Saturday, 11 May 2019

THÊM MỘT HỘI NGHỊ CÓC NHÁI VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM TẠI TEXAS: - người lính già oregon

     Đọc tin, vào ngày từ 25 đến 27 tháng 4, 2019 vừa qua, tại thành phố Lubbock, TX,  Trung Tâm Việt Nam và Văn Khố (The Viet Nam Center and Archives), thuộc trường Đại Học Kỹ Thuật Texas (Texas Tech University), có tổ chức một Hội Nghị (Conference) về chiến tranh Việt Nam, với sự tham dự của từ 100 đến 200 người, tùy người kể lại, để “kỷ niệm 50 năm chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh Việt Nam, 1969-2019” (cf. bài tường thuật, ngày 29/4/2019, của ông Đỗ Văn Phúc, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, và bài ngày 10/5/2019, đăng trên Diễn Đàn PSXH, của Vũ Linh Huy, Bác sĩ đến từ Boston), tiện nhân sực nhớ, cách đây ba năm (2016), cũng tại Texas, Thư Viện Tổng Thống LBJ, Austin, đã tổ chứcThe Vietnam War Summit, cũng vào ngày 26-28 tháng 4, đúng mùa Quốc Hận của người Quốc Gia tỵ nạn trên khắp thế giới. Tiện nhân đã viết bài “Hội Nghị Cóc Nhái tại Austin, TX” để “chào mừng” Summit 2016 này, trong đó có sự hiện diện của tên tổ sư phản phé Kissinger và lũ phản chiến thân Cộng nổi tiếng Mỹ (Tom Hayden, John Kerry, Dan Rather), An Nam (Nick Ut) và quốc tế (Peter Arnett). Cả bọn đã hồ hởi phấn khởi kéo về Austin để thi nhau nói dóc, và mạ lỵ VNCH.

      Năm nay, không có Kissinger và một tên phản chiến Mỹ nào, hoặc có mà tiện nhân không biết. Nhưng trong số diễn giả và tham dự viên, về phía Việt Nam, nghe nói có bốn cựu bộ trưởng đệ nhị VNCH, một số nhà văn hải ngoại, ngồi chung chiếu với một số giáo sư đại học quốc doanh và du sinh VN (Cộng Sản) đang học ở các nước. Vui nhé. Thế là Quốc Gia và Cộng Sản đề huề. Một vòng tay lớn dang ra ôm lấy cả bạn lẫn thù.

      
     Đọc các tin trên Mạng, và không phải là người tham dự trực tiếp để có những lời ca ngợi quá đáng hoặc phê bình gay gắt, tùy theo cảm tính, về cuộc hội nghị này, việc đầu tiên mà tiện nhân nhìn thấy, đó là tính cách phù phiếm, vô bổ, cũ rích, phi thực tế, phí thì giờ và tiền bạc, của cái gọi là “Hội Nghị  Kỷ Niệm 50 Năm Chương Trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh VN” (cf. ý kiến của tác giả Vu Phu,  trong bài ngày 6/5/2019, trên PSXH). Nói toạc ra, có thể đặt tên nó là một “Hội Nghị Kỷ Niệm 50 Năm Hợp Thức Hóa Sự Phản Bội Của Đồng Minh Mỹ” cũng đặng, tại sao không?      

      Đúng là hội nghị cóc nhái, một lần nữa. Rảnh quá, và cạn đề tài, các ông các bà tổ chức trong The Vietnam Center, các diễn giả và tham dự viên, kể cả đang ở Mỹ hay từ VN sang, được mời đến Lubbock, sướng lắm, bèn nhai đi nhai lại chuyện cũ, quá date, tức là về cuộc chiến VN đã chấm dứt từ khuya rồi và, ai cũng biết, trong bối cảnh oan nghiệt nào, đã gây tang thương, khổ đau như thế nào cho quân và dân VNCH. Trong khi đó, hiểm họa mất nước vào tay Tàu Cộng đang gần kề và toàn dân quốc nội vẫn cơ cực, mất tự do, nhân quyền, trong xích xiềng Việt Cộng, bị bắt bớ, tra tấn, giam cầm dã man bởi lũ thổ phỉ Công an, Mật vụ –một loài ác quỷ đội hình người. Tại sao không thảo luận, hoặc đề nghị Vietnam Center thảo luận, về những cái gì cụ thể để cứu nước VN, cứu dân VN, trước hiểm họa và dã tâm xâm lược của Tàu Cộng?

