒA BÌNH MONG MANH
Nhưng hòa bình của quốc gia non trẻ này cũng chẳng được lâu bền. Năm 1973, Syria và Ai Cập bất ngờ tấn công Israel vào đúng Ngày Xá Tội, ngày chay thánh hàng năm mà dân Do Thái gọi là Yom Kippur. Vì thế cuộc chiến này gọi là Chiến Tranh Yom Kippur. Trong trận này, phía Ai Cập và Syria được 100,000 quân tăng viện từ các xứ Ả Rập với đầy đủ khí giới và lương thực.
Sống còn của Israel xem ra có vẻ lâm nguy. Quân đội Israel tuy đã chiến đấu thành công lấy lại những phần đất đã mất trong những ngày đầu cuộc chiến nhưng rồi cũng phải ngừng bắn một tháng vì số thương vong của cả hai bên lên tới cả ngàn người.
Hy vong có hòa bình ở biên giới phía Nam Israel năm 1979 trở thành cụ thể khi Israel đạt được hiệp ước với Ai Cập. Israel trả lại bán đảo Sinai đã lấy của Ai Cập 12 năm trước trong trận chiến 6 ngày và đổi lại tàu bè Israel được tự do qua lại ở kinh đào Suez.
Trong tiến trình này, Ai Cập là quốc gia Ả Rập đầu tiên chính thức công nhận quốc gia Israel. Chuyển động này đã gây phản đối dữ dội nơi thế giới Ả Rập và, Ai Cập bị loại ra khỏi Liên Minh các nước Ả Rập 10 năm. Ngoài ra Tồng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát chết năm 1981 bởi Jihad Hồi Giáo Ai Cập để trả thù vì đã ký hiệp ước với Israel nhân nhượng Do Thái, chứng tỏ thiếu tinh thần hợp tác với phong trào Palestine.
Lebanon, ở ngay sát Bắc Israel, vì những xáo trộn chính trị nội bộ đã gây nên cuộc nội chiến làm tổn thất cả trăm ngàn nhân mạng từ năm 1975 đến 1990. Trong thời gian này, Tổ Chức Giái Phóng Palestine ở Lebanon (PLO/Palestine Liberation Organization) tung ra cuộc càn quét và tấn công vào các thành phố ở biên giới phía Bắc Israel để trả thù chiến dịch Israel tấn công Lebanon năm 1978 và 1979.
Một cuộc tổng công kích toàn diện đã xẩy ra vào năm 1982 quyết quét sạch tận gốc rễ để kết liễu Tổ Chức PLO vì tội đã liên tiếp tấn công vào thường dân Israel. Sau khi đuồi PLO ra khỏi Lebanon, toán khủng bố Hezbollah trở thành thủ lãnh của tổ chức tranh đấu chống Israel ngay trong biên giới Lebanon.
Về phia Đông, Jordan cuối củng đã đạt được hòa bình với Israel vào năm 1994, không tuyên bố West Bank và Jerusalem là của mình nữa, nhưng vẫn nhận những miền đất này là một phần của quốc gia Palestine.
Chiến thuật tranh luận này, coi như là một giải pháp của cả hai quốc gia, để cùng nhau thỏa thuận phân chia ngay trong lãnh thổ Israel thành hai quốc gia Do Thái và Ả Rập đúng như giải pháp mà LHQ đã đưa ra năm 1947. Khi mà mọi phía đều cố gắng tìm cách giải quyết cho ổn thỏa, thì phe Ả Rập lại cương quyết bác bỏ nhiều đề nghị. Họ muốn xóa sổ và dẹp luôn quốc gia Do Thái, không muốn sống chung với Israel nữa.
Ở Đông Bắc Israel thì đồi Golan từ lâu vẫn là điểm nóng bất đồng giữa Israel và Syria. Trước chiến tranh 1967, Syria làm chủ vùng này, đã liên tiếp nã đại pháo vào khu dân cư ở đồng bằng phía dưới tạo nên những đụng độ bất thường. Từ khi chiếm được đồi Golan hồi chiến tranh 1967, Israel đã xây dựng nhiều công trình để cho người dân sinh sống.
Một năm trước đây, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã tuyên bố:“Golan sẽ luôn luôn nằm trong tay Israel. Israel sẽ không bao giờ rút khỏi nơi này.” Miền đất định cư đầy tranh cãi này có thể là cớ gây ra cuộc nội chiến ở Syria, khiến Syria lơi là không để ý đến chuyện 7 năm trước nên Israel rảnh tay củng cố chủ quyền của mình ở vùng đất này.
