(Getty Images)
Bài CHU TẤT TIẾN
Trong những tuần lễ cuối của cuộc chạy đua vào các hội trường chính trị dòng chính của Hoa Kỳ, các ứng cử viên người Mỹ gốc Việt đang dồn hết nỗ lực vào việc quảng cáo qua các cơ quan truyền thông (báo giấy, radio, và truyền hình) cũng như trên mạng lưới thư điện tử mà các ứng cử viên đã dành sẵn từ lâu. Tại các hộp thư gia đình, hầu như ngày nào cũng tràn ngập các flyers, to nhỏ đủ cỡ, với hình ảnh của các ứng cử viên và những lời hứa hẹn tuyệt vời, tưởng như nếu những ứng cử viên này đắc cử thì lập tức sinh hoạt gia đình của tất cả mọi cư dân trong vùng đều thay đổi rất nhiều và rất mạnh theo chiều hướng phát triển thật tốt đẹp.
Tại các cuộc gặp mặt trà dư, tửu hậu của những nhóm thân hữu, bạn đồng môn, bạn cùng sở, họ hàng, ngoài chủ đề bầu cho ứng cử viên người Việt nào thì vấn đề “bầu cho Đảng nào” là chủ đề gây tranh cãi sôi nổi. Đôi khi từ một câu chuyện gẫu giữa hai người thân bỗng biến thành một chiến trường khốc liệt và có thể giữa hai người đang ngồi cùng bàn với nhau, vừa mới cụng ly vui vẻ, bỗng biến thành hai kẻ thù không đội trời chung, thề không bao giờ gặp mặt nhau nữa! Trong những tuần lễ cuối của cuộc chạy đua vào các hội trường chính trị dòng chính của Hoa Kỳ, các ứng cử viên người Mỹ gốc Việt đang dồn hết nỗ lực vào việc quảng cáo qua các cơ quan truyền thông (báo giấy, radio, và truyền hình) cũng như trên mạng lưới thư điện tử mà các ứng cử viên đã dành sẵn từ lâu. Tại các hộp thư gia đình, hầu như ngày nào cũng tràn ngập các flyers, to nhỏ đủ cỡ, với hình ảnh của các ứng cử viên và những lời hứa hẹn tuyệt vời, tưởng như nếu những ứng cử viên này đắc cử thì lập tức sinh hoạt gia đình của tất cả mọi cư dân trong vùng đều thay đổi rất nhiều và rất mạnh theo chiều hướng phát triển thật tốt đẹp.
Điều đáng lưu ý thứ nhất là năm nay, tại cuộc bầu cử giữa kỳ này, sự khác biệt chính kiến đã tăng đến mức gần như là một cuộc nội chiến chính trị. Cả hai bên đều đưa ra những lập luận cứng rắn và không chấp nhận có một sự nhân nhượng nào. Điểm đặc biệt thứ hai là cả hai phía đều dựa trên cơ sở “người Việt yêu nước Việt,” đều muốn cho kết quả của cuộc bầu cử sẽ đem lại cho Việt Nam một phương pháp nào đấy, hầu giúp cho dân Việt có Tự Do và Độc Lập. Có nghĩa là đa số muốn dựa vào Mỹ, muốn có một chính phủ và hệ thống Lập Pháp lưu ý đến nan đề Việt Nam, tuy không ai nhắc đến việc Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa sống lại nữa, nhưng vẫn thấp thoáng hy vọng là chính phủ mới với ngành Lập Pháp mới sẽ chống lại Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam.
Một số người theo đảng Cộng Hòa thì quan niệm “chỉ có Đảng Cộng Hòa bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa,” cho nên phải bầu cho Đảng Cộng Hòa thì may ra mới có cơ hội cho Việt Nam Cộng Hòa trở lại. Điều đặc biệt thứ ba là trong khi phe Dân Chủ thì liên tục tung tin xấu, tin bất lợi cho Tổng Thống Donald Trump thì trên mạng thư điện tử, những người theo đảng Cộng Hòa thì lại tung ra lập luận là phe Dân Chủ là Cộng Sản. Nhìn chung, thì cả hai phía đối lập sôi nổi (không đề cập đến những người Mỹ gốc Việt thầm lặng), đều có tinh thần Việt Nam Cộng Hòa và muốn có sự can thiệp của Mỹ vào nan đề Việt Nam, nhưng đôi khi biến thành quá khích và cực đoan.