      Sau đây, để biện minh sự phản ứng tiêu cực của mình, tiện nhân xin trích dẫn hai điểm trong bài viết năm 2016 “Hội Nghị Cóc Nhái”: phần 1, về thực chất của chiến tranh VN, và phần 2, về sự phản bội trắng trợn của chính quyền Mỹ, mà đại diện là Bộ Trưởng Ngoại Giao lúc ấy, Henry Kissinger, và lần này, thêm phần 3, về sự hiện diện của Cù Huy Hà Vũ, một nhà tranh đấu cuội được VC xuất cảng sang Mỹ, nằm vùng, chờ thời.

1) Thực chất của chiến tranh Việt Nam   

      Quả vậy, theo những tài liệu đã được giải mật, và, chẳng hạn, quyển The Real War của cựu Tổng thống Nixon (Warner Book, 1980) và bản thảo hồi ký của bà Ngô Đình Nhu, thì một trong những nguyên do chính dẫn đến sự chiến đấu trực tiếp của quân đội Mỹ tại Việt Nam là Tổng thống John F. Kennedy, muốn rửa mặt, sau vụ đổ bộ ngày 17/4/1961 tại Vịnh Con Heo (Bay of Pigs), Cuba, bị thảm bại, đã chỉ thị tướng Maxwell Taylor tìm hiểu sự việc, rút tỉa kinh nghiệm (“order a postmortem”, Nixon, sđd, t. 110) và muốn giao Việt Nam cho Bộ Quốc phòng [i.e. đưa quân chiến đấu vào], thay vì CIA [i.e. phụ trách cố vấn và tình báo]. Để thực hiện mưu đồ, chính quyền Kennedy bắt đầu chỉ trích chính sách “Ấp chiến lược” của ông Ngô Đình Nhu là không hữu hiệu [NLGO: mà thực ra, rất hữu hiệu], và toa rập với truyền thông cấp tiến, thiên tả và thổ tả Mỹ (tức Fake News, theo danh từ hiện đại), dựng nên kết quả “bi đát” tưởng tượng về phía VNCH trong trận Ấp Băc (2/1/1963), để nhân đó chê bai quân đội ta đánh giặc kém (thực ra con số địch bị giết và bị bắt trong trận này lên đến gần cả trăm, theo bà Ngô Đình Nhu và báo chí VNCH thời ấy), cần phải đưa lính chiến đấu của Mỹ vào. Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cực lực phản đối âm mưu của phe “diều hâu” trong chính phủ Kennedy và của cả Kennedy, vì thấy trước hậu quả tai hại của việc quân Mỹ nhảy vào, nghĩa là tạo cớ cho Liên Sô và Tàu Cộng xua quân can thiệp, mở rộng chiến tranh –điều đã xảy ra trên thực tế. Mỹ bèn bày ra vụ “đàn áp Phật giáo”, đánh bóng Thích Trí Quang vô danh tiểu tốt thành người hùng khắp nước Mỹ, bật đèn xanh cho tên đại sứ Cabot Lodge nham hiểm, trịch thượng và lũ phản tướng tay sai ngu dốt, tham tiền, lật đổ và hạ sát cụ Diệm.

      Mười năm sau, 1973, bị sa lầy trong cuộc chiến tranh bất qui ước, dựa trên chiến thuật du kích, khủng bố và tuyên truyền, của Việt Cộng, Nixon và Kissinger, đã tung chiêu bài “hòa bình trong danh dự” (Peace with Honor), và “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization of the War), để rút chân ra, một cách danh chính ngôn thuận, qua cái gọi là hòa đàm Paris lưu manh, bịp bợm, bất lợi cho VNCH, bắt đầu sau vụ Tết Mậu Thân, 1968, và được ký ngày 1/1/1973.      
                                                                           
2) Kissinger và Realpolitik:

      Đây là cơ hội bằng vàng cho Kissinger mang ra phủi sạch bụi cái luận án tiến sĩ về “Bang giao quốc tế” mốc meo (từ 1954) và đem kiến thức nặng về realpolitik (chính trị thực tiễn) học được tại Harvard, mà y chưa kịp tiêu hóa, ra ứng dụng: A world Restored: Metternich, Castlereagh and the Problems of Peace, 1812-1822. Theo đó, hòa bình mà Metternich, bộ trưởng Ngoại giao Áo quốc, thần tượng của Kissinger, đã thiết lập, từ năm 1812, cho toàn cõi Âu Châu dựa trên sự liên minh giữa các nước, cụ thể là giữa bộ trưởng ngoại giao Anh quốc Castlereagh (người đã từng tuyên bố: “We have no eternal allies, and we have no perpetual enemies”, chúng ta không có đồng minh muôn đời và chúng ta không có kẻ thù vĩnh viễn) và Metternich, hai nhân vật đối chọi nhau như nước với lửa, để chống lại Napoléon một cách thành công, là phương cách, theo Kissinger, giải quyết tốt đẹp mọi xung đột. Đó là chính sách “hòa dịu” (danh từ ngoại giao là détente) với kẻ thù. Cho nên, trước khi văn kiện chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký tại Paris, Kissinger đã đi gặp hai lãnh tụ Sô Viết Brezhnev và Trung Cộng Mao Trạch Đông, năm 1971, để dọn đường cho Nixon đến Moscou và Bắc Kinh, nhờ hai quan thầy của Cộng sản Bắc Việt áp lực buộc chúng ngưng bắn để đổi lại việc Mỹ rút quân hoàn toàn.    
  
