Thursday, 27 February 2014

BÀI HỌC UKRAINE CHO VIỆT NAM - NGUYỄN PHÚC LIÊN

            Những cuộc Cách Mạng Hoa Nhài  tại Bắc Phi và Trung Đông cách đây một số năm là do Dân NỔI DẬY để tiễu trừ những nhà độc tài. Tất cả đều có đổ máu.  Việc đổ máu ít hay nhiều là do hai điều đến từ phía quyền lực cai trị: (i) cố thủ giữ lấy độc tài; (ii) sử dụng bạo lực đàn áp đối với dân nổi dậy. Cuộc Cách Mạng Ukraine mới đây nhất cũng đã có 82 người chết trong đó 72 dân nổi dậy và 10 công an. Quốc Hội Ukraine đã lấy quyết định truy tố “tội giết người hàng loạt” của cựu Tổng Thống Viktor Ianoukovich ra Tòa án Quốc tế La Haye. Bộ trưởng Nội vụ lâm thời Ukraine cũng mới tuyên bố giải tán BERKUT, một tổ chức có lực lượng 4’500 công an đã có hành động đàn áp dân và bắn giết dân bằng đạn thực.

            Nếu những cuộc Cách Mạng Hoa Nhài ở trong một xã hội Hồi giáo dưới quyền độc tài của một cá nhân, một gia đình, thì cuộc Cách Mạng tại Ukraine xẩy ra trong một xã hội đã nhiều năm dưới chế độ Cộng sản và những người cai trị còn mang tàng tích của những người đã từng quen thuộc với tập quán đàn áp dân tàn nhẫn mà các chế độ Cộng sản đã dậy họ trước đây.

            Cuộc Cách Mạng của Ukraine gần với viễn tượng NỔI DẬY của dân tộc Việt Nam hơn cả. Cuộc Cách Mạng Ukraine cho Việt Nam chúng ta bài học nào ? Chúng tôi thuật lại cuộc Cách Mạng này và từ đó rút tỉa ra những bài học cho Việt Nam. Chúng tôi xin đề cập những điểm sau đây:

       - Những thời điểm quan trọng và những ngày chót của Ianoukovitch  
       - Những quyết định của Quốc Hội Ukraine ủng hộ cuộc NỔI DẬY
       - Dân NỔI DẬY tiễu trừ được Tổng thống, nhưng còn những vấn đề tồn đọng
       - Việc Dân tộc Việt Nam tất yếu NỔI DẬY dù với BẠO ĐỘNG
 
Những thời điểm quan trọng 
và những ngày chót của Ianoukovitch
           
Cuộc Cách Mạng Ukraine xẩy ra trong một hoàn cảnh Kinh tế  Ukraine phá sản trầm trọng mà lý do chính là tình trạng tham nhũng tràn lan từ chính TT.Ianoukovitch đến những nhóm cộng sự của ông. Để giải quyết tình trạng Kinh tế suy trầm đến vỡ nợ ấy, Ukraine có thể nhờ Nga hay nhờ Liên Au. TT.Ianoukovitch dùng quyền lực độc đoán của mình để đi với Nga, đó là nguyên nhân gần để dân NỔI DẬY phản đối. Cuộc NỔI DẬY đã kéo dài nhiều tháng giữa mùa đông giá lạnh tại Công trường Độc Lập của Thủ đô Kiev.

Thái độ cố chấp sử dụng những mưu mô gian xảo tránh né, rồi cho Berkut, một tổ chức Công an do người thân tín của ông điều hành, để thực hiện việc đàn áp bắn giết dân khiến cuộc NỔI DẬY mỗi ngày mỗi trở thành cương quyết đi tới cùng.

Chúng ta ghi nhận những thời điểm sau đây đã làm dân càng cương quyết (theo FINANCIAL TIMES, ngày 24.02.2014, trang 4):

*          Ngày 21.11.2013: Chính phủ Ukraine đã khép lại hồ sơ sửa soạn ký để vào Liên Au, trong khi đó lại thắt chặt thêm mối quan hệ với Mạc Tư Khoa. Cuộc NỔI DẬY nhằm phản đối thái độ độc đoán của TT.Ianoukovitch.
  
- Ngày 29.11.2013: TT.Viktor Ianoukovitch dứt khoát từ chối việc ký hồ sơ ở thượng đỉnh với Liên Au tại Vilnius, Lithuanie.

- Ngày 30.11.2013: Công an đã tàn nhẫn đàn áp một sinh viên tại Công trường Độc Lập Kiev.

- Ngày 01.12.2013: Những trăm ngàn người biểu tình tại Công trường Độc Lập kể từ cuộc Cách Mạng Mầu Cam năm 2004. Cuộc biểu tỉnh 01.12.2013 nhằm phản đối rõ rệt việc không ký vào Liên Au và việc sử dụng bạo lực đàn áp. Đoàn người biểu tình quyết định cắm trại tại Công trường.

