Trong một cuộc họp báo vào sáng Thứ Tư ngay sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tổng Thống Trump thừa nhận rằng ông sẽ gặp gỡ với Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 được tổ chức vào cuối tháng 11 này, nhưng ông không bình luận thêm về những gì sẽ được thảo luận.
Sau thời gian vừa qua đã ít nhiều “làm quen” được với các kế sách của chính quyền Trump, sẽ có nhiều khả năng để Trung Hoa bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm chỉnh với Hoa Kỳ.
Nhưng, điểm quan trọng nằm ở chỗ Tâp Cận Bình và chính sách kinh tế của ông ta đang đưa Trung Hoa trở về dưới sự độc quyền kiểm soát của nhà nước, như thời Mao Trạch Đông, và như vậy sẽ khó lòng đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ trên quan điểm của nền kinh tế mở rộng.
Đặc San Lâm Viên xin mời quý độc giả theo dõi nhận định của tác giả Gordon Chang qua bài viết "The Trump Curveball: This Is What China Didn't Expect" đã được bạn Huỳnh Thạnh chuyển ngữ "Donald Trump: Nỗi Lo Ngại Không Lường Được Của Trung Hoa"
Donald Trump: Nỗi Lo Ngại Không Lường Được Của Trung Hoa
Thời gian sắp tới, Hội nghị thượng đỉnh G-20 hàng năm từ ngày 30-11-18 cho đến ngày 01/12/2018 sẽ được tổ chức tại Buenos Aires, Argentina. Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập Cận Bình sẽ có cơ hội gặp gỡ để bàn luận tìm cách giải quyết những "khác biệt" không thể chấp nhận được trong tương quan mậu dịch giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ.
Đặc San Lâm Viên xin giới thiệu đến quý độc giả phần chuyển sang Việt ngữ của bài viết The Trump Curveball: This Is What China Didn't Expect (1) đã đăng trên nationalinterest.org ngày 31 tháng 10, 2018. Tác giả bài báo Gordon Chang được biết đến nhiều qua quyển sách The Coming Collapse of China.
Thông điệp của Donald Trump gửi Tập Cận Bình: Hoa Kỳ có ý định tách rời khỏi đất nước của ông cho tới một mức lớn nhất có thể cho phép. (The U.S. intends to disengage with your country to the greatest extent possible.) - Gordon Chang
Huỳnh Thạnh chuyển ngữ
Cuộc họp được hoạch định từ lâu để Tổng Thống Donald Trump và nhà cai trị Trung Hoa Tập Cận Bình gặp gỡ bên lề của hội nghị G20 vào cuối Tháng 11 (30/11-1/12/2018) tại Buenos Aires, có vẻ như sẽ không xảy đến. Và cả như nếu cuộc gặp gỡ này có xảy ra, thì xem ra cũng không đem lại kết quả tốt đẹp. Ngay như có thể không thảo luận về chủ đề của thời điểm này, là điều được gọi là "chiến tranh mậu dịch."
Theo lời của tờ Wall Street Journal, Hoa Kỳ sẽ không nói chuyện với Bắc Kinh về mậu dịch cho đến khi nào người Trung Hoa đệ trình một "đề nghị cụ thể để giải quyết các khiếu nại của Washington về việc cưỡng ép chuyển giao kỹ thuật và các vấn đề kinh tế khác." Vì nhiều lý do, các giới chức của Trung Hoa sẽ khó có thể làm việc đó.
Nói như Wall Street Journal, thì đó là một "bế tắc."
Chính quyền Trump đang nhanh chóng làm đảo ngược lề lối suy nghĩ của Mỹ trong bốn thập niên. Các tổng thống từ Nixon cho đến Obama đã đặt sự thành công của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một mục tiêu của chính sách Hoa Kỳ.
Nhưng Trump không những đã loại bỏ mục tiêu đó – các chính sách của ông hoặc là thù địch với Bắc Kinh hoặc là thờ ơ trước những quan tâm của họ - ông cũng đang tách rời mọi thứ ra khỏi Trung Hoa. Và đó là một điều tốt dù vẫn có lo ngại. Những mối quan hệ của chúng ta với nhà nước Trung Hoa có lẽ sẽ khá hơn, tối thiểu cũng là trong dài hạn, khi tiếp xúc với họ ít đi - chứ không nhiều hơn.