Trong khi phải phấn đấu với đám láng giềng của mình về nhiều vấn đề lớn thì từ bên ngoài, Iran lại chống đối rất mãnh liệt sự hiện diện của quốc gia Israel ở trong vùng. Mặc dù Iran và Israel từ trước đã không trực tiếp gây chiến với nhau, nhưng từ nhiều năm nay Iran vẫn là một trong những quốc gia Hồi Giáo đã từng giúp quân lưc, súng đạn và tài chánh cho kẻ thù của Israel.
Bây giờ thế giới đã nhận ra Iran hùng mạnh nhờ phát triển chương trình nguyên tử và hỏa tiễn. Về phần Israel thì cũng đã đạt được nhiều tiến bộ kỹ thuật cao, đồng thời có một đồng minh mạnh là Hoa Kỳ yểm trợ nên những đe dọa từ bên ngoài cũng giảm đi một phần, giúp cho thế đứng và sống còn của Israel được vững vàng hơn. Tuy nhiên phong trào khủng bố ở ngay trong biên giới Israel đã khiến Israel không phát triển được như ý.
NHỮNG RỐI LOẠN VÀ ĐE DỌA XẨY RA BÊN TRONG LÃNH THỔ ISRAEL
Hai phần đất mà Israel chiếm được của Ai Cập và Jordan trong chiến tranh 6 ngày là Gaza và West Bank, đã là những thành lũy kiên cố của phong trào quốc gia Palestine. Dân Israel định cư tại đó đã gặp phải nhiều kháng cự mãnh liệt của đa số dân Ả Rập địa phương để rồi bị cả thế giới kết án. Hàng triệu dân Palestine gốc Ả Rập sống bên trong biên giới Israel đã tạo nên những căng thẳng ngay trong lãnh thổ Israel từ mức độ “tiêu cực thầm lặng” đến “bùng nổ bạo động”
Từ 1987 đến 1993, bùng phát phong trào gọi là Intifada mà tiếng Ả Rập có nghĩa là “nổi dậy”. Danh xưng này đã diễn tả khá chính xác sự vùng dậy từ trong lòng dân chúng để biểu tình phản đối trên khắp nước Israel. Bùng phát vì không chịu nổi Israel thiết lập những công trình định cư và quân đội tiếp tục chiếm đóng ở Gaza và West Bank. Thời kỳ này là thời kỳ Intifada thứ nhất.
Những phản đối này thường được Israel đáp trả bằng sức mạnh cảnh sát và quân đội đã đi tới bạo động. Trong khoảng hơn 6 năm trời đã có 1,600 dân Palestine và 275 Israel bị tử vong. Cuộc nổi dậy thứ nhất này gọi là phong trào phản đối từ gốc. Phong trào này có chủ đích tấn công vào thường dân để gây hoảng sợ.
Thời kỳ Intifada thứ hai kéo dài từ năm 2000 đến 2005 với tổn thất nhân mạng 3,000 dân Ả Rập và 1,000 dân Israel. Thời kỳ này bắt đầu khi nguyên thủ tướng Israel Ariel Sharon viếng thăm Đồi Đền Thờ, mà phe Ả Rập cho rằng Israel đang mưu toan sắp đặt kế hoạch để kiểm soát khu Al-Aqsa. Các nhà lãnh đạo phong trào Palestine dùng thời kỳ này để khiêu khích, gây bạo động, đặc biệt là ôm bom tự sát.
Đánh bom các quán café, xe chuyên chở công cộng, các vũ trường đã là những điểm chính khiến an ninh nội địa không thể không để ý tới. Nhà cầm quyền Israel buộc những người Palestine phải giới hạn di chuyển trong nội địa Israel, lập những điểm kiểm soát xe cộ, dựng lên những bức tường thật cao để ngăn cách Israel khỏi dân Palestine, cảnh sát và quân đội Israel có mặt hầu hết ở mọi nơi công cộng. Dân Israel coi hành động như vậy là đúng và cần thiết –vì để nạn ôm bom tự sát hết hoạt dộng- nhưng dân Ả Rập lại coi đó là hành động làm nhục, đàn áp và kỳ thị chủng tộc.
