Wednesday 4 June 2014

Máu đã đổ trên quảng trường & Lịch sử bị xóa bỏ

Mẹ Nấm (Danlambao) - Hai mươi năm năm trôi qua... Máu vẫn đổ và lịch sử vẫn tiếp tục bị xóa bỏ. Những biến cố tại Tân Cương, Tây Tạng... vẫn tiếp tục diễn ra. Sự kiện Thiên An Môn không chỉ là biến cố lịch sử năm 1989, nó còn tiếp diễn cho đến tận hôm nay, khi bộ máy cai trị Trung Quốc bất chấp mọi nỗ lực kêu gọi tự do và hòa bình của những người dân hiền hòa để tiếp tục đàn áp họ bằng nhiều chiêu thức đẫm máu và tinh vi hơn. Chúng ta nghĩ gì về sự kiện Thiên An Môn (1989) và hình ảnh những thanh niên Tây Tạng xả thân làm những bó đuốc sáng ngời? Từ Thiên An Môn năm xưa, có ai nghĩ về hiện tại Việt Nam hôm nay không?...

*

Sắp đến ngày tưởng niệm biến cố Thiên An Môn (1989), một sự kiện lịch sử mà cho đến tận bây giờ vẫn được xem là nhạy cảm.

Đây vẫn là một chủ đề cấm bởi chính phủ Trung Quốc, tuy một nhà chức trách Trung Quốc nói rằng "đây không phải một chủ đề nhạy cảm" và không nhạy cảm bằng cuộc Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) nhưng người ta khó có thể tìm thấy thông tin về sự kiện này trên sách báo, trang web của chính phủ Trung Quốc.

Mặc dù Cách mạng Văn hóa được xem như một giai đoạn hỗn loạn, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội nhưng người ta vẫn có thể tìm thấy dữ kiện, thông tin thì sự kiện Thiên An Môn hoàn toàn bị biến mất trên các phương tiện truyền thông.

Tuy vậy, làm sao mà quên được những ngày bi hùng ấy ở Đại học Bắc Kinh.

Chắc chắn trong lòng những người thanh niên Trung Hoa đã không còn trẻ vẫn vang vang tiếng gọi Tự do Dân chủ, hoà lẫn với tiếng súng, vẫn phảng phất mùi máu đã đổ của bạn bè thân yêu.

Tất cả chắc hẵn vẫn còn đâu đó, như một bài hát nghe được tại thành phố Bắc Kinh:

Bài hát nghe từ Trung Hoa
thành phố Bắc Kinh
mùa xuân 1989
bạn có thể nghe thấy mọi người hát.
bài hát của tự do
ngân nga trên quảng trường,
thế giới có thể cảm nhận được niềm đam mê
của người dân tụ hội.
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

A song was heard in China
In the city of Beijing.
In the spring of 1989
You could hear the people sing.
And it was the song of freedom
That was ringing in the square,
The world could feel the passion of
The people gathered there.
Oh, children, blood is on the square.

Nhiều đêm và nhiều ngày,
Ở quảng trường chờ đợi
"Hãy xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn"
là tiếng vọng của bài ca
Vì chúng tôi là con cái của Trung Quốc,
yêu quê hương của mình,
Vì tình huynh đệ và tự do,
chúng tôi tay nắm lấy bàn tay
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

For many nights and many days,
Waiting in the square.
"To build a better nation"
Was the song that echoed there
For we are China's children,
We love our native land,
For brotherhood and freedom
We are joining hand in hand.
Oh, children, blood is on the square.

Quân đội của nhân dân đã đến
bằng xe tải và xe tăng và súng.
cùng nỗi sợ hãi của những kẻ cầm quyền
sợ những người con gái và con trai của họ
Nhưng tại quảng trường chỉ có lòng can đảm
và viễn ảnh của sự thật và công bằng,
Quân đội nhân dân sẽ không làm hại
những thanh niên thiếu nữ nơi đây.
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

Then came the People's army
With trucks and tanks and guns.
The government was frightened
Of their daughters and their sons.
But in the square was courage and
A vision true and fair,
The Army of the People would not harm
The young ones there.
Oh, children, blood is on the square.