Kể từ thập niên 1970s, sự chọn lựa chính sách tại Washington đặt nặng vào yếu tố "tham gia" (engagement), nhưng trong nhiều khía cạnh, phương cách đó đã thất bại, đặc biệt là trong lãnh vực mậu dịch. Quả là một điều mỉa mai khi Bắc Kinh chuẩn bị sẵn sàng cho Tháng 12 để chào mừng 40 năm của Đại hội lần thứ 3 của Ủy Ban Trung Ương Thứ 11 (11th Central Committee) - cuộc họp này được xem như bước đầu cho nhà họ Tập là bác bỏ các chính sách cải cách.
Họ Tập, tin tưởng vào tính ưu việt (primacy) của Đảng và quyền lực của nhà nước, đã đưa Trung Hoa trở lại tới một điều gì đó giống như các hệ thống được tạo ra và duy trì bởi Mao Trạch Đông và Joseph Stalin.
Điển hình như việc họ Tập đã bận rộn tái kết hợp các doanh nghiệp nhà nước, vốn đã to lớn, để trở thành những thành phần có sức mạnh áp đảo trên thị trường và, trong một vài trường hợp, là những thứ độc quyền chính thức của nhà nước. Ông ta đã gia tăng tài trợ của nhà nước cho những thành phần tham gia và được ưu đãi, và đã đặt trọng tâm mới vào chính sách kỹ nghệ, giống như sáng kiến khét tiếng của ông ta là Made in China 2025 (Sản xuất tại Trung Hoa 2015) với mục đích là để mưu tìm một khả năng tự túc trong những khu vực quan yếu.
Ông ta đã thắt chặt lại những kiểm soát vốn đã sẵn nghiêm ngặt, thường xuyên bắt phải thực thi các quy luật không báo trước. Hơn nữa, họ Tập đã gia tăng đáng kể việc kiểm soát của nhà nước đối với thị trường chứng khoán, đặc biệt là kể từ mùa hè năm 2015. Những việc mua hàng để hỗ trợ cho thị trường (Market-supporting purchases) được thực hiện bởi một tên gọi mỹ miều là "Đội Tuyển Quốc Gia" (National Team) thì thực chất chính là tái quốc hữu hóa. Thêm vào nỗ lực đó, họ Tập còn quốc hữu hóa một phần khu vực kỹ thuật cao.
Trong suốt nhiệm kỳ của ông Tập, như thường nói, nhà nước thì "tiên tiến" (“advanced”) và thị trường thì "tháo chạy" ("retreated"), điều này đã xảy ra bất kể đến lời hứa đã được công bố rộng rãi, từ cuộc họp thứ 3 của Ủy Ban Trung Ương thứ 18 vào tháng 11 năm 2013, là để cho thị trường đóng một “vai trò quyết định” trong việc phân bổ các nguồn tài nguyên.
Đáng tiếc là Tập Cận Bình đang thực hiện tất cả những bước đi trở lùi lại này với sự nồng nhiệt và quyết tâm mà (hệ quả sẽ là) các công ty ngoại quốc sẽ không thể đạt được sự tiếp cận công bằng (fair access) nơi thị trường Trung Hoa, ngày nào mà họ Tập vẫn còn cai trị.
Bởi vậy, sẽ không ngạc nhiên gì khi Bắc Kinh của họ Tập đã ngang nhiên gạt bỏ những nhiệm vụ mà họ phải thi hành theo đúng những thỏa thuận về mậu dịch. Ông Tập đã đóng cửa các thị trường Trung Hoa không cho các công ty nước ngoài vào bằng cách thực thi những luật pháp có tính cách kỳ thị, những tẩy chay hàng hóa được truyền thông của nhà nước khuyến khích và các đạo luật, thí dụ như Luật An Ninh Mạng và Luật An Ninh Quốc Gia được đưa ra nhắm vào các thành phần cạnh tranh đến từ nước ngoài. Và ông đã đưa những tiểu tổ (cells) của Đảng Cộng sản vào trong các hoạt động của các công ty nước ngoài tại Trung Hoa.