Thời kỳ phản đối gây rối loạn tâm lý này đã tạo được một thắng lợi nhỏ cho Palestine là Israel đã buộc tất cả công dân của mình ra khỏi Gaza và phá bỏ chương trình định cư dân Israel tại đó. Nhưng thay vì tạo hòa bình, việc rút lui này đã làm cho Hamas, một tổ chức khủng bố của Palestine trở thành một đảng chính trị đã thách thức nhà cầm quyền Palestine. Tổ chức PLO được thành lập để cai trị West Bamk và Gaza. Thế là Israel đưa ra tình trạng thiết quân luật.
Sau một va chạm đổ máu ngắn, Hamas đã kiểm soát được Gaza.. Để đáp trả những đợt tấn công bằng hỏa tiễn và bộc pha liên tục gẩn những nơi dân Israel định cư, Israel mở hai cuộc hành quân lớn vào Gaza những năm 2008-09 và 2014. Năm 2006 một trận phóng hỏa tiễn do Hezbollah ở Lebanon lại tao ra một cuộc chiến khác ở tiền tuyến phía Bắc là nơi từ trước vẫn tương đối yên tĩnh.
TÌNH TRẠNG GẦN ĐÂY Ở ISRAEL
Xung đột giữa Ả Rập và Israel phải chăng là một di tặng của tổ tiên họ để lại cho họ? Họ chẳng bao giờ có thể chung sống với nhau được. Chiến tranh, khủng bố còn kéo dài đến bao giờ?
Vào năm 2015, thủ đô Tel Aviv là trung tâm điểm của khủng bố, là thời kỳ dao găm (Knife Intifada) để rồi sau đó khủng bố lan tràn trên toàn lãnh thổ Israel. Lý do mà người ta cho là căn nguyên của bạo động là Israel cố tình muốn kiểm soát Đồi Đền Thờ.
Khách đang ăn trong tiệm có thể bị giết, người đang bình thản đi trên đường phố cũng có thể bị ăn dao hoặc xe cố tình nhảy lề cán chết. Tình trạng giết người xẩy ra thường xuyên như vậy được coi là tự nhiên đã tạo thành một nền văn hóa vô cảm. Đời sống con người vẫn trôi qua một cách bình thường cho dù có thể ngay sau đó, hôm sau hay tháng sau chết chóc rối loạn sẽ xẩy ra.
Hy vọng có một giải pháp có thể tin cậy được cho cả hai phía Israel và Palestine ở những nơi công cộng coi như khó có thể xẩy ra vì chẳng bên nào tin tưởng bên nào.. Hơn nữa tình trạng đang xẩy ra ở Đồi Đền Thờ vẫn là vấn đề nòng cốt vì những khiêu khích định kỳ như cố ý của phe Israel Zion cực đoan đã làm bùng cháy bạo động. Dân Israel định cư ở West Bank –thường là phi pháp và không có phép của chính phủ Israel- đã như thêm dầu vào lửa.
Trong khi áp lực quân sự có vẻ đang đè nặng lên Israel ở vùng vịnh, thì quốc tế lại coi việc Do Thái lập quốc trái với qui định 1947 của LHQ. Quả thật lúc đó không một quốc gia nào lại bị chỉ trích, kết án, tẩy chay dữ dội như Israel. Lấy một thì dụ, ngoài những khủng khoảng về nhân đạo và những cảnh đàn áp dã man do những chế độ độc tài trên thế giới hồi đó, Đại Hội Đồng LHQ năm 2016 đã cho ra 20 quyết định chống lại Israel, trong khi đó tất cả 20 quốc gia khác cộng lại thì chỉ có 6 điều phản đối!
ISRAEL HIỆN NAY VÀ LỜI TIÊN TRI TRONG KINH THÁNH
Quốc gia Israel được thành lập và tồn tại đúng là một phép lạ, những người ghét bỏ nó trên khắp thế giới đã không để ý đến lý do căn nguyên tại sao. Tuy nhiên, nghiên cứu Kinh Thánh cho thấy việc xẩy ra như vậy là để ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh nói về Jerusalem lại một lần nữa trở thành điểm nóng mà toàn thể thế giới phải chú ý, như sách Zechariah đã ghi: “Hãy nghe đây! Chính Ta sẽ biến Jerusalem thành chén nồng choáng váng cho mọi nước chung quanh….Ngày ấy Ta sẽ biến Jerusalem thành đá nặng cho muôn dân nước. Bất cứ ai nhấc nó lên sẽ bị rách da rách thịt thành từng mảnh, cho dù muôn dân sẽ cùng nhau chống lại nó” (Zechariah 12: 2-3).