Trung Quốc ngày 3 tháng 6,
mùa xuân năm '89,
lệnh từ trên cao ban xuống
đến những kẻ thừa hành
Binh sĩ đã nổ súng,
Tuổi trẻ đã đổ máu và chết gục
Máu của hàng ngàn người trên quảng trường
Làm sao che giấu được dối trá
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

On June the 3rd in China,
In the spring of '89,
An order came from high above
And passed on down the line.
The soldiers opened fire,
Young people bled and died,
The blood of thousands on the square
That lies can never hide.
Oh, children, blood is on the square.

Thêm bốn ngày cuồng nộ
người dân đối mặt nòng súng
Bao ngàn người đã bị tàn sát
Bao giờ công việc ghê tởm của họ sẽ xong?
Họ nhanh chóng đốt cháy những xác người
để che giấu sự xấu hổ của kẻ hèn nhát,
nhưng máu đã dày đặc trên bàn tay của họ và
bóng tối phủ trùm lên tên của họ.
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

For four more days of fury
The people faced the guns.
How many thousands slaughtered
When their grisly work was done?
They quickly burned the bodies
To hide their coward's shame,
But blood is thick upon their hands and
Darkness on their names.
Oh, children, blood is on the square.

Những dòng nước mắt đã chảy ở Trung Quốc
vì những đứa con của đất mẹ đã biến mất.
Chỉ còn lại đây nỗi sợ hãi và lẫn trốn
khi cuộc tàn sát vẫn tiếp diễn
Và bàn tay sắt khủng bố có thể 
mua sự im lặng cho ngày hôm nay,
nhưng vũng máu trên quảng trường
đã không thể nào rửa sạch.

There are tears that flow in China
For her children that are gone.
There is fear and there is hiding,
For the killing still goes on.
And the iron hand of terror can
Buy silence for today,
But the blood that lies upon the square
Cannot be washed away.

Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

Oh, children, blood is on the square
Oh, children, blood is on the square
Oh, children, blood is on the square


*

Hai mươi năm năm trôi qua...

Sự kiện Thiên An Môn vẫn là một đau trong lòng nhiều người dân Trung Quốc, đặc biệt là với những gia đình mất mát người thân.

Hai mươi năm năm trôi qua...

Máu vẫn đổ và lịch sử vẫn tiếp tục bị xóa bỏ.

Những biến cố tại Tân Cương, Tây Tạng... vẫn tiếp tục diễn ra.

Sự kiện Thiên An Môn không chỉ là biến cố lịch sử năm 1989, nó còn tiếp diễn cho đến tận hôm nay, khi bộ máy cai trị Trung Quốc bất chấp mọi nỗ lực kêu gọi tự do và hòa bình của những người dân hiền hòa để tiếp tục đàn áp họ bằng nhiều chiêu thức đẫm máu và tinh vi hơn.

Chúng ta nghĩ gì về sự kiện Thiên An Môn (1989) và hình ảnh những thanh niên Tây Tạng xả thân làm những bó đuốc sáng ngời?

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi khát vọng tự do dân chủ thì thời nào cũng giống nhau.

Từ Thiên An Môn năm xưa, có ai nghĩ về hiện tại Việt Nam hôm nay không?


Cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay Thảm sát quảng trường Thiên An Môn, Cuộc xô xát ngày 4 tháng 6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 theo Chính phủ Trung Quốc, là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, (theo chính quyền Trung Quốc) do bất bình về tham nhũng của chính quyền, những cuộc đụng độ đã khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương. Nhưng bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000.

