Thursday 27 February 2014

Nhật Bản gởi "lệnh bắt giữ "Tiếp Viên Hàng Không VN

VC trong nước gần 40 năm nay chỉ "phát triển" kinh tế bằng ăn cắp , luồn lách , thâm thụt cuả công , rút ruột các công trình xây dựng ... rồi bây giờ thêm tới cú "mượn đỡ", cầm nhầm này ở Nhật Bản nữa (để mang về bán ở thủ đô Hà Lội) Thật là vẻ vang, hào hùng biết bao! Hàng không vốn , bán "khuyến mãi" mấy mà không được. Kể ra cái nghề xưa như trái đất ấy, tưởng chỉ hạng mạt rệp cùng đinh, "bần cùng sinh đạo tặc" mới xài thôi, ai ngờ các đỉnh cao chói lọi cũng chôm nghề cuả anh "đào tường khoét vách" ấy nữa thì còn "nghề" gì mà các "bác" chừa đâu . 
Tuy các dây thần kinh mắc cỡ, xấu hổ cuả mấy chú đã đứt, nhưng cũng nên chừa chút chỗ nhỏ nhoi cho dân Việt đỡ NHỤC chứ !

HY

Hỡi ơi, kết quả 100 năm trồng người !!! 



alt

ホーチミンに向け出発前のベトナム航空の航空機=26日夕、成田 空港第1ターミナル(宮川浩和撮影)
Báy may của HKVN trước khi xuất phát đi Hồ chí minh, chiều 26 tại phi trường số 1 Narita

Theo hai bản tin link trên của báo Sankei thì ngày 26 Sở Cảnh sát Nhật Bản đã gởi "lệnh bắt giữ " đến Tiếp Viên Hàng Không của Hàng Không Việt Nam vì nghi ngờ đã tiếp nhận những hàng mỹ phẩm của những nhóm người VN ăn cắp tại Nhật . Qua cuộc điều tra cảnh sát đã bắt giữ 1 phụ nữ VN 30 tuổi trung gian chuyển hàng ăn cắp đến các Tiếp viên hàng không . Tháng 12 năm ngoái cảnh sát đã bắt giữ 4 thanh niên VN khỏang 20 tuổi (vụ thanh niên mặc áo cờ đỏ sao vàng ăn cắp bị cảnh sát bắt đã loan tải trên Việtland ) về tội đánh cắp mỹ phẩm và quần áo trong các cửa tiệm ở Tokyo ,những hàng ăn cắp phần lớn thuộc mỹ phẩm hiệu Shinseido và quần áo hiệu Uniqlo đuợc mang đến nhà người phụ nữ 30 tuổi kể trên , người này đóng thùng gới đến khách sạn mà các tiếp viên hàng Không VN trú ngụ gần phi trường Narita , các tiếp viên hàng không gởi hiện kim trả lại , lấy hàng ra khỏi thùng vất thùng không đi , kéo va li ra khỏi khách sạn đến phi trường đã bị nhân viên điều tra theo dõi.

Theo cảnh sát thủ tục kiểm soát xuất cảnh chỉ đặt trọng tâm vào ma túy và vũ khí , đối với quần áo , mỹ phẩm rất dễ dãi nên số lượng lớn hàng hóa ăn cắp đã đuợc chuyển ra nước ngoài .


  Hà Nội Thủ Ðô của VN có một phố phồn hoa gần hãng hàng không VN mà báo chí giới thiệu là có những hàng mỹ phẩm Nhật Bản bán rẻ hơn ở Nhật ,theo một nhân viên ngoại giao ,có nhiều món hàng ông ta thấy còn mang những tấm thẻ ghi gía tiền bằng tiếng Nhật ,cho rằng đó là hàng ăn cắp .

Mỹ phẩm Nhật Bản rất đuợc ưa chuộng ,năm 2013 Nhật đã xuất cảng qua VN 534 tấn tăng gấp 5 lần so với 10 năm trước, hàng chính thức bị đánh thuế 10% ,nếu hàng ăn cắp họ bán rẻ hơn nên bán đuợc rất nhiều .

Theo sở cảnh sát năm 1998 cả tòan quốc có 247 vụ người VN ăn cắp ,năm 2012 tăng lên 999 vụ, nửa năm đầu của năm 2013 có 401 vụ, chiếm 40% các vụ ăn cắp của tòan thể người ngoại quốc. Ðầu tháng 1 năm nay Cảnh sát tỉnh Fukuoka và Kyushu đã bắt giữ một nhóm 5 người VN về tội ăn cắp và gởi trả cho VN .

Cũng theo cảnh sát vụ chuyển hàng ăn cắp về VN qua tiếp viên hàng không, họ nghi ngờ còn có nhiều tiếp viên khác can dự, lệnh bắt giữ tiếp viên hàng không VN ở trên, báo chí không cho biết số người và tên tuổi các nghi can .


Những vụ ăn cắp của người Việt tại Nhật
Thời gian gần đây, tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật lại có xu hướng gia tăng. Điều đó khiến cho hình ảnh người Việt thêm xấu xí trong mắt các bạn nước ngoài.
Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay hàng ăn cắp ở Nhật
Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 27/2 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.
ăn cắp, người Việt, xấu xí,

Đặng Xuân Hợp bị trục xuất vì ăn cắp tại Nhật
Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.
Giám đốc người Việt cũng "chôm" đồ ở Nhật

VietNamNet từng nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả thừa nhận thói ăn cắp vặt của người Việt ở nước ngoài là có thật, nhiều độc giả kể câu chuyện mà mình chứng kiến.
 