Đồng thời, bằng cách trộm cắp và luật lệ, mỗi năm họ Tập vẫn tiếp tục lấy đi hàng trăm tỉ đô la tài sản trí tuệ của nước ngoài, mà phần lớn là của người Mỹ.
Đến lúc Trump bước vô. Năm ngoái, ông đã sẵn sàng thỏa thuận với ông Tập về mậu dịch, qua phương cách truyền thông mà ông ưa thích, tweets, ông đã cho thấy rõ rệt vị trí dễ dãi (accommodating position) của mình.
Năm nay, nhà lãnh đạo Mỹ đã quay sang tìm kiếm các giải pháp để chặn đứng những khe hở. Thí dụ, ông đã đưa đề nghị rằng Bắc Kinh, phải chính thức xác nhận, tính cho đến năm 2020, sẽ cắt giảm 200 tỉ đô la trong khoảng thâm thủng mậu dịch song phương. Điều quan trọng trong đề nghị này, vốn chưa rõ ràng vào lúc đó, chính là người tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã từ bỏ việc thay đổi Trung Hoa. Thay vào đó, ông đã cố gắng cải thiện kết quả đem về cho Hoa Kỳ trên căn bản thương lượng.
Nỗ lực để làm Trung Hoa chính thức xác nhận sẽ làm giảm sự mất quân bình mậu dịch chỉ là chuyện mơ tưởng không thực tế, và đã thất bại, Trump chuyển sang Kế hoạch C. Kế hoạch hiện tại là kế hoạch C và nó liên quan đến việc tháo gỡ những mối rối trong hai nền kinh tế Mỹ và Trung Hoa.
Như là một phần của nỗ lực cuối cùng, chính quyền Trump trong tháng này đã thông báo việc rút khỏi Liên Minh Bưu Điện Toàn Cầu của Liên Hiệp Quốc, đây là một cách nhằm chấm dứt việc tài trợ cho các gói hàng được gửi tới Hoa Kỳ từ các địa điểm khác, trong đó có Trung Hoa. Đi xa hơn nữa, team của tổng thống đang tìm cách để khiến các công ty đem hệ thống cung cấp dây chuyền (supply chains) của họ ra khỏi Trung Hoa.
Và Trump đang bắt đầu đạt được ước muốn của ông. Như Andrew Collier của Orient Capital Research ở Hồng Kông nói với báo National Interest, “Nhiều công ty hiện đang bị buộc phải chuyển sang Việt Nam và các nước khác với phí tổn rất lớn.”
Hãy gọi đó là “gỡ bỏ” (disengagement). Rõ ràng sự gỡ bỏ đã có trong danh sách tháng này khi chính quyền Trump quyết định không gửi phái đoàn đại biểu các giới chức cao cấp đến China International Import Expo (Hội Chợ Trung Hoa Quốc Tế Nhập Cảng), được tổ chức từ ngày 5 đến 10 tháng 11 tại Thượng Hải. Theo lời của Bắc Kinh trên tờ China Daily, đây là sự việc quan trọng vì là “hội chợ đầu tiên chưa từng có của Trung Hoa hoàn toàn đặt trọng tâm vào hàng hóa và dịch vụ nhập cảng.” Có hơn 2,800 công ty từ hơn 130 quốc gia và khu vực đến tham dự, bao gồm gần 180 doanh nghiệp Mỹ.
Nhiều người đã chỉ trích quyết định của chính quyền Trump không tham gia vào hội chợ này, nhưng tổng thống đã quyết định đúng. Một điều rõ ràng là, hội chợ đó phần lớn có mục đích trình diễn trước công chúng. Nếu Bắc Kinh thực sự muốn nhập cảng các sản phẩm, họ chỉ cần ngưng lại việc ngăn chặn các sản phẩm đó không cho vào đến Trung Hoa. Như phát ngôn viên của tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh cho biết điều có liên quan đến triển lãm sắp tới, "Trung Hoa cần thực hiện các cải cách cần thiết để chấm dứt các phương cách mậu dịch không công bằng đang gây tai hại cho nền kinh tế thế giới."