Theo Wikipedia :

Hiện tại, vì chính sách kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc gồm cả việc kiểm duyệt Internet, truyền thông bị cấm đưa bất kỳ tin nào liên quan tới chủ đề này. Phần lịch sử này đã biến mất trên hầu hết các phương tiện truyền thông Trung Quốc, gồm cả internet. Không ai được phép tạo bất kỳ một website nào liên quan tới sự kiện[cần dẫn nguồn]. Mọi lệnh tìm kiếm trên Internet tại Trung Quốc đại lục đa phần sẽ chỉ là con số không, ngoài một phiên bản chính thức của chính phủ với quan điểm của họ, chủ yếu thuộc website củaNhân dân Nhật báo và các phương tiện truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ khác [22] [23].

Tháng 1 năm 2006, Google đã đồng ý kiểm duyệt site của họ tại Trung Quốc đại lục (http://www.google.cn/) để loại bỏ các thông tin về vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989[24], cũng như các chủ đề khác như Độc lập Tây Tạng, phong trào tinh thần đã bị cấm Pháp Luân Công và Vị thế chính trị Đài Loan. Khi mọi người tìm kiếm các thông tin bị kiểm duyệt đó, sẽ có thông báo sau xuất hiện ở cuối mỗi trang liệt kê kết quả tìm kiếm: "Theo pháp luật pháp quy và chính sách nơi này, một bộ phận kết quả tìm kiếm chưa thể hiển thị". Các bài viết của Wikipedia về cuộc biểu tình năm 1989 cả bằng tiếng Anh và trên Wikipedia Trung văn, là một nguyên nhân dẫn tới sự phong tỏa Wikipedia của chính quyên đại lục.

Ngày 4 tháng 6 năm 2007, ngày kỷ niệm vụ thảm sát một đoạn quảng cáo với dòng chữ "Để tỏ lòng kính trọng tới những bà mẹ kiên cường của những nạn nhân ngày 4 tháng 6" đã xuất hiện trên Thành Đô vãn báo. Sự việc đang được chính phủ Trung Quốc điều tra, và ban biên tập viên đã bị sa thải[26][27]. Người thư ký thông qua đoạn quảng cáo này được cho là chưa từng nghe về vụ đàn áp ngày 4 tháng 6 và đã được nói rằng nó chỉ đề cập tới ngày kỷ niệm một thảm hoạ hầm mỏ[28].

Cho đến tận bây giờ số người chết và bị thương trong sự kiện Thiên An Môn vẫn chưa rõ ràng vì những sự khác biệt lớn giữa những ước tính khác nhau.

Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người chết.

Chính phủ Trung Quốc vẫn cho rằng không có người chết bên trong quảng trường, dù những đoạn video được quay ở thời điểm đó cho thấy có những tiếng đạn bắn. Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện tuyên bố rằng "hàng trăm binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đã chết và số người bị thương còn nhiều hơn thế".

Yuan Mu, phát ngôn viên Quốc vụ viện, đã nói tổng cộng khoảng 300 người chết, đa số họ là các binh sĩ, cùng với một số người được ông miêu tả là "những tên lưu manh"[7].

Theo Trần Hy Đồng, thị trưởng Bắc Kinh, 200 dân thường và vài chục binh sĩ thiệt mạng[8]. Các nguồn khác cho rằng 3.000 thường dân và 6.000 binh sĩ bị thương[9].

Tháng 5 năm 2007, thành viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc tại Hương Cảng, Chang Ka-mun, nói 300 tới 600 người bị giết tại quảng trường Thiên An Môn. Ông cho rằng "có những kẻ sát nhân vũ trang những người không phải là sinh viên"[10].

Tuy nhiên, các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ việc đã tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Một số bảng liệt kê con số thương vong do những nguồn bí mật cung cấp cho thấy con số lên tới 5.000[11].



