Friday, 6 July 2018

Đặc San Lâm Viên

Đặc San Lâm Viên
Địa chỉ góp bài: dslamvien@gmail.com
Danh sách những bài mới trên Đặc San Lâm Viên để quý vị có thể tìm đọc trong dịp cuối tuần nhàn rỗi.
Chúc quý vị ngày cuối tuần an lành.

 

Bao Lâu Thì Mất Nước?

Chu Bách Việt
HIểm họa mất nước không còn là chuyện xa vời mà là chuyện đang diễn ra trước mắt. Từ việc khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên, nhà máy thép Formosa, nhà máy alumin, đặc biệt là ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với thời gian “cho thuê" là 99 năm! Một khoảng thời gian đủ dài, đủ lâu để biến các khu kinh tế nói trên thành một khu tự trị của Tàu và đó là bước vững chắc nhất để chiếm trọn ba miền Việt Nam không cần súng đạn. Mời quý vị đọc bài thơ nhận xét của Chu Bách Việt về hiện tình nguy hiểm này của dân tộc Việt, và hãy cùng nhau đứ ng lên hưởng ứng lời kêu gọi gìn giữ quê hương:
Hỡi người Việt toàn cầu
Cùng siết chặt tay nhau
Phản đối đảng cộng sản
Đang bán nước cho Tàu.
Hỡi con dân Rồng Tiên
Nước Việt Nam ba miền
Hãy lật đổ cộng sản
Giữ đất đai tổ tiên.


 

Yên Tâm

Chu Bách Việt
Trong phiên họp Quốc Hội sáng ngày 5/6, có 66 đại biểu đã ghi tên để chất vấn Bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường  (TNMT) Trần Hồng Hà. Các câu hỏi xoay quanh việc người nước ngoài mua đất, Formosa, nguy cơ ô nhiễm phóng xạ từ nhà máy hạt nhân của Trung Cộng gần biên giới Việt Nam, v.v… Bộ trưởng Hà trả lời hàng loạt chất vấn khác nhau của các đại biểu với hai chữ “yên tâm”. Mời quý vị đọc bài thơ của Chu Bách Việt tường trình về hai chữ “yên tâm" này.

 

Đã Đến Lúc Phải Thành Lập Một Lực Lượng Đặc Nhiệm Hàng Hải ở Thái Bình Dương

Lâm Viên
Sự bành trướng quân sự cùng với tham vọng kinh tế và chính trị của Trung Cộng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã đòi hỏi sự lãnh đạo và tham dự lâu dài của Hoa Kỳ trong khu vực này. Thế nhưng để tránh những xung đột không cần thiết, chính phủ Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng phải tìm một phương thức hợp tác mới phỏng theo mô hình của Hải Quân Thường Trực ở Đại Tây Dương (Standing Naval Forces Atlantic) mà NATO đã thành lập trong thập niên 1970 và 1980, và gọi là Lực Lượng Đặc Nhiệm Hàng Hải Kết Hợp ở Thái Bình Dương. Lực lượng này là kết hợp của các hoạt động riêng l ẻ của Hoa Kỳ và các quốc gia liên hệ trong vùng. Sự thành lập một Lực Lượng Đặc Nhiệm sẽ thúc đẩy các quốc gia trong vùng phải đồng lòng hợp tác với Hoa Kỳ và góp phần để kết hợp thành một khối hoạt động của các đơn vị hải quân trong toàn khu vực hầu bảo đảm cho một môi trường hàng hải tự do và rộng mở trong vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương. Mời quý vị đọc bài bình luận của Eric Sayers qua phần lược dịch của Lâm Viên để nhận thức một đề nghị quan trọng và hợp lý hầu giải quyết tình trạng bất an trong vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương trong hiện tại và tương lai.


 

Cuộc Chiến Tranh Mậu Dịch Toàn Cầu Đã Bắt Đầu? 