Bộ ngoại giao Trung Hoa gọi quyết định trên của Hoa Kỳ là "khó hiểu," và nhiều người đã nói rằng làm như vậy chính quyền Trump chỉ trừng phạt các công ty Mỹ. Tuy vậy thông điệp mà Trump muốn gửi ra là ông ta sẵn sàng chấp nhận những hậu quả đau đớn trong ngắn hạn. Vị tổng thống này đang nói rằng những gì mà các quan chức Trung Hoa nghĩ về khả năng của họ có thể thao túng hệ thống chính trị của Mỹ - và về sự nhu nhược của Mỹ - là sai. Chuyển dịch trên của Trump, cho dù có người nghĩ điều đó là phản tác dụng hay không, vẫn là một tín hiệu mạnh mẽ.
Và hiển nhiên quyết định đó đã cho Bắc Kinh thấy rằng Hoa Kỳ dự định sẽ buông bỏ cho tới một mức lớn nhất có thể cho phép. Đó là một thông điệp lạnh mình (chilling message) cho một nền kinh tế đặt nặng trên xuất cảng. Không như nhiều người tiền nhiệm của ông, Trump hiểu rằng, đôi khi bạn phải tỏ cho đối thủ của bạn biết là bạn không muốn hoặc không cần đến họ.
Tại ngay thời điểm này, như Charles Burton của Đại học Brock nói với tờ National Interest, "ở đây không có căn bản cho việc đàm phán có qua có lại (give-and-take negotiation)." Quan điểm của ông ta là gì? "Trong khi Hoa Kỳ có đầy đủ nguyên nhân để không hài lòng với chế độ mậu dịch của Trung Hoa và việc lộng hành đem gián điệp kinh tế ra sử dụng, thì Trung Hoa không có lý do chính đáng nào để biện minh được cho việc đưa ra các yêu sách đòi hỏi ngược lại nơi phía Hoa Kỳ."
Burton nói đúng. Như ông lập luận, đây là "một tranh chấp bất đối xứng mà giải pháp lâu bền chỉ có thể đến thông qua những nhượng bộ đơn phương về phía của Bắc Kinh." Và Tập Cận Bình, vì đang dẫn đầu trong cuộc diễn hành đưa Trung Hoa của ông ta lùi trở lại nền kinh tế theo khuôn khổ Maoist-Stalinist, thì sẽ không chịu nhượng bộ.
Collier báo cáo rằng “các công ty Tây phương ở Á châu thất vọng về việc chính quyền Trump đã tỏ ra không quan tâm đến chuyện thương lượng về mậu dịch.” Thế nhưng, tại sao Trump lại nên đàm phán một khi Mỹ duy trì một hệ thống mậu dịch cởi mở và Trung Hoa của Tập Cận Bình càng đang đi sâu hơn vào con đường trộm cắp và vồ bắt kẻ khác (road of theft and predation)? Và nhất là khi mà nhiều thập niên thương lượng trong quá khứ đã không gặt hái được kết quả gì cả?
Zhang Lin, một phân tích gia tại Bắc Kinh, nhìn ra tình hình một cách chính xác. Ông viết, "Cuộc xung đột giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ là một cuộc tranh đua giữa hai nền văn minh và hệ thống giá trị khác nhau." Trong những kiểu đấu tranh đó, có rất ít chỗ để thỏa hiệp. Nếu không có sự gỡ bỏ (disengagment), thì thường sẽ có chiến tranh.
Giữa hai cách thế hành động, thì đa số sẽ chọn phương cách gỡ bỏ. Và đó là sự lựa chọn khôn ngoan của Trump.
Theo lời của tờ Wall Street Journal, Hoa Kỳ sẽ không nói chuyện với Bắc Kinh về mậu dịch cho đến khi nào người Trung Hoa đệ trình một "đề nghị cụ thể để giải quyết các khiếu nại của Washington về việc cưỡng ép chuyển giao kỹ thuật và các vấn đề kinh tế khác." Vì nhiều lý do, các giới chức của Trung Hoa sẽ khó có thể làm việc đó.
Nói như Wall Street Journal, thì đó là một "bế tắc."