Tank Man, biểu tượng bất diệt của vụ đàn áp Thiên An Môn

alt
"Tank man", biểu tượng của người hùng bất khuất tại Thiên An Môn (64memo.com)


Có một người biểu tình Trung Quốc nổi tiếng cả thế giới nhưng không ai biết anh là ai mà đành tạm hài với biệt danh "Tank man". Nhưng "người hùng" ấy của Thiên An Môn" từ một phần tư thế kỷ qua vẫn luôn là biểu tượng cho cuộc đấu tranh bất bạo động trước sự đàn áp của quân đội.
« Tank Man » còn là tên tấm ảnh mang tính biểu tượng của thế kỷ 20. Hình ảnh lịch sử không thể quên lãng này vẫn tiếp tục được nhân bản, sao chép, phổ biến dưới nhiều hình thức bất chấp sự kiểm duyệt hà khắc của chính quyền Trung Quốc.
Trở lại với sự kiện đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn. Ngày 05/06/1989, vào gần giữa buổi trưa sau hôm phong trào Mùa xuân Bắc Kinh của sinh viên bị chính quyền dìm trong máu, một người đàn ông, còn trẻ, đã dám đứng ra cản đường tiến đoàn chiến xa của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào quảng trường.
Một mình đơn độc, trong chiếc áo sơ mi trắng và chiế quần sẫm màu, hai tay sách túi, người thanh niên đã đứng giữa đại lộ Hoà Bình thênh thang trải dài qua quảng trường Thiên An Môn, nơi các lều trại đấu tranh của những sinh viên Trung Quốc đấu tranh đòi dân chủ vừa bị quân đội giải toả.
Rất nhiều lần, chiếc xe tăng dẫn đầu đoàn quân cố tránh ra người thanh niên biểu tình để vượt lên. Nhưng mỗi lần như vậy, người thanh niên lại dũng cảm đứng vào giữa đầu chiếc chiến xa. Người thanh niên lẻ loi đó dường như nhiều làn cố thuyết phục điều gì đó với binh sĩ lái xe tăng trước khi bị những người lạ mặt, dường như là an ninh, dẫn đi biệt tích.
Chỉ cần xuất hiện vài phút một cách can đảm, bình tĩnh ngay giữa thủ đô đang bị vây kín bởi quân đội rồi sau đó mất tích, người thanh niên đã trở thành biểu tượng vĩnh cửu của cuộc đấu tranh vì dân chủ ở Trung Quốc.
Nhà đấu tranh ly khai nổi tiếng Hồ Giai nói với với AFP rằng, « điều anh thanh niên là đã là biểu tượng cho tinh thần của giới trẻ lúc bấy giờ ». Đến nay có rất nhiều giải thuyết về số phận của người hùng Thiên An Môn. Một số thậm chí còn xác định anh thanh niên có tên Wang Weilin, tuy nhiên chi tiết này vẫn không được kiểm chứng.
Cũng như nhiều người khác ở Trung Quốc, Hồ Giai đã tự tiến hành một cuộc điều tra riêng. Anh nói : « Tôi đã theo mọi hướng nhưng cũng không đi xa hơn một vài tấm ảnh và băng hình Tôi đã tìm kiếm các nhân chứng ở trên phố nhưng cũng vô ích. Thậm chí tôi đã đề nhờ những người bạn làm ở cơ quan tham mưu quân đội ở Sơn Dương giúp đỡ tìm người lái chiếc xe tăng đi đầu hôm đó ».
Về phía chính quyền, chỉ có sự im lặng tuyệt đối. Một năm sau ngày diễn ra sự kiện Thiên An Môn, Barbara Walters, nữ nhà báo nổi tiếng của truyền hình Mỹ bất ngờ đưa ra tấm ảnh « Tank Man » giữa cuộc phỏng vấn ông Giang Trạch Dân khi đó là nhân vật số 1 của chính quyền Bắc Kinh. Bà hỏi : « Điều gì đã đến với chàng thanh niên này ?», ông Giang ban đầu né tránh nói rằng anh thanh niên không bị chiến xa đâm, rồi sau đó ông nói không biết về số phận người thanh niên sau đó ra sao.
Nói về bức ảnh. Tấm hình này do phóng viên nhiếp ảnh của AP Jeff Widener chụp được từ ban công một khách sạn Bắc Kinh.
Mặc dù ông không phải là nhân chứng duy nhất ghi lại hình ảnh của Tank Man trên quảng trường Thiên An Môn hôm đó, nhưng tấm ảnh của anh đã có thành công lớn là được phổ biến trên khắp thế giới, trừ Trung Quốc. Công ty America On Line ( AOL) đã chọn tấm hình này là một trong mười bức ảnh nổi tiếng mọi thời đại.
Từ 25 năm qua, người ta không thể tính được bao nhiêu lần bức hình này đã được tái hiện sử dụng, khi thì là các tổ chức nhân quyền, khi thì là những phong trào phản kháng ở khắp nơi. Biểu tượng này cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ ở khắp thế giới và thậm chí còn được ngành công nghiệp quảng cáo khai thác.
Do chế độ kiểm duyệt hà khắc, ở Trung Quốc, bức ảnh vẫn còn xa lạ với rất nhiều người. Phải sau nhiều năm đã được lan truyền khắp thế giới, nhà dân chủ Hồ Giai mới phát hiện ra bức ảnh Tank Man.
AFP liên hệ với Jeff Widener, tác giả của tấm ảnh, nay đã 57 tuổi. Ông thổ lộ « Mỗi khi nghĩ tới Tank Man tôi lại tự hỏi điều gì đã đến với anh ta. Rất lạ là tôi cảm thấy rất gần gũi với anh. Chúng tôi giờ đây như cặp anh em song sinh. Có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết được danh tính của anh, như vậy cũng như một người lính vô danh. Anh nhắc luôn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tự do, dân chủ và quyền bảo vệ phẩm giá của mình ».
Còn nhà đấu tranh Trung Quốc Hồ Giai thì nghĩ rằng : « có thế Tank Man đã bị giết, bị bỏ tù hay trốn thoát ra nước ngoài. Nhưng điều đó không thực sự quan trọng vì tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều là những Tank Man. Với cách nhìn đó, anh vẫn sống mãi ».