      Kissinger là người giới thiệu với Nixon chính sách realpolitik. Y đã tự biện minh cho những hoạt động ngoại giao có tính cách tráo trở của mình, bằng cách mô tả, trong World Order (Peguin Press, 2014), với nhiều thiện cảm, nhà ngoại giao “thò lò muôn mặt” thế kỷ XIX Pháp, Talleyrand, người đã liên tục bỏ bên này theo bên kia, bình dân gọi là trở cờ, phản thùng: bỏ chức giám mục Công giáo để theo Cách mạng, bỏ Cách mạng để theo Napoléon, bỏ Napoléon để thương lượng cho vương triều Pháp được phục hồi, và cuối cùng xuất hiện tại hội nghị Vienna trong tư cách bộ trưởng ngoại giao của vua Louis XVIII. Qua hành động thay đổi lập trường và phe nhóm, Talleyrand bị nhiều chính trị gia kết án là “tên cơ hội chủ nghĩa”, nhưng được Kissinger bênh vực và bồng lên như một “nhân cách tuyệt vời” (formidable personality) trong việc dàn xếp những xung đột lớn trên thế giới. Realpolitik cũng giống chính sách ngoại giao Smart Powerbây giờ mà Obama đang áp dụng, để đối lại với Hard Power quá cứng rắn của George W Bush hay Soft Power (dùng tiền bạc, viện trợ để mua chuộc) –cả hai chính sách được xem như đã lỗi thời. Tuy nhiên, chúng ta, những quân dân VNCH, là nạn nhân trực tiếp của học thuyết Kissinger, không thể chấp nhận và trái lại, coi đó, một cách hữu lý, như một hành động “đâm sau lưng chiến sĩ”, phản bội đồng minh, hoặc nếu không là opportunism (cơ hội chủ nghĩa) thì cũng Machiavellism (chủ thuyết của Machiavelli, chính trị gia Ý, thế kỷ XVI, lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện). Quả thế, trên bàn hội nghị Paris, Nixon và Kissinger đã đi đêm, đi ngày với Cộng Sản Bắc Việt (cùng với sự toa rập, rỉ tai bỉ ổi và láo khoét của tên cựu trung úy phản chiến hạng nặng John Kerry), phớt lờ đồng minh chiến đấu trung tín của mình là VNCH, bắt xuống ngồi chung chiếu dưới với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cắc ké, bù nhìn của Bắc Việt. Còn gì xấc láo, mất dạy hơn? Bọn chúng bàn với nhau điều gì, ai biết? Việc Lê Đức Thọ từ chối Giải Nobel Hòa Bình cho thấy CSBV đã có âm mưu xua quân cưỡng chiếm Miền Nam, ngay từ sau khi văn kiện ngưng bắn được ký chưa ráo mực. Kissinger cũng biết thế, nhưng vẫn muối mặt chìa tay nhận giải, để mang tiếng nhục. Về điều này, xin xem quyển Worldmaking: The Art and Science of American Diplomacy (xuất bản bởi Farrar Straus & Giroux, 2015) của David Milnegiáo sư Sử học Cận đại tại University of East Anglia (Anh quốc).

