Nhà Nước & Nhà Thổ
Đưa người cửa trước rước người cửa sau.
Kiều
Tôi không rõ năm sinh hay ngày qua đời của thi sĩ Bùi Giáng nhưng vẫn nhớ hoài hai câu thơ (ngơ ngác) mà ông viết từ cuối thế kỷ trước, sau khi tầu vũ trụ Soyuz 37 được phóng lên không gian, vào hôm 23 tháng 7 năm 1980:
Tôi không rõ năm sinh hay ngày qua đời của thi sĩ Bùi Giáng nhưng vẫn nhớ hoài hai câu thơ (ngơ ngác) mà ông viết từ cuối thế kỷ trước, sau khi tầu vũ trụ Soyuz 37 được phóng lên không gian, vào hôm 23 tháng 7 năm 1980:
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!
Sao mà (khi khổng) khi không được, cha nội? Ðây là một cú “nhẩy” lịch sử, được chuẩn bị rất kỹ càng và chu đáo, chớ bộ – theo như lời của chính phi hành gia Phạm Tuân:
“Khi đi tôi mang theo Tuyên ngôn Độc lập, bản Di chúc của Bác Hồ, một nắm đất Ba Đình, một lá cờ Tổ quốc, hai Huy hiệu của Bác Hồ và ảnh của Bác. Tất cả những ảnh, cờ và sách đều được đóng dấu trong vũ trụ. Nắm đất Ba Đình, lá cờ Tổ quốc, Tuyên ngôn Độc lập, Di chúc của Bác và ảnh của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đều thể hiện chủ quyền độc lập dân tộc Việt Nam đưa lên vũ trụ, đóng dấu ở trên vũ trụ cũng là khẳng định người Việt Nam sánh vai cùng với quốc tế và đã có mặt trên vũ trụ.”
Cách “thể hiện chủ quyền độc lập dân tộc Việt Nam” của Phạm Tuân, dường như, không được dân Việt tận tình chia sẻ. Họ nhìn vấn đề, ngó bộ, hơi sai:
Cơm ăn một gạo hai mì
Mày vào vũ trụ làm gì hở Tuân?
Một Vành Đai / Một Con Đường & Hai Con Tim Bộ Lạc
Hitler believed that the Third Reich would endure a thousand years. It lasted a dozen. (Hitler tin rằng Đệ Tam Quốc Xã sẽ kéo dài cả ngàn năm. Nó tồn tại được hơn chục năm).
Sir Alan Bullock
Thỉnh thoảng, cũng có vài ba thân hữu muốn biết (xem) tôi quê quán nơi nao? Thực là một câu hỏi khó. Tôi sinh ở Sài Gòn, lớn lên ở Đà Lạt, và sống phần lớn thời gian ở California. Cả ba đều là nơi tập hợp của dân tứ xứ, khó có thể xem là quê hương – bản quán – của bất cứ ai. Tôi cũng chả biết hỏi ai về “gốc gác” của mình vì song thân đã quá vãng từ lâu; anh chị em thì kẻ mất người còn nhưng đều tứ tán và phiêu bạt cả.
Thỉnh thoảng, cũng có vài ba thân hữu muốn biết (xem) tôi quê quán nơi nao? Thực là một câu hỏi khó. Tôi sinh ở Sài Gòn, lớn lên ở Đà Lạt, và sống phần lớn thời gian ở California. Cả ba đều là nơi tập hợp của dân tứ xứ, khó có thể xem là quê hương – bản quán – của bất cứ ai. Tôi cũng chả biết hỏi ai về “gốc gác” của mình vì song thân đã quá vãng từ lâu; anh chị em thì kẻ mất người còn nhưng đều tứ tán và phiêu bạt cả.
Tôi chỉ đoán chừng rằng tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình đều gốc gác là những nông dân từ một làng quê khốn khó nghèo nàn nào đó (kề cạnh sông Hồng) nên cái chất nông phu vẫn còn nguyên vẹn trong máu huyết. Sau khi đã đi nhiều nơi, và có nhiều dịp được nếm thử đủ loại thực phẩm của những những dân tộc khác, tôi vẫn “chốt” lại rằng: ngoài mì quảng, cá rô kho tộ, cá chẻm nấu canh chua, đậu rán tẩm mỡ hành, rau muống luộc – chấm với nước mắm ớt chanh – và cơm gạo tẻ ra … thì chúng ta không nên đụng đũa đến bất cứ thứ thức ăn (tào lao) nào nữa!