CSTQ có hai nhân vật đồ tể đại diện cho thứ văn hóa tàn nhẫn, tru di của lịch sử 5 ngàn năm đánh giết, thôn tính lẫn nhau của những thế lực chính quyền tàn ác, tham lam, bất nhân,  và u tối.

Thí dụ Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế,  Tào Tháo... hoặc nhỏ hơn như Đổng Trác, Viên Thuật, Viên Thiệu...

Hai nhân vật đó là Mao Trạch Đông, và Đặng Tiểu Bình.

0o0

Tuy vậy, óc Đại Hán và tinh thần "trên đội dưới đạp" thì không ngừng ở Mao & Đặng.

Khi nghe tin Tập Cận Bình muốn cho VN một bài học nhỏ về vụ Biển Đông, cộng đồng mạng Trung Cộng nhiệt liệt hưởng ứng. 

Hóa ra vai trò nạn nhân trong vụ Nam Kinh, hay "Cấm người Tầu và chó vào công viên", chỉ vì họ yếu, không vì cái sai của thủ phạm.

Về phía cộng đồng mạng, họ có thể truy tìm thông tin, tương đối thông thoáng hơn, mà còn vậy, đa số người dân bị chính quyền bịt mắt, bịt tai thì sao?

Những tay sai khuynh tả MT Tổ Cút, hay Dzịt Cừu ở hải ngoại đóng góp những tin thất thiệt chỉ để ủng hộ đảng CSVN, dù biết hành động phản quốc và tàn ác của đảng CSVN, có hay về định mệnh giành cho những kẻ đại hung, đại ác và con cháu họ tại hai nước Việt-Trung trong quá khứ chưa?

(Tần Thủy Hoàng vừa chết thì tai họa đã đến gia đình hắn ta ngay, con trai bị giết, con gái và thứ phi bị đem đi phân phát làm tểu thiếp, hoặc...; gần đây Mao ra sao? Đặng ra sao? Hồ ra sao?...)