      Tuy nhiên, nếu đổ hết tội lỗi lên đầu một mình Kissinger, kể cũng oan cho đương sự. Thủ phạm chính trong vụ phản bội VNCH phải là Quốc Hội Mỹ, vào thời điểm ấy, tức 1973-75, gồm đa số những đảng viên Dân Chủ sặc mùi thổ tả, như Ted Kennedy, William Fulbright, Al Gore, John McClellan, George MacGovern, Richard Russell, và nhất là Joe Biden (đắc cử năm 1972)… đã hùa theo phong trào phản chiến ô nhiễm, nồng nặc, và biểu quyết cắt hết ngân khoản cho cuộc chiến VN và sự chiến đấu anh dũng, đầy chính nghĩa của quân dân Miền Nam chống lại bọn cướp nước Miền Bắc. Ngoài ra, uy thế của Nixon đã bị suy yếu bởi vụ Watergate, và chính Tổng thống cũng bị trói tay, không cựa quậy gì được. Âu cũng là định mệnh cho nước VNCH chúng ta.
      Chưa kể, xin nhắc, để các cử tri Việt Nam năm 2010 nhớ kỹ, một tội ác tày trời nữa của Joe Biden: cùng với Jerry Brown, cựu Thống đốc California, và vài tên khác, y đã bác bỏ hành động đầy nhân đạo của tổng thống GOP Gerald Ford, để thông qua dự luật cấm không cho những người tỵ nạn được vào Mỹ, sau ngày Miền Nam hoàn toàn sụp đổ, trong khi bây giờ, cùng với đồng bọn Demok-Rats, y quạc mồm oang oang chửi rủa Tổng thống Trump đóng cửa biên giới để bảo vệ quốc gia và nhân dân Mỹ trước nguy cơ “xâm lăng” (invasion) của di dân lậu từ Trung và Nam Mỹ…

3) Cù Huy Hà Vũ:

      Tên cựu công thần, tranh đấu cuội họ Cù này, được VC xuất cảng thẳng từ nhà tù qua Mỹ, cùng với vợ, ngày 7/4/2014, tức cách đây đúng 5 năm. Cũng như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (2013), một năm trước y. Qua Mỹ, mới đầu, y chỉ làm có mỗi một việc, là trả lời phỏng vấn của các ký giả quốc tế, chuyên săn tin giật gân. Cũng như Điếu Cày, và cái đám “ly khai” ồn ào Bùi Tín, Dương Thu Hương, ở Pháp, Cù Vũ chưa có một hành động, hoặc phác họa một chương trình hành động, cụ thể nào để cứu nước, giúp dân –đang cần đến những cựu đảng viên như y và đồng bọn.   
     
      a- Năm năm tại Mỹ, y bị người Quốc gia tỵ nạn CS quên lãng, sống khép kín, kiếm ăn, ở một nơi nào ít người rõ. Và cũng như Điếu Cày (cf. bài viết của NLGO về hội luận của Điếu Cày với đồng hương tại Annandale, VA, ngày 23/11/2013), Bùi Tín (cf. bài “Mõm mòm mom” trong Dân Luận, 2013), và Dương Thu Hương (cf. tiểu thuyết Những thiên đường mù), Cù Vũ chưa một lần viết, hay lên tiếng, đả kích, kết án, hoặc từ bỏ chế độ Cộng sản tự nó, per se, mà vẫn tôn thờ, và trung thành với, Đảng dưới dạng nguyên thủy và Bác Hồ “vô vàn kính yêu”. Nếu chửi, cả bọn chỉ chửi những tên đảng viên đang nắm quyền mất gốc, biến thái, đặc biệt tên cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kẻ thù của cả Bùi Tín và Cù Vũ, chưa kể Nguyễn Phú Trọng. Kỳ thị Bắc-Nam? (cf. Bùi Tín, bài đã dẫn “Mõm mòm mom”: “Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho công an ngăn cấm hình thành tổ chức đối lập là một quyết định phi pháp, vi hiến, không có mảy may giá trị”). Xin xem thêm, về Cù Vũ, bài đã dẫn của Đỗ Văn Phúc.
     
      b- Người ta sẽ không nhắc đến Cù Huy Hà Vũ, nếu y không xuất hiện tại cuộc hội thảo Lubbock, một cách bất ngờ. Cù Vũ mò đến, không biết do ai mời (ông Đỗ Văn Phúc chắc biết, nhưng ngại nêu tên?), được giới thiệu với Ban Tổ Chức ầm ĩ như một chính khách nặng ký, và cũng không rõ y có được mời làm diễn giả không. Nhưng sự hiện diện của y, một tên ly khai giả hiệu, và của cái đám tạp nham thuộc chế độ CHXHCN, gồm những anh giáo sư tiến sĩ, nhà văn, du sinh từ trong nước, cùng một lúc với các cựu bộ trưởng có thế giá một thời VNCH đã làm cho cuộc hội thảo Lubbock trở thành một nơi vàng thau lẫn lộn, cá mè một lứa, và hoàn toàn “cóc nhái”.
     Quả vậy, bọn tay sai VC, nhất là trí thức, đều thuộc nằm lòng, và bắt buộc phun ra như vẹt trong (các) Hội nghị, những bài học tuyên truyền giáo điều, dối trá và điêu ngoa của chủ, chẳng hạn về vụ thảm sát Mỹ Lai, vụ Phật giáo, nhưng câm miệng hến về vụ chúng tấn công Huế, giết hàng ngàn dân lành vô tội, dịp Tết Mậu Thân 1968, vụ chúng pháo kích vào trường Tiểu học Cai Lậy, đầu năm 1973 v.v… Thật tiếc cho quý vị cựu viên chức VNCH và đồng bào Quốc Gia tỵ nạn đã đến nghe lũ VC này và những tên Mỹ phản chiến, hoặc ba phải, lợi dụng các buổi hội thảo, để lên lớp, nói dóc, tuyên truyền xuyên tạc, mà làm chi, cho thêm nhức cái đầu, bực cái mình? (cf. bài “Đối thoại với VC”, ngày 7/5/2019, của Nguyễn Nhơn).