Chính quyền Trump đang nhanh chóng làm đảo ngược lề lối suy nghĩ của Mỹ trong bốn thập niên. Các tổng thống từ Nixon cho đến Obama đã đặt sự thành công của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một mục tiêu của chính sách Hoa Kỳ.
Nhưng Trump không những đã loại bỏ mục tiêu đó – các chính sách của ông hoặc là thù địch với Bắc Kinh hoặc là thờ ơ trước những quan tâm của họ - ông cũng đang tách rời mọi thứ ra khỏi Trung Hoa. Và đó là một điều tốt dù vẫn có lo ngại. Những mối quan hệ của chúng ta với nhà nước Trung Hoa có lẽ sẽ khá hơn, tối thiểu cũng là trong dài hạn, khi tiếp xúc với họ ít đi - chứ không nhiều hơn.
Kể từ thập niên 1970s, sự chọn lựa chính sách tại Washington đặt nặng vào yếu tố "tham gia" (engagement), nhưng trong nhiều khía cạnh, phương cách đó đã thất bại, đặc biệt là trong lãnh vực mậu dịch. Quả là một điều mỉa mai khi Bắc Kinh chuẩn bị sẵn sàng cho Tháng 12 để chào mừng 40 năm của Đại hội lần thứ 3 của Ủy Ban Trung Ương Thứ 11 (11th Central Committee) - cuộc họp này được xem như bước đầu cho nhà họ Tập là bác bỏ các chính sách cải cách.
Họ Tập, tin tưởng vào tính ưu việt (primacy) của Đảng và quyền lực của nhà nước, đã đưa Trung Hoa trở lại tới một điều gì đó giống như các hệ thống được tạo ra và duy trì bởi Mao Trạch Đông và Joseph Stalin.
Điển hình như việc họ Tập đã bận rộn tái kết hợp các doanh nghiệp nhà nước, vốn đã to lớn, để trở thành những thành phần có sức mạnh áp đảo trên thị trường và, trong một vài trường hợp, là những thứ độc quyền chính thức của nhà nước. Ông ta đã gia tăng tài trợ của nhà nước cho những thành phần tham gia và được ưu đãi, và đã đặt trọng tâm mới vào chính sách kỹ nghệ, giống như sáng kiến khét tiếng của ông ta là Made in China 2025 (Sản xuất tại Trung Hoa 2015) với mục đích là để mưu tìm một khả năng tự túc trong những khu vực quan yếu.
Ông ta đã thắt chặt lại những kiểm soát vốn đã sẵn nghiêm ngặt, thường xuyên bắt phải thực thi các quy luật không báo trước. Hơn nữa, họ Tập đã gia tăng đáng kể việc kiểm soát của nhà nước đối với thị trường chứng khoán, đặc biệt là kể từ mùa hè năm 2015. Những việc mua hàng để hỗ trợ cho thị trường (Market-supporting purchases) được thực hiện bởi một tên gọi mỹ miều là "Đội Tuyển Quốc Gia" (National Team) thì thực chất chính là tái quốc hữu hóa. Thêm vào nỗ lực đó, họ Tập còn quốc hữu hóa một phần khu vực kỹ thuật cao.
Trong suốt nhiệm kỳ của ông Tập, như thường nói, nhà nước thì "tiên tiến" (“advanced”) và thị trường thì "tháo chạy" ("retreated"), điều này đã xảy ra bất kể đến lời hứa đã được công bố rộng rãi, từ cuộc họp thứ 3 của Ủy Ban Trung Ương thứ 18 vào tháng 11 năm 2013, là để cho thị trường đóng một “vai trò quyết định” trong việc phân bổ các nguồn tài nguyên.
Đáng tiếc là Tập Cận Bình đang thực hiện tất cả những bước đi trở lùi lại này với sự nồng nhiệt và quyết tâm mà (hệ quả sẽ là) các công ty ngoại quốc sẽ không thể đạt được sự tiếp cận công bằng (fair access) nơi thị trường Trung Hoa, ngày nào mà họ Tập vẫn còn cai trị.