Lữ Phương/ Nguyễn Trung Tôn/ Nguyễn Công Khế & Nguyễn Thị Bình
Tôi sinh năm 1971, năm nay bước vào tuổi 44. Tuy chỉ mới độ tuổi này nhưng tôi đã từng nghe bố tôi kể lại và cũng đã phải trực tiếp chứng kiến cảnh gia đình tôi suốt 4 đời là nạn nhân của chủ nghĩa Cộng Sản.
M.S Nguyễn Trung Tôn
Bút Ký Những Chuyến Ra Đi của ông Lữ Phương (nguyên) Thứ Trưởng Thông Tin Văn Hoá, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam, có nhiều trang rất thú vị. Đọc lai rai vài đoạn cho vui, nếu rảnh:
Bút Ký Những Chuyến Ra Đi của ông Lữ Phương (nguyên) Thứ Trưởng Thông Tin Văn Hoá, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam, có nhiều trang rất thú vị. Đọc lai rai vài đoạn cho vui, nếu rảnh:
Vào mùa khô năm ấy, tôi xin cơ quan cho tôi đến vùng biên giới Bố Bà Tây, liên hệ với gia đình. Lần này ngoài vợ và đứa con gái lớn, còn có em gái tôi cùng với hai đứa con gái nhỏ của nó đi theo, lúc nhúc một đoàn, không tưởng tượng nổi!Nhờ chuyến thăm này tôi mới rõ được chuyện nhà từ lúc tôi ra đi. Vợ tôi ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh nữa. Những người quen biết đều biết vợ tôi có chồng là VC, bị cảnh sát Sài Gòn o ép, dụ dỗ nhiều cách, nhưng đều hết lòng giúp đỡ, che chở (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn): chẳng phải vì lý do gì khác hơn là ở đây người ta chưa có thói quen “chính trị hoá” mọi quan hệ xã hội.
Cái “chính quyền Sài Gòn” hồi đó, xem ra, khác xa (và khác hẳn) cái chính phủ Hà Nội bây giờ. Tuần qua – vào ngày 9 tháng 4 năm 2019 – FB Trang Nguyen vừa buồn bã, và ái ngại cho hay:
VỢ MỤC SƯ NGUYỄN TRUNG TÔN BỊ AN NINH THANH HÓA KHỦNG BỐ TINH THẦN
Quan Tây & Quan Ta
Sự thật ngày nay đã chứng minh rõ ràng công cuộc giải phóng thuộc địa có mục đích rất cao cả nhưng kết cục của nó nói chung thường ngược lại.
Phạm Hồng Sơn
Đến khi tôi đủ tuổi để dự thí tú tài thì Bộ Giáo Dục đã quyết định bỏ thi vấn đáp. Thiệt khoẻ. Cứ theo như lời của quí vị đàn anh lớp trước thì phải trải qua oral – kỳ hạch miệng – mới thiệt sự biết đá biết vàng, chớ “hai cái bằng tú tài của thời chú mày thì kể như là đồ bỏ.”
Đến khi tôi đủ tuổi để dự thí tú tài thì Bộ Giáo Dục đã quyết định bỏ thi vấn đáp. Thiệt khoẻ. Cứ theo như lời của quí vị đàn anh lớp trước thì phải trải qua oral – kỳ hạch miệng – mới thiệt sự biết đá biết vàng, chớ “hai cái bằng tú tài của thời chú mày thì kể như là đồ bỏ.”
Nghe cũng hơi tưng tức.
Coi: năm tôi đậu tú tài I, tỉ lệ trúng tuyển toàn miền Nam (VN) cho ban C chỉ có 8 phần trăm. Một trăm đứa đi thi thì rớt hết 92, vậy mà cái bằng của tui bị “coi như đồ bỏ” là sao – hả Trời?