Đinh Thế Dũng 


Lãng quên Thiên An Môn : Chính sách xóa ký ức dân tộc của chế độ Bắc Kinh

Cảnh sát vũ trang canh gác ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc, 03/06/2014.
Cảnh sát vũ trang canh gác ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc, 03/06/2014.
REUTERS/Petar Kujundzic

Trong vòng một phần tư thế kỷ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành công áp đặt « quốc sách lặng im » triệt tiêu mọi thông tin, mọi hình ảnh, mọi ký ức về vụ thảm sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn đêm 03 rạng 04/06/1989. Đặng Tiểu Bình bật đèn xanh cho quân đội nổ súng sát hại sinh viên, còn trách nhiệm xóa ký ức dân tộc dành cho các thế hệ lãnh đạo kế thừa.

Theo một bài phóng sự của AFP gửi đi từ Bắc Kinh thì một phần ba dân số Trung Quốc chưa được 25 tuổi. Đây là những người chào đời sau vụ đàn áp phong trào « Mùa Xuân Bắc Kinh ». Họ gần như không biết gì về biến cố lịch sử ngày 04/06/1989. Một sinh viên 20 tuổi không dấu vẻ bối rối khi được AFP đặt câu hỏi về vụ đàn áp : Xin lỗi, tôi không biết ông muốn nói đến chuyện gì ?

Một thanh niên già dặn hơn, 27 tuổi, làm việc trong ngành quảng cáo cho biết là « có nghe nói ». Tuy nhiên, một lần anh nêu vấn đề với bạn bè để tìm hiểu thêm thì được một người trả lời « hoàn toàn không biết gì ».

Vì sao một biến cố lịch sử mới xảy ra cách nay 25 năm mà giới trẻ Trung Quốc hoàn toàn mù tịt ?

Jeremy Goldkorn, sánh lập viên trang mạng Danwei, và là một chuyên gia về internet Trung Quốc giải thích : Chương trình kiểm soát giáo dục và kiểm duyệt thông tin báo chí loại trừ những từ ngữ liên quan xa gần đến phong trào Thiên An Môn, đến khát vọng tự do dân chủ trong suốt 25 năm qua đã làm cho rất nhiều người trẻ không biết chuyện gì đã xảy ra hoặc nếu biết thì cũng rất mù mờ.

Đó là chưa kể bản tính ít muốn tìm hiểu của một bộ phận dân chúng Trung Quốc ngày nay không muốn nhắc đến những cơn ác mộng đau thương quá khứ.

Thật ra, giới chuyên gia, trí thức Trung Quốc biết rõ thâm ý của giới lãnh đạo. Từ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình, liệu có ai muốn cho thế hệ trẻ biết rằng, cách nay 25 năm, có hai vị Tổng bí thư là Hồ Diệu Bang và Triệu Tự Dương muốn cải cách hệ thống chính trị chuyên chế và tham ô này, như Gorbachev thực hiện ở Liên Xô ?
Một giáo sư đại học Bắc Kinh xin dấu tên phân tích : Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc bị phong trào Thiên An Môn ám ảnh. Họ không muốn tái diễn làn sóng tranh đấu đòi dân chủ của năm 1989 mà một bộ phận rất lớn đảng viên đã ngả theo.
Cũng như trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, chế độ kiểm duyệt không tha các mạng thông tin xã hội từ khi internet ra đời. Tự điển bách khoa toàn thư trên mạng Baidu (Bách độ) không có sự kiện của năm 1989. Còn trên công cụ tìm kiếm của tiểu blog Weibo (Vi bác), tất cả các từ có thể gợi nhớ Thiên An Môn kể cả con số 4 và 6 cũng bị chận.

Chính sách « xóa ký ức » đã đưa đến nhiều hệ quả nực cười. Năm 2007, cô thư ký xuất bản mới tốt nghiệp khoa báo chí đã cho đăng bài « Vinh danh những người mẹ nạn nhân ngày 4/6 » trên báo Thành Đô buổi chiều làm chính quyền điên tiết.