Bởi vậy, sẽ không ngạc nhiên gì khi Bắc Kinh của họ Tập đã ngang nhiên gạt bỏ những nhiệm vụ mà họ phải thi hành theo đúng những thỏa thuận về mậu dịch. Ông Tập đã đóng cửa các thị trường Trung Hoa không cho các công ty nước ngoài vào bằng cách thực thi những luật pháp có tính cách kỳ thị, những tẩy chay hàng hóa được truyền thông của nhà nước khuyến khích và các đạo luật, thí dụ như Luật An Ninh Mạng và Luật An Ninh Quốc Gia được đưa ra nhắm vào các thành phần cạnh tranh đến từ nước ngoài. Và ông đã đưa những tiểu tổ (cells) của Đảng Cộng sản vào trong các hoạt động của các công ty nước ngoài tại Trung Hoa.
Đồng thời, bằng cách trộm cắp và luật lệ, mỗi năm họ Tập vẫn tiếp tục lấy đi hàng trăm tỉ đô la tài sản trí tuệ của nước ngoài, mà phần lớn là của người Mỹ.
Đến lúc Trump bước vô. Năm ngoái, ông đã sẵn sàng thỏa thuận với ông Tập về mậu dịch, qua phương cách truyền thông mà ông ưa thích, tweets, ông đã cho thấy rõ rệt vị trí dễ dãi (accommodating position) của mình.
Năm nay, nhà lãnh đạo Mỹ đã quay sang tìm kiếm các giải pháp để chặn đứng những khe hở. Thí dụ, ông đã đưa đề nghị rằng Bắc Kinh, phải chính thức xác nhận, tính cho đến năm 2020, sẽ cắt giảm 200 tỉ đô la trong khoảng thâm thủng mậu dịch song phương. Điều quan trọng trong đề nghị này, vốn chưa rõ ràng vào lúc đó, chính là người tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã từ bỏ việc thay đổi Trung Hoa. Thay vào đó, ông đã cố gắng cải thiện kết quả đem về cho Hoa Kỳ trên căn bản thương lượng.
Nỗ lực để làm Trung Hoa chính thức xác nhận sẽ làm giảm sự mất quân bình mậu dịch chỉ là chuyện mơ tưởng không thực tế, và đã thất bại, Trump chuyển sang Kế hoạch C. Kế hoạch hiện tại là kế hoạch C và nó liên quan đến việc tháo gỡ những mối rối trong hai nền kinh tế Mỹ và Trung Hoa.
Như là một phần của nỗ lực cuối cùng, chính quyền Trump trong tháng này đã thông báo việc rút khỏi Liên Minh Bưu Điện Toàn Cầu của Liên Hiệp Quốc, đây là một cách nhằm chấm dứt việc tài trợ cho các gói hàng được gửi tới Hoa Kỳ từ các địa điểm khác, trong đó có Trung Hoa. Đi xa hơn nữa, team của tổng thống đang tìm cách để khiến các công ty đem hệ thống cung cấp dây chuyền (supply chains) của họ ra khỏi Trung Hoa.
Và Trump đang bắt đầu đạt được ước muốn của ông. Như Andrew Collier của Orient Capital Research ở Hồng Kông nói với báo National Interest, “Nhiều công ty hiện đang bị buộc phải chuyển sang Việt Nam và các nước khác với phí tổn rất lớn.”
Hãy gọi đó là “gỡ bỏ” (disengagement). Rõ ràng sự gỡ bỏ đã có trong danh sách tháng này khi chính quyền Trump quyết định không gửi phái đoàn đại biểu các giới chức cao cấp đến China International Import Expo (Hội Chợ Trung Hoa Quốc Tế Nhập Cảng), được tổ chức từ ngày 5 đến 10 tháng 11 tại Thượng Hải. Theo lời của Bắc Kinh trên tờ China Daily, đây là sự việc quan trọng vì là “hội chợ đầu tiên chưa từng có của Trung Hoa hoàn toàn đặt trọng tâm vào hàng hóa và dịch vụ nhập cảng.” Có hơn 2,800 công ty từ hơn 130 quốc gia và khu vực đến tham dự, bao gồm gần 180 doanh nghiệp Mỹ.