Nếu bạn có dịp viếng Yad Vashem, bảo tàng viện quốc gia Do Thái về lò sát sinh, bạn sẽ có một cảm nghiệm ghê gớm đập mạnh vào tâm can bạn ngay lúc đó và những ngày tháng kế tiếp. Dân Do Thái sau nhiều thế kỷ bị truy nã, dẫn đến thảm cảnh lò sát sinh thì việc họ cương quyết tái lập một quốc gia cho riêng họ để sống còn chẳng có gì là khó hiểu. Những lời tố cáo với thế giới của Herzl về việc dân Do Thái bị ngược đãi quả là đúng sự thật.
Viễn kiến của Herzl về một tân quốc gia Do Thái có thể là một biểu hiện của lời tiên tri. Quan trọng là phải nhận thức rằng vị thế hiện nay của Israel trên thế giới chính là một yếu tố, một phần lời tiên tri được ứng nghiệm, xác quyết Lời Thiên Chúa phán là thật.
Nói vậy không phải là hợp pháp hóa những hành động quân sự của Israel hay Lời Chúa là bảo đảm và hợp tình hợp lý cho bất cứ một tấn công nào của Israel vào kẻ thù của họ. Nhưng đúng ra Thiên Chúa đã cho phép và hướng dẫn những biến cố xẩy ra trên thế giới theo đúng chương trình rộng lớn hơn của Người.. Thực sự, kế hoạch đó cho thấy những tình trạng rất thảm khốc và ghê sợ đó đang hiện ra ở phía trước cho một tân quốc gia Israel và thị trấn Jerusalem.
Nói về thời kỳ tận cùng tan hoang ghê sợ, chúa Giesu đã cảnh báo trước là “khi anh em thấy thành Jerusalem bị quân đội vây hãm, bấy giờ anh em hãy biết rằng ngày thành bị tan hoang đã tới gần……..Thật vậy đó là những ngày báo oán, ngày mà tất cả những gì đã ghi chép trong Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm.”(Luca 21:20-22). Kinh Thánh còn nói cho biết rộng hơn “Một nửa dân thành bị bắt làm tù binh và đi lưu dày” (Zechariah 14:2).
Nhiều người nghĩ rằng Dân Do Thái trở về đất mẹ ở thế kỷ trước là để ứng nghiệm lời Thiên Chúa hứa một cuộc Xuất Hành thứ hai để đem dân Israel trở lại quê hương (Isaiah 11: 11-12). Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rằng sự hiện diện của dân Do Thái ở trên đất Israel ngày nay chưa phải hoàn toàn là giấc mơ thời đại đã được thực hiện.
Một phần dân Do Thái đang định cư ở đây vẫn còn là tiếng kêu than xa vời từ một tương lai kỳ diệu mà Thiên Chúa đã tuyên phán qua những lời tiên tri. Đó là mang tất cả các chi bộ Israel -không phải chỉ có dân Do Thái mà thôi- về sinh sống trên quê hương họ an bình và bảo đảm khỏi mọi kẻ thù. Ơn Chúa Thánh Thần sẽ đổ xuống tràn đầy trên họ, ban cho họ ơn hiểu biết về Sự Thật Thiên Chúa và họ sẽ thờ phương Chúa tại tân đền thánh Jerusalem. Mọi nơi trên thế giới sẽ nhìn về đó, coi như một gương mẫu để noi theo.
Ngày nay, không phải chỉ có những người Israel đang gặp nguy hiểm đời đời, nhưng dân Do Thái cũng bị ngăn cản không cho tự do thờ phượng Thiên Chúa ở trên Đồi Đền Thờ vì họ than trách dân Muslim đã phạm thượng khi xậy đền thờ Hồi Giáo ở trên đó. Lời chúc “Sẽ gặp nhau ở Jerusalem năm tới” vẫn còn ở nơi cửa miệng hàng triệu người rõ ràng là sự trở về của dân Israel còn lâu mới được trọn vẹn.
Thành thử, đối với dân Do Thái sự hiện diện của họ ở Đất Thánh chắc chắn vẫn là vấn đề sinh tử để cho lời tiên tri đặc biệt về thời cánh chung như sách Daniel ghi là tái lập các hy lễ phải được ứng nghiệm; những xâm lăng và sầu khổ ghê gớm cuối cùng sẽ phải chấm dứt. Nhưng, thực tế là thời kỳ kinh hoàng đang ở trước mặt lại là những lời hứa quan trọng phục hồi đất đai trong hòa bình, thịnh vượng và an toàn vĩnh cửu cho dân Israel vẫn chưa đến.