Tháng 6/2012, chỉ số sàn giao dịch Thượng Hải mất 64,89 điểm. Lập tức chỉ số Thượng Hải bị xóa trên các mạng vì bộ máy kiểm duyệt tự động tưởng lầm là « tháng 6 ngày 4 năm 1989 ».

Các nhà tranh đấu Trung Quốc, trong đó có khôi nguyên Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba công khai kêu gọi đảng Cộng Sản Trung Quốc cải cách để tránh tái diễn một vụ Thiên An Môn thứ hai, mà theo họ không thể tránh được tại một nước mà trung bình mỗi 5 phút có một cuộc phản kháng.

Tuy nhiên, sau khi Tập cận Bình lên nắm quyền thì tức khắc đưa ra một nghị quyết 7 thứ cấm. Ngoài vụ Thiên An Môn, còn có cấm giảng dạy hay đề cập đến cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, nạn đói của chính sách đại nhảy vọt làm hơn 30 triệu người chết.

Chính sách viết lại lịch sử, xóa ký ức sẽ còn kéo dài, nhưng người dân Trung Quốc vẫn tìm cách lách kiểm duyệt và những bà mẹ mất con vẫn kiên trì chống lại sự vô tâm. Bà Đinh Từ Lâm, nguyên là giáo sư đại học Bắc Kinh có đứa con 19 tuổi bị bắn chết, khẳng định : Cho dù thế hệ trẻ hôm nay mải lo kiếm tiền, nhưng một đại thảm nạn như thế không thể nào bị che dấu mãi. Sự thật sẽ được phơi bày.

Tại Hoa Kỳ, nhân ngày 04/06/2014, hai cựu lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn là Vương Đan và Vương Quân Đào tung ra một phong trào mới lấy tên là « Thiên hạ vây thành » với mục đích huy động những tiếng nói đồng tâm thúc đẩy nhân quyền tại Hoa lục, xây dựng chế độ dân chủ thay thế chế độ độc đảng, như lời hai ông tuyên bố tại Quốc hội Mỹ ngày hôm trước.

Hình ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc


(TNO) Ngày này (4.6) cách đây 25 năm về trước, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã dùng xe tăng và binh sĩ tấn công vào những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn.


Cuộc biểu tình bùng phát vào tháng 4.1989, với phần lớn người tham gia là sinh viên, theo trang tin tức The Atlantic (Mỹ).

Vào ngày 20.5.1989, tình trạng thiết quân luật đã được thiết lập và quân đội đã được điều động đến Thiên An Môn.

Từ tối 3.6 đến đầu ngày 4.6 (giờ địa phương), PLA đã cho xe tăng vào quảng trường cán một số người biểu tình và binh sĩ cũng đã bắn vào nhiều người khác, The Atlantic cho biết.

Bắc Kinh chưa bao giờ công bố con số thương vong, nhưng theo ước tính của các nhà hoạt động thời đó, đã có từ vài trăm đến vài ngàn người chết.

Được biết, vào hôm 3.6, Trung Quốc đã bắt giữ nhiều nhà bất đồng chính kiến trong nước và tiến hành một chiến dịch an ninh quy mô chưa từng có tại trung tâm Bắc Kinh để ngăn các hoạt động kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn lần thứ 25.

Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh cũng chỉ đạo khóa một số trang web của Google tại Trung Quốc, AFP cho hay.

Sau đây là những hình ảnh ghi nhận lại sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 được đăng tải trên AFP và Reuters:

