Monday, 25 February 2019

Hải quân Trung Quốc bất ngờ triệt thoái hàng trăm chiến hạm khỏi Biển Đông

Ngày 24/2, tờ Bưu điện Hoa Nam (SCMP) dẫn thông báo từ Hải quân Trung Quốc cho biết, Hải quân nước này đã bất ngờ rút hàng trăm chiến hạm rời khỏi khu vực Biển Đông.
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực Biển Đông của Việt Nam

Thông tin trên được SCMP dẫn lời từ Phó đô đốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc. Theo đó ông Long cho biết, đã chỉ đạo Hạm đội Nam Hải rút toàn bộ chiến hạm mặt nước của Hạm đội này về quân cảng Du Lâm, đóng tại đảo Hải Nam.
Việc rút quân bất ngờ này, theo như thông cáo cho biết: “Dựa vào báo cáo của Cục Hải dương Trung Quốc dự báo về tình hình thời tiết bất lợi sắp diễn ra trên diện rộng ở khu vực Biển Đông, Cục Hải quân TQ quyết định rút toàn bộ chiến hạm của Hạm đội Nam Hải về các căn cứ quân sự để bảo đảm an toàn cho các chiến hạm. Quân lệnh có hiệu lực ngay lập tức, bắt đầu từ 9 giờ sáng ngày 25/2.”
Phó đô đốc, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long thông báo về việc triệt thoái Hạm đội Nam Hải khỏi Biển Đông.

Thế nhưng, theo thông báo định kỳ từ Cục thời tiết quốc gia Hoa Kỳ cho biết, hiện khu vực Biển Đông và xa hơn là Thái Bình Dương, không hề ghi nhận sự hình thành của bất cứ cơn bão và áp thấp nhiệt đới nào.
Theo nhận định của giáo sư Carl Thayers, việc Hải quân Trung Quốc bất ngờ rút chiến hạm của mình ra khỏi khu vực, có thể do chính cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong-un diễn ra tại Hà Nội.
Khi Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam tham dự thượng đỉnh với Triều Tiên, theo thông lệ thì Hải quân Mỹ cũng sẽ triển khai một hạm đội hùng hậu ở khu vực gần nơi Tổng thống của họ có mặt. Theo đó, Hạm đội 7 Thái Bình Dương và Hạm đội 3 Ấn Độ dương dự kiến sẽ triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay vào khu vực Biển Đông. Nhiều khả năng đó sẽ là hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan (CVN-76), một trong những tàu sân bay hiện đại nhất của hải quân Hoa Kỳ. Với dàn hộ tống hạm lên đến cả trăm chiếc gồm tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu săn ngầm và cả những chiếc tàu ngầm khổng lồ mang theo các đầu đạn hạt nhân….
Mô hình hành quân và tác chiến của một nhóm tác chiến tàu sân bay. Nhóm tác chiến bao gồm 1 hàng không mẫu hàm được bảo vệ bởi hàng chục chiến hạm khác.

Theo lý do đó, việc hàng trăm chiến hạm của quân đội Mỹ xuất hiện quá dày đặt tại một khu vực có thể sẽ dễ xảy ra những va chạm không đáng có với lực lượng Hải quân Trung Quốc đang hoạt động trái phép tại Biển Đông.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc phải tạm rút quân trước dàn chiến hạm hùng hậu của Hải quân Hoa Kỳ. Được biết, khi tàu sân bay USS Carl Vinson neo đậu trong vịnh Đà Nẵng vào tháng 3/2018, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc cũng buộc phải rút hàng chục chiến hạm của họ đang hoạt động trái phép về tận quân cảng trên đảo Hải Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị ở Singapore tháng 6/2018.

Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra tại Hà Nội ngày 27-28/2. Chủ tịch Kim Jong-un đã lên tàu hỏa khởi hành đến Hà Nội vào chiều 23/2, dự kiến mất hơn hai ngày để vượt hàng nghìn km qua lãnh thổ Trung Quốc đến Việt Nam. Tổng thống Trump hôm 24/2 cũng thông báo trên Twitter sẽ lên đường tới Hà Nội vào sáng 25/2.
Hoàng Anh