Huỳnh Thạnh
Thứ Năm tuần qua, 31/5/18, thuế nhập cảng thép và nhôm đã được áp dụng lên các sản phẩm nhập cảng từ Canada, Mễ Tây Cơ và Liên Minh Âu Châu (EU).  Và thủ phạm chính trong những việc mất quân bình mậu dịch này là Trung Hoa có thể sẽ được tính đến trong đợt kế tiếp.
Đây là một phương thức trong các chính sách bảo hộ mậu dịch mà chính quyền của ông Trump đưa ra để chống lại những sự chèn ép mậu dịch (trade abuses) từ nhiều quốc gia khác mà Hoa Kỳ vẫn phải gánh chịu từ nhiều năm nay.
Việc áp dụng những thuế quan nhập cảng bên trên có thể sẽ bắt đầu cho một cuộc chiến tranh mậu dịch toàn cầu.  Một khi cuộc chiến tranh này bộc phát, chắc chắn nền kinh tế và cũng như sự ổn định trên toàn cầu sẽ bị thiệt hại nặng nề.  Và Hoa Kỳ chắc chắn cũng bị tổn thất.  
Tuy nhiên, như những điều Tổng Thống Obama đã đề cập trong diễn văn nói chuyện trước quốc dân - State of the Union Address, vào năm 2012, thì nền kinh tế của Hoa Kỳ được xây dựng để tồn tại lâu dài - an economy that’s built to last.  Bởi đó, tối thiểu, chúng ta cũng có thể hy vọng rằng, Hoa Kỳ sẽ là kẻ đứng vững sau cùng trong trận chiến tranh mậu dịch này, nếu có, thay vì sẽ bị chết dần, chết mòn vì bị Trung Hoa (và các "đồng minh" free riders) tiếp tục bòn rút.
Xin mời quý độc giả đọc bài bình luận của Keith Johnson qua phần chuyển ngữ của Huỳnh Thạnh để tìm hiểu và nhận định về một “nước cờ mới" của chính phủ của ông Trump trên “bàn cờ quốc tế" bao gồm tất cả mọi mặt từ chính trị, đến quân sự và kinh tế.

 

Triết Lý Tình Yêu

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Tình yêu có lẽ là một đề tài được khai phá nhiều nhất trong tất cả thể loại của nghệ thuật trên thế giới. Bởi vậy, quan niệm về tình yêu có thể nói là đã được diễn tả qua mọi hình thức bằng muôn ngàn khía cạnh khác nhau. Percy Shelley là một nhà thơ tình lãng mạn ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 của Anh quốc. Mặc dầu ngày nay ông được giới văn học Anh xem là một trong những nhà thơ tình hàng đầu của Anh, thế nhưng đương thời, thơ của ông không được xuất bản nhiều vì ông là người được xem là có khuynh hướng chống hoặc không tin tưởng vào tôn giáo. Mời quý v ị đọc một bài thơ mang triết lý, hay đúng hơn là ý nghĩ riêng tư của Shelley về tình yêu: “Cảnh đẹp của thiên nhiên và đời sống đều không có ý nghĩa gì nếu em chẳng hôn anh.” Tác giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao đã diễn tả những lời thơ của bài “Love’s Philosophy" qua thể thơ lục bát nhẹ nhàng của văn chương Việt:
“Ánh dương ôm ấp đất liền
Trăng hôn biển vắng triền miên mơ mòng:
Thiên nhiên tình có như không
Nếu nàng chẳng đặt môi nồng hôn ta?”

 

Đài Loan - Một Hòn Đảo Ngọc Tới Năm 1993

Phạm Văn Tuấn
Đài Loan (Taiwan) là một hòn đảo ở phía đông ngoài khơi Trung Hoa Lục Địa. Là một hòn đảo có diện tích tương đối nhỏ là 35,571  cây số vuông (khoảng 1/10 diện tích của California) và khí hậu khắc nghiệt, thay đổi bất thường, thế nhưng Đài Loan lại là một quốc gia đông dân cư, 23.5 triệu dân, và phát triển mạnh về kỹ nghệ. Qua lịch sử, hòn đảo này cũng đã từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha nà Nhật Bản. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, tướng Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng đã tạo dựng Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập và vẫn luôn bị TC hăm dọa sẽ tái chiếm. Mời quý vị đọc bài biên khảo của tác giả Phạm Văn Tuấn để biết thêm về lịch sử và sự hình thành cũng như phát triển của Đài Loan.