altHòa cùng khoảng 200.000 người biểu tình tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, một sinh viên Trung Quốc giơ cao biểu ngữ kêu gọi ủng hộ một Trung Quốc dân chủ vào ngày 22.4.1989
alt
Sinh viên Trường đại học Bắc Kinh tham gia biểu tình tuyệt thực vô thời hạn phản đối chính phủ Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 18.5.1989
alt
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ giơ cao nắm đấm và biểu tượng chiến thắng tại Bắc Kinh khi đang ngăn không cho một chiếc xe tải quân sự chở lính tiến vào Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 20.5.1989, ngày cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng ban bố tình trạng thiết quân luật
alt
Một chiếc trực thăng quân đội rải truyền đơn tại Quảng trường Thiên An Môn, yêu cầu các sinh viên biểu tình rời khỏi quảng trường này ngay lập tức vào ngày 22.5.1989
alt
Một sinh viên khoa mỹ thuật tạc tượng “Nữ thần Dân chủ”, cao 10 m, tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 30.5.1989. Bức tượng này đã được đặt trước Đại lễ đường Nhân dân và trước Đài Tưởng niệm Các Anh hùng Nhân dân để quảng bá cho cuộc biểu tình chống chính phủ Trung Quốc. Trong thông cáo của mình, các sinh viên tạc bức tượng cho biết: “Hôm nay, tại Quảng trường Nhân dân, Nữ thần của nhân dân đứng sừng sững và thông báo với toàn thế giới rằng: Sự thức tỉnh về dân chủ đã trỗi dậy trong lòng người dân Trung Quốc. Một thời kỳ mới đã bắt đầu”
alt
Một sinh viên biểu tình chống chính phủ Trung Quốc kêu gọi binh lính trở về nhà trong khi càng nhiều người tràn vào trung tâm Bắc Kinh ngày 3.6.1989
alt
Những người lính Trung Quốc chen lấn với đám đông người biểu tình tại trung tâm Bắc Kinh vào ngày 3.6.1989
alt
Binh sĩ PLA nhảy qua một hàng rào để tràn vào Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.1989 để trấn áp người biểu tình. PLA được cho là đã được lệnh quét sạch biểu tình khỏi quảng trường không chừa một ai trước 6 giờ sáng hôm sau
alt
Một xe thiết giáp bị người biểu tình đốt cháy gần Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
alt
Một cô gái bị thương do xô xát với quân đội đang được cáng ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
alt
Một lính lái xe tăng quân đội Trung Quốc được một số sinh viên giúp đỡ sau khi anh này bị đám đông biểu tình tấn công tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
alt
Một phóng viên nước ngoài bị thương trong các vụ đụng độ giữa quân đội và người biểu tình đang được cáng ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
alt
Binh sĩ Trung Quốc áp giải một người đàn ông bị còng tay tại Bắc Kinh hồi tháng 6.1989 trong giai đoạn quân đội và cảnh sát lùng bắt những người có liên quan đến cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn
alt
Một người dân đứng chắn trước hàng xe tăng quân đội Trung Quốc vào ngày 5.6.1989 để phản đối việc chính phủ đàn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn
alt
Đứng cạnh một chiếc xe tăng đậu gần một tòa nhà ngoại giao chính phủ ở Bắc Kinh, một người lính Trung Quốc cầm súng dọa nạt người đi đường
alt
Một người dân Bắc Kinh ngụ ở khu vực phía tây Quảng trường Thiên An Môn trưng ra đầu viên đạn đã bay xuyên qua cửa sổ căn hộ anh này
alt
Người dân Bắc Kinh đứng nhìn những chiếc xe thiết giáp bị người biểu tình đốt cháy nhằm ngăn không cho quân đội di chuyển vào Quảng trường Thiên An Môn vào hôm 4.6.1989
alt
Du khách và nhân viên an ninh tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.2012. Rất nhiều camera an ninh được thấy trên từng cột đèn ở quảng trường
alt
Cảnh sát kiểm tra hình chụp của một người đàn ông tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.2012, ngay dịp lễ kỷ niệm lần thứ 23 sự kiện Thiên An Môn
alt
Tại Công viên Chiến Thắng ở Hồng Kông vào ngày 4.6.2012, hàng chục ngàn người Hồng Kông tham gia vào lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện quân đội Trung Quốc trấn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989
alt
Người dân Hồng Kông tham gia vào lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện quân đội Trung Quốc trấn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989
alt
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc đứng gác tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.2014
alt
Các ngã đường tiến vào Quảng trường Thiên An Môn đều được canh gác nghiêm ngặt từ đầu tháng 6

Hoàng Uy