- Ngày 10.12.2013: Công an chống nổi dậy tấn công những hàng rào của dân tại Công trường. Dân chúng đẩy lui Công an để bảo vệ những hàng rào chắn giữ.

- Ngày 17.12.2013: TT.Ianoukovitch ký giấy nhận sự trợ giúp USD.15 tỉ do Mạc Tư Khoa và việc giảm 30% trên giá cung cấp Khí đốt của Nga.

- Ngày 15.01.2014: Luật phạt bỏ tù tới 15 năm những ai tham dự biểu tình. 
 
Những quyết định của Quốc Hội Ukraine
ủng hộ cuộc NỔI DẬY
 
            Dân chúng không lùi bước và sợ hãi trước những đe dọa bỏ tù bằng gian xảo luật pháp. Đoàn người NỔI DẬY tăng cường chiếm các công sở. Vào những ngày đầu tuần thứ 3 của tháng 2, Công an Berkut núp ở các tầng nhà quanh Công trương , dùng súng đạn thiệt, bắn sẻ vào những người biểu tình và những người cắm trại tại Công trường.

Đêm 18.02 sang 19.02.2014, một đêm điên loạn chết chóc. Một cuộc dàn trận giữa đoàn người biểu tình và công an chống nổi dậy đã xẩy ra khiến dân biểu tình chết đến gần 60 người. Trước tình hình chết chóc như vậy, một số những Ngoại trưởng của Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Ba Lan ... đến tận Kiev để tổ chức gặp gỡ giữa TT.Inoukovitch và phe đối lập. TT.Inoukovitch ký những lời hứa như từ chức chẳng hạn, nhưng dân chúng không tin tưởng và vẫn giữ vững những vị trí đã chiếm đóng.

Về phía TT.Ianoukovitch: ra đi không từ gĩa

Nhật báo LE MONDE, ngày 24.02.2014, trang 3, viết như sau:

“Selon les médias ukrainiens, le président Viktor Inoukovitch aurait quité Kiev après avoir signé, vendredi 21 février, l’accord avec l’opposition. Accompagné du chef de son administration, Andrei Kliouev, et du président du Parlement, Vladimir Rybak, M.Inoukovitch serait monté à bord de son avion, direction Kharkiv, à l’est du pays òu le Front ukrainien, une nouvelle formation politique proche de Moscou, doit tenir un congrès samedi. Mais samedi matin, l’avion prèsidentiel n’avait toujours pas atterri à Kharkov et les médfias spéculaient sur la destination finale du président, dont le plan de vol mentionnait la Russie comme la destination finale, après une visite à Kharkiv et à Marioupol. “ (Theo giới thông tin Ukraine, Tổng thống Viktor Inoukovitch đã rời Kiev sau khi ký , thứ sáu 21 tháng hai, thỏa hiệp với đối lập. Hộ tống bởi người trưởng của nội, Andrei Kliouev, và bởi chủ tịch Quốc Hội, Vladimir Rybak, Oâng Inoukovitch lên máy bay riêng, đi hướng Kharkiv, miền đông Ukraine, ở đây Mặt trận Ukraine, một tổ chức chính trị mới  thân Mạc Tư Khoa, đang mở đại hội trong ngày thứ bẩy. Nhưng sáng thứ bẩy, máy bay của Tổng thống  vẫn chưa hạ cánh ở Kharkov và giới thông tin dự đoán về hướng đi cuối cùng của Tổng thống, mà chương trình bay đã nói tới Nga như hướng đến cuối cùng sau khi thăm Kharkiv và Marioupol. “

Về phía Quốc Hội: những quyết định nhanh chóng

Trước những chết chóc, Quốc Hội Ukraine nghiêng về phía dân. Và rất nhanh chóng, Quốc Hội Ukraine đã lấy những quyết định dứt khoát cho tình hình. Tờ báo International New York Times, ngày 24.02.2014, trang 16, với đầu đề LAWMAKERS TAKE CONTROL IN UKRAINE, viết:

“A day after President Viktor Yanukovych fled the Ukrainian capital and was removed from power by unanimous vote in Parliament, lawmakers moved swiftly on Sunday to dismantle the remaining vestiges of his government by firing top cabinet members, including the foreign minister. With Parliament , led by the speaker, Oleksandr Turchynov, firmly in control of the federal government. Lawmakers began an ermergency session on Sunday by adopting a law  restoring state-ownership of Mr.Yanukovych’s opulent presidential palace, which he has privatized. Parliament voted to grant Mr. Turchynov authority to carry out the duties of president of Ukraine, adding his authority to lead the government that lawmakers has approved on Saturday “ (Một ngày sau khi Tổng thống Viktor  Inoukovitch bỏ Thủ đô Ukraine và bị truất hết quyền lực bằng cuộc bầu phiếu đồng thuận của Quốc Hội, những Dân biểu đã nhanh chóng cất chức, vào Chúa nhật, những vết tích cuối cùng của chính phủ của ông bằng hủy bỏ chức vụ của những thành phần nội các, gồm cả ngoại trưởng. Với Quốc Hội, điều hành bởi Phát ngôn nhân, Oleksndr Turchynov, cứng rắn kiểm soát Chính quyền Liên bang. Những Dân biểu đã bắt đầu cuộc họp khẩn cấp ngày Chúa nhật bằng chấp nhận một đạo luật lấy lại  Dinh thự huy hoàng của Tổng thống về cho Quốc gia mà Tổng thống đã chiếm như tư hữu của ông. Quốc Hội đã bỏ phiếu chấp thuận cho Oâng Turchynov những quyền điều hành như một Tổng thống của Ukraine, chấp thuận thêm cho ông quyền điều hành một Nội các y như đã chấp thuận ngày thứ bẩy vừa rồi.)  

Ngoài ra Quốc Hội cũng quyết định trả tự do cho Bà Julia Timochenko, lãnh tụ đảng đối lập với phía ông Viktor Inoukovitch. Thời điểm bầu Tổng thống mới cũng được quyết định là ngày 25.05.2014.
 
Dân NỔI DẬY tiễu trừ được Tổng thống,
nhưng còn những vấn đề tồn đọng
 
            Dân chúng Ukraine đã can đảm NỔI DẬY và đã thành công trong việc tiễu trừ được Tổng thống và nhóm đảng của ông tham nhũng làm phá sản Kinh tế. Tuy nhiên còn ba vấn đề chính yếu tồn đọng đòi Dân chúng phải nhất trí lựa chọn giải quyết nữa: (i) vấn đề chia rẽ Đông—Tây có thể đưa đến phân chia đất nước; (ii) Vấn đề giải quyết tình trạng Kinh tế bằng lựa chọn Nga hay Liên Au; (iii) Lựa chọn vị Tổng thống tương lai  khả dĩ thỏa mãn hai vấn đề trên đây

Vấn đề chia rẽ Đông—Tây
có thể đưa đến phân chia đất nước 

Dân chúng Miền Đông Ukraine nói tiếng Nga và có cùng nền văn hóa Nga. Khuynh hướng của Miền Đông là không vào với Liên Au. Lãnh đạo của khuynh hướng này là vùng Crimea. Phía Tây phương lo ngại rằng TT.Nga Putin có thể trợ lực vùng Miền Đông, ngay cả bằng võ khí, để có thể chống lại khuynh hướng vào Liên Au của Dân chúng Miền Tây Ukraine. Điều nguy hiểm nhất là một cuộc chiến tranh xẩy ra để có thể đi đến chỗ phải phân chia đất nước. Phía Tây phương, hai Quốc gia như ngầm được chỉ định để cản ngăn vấn đề này, đó là nước Đức và Ba Lan. Bà Thủ tướng Đức Angela MERKEL đã điện thoại cho TT.Putin để yêu cầu phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nghĩa là tránh những phân chia.

            Thực ra, việc chia đôi lãnh thổ trong Lịch sử như Việt Nam, Hàn quốc hay nước Đức chỉ là vì Ý thức hệ trong tiến trình bành trướng từng phần lãnh thổ mà Khối Cộng sản chủ trương. Ngày nay, vấn đề giữa Đông và Tây Ukraine không còn ý thức hệ hiếu chiến bành trướng như thời Cộng sản trước đây.

Vấn đề giải quyết tình trạng Kinh tế
bằng lựa chọn Nga hay Liên Au    
 
Vấn đề khuynh hướng thân Nga hay Liên Au trên đây được phân tích theo khía cạnh ngôn ngữ hay văn hóa.  Nhưng vấn đề Kinh tế, nhất là trong viễn tượng phát triển xứ sở, phải được phân tích và chọn lựa theo tiêu chuẩn quyền lợi nhận được trong ngắn và dài hạn. Ukraine đang trong tình trạng tê liệt Kinh tế cần những giải quyết ngắn hạn cho hoàn cảnh tức thời. Nhưng vấn đề phát triển dài hạn Kinh tế phải được nhìn trong viễn tượng thị trường tiêu thụ khả dĩ nâng đỡ cho sản xuất của một Quốc gia.