Nhiều người đã chỉ trích quyết định của chính quyền Trump không tham gia vào hội chợ này, nhưng tổng thống đã quyết định đúng. Một điều rõ ràng là, hội chợ đó phần lớn có mục đích trình diễn trước công chúng. Nếu Bắc Kinh thực sự muốn nhập cảng các sản phẩm, họ chỉ cần ngưng lại việc ngăn chặn các sản phẩm đó không cho vào đến Trung Hoa. Như phát ngôn viên của tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh cho biết điều có liên quan đến triển lãm sắp tới, "Trung Hoa cần thực hiện các cải cách cần thiết để chấm dứt các phương cách mậu dịch không công bằng đang gây tai hại cho nền kinh tế thế giới."
Bộ ngoại giao Trung Hoa gọi quyết định trên của Hoa Kỳ là "khó hiểu," và nhiều người đã nói rằng làm như vậy chính quyền Trump chỉ trừng phạt các công ty Mỹ. Tuy vậy thông điệp mà Trump muốn gửi ra là ông ta sẵn sàng chấp nhận những hậu quả đau đớn trong ngắn hạn. Vị tổng thống này đang nói rằng những gì mà các quan chức Trung Hoa nghĩ về khả năng của họ có thể thao túng hệ thống chính trị của Mỹ - và về sự nhu nhược của Mỹ - là sai. Chuyển dịch trên của Trump, cho dù có người nghĩ điều đó là phản tác dụng hay không, vẫn là một tín hiệu mạnh mẽ.
Và hiển nhiên quyết định đó đã cho Bắc Kinh thấy rằng Hoa Kỳ dự định sẽ buông bỏ cho tới một mức lớn nhất có thể cho phép. Đó là một thông điệp lạnh mình (chilling message) cho một nền kinh tế đặt nặng trên xuất cảng. Không như nhiều người tiền nhiệm của ông, Trump hiểu rằng, đôi khi bạn phải tỏ cho đối thủ của bạn biết là bạn không muốn hoặc không cần đến họ.
Tại ngay thời điểm này, như Charles Burton của Đại học Brock nói với tờ National Interest, "ở đây không có căn bản cho việc đàm phán có qua có lại (give-and-take negotiation)." Quan điểm của ông ta là gì? "Trong khi Hoa Kỳ có đầy đủ nguyên nhân để không hài lòng với chế độ mậu dịch của Trung Hoa và việc lộng hành đem gián điệp kinh tế ra sử dụng, thì Trung Hoa không có lý do chính đáng nào để biện minh được cho việc đưa ra các yêu sách đòi hỏi ngược lại nơi phía Hoa Kỳ."
Burton nói đúng. Như ông lập luận, đây là "một tranh chấp bất đối xứng mà giải pháp lâu bền chỉ có thể đến thông qua những nhượng bộ đơn phương về phía của Bắc Kinh." Và Tập Cận Bình, vì đang dẫn đầu trong cuộc diễn hành đưa Trung Hoa của ông ta lùi trở lại nền kinh tế theo khuôn khổ Maoist-Stalinist, thì sẽ không chịu nhượng bộ.
Collier báo cáo rằng “các công ty Tây phương ở Á châu thất vọng về việc chính quyền Trump đã tỏ ra không quan tâm đến chuyện thương lượng về mậu dịch.” Thế nhưng, tại sao Trump lại nên đàm phán một khi Mỹ duy trì một hệ thống mậu dịch cởi mở và Trung Hoa của Tập Cận Bình càng đang đi sâu hơn vào con đường trộm cắp và vồ bắt kẻ khác (road of theft and predation)? Và nhất là khi mà nhiều thập niên thương lượng trong quá khứ đã không gặt hái được kết quả gì cả?
Zhang Lin, một phân tích gia tại Bắc Kinh, nhìn ra tình hình một cách chính xác. Ông viết, "Cuộc xung đột giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ là một cuộc tranh đua giữa hai nền văn minh và hệ thống giá trị khác nhau." Trong những kiểu đấu tranh đó, có rất ít chỗ để thỏa hiệp. Nếu không có sự gỡ bỏ (disengagment), thì thường sẽ có chiến tranh.
Giữa hai cách thế hành động, thì đa số sẽ chọn phương cách gỡ bỏ. Và đó là sự lựa chọn khôn ngoan của Trump.
Huỳnh Thạnh chuyển ngữ