Thực tế, theo diễn tiến lịch sử từ những thập niên 1954, khi Việt Nam bị chia cắt và khi Mỹ chính thức đưa vấn đề Việt Nam vào nghị trình quan trọng nhất của họ, thì không có Đảng nào thật sự quan tâm đến Dân Tộc Việt Nam và Lịch Sử Việt Nam cả. Cả hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều sử dụng vấn đề Việt Nam như một con cờ trên bàn cờ chính trị quốc tế, làm sao để con Tốt-Việt Nam này ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản đang phát triển tại Đông Nam Á châu.
Người Mỹ đã nhìn thấy vị trí chiến lược của Việt Nam rất thích hợp với kế hoạch này: hơn 2,000 cây số tiếp xúc với biển Đông, với nhiều hải cảng quốc tế thuận tiện nhìn xuống toàn bộ Đông Nam Á gồm Cambodia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines (không kể Nhật Bản vì Nhật Bản đã là môt cường quốc trong Thế Giới Tự Do rồi), trong khi lại có thể xây cất thêm nhiều phi trường để dễ dàng đổ quân tấn công vào sâu trong lục địa Lào, từ đó có thể tiến lên miền Bắc Lào để lập hàng rào phòng thủ chống Cộng Sản Trung Quốc rất hữu hiệu.
Vào thập niên 50-60, người Mỹ đã biết rằng, sau khi đã vung bàn tay đẫm máu giết chết vài chục triệu người thuộc tộc Hán-Mãn của đất nước Trung Hoa, Mao Trạch Đông nhất định phải tìm cách bành trướng xuống phía Nam và ra biển Đông, cho nên Hoa Kỳ đã thấy rằng chỉ có giải pháp duy nhất là sử dụng Việt Nam như một “tiền đồn chống Cộng”, (nhóm chữ này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần), bảo vệ Thế Giới Tự Do không bị nhuộm đỏ thêm nữa. Vì thế mà Mỹ (cả hai Đảng) đã mạnh tay can thiệp vào vấn đề Việt Nam, xoay trở Viêt Nam như chong chóng, bất chấp mọi thiệt hại gây cho Dân Tộc Việt Nam.
Thử nhìn lại vài sự kiện chính liên quan đến sự can thiệp của hai chính đảng Mỹ vào Việt Nam:
A. Đảng Dân Chủ can thiệp thô bạo vào chính trường Việt Nam:
- Tháng 8/1962: TT Kennedy ký sắc lệnh Foreign Assistance Act of 1962 để “cung cấp viện trợ quân sự cho những nước đang trên bờ vực của thế giới Cộng Sản và bị Cộng Sản tấn công trực tiếp” để chuẩn bị đổ quân vào Việt Nam.
- Tháng 10/ 1963: Vì TT Diệm cương quyết không cho quân Mỹ đổ vào Việt Nam, TT Kennedy ra lệnh cho Cabot Lodge đảo chính để giết Tổng Thống Diệm, với mục đích mở cửa cho quân Mỹ vào Việt Nam. Sau khi Tổng Thống Diệm bị giết, thì người Mỹ can thiệp trực tiếp vào việc chỉ định người kế vị làm xáo trộn chính trường miền Nam, bỏ ngỏ việc chiến đấu chống Cộng, tạo cơ hội cho Cộng Sản miền Bắc tràn vào miền Nam. (Việc mất miền Nam năm 1975 đã manh nha từ cuộc đảo chính này, nhất là khi số tướng lãnh phản bội đã xóa bỏ Ấp Chiến Lược, một kế hoạch cực kỳ hiệu quả để cắt đứt các phương tiện tiếp liệu cho Cộng Sản và dồn Cộng Sản Việt Nam ra đất chết.)