      c- Chẳng hạn, theo tin trên Mạng (cf. bài viết của hai Bác sĩ Trần Văn Tích và Nguyễn Thượng Vũ và nhiều tác giả khác), Cù Vũ, theo truyền thống khoác lác cố hữu của VC, đã kể chuyện cai tù VC cho phép các sĩ quan thiện chiến VNCH, đang bị nhốt trong các trại tập trung cải tạo trong Nam được mặc quân phục, đeo lon lá trở lại, được trang bị súng ống made in USA, được tàu chở ra Bắc, để đánh Tàu Cộng đang uy hiếp biên giới, năm 1979. Đó là một chuyện hoang đường, “cực kỳ” ngây ngô, không thể tin được, theo thể loại chuyện huyền thoại phi công VC bay lên mây, tắt máy, phục kích, chờ B52 Mỹ bay đến gần, bắn, rớt như sung, hoặc chuyện anh hùng Núp gì đó, trong trận Điện Biên Phủ, bị thương đổ cả ruột ra, mà vẫn một tay nhét lại đống ruột vào bụng, một tay mở chốt lựu đạn, giết chết bao nhiêu là lính thực dân Tây.

      Hơn mấy trăm ngàn sĩ quan cải tạo ở các trại từ Nam ra Bắc, còn sống sờ sờ, như tiện nhân, đã có ai dám xác thực chuyện bá láp, ngu ngốc đó chưa?

      Một công thần của chế độ VC, như Cù Vũ, không thể không biết sự vô lý trong câu chuyện mình kể. Bởi thằng VC nào cũng là chúa nghi ngờ: làm gì có chuyện chúng giao trứng cho ác, nghĩa là giao súng cho tù “ngụy”? Nhưng qua câu chuyện tào lao ấy, Cù Vũ hiện nguyên hình một tên cán bộ VC nằm vùng tại Mỹ, rình dịp để thực thi Nghị quyết 36: O bế những người lính VNCH một thời bị gọi là “ngụy ác ôn”, và tôn vinh súng ống, đạn dược tân tiến của “đế quốc Mỹ xâm lược”. Còn nữa, lính VC, nghe nói (không rõ thực hư thế nào), bị lệnh cấm bắn trả bọn “sô vanh nước lớn” Tàu Cộng, đến nỗi phải chết như rạ, vậy thì cớ sự gì mà VC lại phải nhờ đến lính “ngụy”?

      Theo thiển ý, Cù Vũ bày đặt chuyện trên, (1) để tỏ thiện chí hòa giải hòa hợp dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh, xóa bỏ hận thù đối với quân dân Miền Nam –điều mà bọn chóp bu VC thèm khát từ nhiều năm qua, và dùng như mồi câu những Việt Kiều nhẹ dạ, khờ dại, hoặc mê gái, mang đô la về xây dựng đất nước, để bọn chúng tha hồ vơ vét, bỏ túi. (2) dọn đường cho Cù Vũ thành lập một nội các mới, đối lập, nhưng “theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, cũng như cái gọi là “kinh tế thị trường” chết bầm vậy. Chưa chi mà đã có vài ký giả bựa của vài tờ lá cải hải ngoại (ví dụ một tờ ở Seattle), đút ống đu đủ thổi y lên mây xanh, đánh bóng thành một lãnh tụ tài ba, được “Mỹ, Pháp và quân đội VC” ủng hộ và chưa chi đã có mấy con nhạn đẹt la đà xin “đăng ký” ghi danh, hay bị ghi danh, rồi (cf. tài liệu lấy từ bài viết ngày 6/5/ 2019, “Cù Lủ lại múa lèo” của Nguyễn Nhơn).

      Rõ chán. Người Việt Quốc Gia cứ bị lừa hoài.


PortlandMay 11, 2019

NLGO