May thay, những lời hứa này chắc chắn sẽ trở thành sự thật.. Quốc gia Israel được hình thành 70 năm trước và hiện vẫn còn tồn tại đúng theo chương trình của Thiên Chúa, và chương trình này hiện đang ló hiện. Chúng ta hãy hăng say cầu nguyện cho thời đại huy hoàng đó xẩy ra, khi mà tất cả dân Israel bừng nở phồn thịnh và nhận được ân phúc từ khắp nơi trên thế giới.
Khi chứng kiến những thời đại đen tối ở trước một tương lai huy hoàng, chúng ta hãy
thận trọng, tin chắc là có bàn tay Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử. Người sẽ thực sự
xác quyết Lời Người ở tương lai….
ĐÔI LỜI SUY NGHĨ VỀ MỘT “VIỆT NAM MỚI”
Nhân việc dân Israel, Do Thái tái lập quốc gia của họ với biết bao cố gắng, thăng trầm, gian khổ, chết chóc nhưng cuối cùng đã thành công, chúng ta thử nghĩ về một “Việt Nam mới”.
Giống như dân Do Thái bị lưu đầy viễn xứ, người Việt tỵ nạn cs chúng ta trên khắp thế giới hiện nay -có thể nói- tuy đã là công dân Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh, Hòa Lan, Canada v.v…nhưng có lẽ chúng ta cũng vẫn bị dân địa phương coi như người ngoại quốc, kẻ xa lạ vì màu da tiếng nói. Và mai ngày, năm 2020 Tầu cộng chính thức xâm chiếm nước ta do đảng csVN dâng hiến, và trở thành một quận huyện của Tầu Cộng thì người Việt quốc nội mình tuy sống trên đất nước của mình do cha ông mình tạo dựng nhưng lại bị coi như người ngoại quốc, người Tàu, bị kỳ thị, bị áp bức, bị đồng hóa, phải nói tiếng Tầu, học chữ Tầu, sinh hoạt kiểu Tàu…..
Người Việt hải ngoại và quốc nội có nghĩ đến việc tái lập một nước Việt Nam mới thực sự của người Việt Nam giống như tân quốc gia Israelhiện nay, với độc lập tự do tự chủ không? Xuyên suốt giòng lịch sử nước nhà với 4000 năm văn hiến chẳng lẽ nước Việt Nam ta đến đây là hết hay sao? Tinh thần Bà Trưng Bà Triệu, Lý thường Kiệt, Trần quốc Tuấn, Lê Lơi, Quang Trung hẳn vẫn còn in đậm trong tâm trí mọi người dân Việt chúng ta.
Dân Israel Do Thái có Thiên Chúa phù hộ. Việt Nam chúng ta có tinh thần tự chủ, chí quả cảm và cương quyết của giống nòi cùng hồn thiêng sông núi yểm trợ. Việt nam chúng ta đã chết nhiều lần và đã sống lại nhiều lần thì không thể chết luôn được.
Mỗi người Việt Nam hãy nhớ ngày Quốc Hận 30-4-75 và đừng quên chúc nhau trước khi chia tay sau khi tưởng niệm ngày đau buồn đó: “Gặp nhau tại Saigon, Hanoi năm tới.”
Hãy làm rồi Trời sẽ giúp.
Fleming Island, Florida
May 15, 2018
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
[1] ZION 1*Tên một ngọn đồi ở Jerusalem , nay gọi là Núi Đền Thờ ( Temple Mount ). Ban đầu Zion là một đồn lũy, vua David tiến chiếm vào khoảng năm 1000 trước cn và xây thành David (city of David ) trên đó (2Sm 5:6-9) tức Jerusalem . Vì là nơi đặt hòm bia giao ước và là nền đền thờ nên Zion trở thành trung tâm đời sống văn hóa và chính trị của người Do Thái cổ. Zion còn gọi là “Núi Thánh” (holly Hill) của Thiên Chúa (Tv 2:6)
2*Theo thời gian tên Zion được chỉ toàn bộ Jerusalem (Is 1:27) và Palestine . Nữ Tử Zion là thuật ngữ chỉ toàn thể dân tộc Do Thái. Sau khi Judah xụp đổ năm 70 trước cn, Zion trở thành biểu tượng hy vọng rằng quê hương của người Do Thái ở Palestine sẽ được phục hồi.
3* Zion trong Tân Ước chỉ thành trên trời, heavenly city (Dt 12:22; Kh 14:1)
4* Phong trào Zionist là phong trào tự do dân chủ của những người Do Thái yêu nước chủ trương tái lập lại quốc gia Do Thái / Israel ….