- Ngày 24 tháng 11/1963: Sau khi TT Kennedy bị giết chết bởi chính người Mỹ, TT Lyndon Johnson lên thay thế. Ông tuyên bố: “Chúng ta không thể mất Việt Nam” và ra lệnh cho tăng cường số cố vấn Mỹ ở Việt Nam lên 16,300 người và viện trợ cho Việt Nam $500 triệu đôla.
- Tháng 8/1964: TT Johnson ra lệnh cho thả bom Bắc Việt, phong tỏa đường biển chung quanh vịnh Bắc Bộ.
- Tháng 3/1965: TT Johnson ra lệnh cho thả bom đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài trong 3 năm. Tăng cường quân số Mỹ tại Việt Nam thành 25,000. Đến tháng 7 thì quân số Mỹ thành 125,000.
-Tháng 4/1966: TT Johnson cho phép dùng B 52 lần đầu tiên tại VN.
- Tháng 8/1962: TT Kennedy ký sắc lệnh Foreign Assistance Act of 1962 để “cung cấp viện trợ quân sự cho những nước đang trên bờ vực của thế giới Cộng Sản và bị Cộng Sản tấn công trực tiếp” để chuẩn bị đổ quân vào Việt Nam.
- Tháng 10/ 1963: Vì TT Diệm cương quyết không cho quân Mỹ đổ vào Việt Nam, TT Kennedy ra lệnh cho Cabot Lodge đảo chính để giết Tổng Thống Diệm, với mục đích mở cửa cho quân Mỹ vào Việt Nam. Sau khi Tổng Thống Diệm bị giết, thì người Mỹ can thiệp trực tiếp vào việc chỉ định người kế vị làm xáo trộn chính trường miền Nam, bỏ ngỏ việc chiến đấu chống Cộng, tạo cơ hội cho Cộng Sản miền Bắc tràn vào miền Nam. (Việc mất miền Nam năm 1975 đã manh nha từ cuộc đảo chính này, nhất là khi số tướng lãnh phản bội đã xóa bỏ Ấp Chiến Lược, một kế hoạch cực kỳ hiệu quả để cắt đứt các phương tiện tiếp liệu cho Cộng Sản và dồn Cộng Sản Việt Nam ra đất chết.)
- Ngày 24 tháng 11/1963: Sau khi TT Kennedy bị giết chết bởi chính người Mỹ, TT Lyndon Johnson lên thay thế. Ông tuyên bố: “Chúng ta không thể mất Việt Nam” và ra lệnh cho tăng cường số cố vấn Mỹ ở Việt Nam lên 16,300 người và viện trợ cho Việt Nam $500 triệu đôla.
- Tháng 8/1964: TT Johnson ra lệnh cho thả bom Bắc Việt, phong tỏa đường biển chung quanh vịnh Bắc Bộ.
- Tháng 3/1965: TT Johnson ra lệnh cho thả bom đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài trong 3 năm. Tăng cường quân số Mỹ tại Việt Nam thành 25,000. Đến tháng 7 thì quân số Mỹ thành 125,000.
-Tháng 4/1966: TT Johnson cho phép dùng B 52 lần đầu tiên tại VN.
B. Đảng Cộng Hòa từng bước xóa bỏ chế độ Cộng Hòa Việt Nam:
- Tháng 1/1969: Nixon được bầu làm Tổng Thống.
- Tháng 5/1969: TT Nixon tuyên bố sẽ rút khỏi Việt Nam bằng VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH.
- Tháng 4/1970: TT Nixon rút 150,000 quân khỏi VN.
- Tháng 8/1972: Kissinger gặp Lê đức Thọ ở Paris. Người lính cuối cùng rời Việt Nam, chỉ còn Cố Vấn quân sự ở lại.