Những Cánh Phượng Khô Ép Trong Trang Vở

Nguyên Nhung
Ai cũng có một thuở học trò mộng mơ, với một tình yêu mỏng manh như những cánh hoa phượng ép giữa trang giấy chép những bài thơ tình lãng mạn. Cái thuở mà Xuân Diệu gọi là tuổi “Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì”. Và như thế thì khi người con trai đột nhiên vắng mặt khỏi sân trường thì người thiếu nữ mang mối giận hờn không tên, lúc ẩn lúc hiện, bềnh bồng nổi trôi theo cuộc đời dâu bể. Để rồi trong một tình cờ, hay một xắp đặt của tạo hóa, họ đã gặp lại nhau để hiểu rằng tại sao cuộc đời lại có những khúc quanh như thế, và tại sao một người thì nâng niu, ấp ủ nhánh ho a khô, còn người kia thì trồng cả cây hoa Phượng trước cửa để mỗi khi nhìn hoa nở như thấy lại người xưa. Mời quý vị đọc một đoản văn đầy tình cảm của Nguyên Nhung để cùng hồi tưởng lại cái thuở học trò và một thời mộng mơ trân quý đã tưởng như xa mờ trong ký ức.

 

Biển Đông: Bành Trướng Vũ Lực Trên Không

Lâm Viên
Gần đây tin tức về tình hình an ninh của Biển Đông tưởng chừng như bị che khuất bởi tin về cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ, Donald Trump, và Kim Jong-Un của Bắc Hàn. Trong khi đó TC vẫn âm thầm xây dựng và trang bị quân sự trên các hòn đảo mà họ đang chiếm giữ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tuần qua, tình hình Biển Đông lại xôi động với tin TC đã đem máy bay ném bom có tầm hoạt động xa đến đảo Phú Lâm (Woody Island), đồng thời hai chiến hạm của Mỹ đã tiến gần, trong vòng 12 hải lý, đến vùng đảo này; đồng thời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Jim Mattis, lên tiếng cảnh cáo TC về những việc gia tăng quân sự hóa các hòn đảo khiến tình hình Biển Đông ngày càng nghiêm trọng. Mời quý vị đọc bài tường thuật của Lâm Viên để biết rõ thêm về hiện tình an ninh ở Biển Đông và những quốc gia liên hệ trong vùng.

 

Viết Từ Xa

Trần Trung Đạo
Một bạn trẻ từ Việt Nam đã đặt câu hỏi với đại ý “sao tác giả không viết về thực tế xã hội của Việt Nam ngày nay?" Tác giả Trần Trung Đạo đã “Viết từ xa" với nhận xét dựa trên nghiên cứu lịch sử: 
“Chống tham nhũng trên thực tế chỉ nhằm để nâng cao uy thế của chế độ và giới hạn của những kẻ không cùng phe phái. Điều đó đã xảy ra dưới giai đoạn đầu củng cố và tập trung quyền lực của Tập Cận Bình, cũng như đang xảy ra tại Việt Nam.”
Và lưu ý đọc giả rằng:
“Phê bình các hiện tượng xã hội thối nát, ích kỷ, hẹp hòi là cần thiết nhưng nếu chỉ tập trung vào việc phê bình hiện tượng hay dừng lại ở việc phê bình hiện tượng sẽ rơi vào bẫy của chế độ.”
Mời qúy vị đọc toàn bài bình luận của tác giả Trần Trung Đạo để nhận biết được thực trạng của Việt Nam dưới sự cai trị độc tài, thối nát của đảng csVN.
 

 

Nước Lỗ

Chu Bách Việt
Theo tin trên trang báo điện tử của đài Á Châu Tự Do (RFA) thì Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam EVN là đơn vị độc quyền khai thác và cung cấp điện năng tại Việt Nam, mặc dù đã không ít lần tăng giá điện trong những năm qua, doanh nghiệp này vẫn liên tục báo lỗ với tổng số nợ tính đến cuối năm 2017 lên tới gần 500 ngàn tỷ đồng.
Cùng với đó là số nợ của các tập đoàn khác như Dầu khí, Than khoáng sản… và đặc biệt là 12 dự án mà chỉ riêng số nợ phải trả thêm của những dự án này trong năm 2017 đã tăng hơn 2.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016. Trước những lỗ lã kinh khủng như vậy, tác giả Chu Bách Việt đã khôi hài nhận xét rằng dưới sự lãnh đạo của đảng csVN thì nước ta chắc phải gọi là nước Lỗ.