            Xét tình trạng giải quyết cấp thời việc tê liệt Kinh tế Ukraine, thì việc chọn Nga hay Liên Au  giống nhau. Nhưng nếu xét về Thị trường tiêu thụ với mãi lực dồi dào trong tương lai, thì cái lý đúng đắn là phải chọn lựa Liên Au hơn là đi với Nga. Thực vậy, mãi lực của Thị trường tiêu thụ Nga rất yếu. Đa số dân chúng có mãi lực rất thấp. Chỉ có một thiểu số giầu có thì lại gửi tài sản ra nước ngoài . Trong khi ấy, Liên Au có mãi lực tiêu thụ dân chúng cao và rộng rãi. Thị trường tiêu thụ Liên Au còn nối liền với Thị trường tiêu thụ Hoa kỳ. Chính vì vậy mà việc lựa chọn Liên Au là lựa chọn một tương lai phát triển Kinh tế dài hạn.

Lựa chọn vị Tổng thống tương lai 
khả dĩ thỏa mãn hai vấn đề trên đây     
    
Tờ FINANCIAL TIMES ngày 24.02.2014, trang 2, đã đưa ra danh sách những ứng cử viên sau đây có thể ra ứng cử chức vị Tổng thống vào ngày 25.05.2014 tới này:

1)         Bà Iulia TYMOSHENKO
            Bà là cựu Thủ tướng và là lãnh tụ cuộc Cách Mạng mầu Cam năm 2004
2)         Vô địch quyền Anh hạng nặng Vitali KLITSCHKO
            Ông tham dự cuộc nổi dậy năm 2013. Năm nay 41 tuổi
3)         Ông Arseny YATSENIUK
            Ông là Luật sư/Ngân Hàng gia. Ông được thiện cảm của Hoa kỳ. Năm nay 39 tuổi
4)         Ông Petro POROSHENKO
            Ông là mộ tỉ phú. Năm nay 48 tuổi. Đã từng tham gia cuộc Cách Mạng mầu Cam
5)         Ông Oleh TYAHNYBOK
            Ông là Bác sĩ Y khoa, 45 tuổi. Đã từng tham dự cuộc Cách Mạng mầu Cam 2004
 
Dân tộc Việt Nam buộc phải NỔI DẬY
dù với BẠO ĐỘNG
 
            Tình trạng Việt Nam hiện nay có những điểm khá giống với hoàn cảnh của Ukraine ở những điểm sau đây:

*          Phá sản Kinh tế do một lớp người tham nhũng. Lớp người tham nhũng của Ukraine là lớp người mang tập quán cai trị độc tài do chế độ Cộng sản đào tạo. Tại Việt Nam, lớp cai trị, không phải là tàng tích Cộng sản, mà  chính là Cộng sản chính hiệu., đó là điều còn tệ hơn Ukraine.

*          Tương lai phát triển Kinh tế của Ukraine mù mịt. Người dân Ukraine muốn đất nước được phát triển và đang đi tìm lối thoát. Họ đứng giữa sự lựa chọn Nga hay Liên Aâu. Kinh tế Việt Nam cũng cần một lối thoát. Dân chúng Việt Nam, nếu chỉ xét về phương diện phát triển Kinh tế, thì phải dứt khoát lựa chọn Trung quốc hay Thế giới tự do. Trung quốc có thể giải quyết cấp thời cho ngõ bí Kinh tế của CSVN hiện hành, nhưng trong viên tượng phát triển Kinh tế VN dài hạn, thì việc chọn lựa Trung quốc là hoàn toàn đi vào chỗ chết. Việt Nam muốn phát triển dài hạn, buộc phải đi với Thế giới tự do mới có Thị trường rộng rãi với mãi lực dân chúng cao ở những nước Tây phương. Nếu CSVN cố thủ đi với Trung quốc, thì đó chỉ vì cố thủ giữ lấy quyền lực chính trị mà thôi, chứ hoàn toàn không phải là tiêu chuẩn phát triển Kinh tế.

            Dân Ukraine ý thức rõ rệt tình trạng tê liệt của xứ sở họ và họ đã CAN ĐẢM NỔI DẬY, ĐÃ SẴN SÀNG BẠO ĐỘNG ĐỂ ĐI TỚI CÙNG LÀ LẬT ĐỔ TỔNG THỐNG và nhóm người tham nhũng của phía ông.

            Bài học NỔI DẬY VỚI BẠO ĐỘNG TỰ VỆ của Ukraine nói với chúng ta rằng Dân Tộc Việt Nam phải biết tự mình NỔI DẬY DÙ VỚI BẠO ĐỘNG TỰ VỆ để DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN như Dân chúng Urkaine đã dứt bỏ Ianukovitch dù với giá máu. Tình hình Việt buộc Dân Tộc phải NỔI DẬY, càng sơm càng cứu mình và những thế hệ tương lai khỏi cảnh nô lệ. Những lời hô hào đấu tranh ÔN HÒA là đi ngược với thực tế tình hình Việt Nam vậy.
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.02.2014