- Tháng 1/1973: TT Nixon ra lệnh cho TT Thiệu phải ký Hiệp Định Paris. Kissinger viết thư cho TT Thiệu, ám chỉ là nếu TT Thiệu không ký, sẽ không ai bảo đảm tính mạng ông. Dưới áp lực đến từ Bạch Cung, TT Nguyễn Văn Thiệu phải miễn cưỡng ký vào Hiệp Định Paris, theo hiệp định này thì Cộng Sản Bắc Việt và Cộng Sản miền Nam được quyền ở lại Miền Nam một cách hợp pháp theo hình thức DA BEO, nghĩa là xôi, đậu, quân xâm lược Cộng Sản được tự do nhận tiếp tế, tiếp vận từ miền Bắc, cả nhân sự lẫn khí tài chiến tranh!
Hoa Kỳ đã bức tử Việt Nam Cộng Hòa bằng cách hứa lèo: Khi ký Hiệp Định Paris, Mỹ có hứa sẽ cho thay thế quân cụ, súng đạn, quân trang quân dụng theo nguyên tắc 1 đổi 1, nhưng rồi lờ đi, ngược lại còn cúp xăng dầu, tiếp liệu khiến mọi phương tiện chiến đấu của quân VNCH tê liệt.
- Tháng 4/1975, Tổng Thống Gerald Ford, sau khi ngăn chặn việc tháo khoán hơn $300 triệu quân viện, đã tuyên bố: Chiến Tranh Việt Nam đã chấm dứt!
Như thế thì đảng nào thực sự quan tâm đến Con Người và Dân Tộc Việt Nam?
Khi còn Tổ Quốc, dân Việt đã bị người Mỹ xài như con chốt thí, bây giờ, người Việt quốc gia đã mất nước vào tay Cộng Sản rồi, liệu người Mỹ có còn suy nghĩ chút nào để giúp cho Người Việt Quốc Gia có cơ hội trở về quê với lá cờ vàng ba sọc đỏ hay không? Việc tranh luận đưa đến đấu khẩu, mất đoàn kết, về việc Cộng Hòa hay Dân Chủ sẽ lãnh đạo nước Mỹ giữa nhóm người Việt di tản, thực chất, chẳng có chút tác động nào trên kết quả bầu cử cả, nhất là khi số lượng người Việt đi bầu rất nhỏ!
Cho nên, chỉ còn việc chọn lựa NGƯỜI chứ không chọn lựa ĐẢNG là việc nên làm.
Đảng nào cũng có người tốt, người dở. Vì thế, trước khi quyết định chọn ai thì nên xem xét kỹ lại thành tích, việc làm của người ấy để biết họ thường chủ trương gì, có lợi cho cộng đồng Việt Tị Nạn và đất nước Hoa Kỳ như thế nào? Có nên chỉ bầu cho người Việt mình chỉ vì ứng cử viên đó là người Việt không? Kinh nghiệm trước đây đã từng cho thấy là người Việt đã chọn lầm một số ứng cử viên chỉ vì họ là người mình! Có vị dân cử người Việt đắc cử xong là trốn biệt hoặc ngậm hột thị, chỉ xuất hiện trên sân khấu khi có ăn nhậu và tuyên ngôn. Có vị lại trở mặt với cộng đồng, tán thành giao lưu với Cộng Sản. Có dân cử người Việt chẳng có làm chi lợi cho cộng đồng ngoài việc ăn chơi. Có vị lại đang làm việc có lợi cho Việt Cộng...
Trong giai đoạn mà đất nước Việt Nam đang lâm nguy, cần đến sự yểm trợ của cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ cùng với sự tiếp tay của chính giới Mỹ, thì kỳ bầu cử này rất quan trọng. Mong quý cử tri thận trọng trong việc sử dụng lá phiếu của mình, không để cho cảm tính lấn át lý trí, hầu đem lại chút ánh sáng cho đường hầm Việt Nam.
- Tháng 1/1969: Nixon được bầu làm Tổng Thống.
- Tháng 5/1969: TT Nixon tuyên bố sẽ rút khỏi Việt Nam bằng VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH.
- Tháng 4/1970: TT Nixon rút 150,000 quân khỏi VN.