Độc giả Trọng Tuấn kể về một vị giám đốc, là chủ của mấy công ty lớn có tên tuổi ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng vẫn có thói “chôm” đồ khi ra nước ngoài. Độc giả này kể: “Có vị giám đốc vào một siêu thị bên Nhật. Thường các siêu thị bên Nhật có các kệ để ô dù phục vụ như những chiếc xe đẩy hay giỏ xách hàng như siêu thị  tại Việt Nam. Sau khi sử dụng, vị giám đốc này tiện tay “đá” luôn và mang về Việt Nam. Nếu nói “mất cơm nghi kẻ đói, mất gói nghi kẻ nghèo” thì chưa đúng, mà cái chính là lòng tự trọng”.

Không chỉ ăn cắp, ăn trộm vặt, có độc giả còn cho biết, một số người Việt sống ở nước ngoài còn lập hẳn đường dây để “tuồn” đồ ăn cắp về Việt Nam bán. Có người đi du học ở Nhật về còn khoe thành tích “ăn cắp không bị camera phát hiện” với bạn bè như một niềm tự hào.
ăn cắp, người Việt, xấu xí,
Doanh nhân Ngô Hùng Lâm đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.
Ông Ngô Hùng Lâm, là chủ hai siêu thị chuyên về hoa và cây cảnh, gốm sứ và đồ làm vườn, mỗi siêu thị rộng trên 5.000m2 bên Nhật, là doanh nhân người Việt đầu tiên và là số ít trong những người nước ngoài thành công ở đất Nhật, cũng đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân. 

Hiện nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em Du học sinh sang không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như Đá tàu điện (đi tàu không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật, gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt Nam và sự quan hệ của hai đất nước”, ông Lâm chia sẻ.

Chị Nguyễn Quyên, một trí thức sinh sống ở tỉnh Ibaraki kể: “Chuyện người Việt đi tàu trốn vé thì nhiều không kể xiết. Đặc biệt là dân du học sinh thì nhốn nháo, đủ loại người. Người Nhật xưa nay trung thực, ít ai trốn vé. Nhưng vì người nước ngoài trong đó có người Việt Nam trốn vé nhiều nên ở những ga lớn như Ueno ở Tokyo, người ta có nhân viên đứng canh cửa soát vé, nhưng dân mình vẫn đủ trò lách luật được”.

Độc giả có tên Hà Nguyễn, hiện đang sống ở nước ngoài cho biết, người Việt ở nước ngoài ăn trộm, ăn cắp rất nhiều. Độc giả này kể: “Một điều đáng xấu hổ là người Việt ở nước ngoài ăn trộm vặt rất nhiều. Và thái độ khinh bỉ và coi thường của người nước ngoài đối với một số người ăn cắp vặt ảnh hưởng đến đại cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Đôi khi đi ra đường tôi không muốn làm quen với người Việt vì thấy xấu hổ”.

Người Việt bị bắt vì ăn cắp tại Nhật ngày càng tăng

Tháng 12 năm ngoái, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.

Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.

Theo cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật, số người Việt bị bắt vì ăn cắp đồ siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40% những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình buôn bán này.

Siêu thị Nhật “đe” người Việt ăn cắp

Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.

Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
ăn cắp, người Việt, xấu xí,
Biển “đe” người Việt ăn cắp tại siêu thị ở Nhật

Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xí trong mắt người Nhật bản khi xuất ngoại sang đất nước của họ.

Theo anh Đặng Công Trọng, du học sinh Nhật Bản, tác giả của bức ảnh này, tấm biển được dán trong một siêu thị tại thành phố Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất tại nước này.

Đa phần cộng đồng mạng đều đồng quan điểm khi cho rằng tấm biển viết bằng tiếng Việt nên đối tượng mà nó hướng tới là người Việt.

Trong khi một số ý kiến của cư dân mạng lí giải rằng tấm biển này chỉ mang mục đích cảnh báo thì nhiều người khác lại cho rằng đây là điều đáng xấu hổ, bởi nó là bằng chứng rõ ràng về thói ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật Bản.

Theo anh Trọng, hành vi ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật xảy ra khá phổ biến. Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng”.


Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay hàng ăn cắp ở Nhật

Báo Nhật đưa tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật.

Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 27/2 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mua lại mỹ phẩm từ một nhóm trộm cắp tại Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.
Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.
Tháng 12 năm ngoái, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.
Trong bài báo này, Sankei Shimbun nhắc lại sự việc một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam hồi 2009.
Do nhu cầu cao các sản phẩm mang thương hiệu Nhật ở Việt Nam, việc buôn lậu mặt hàng này hiện nay khá phổ biến. Việc bán hàng lậu đem lại mức lời cao hơn do không phải chịu thuế.
Tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, tờ Sankei Shimbun viết, giá một số loại mỹ phẩm Nhật còn rẻ hơn giá tại Nhật Bản, nhất là tại một khu vực quanh trụ sở chính của hãng hàng không Vietnam Airlines. Nhiều sản phẩm còn nguyên nhãn giá của các cửa hàng bên Nhật.
Theo cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật, số người Việt bị bắt vì ăn cắp đồ siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40% những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình buôn bán này.
Trao đổi với VnExpress, đại diện Vietnam Airlines cho biết đã nắm được sơ bộ vụ việc một tiếp viên của hãng bị tình nghi tiếp tay cho hàng ăn cắp. Danh tính người này và chi tiết vụ việc đang được khẩn trương tìm hiểu. "Quan điểm của hãng từ trước đến nay vẫn là xử lý đúng người đúng hành vi. Tùy mức độ vi phạm, tiếp viên có thể bị cảnh cáo đến đuổi việc", đại diện của Vietnam Airlines nói.
Anh Đức