- Tháng 8/1972: Kissinger gặp Lê đức Thọ ở Paris. Người lính cuối cùng rời Việt Nam, chỉ còn Cố Vấn quân sự ở lại.
- Tháng 1/1973: TT Nixon ra lệnh cho TT Thiệu phải ký Hiệp Định Paris. Kissinger viết thư cho TT Thiệu, ám chỉ là nếu TT Thiệu không ký, sẽ không ai bảo đảm tính mạng ông. Dưới áp lực đến từ Bạch Cung, TT Nguyễn Văn Thiệu phải miễn cưỡng ký vào Hiệp Định Paris, theo hiệp định này thì Cộng Sản Bắc Việt và Cộng Sản miền Nam được quyền ở lại Miền Nam một cách hợp pháp theo hình thức DA BEO, nghĩa là xôi, đậu, quân xâm lược Cộng Sản được tự do nhận tiếp tế, tiếp vận từ miền Bắc, cả nhân sự lẫn khí tài chiến tranh!
Hoa Kỳ đã bức tử Việt Nam Cộng Hòa bằng cách hứa lèo: Khi ký Hiệp Định Paris, Mỹ có hứa sẽ cho thay thế quân cụ, súng đạn, quân trang quân dụng theo nguyên tắc 1 đổi 1, nhưng rồi lờ đi, ngược lại còn cúp xăng dầu, tiếp liệu khiến mọi phương tiện chiến đấu của quân VNCH tê liệt.
- Tháng 4/1975, Tổng Thống Gerald Ford, sau khi ngăn chặn việc tháo khoán hơn $300 triệu quân viện, đã tuyên bố: Chiến Tranh Việt Nam đã chấm dứt!
Như thế thì đảng nào thực sự quan tâm đến Con Người và Dân Tộc Việt Nam?
Khi còn Tổ Quốc, dân Việt đã bị người Mỹ xài như con chốt thí, bây giờ, người Việt quốc gia đã mất nước vào tay Cộng Sản rồi, liệu người Mỹ có còn suy nghĩ chút nào để giúp cho Người Việt Quốc Gia có cơ hội trở về quê với lá cờ vàng ba sọc đỏ hay không? Việc tranh luận đưa đến đấu khẩu, mất đoàn kết, về việc Cộng Hòa hay Dân Chủ sẽ lãnh đạo nước Mỹ giữa nhóm người Việt di tản, thực chất, chẳng có chút tác động nào trên kết quả bầu cử cả, nhất là khi số lượng người Việt đi bầu rất nhỏ!
Cho nên, chỉ còn việc chọn lựa NGƯỜI chứ không chọn lựa ĐẢNG là việc nên làm.
Đảng nào cũng có người tốt, người dở. Vì thế, trước khi quyết định chọn ai thì nên xem xét kỹ lại thành tích, việc làm của người ấy để biết họ thường chủ trương gì, có lợi cho cộng đồng Việt Tị Nạn và đất nước Hoa Kỳ như thế nào? Có nên chỉ bầu cho người Việt mình chỉ vì ứng cử viên đó là người Việt không? Kinh nghiệm trước đây đã từng cho thấy là người Việt đã chọn lầm một số ứng cử viên chỉ vì họ là người mình! Có vị dân cử người Việt đắc cử xong là trốn biệt hoặc ngậm hột thị, chỉ xuất hiện trên sân khấu khi có ăn nhậu và tuyên ngôn. Có vị lại trở mặt với cộng đồng, tán thành giao lưu với Cộng Sản. Có dân cử người Việt chẳng có làm chi lợi cho cộng đồng ngoài việc ăn chơi. Có vị lại đang làm việc có lợi cho Việt Cộng...
Trong giai đoạn mà đất nước Việt Nam đang lâm nguy, cần đến sự yểm trợ của cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ cùng với sự tiếp tay của chính giới Mỹ, thì kỳ bầu cử này rất quan trọng. Mong quý cử tri thận trọng trong việc sử dụng lá phiếu của mình, không để cho cảm tính lấn át lý trí, hầu đem lại chút ánh sáng cho đường hầm Việt Nam.