Sunday 10 August 2014

Quê Hương: tiểu luận 37 năm về trước - Trịnh Khanh

Bài  này  đã  được  viết  vào  năm 1977, đã đăng trên hai tờ báo ca Exryu Nhật: Trường  Ca,  Người  Việt  Tự Do,  bút  hiệu "Trịnh Khanh". Nhiều  đoạn đã  mất thời gian tính.
 
 
Quê Hương
 
"Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn
 Nước tuôn trên đồng vuông vắn...

Nhạc Phạm Duy Bài Tình Hoài Hương"
 
 
  lẽ  một  ngày  nào  đó,  năm  2000 chẳng hạn, con người sẽ  bị tận diệt, hoặc  bằng một trận đại hồng thủy,  hoặc một vụ động  đất toàn diện, hay  bằng  những võ  khí nguyên  tử... Trái  đất này sẽ nổ  tung, hoặc chỉ còn  là một  hành tinh chết, tôi cũng không  tha thiết với  nó, và hơi  thở của chính mình,  bằng nỗi  tha thiết với Việt  Nam, một mảnh đất nhỏ, sát bờ đại  dương, nơi đó, cách đây bao ngàn năm  qua, tổ tiên  tôi đã khai phá, và trải  bao thời gian, máu, và nước  mắt của đồng bào tôi đã thấm  để gắn  chặt sự  sống, chết  của một dân tộc với sự mất còn  của từng con sông, ngọn đồi, tấc  đất. Biết  bao thăng trầm, buồn  vui, đã  hòa hợp cùng người và đất  để thiêng liêng hóa chữ quê hương. 

Quê hương không  thể có trong  một ngày, một đời,  quê hương là  tất cả, những  gì đã có trong quá khứ, và những gì ở tương lai.

Quê hương  tôi là vua  Hùng dựng nước,  là Sơn Tinh, Thủy  Tinh, là  Trần Hưng  Ðạo, là  tích trầu cau, là ngày tết, cây nêu, là những trận lụt miền Trung, là cơn gió heo  may ngoài Bắc, là cái  nắng cháy da miền Nam,  là lời  ca dao,  là câu  tục ngữ,  là áo lụa Hà Ðông...  Ðể tóm  tắt tất  cả những  chữ "là" dài dòng đó, quê hương tôi là  tất cả, hay ít nhất, là tất cả trong tôi.

Những năm đầu của quãng đời Trung Học, rủ nhau cùng ra  ngồi dưới  bóng mát  hàng me,  ăn đậu  đỏ bánh loọc hay uống nước đá  sia-rô, chúng tôi thường hay mơ về những giấc mộng  viễn du, rời quê hương đi xa. Mặc kệ  quần nghèo   vá mông,  và không  quá hai đồng  uống  nước  trong  túi,  đứa  nào cũng mơ ra sông, để  "biết mặt trùng  dương, biết đời  mênh mông,  biết đời  viển  vông,  biết ta  hãi hùng...".

Chúng tôi say mê chuyện "Dế  mèn phiêu lưu du ký" của Tô Hoài,  hay những chuyện  đường rừng của  Lê văn Trương  và cuốn  sách "Vòng  quanh thế  giới trong  80 ngày" của Jules Vernes.

Vào những  năm đó, tình  hình chiến cuộc  chưa lấy gì làm thảm  khốc so với những năm  72-74, nhưng cũng đủ để dân  thành đô hãi hùng bởi  những địa danh Vũng Rô, Ðồng Xoài ...Một số đàn anh lớn trong xóm bọn tôi đã  phải lên đường chiến đấu  bảo vệ an ninh  thôn  xóm,  thời  của  những  anh chiến sĩ Cộng Hòa...

Nhưng chiến tranh lúc ấy còn quá xa, tụi con nít chúng tôi còn có tí thì giờ để thở, và để sống tuổi thiếu niên, những buổi trưa  trốn nhà bơi ghe đi ăn trộm chuối,  tổ chức rượt nhau  bắn bì, lùng bắt địch như trong phim "la  guerre des boutons". Tối về trải chiếu ngắm trăng,  nghe ông già lối xóm  nói Lục Vân Tiên, hay mở radio nghe Út Trà Ôn xuống giọng mùi mấy câu  vọng cổ.  Thỉnh thoảng  có dịp,  "tụi giặc nhỏ", lối xóm thân yêu đặt cho  bọn tôi như vậy, còn chui vào đình coi hát cọp. Hồi  đó, chưa có TiVi, bọn tôi bị  ảnh  hưởng  nhiều  bởi những  tuồng hát, đẽo gươm gỗ,  đóng Tiết Nhơn Qúy  chinh đông, chạy cùng làng, khắp  xóm. Nhưng dù vậy, tôi vẫn  khoái nhất lúc được  đóng vai làm  thủy thủ trong  những tuồng "tây",  lênh đênh  thật xa,  với chiếc  thuyền, cùng chiếc ống dòm dài và  cây gươm, lùng bọn cướp bể treo  cờ sọ,  xương  người.  Mênh mông   sóng nước, cuộc đời cứu khổn, phò  nguy, thỉnh thoảng tàu cặp bến về thăm  nhà, mang biếu lối xóm những món quà thật lạ...

Ngờ đâu, lớn lên, tôi  lại được thực hiện mộng đi xa  quê hương mà ngày  bé thường mơ ước.  Ra đi trong lòng  nửa háo hức, nửa  buồn rầu, chàng "thủy thủ" không  bước lên tàu buồm,  mà bước lên chiếc Boeing to lớn  và lạ hoắc. Tôi đã  rời xa quê hương từ dạo đó.

Sống kiếp lưu lạc nơi xứ lạ, tôi không có thì giờ để lùng  những tên cướp  bể, như những  ngày xưa mơ  ước. Ðem  mồ hôi  đổ trên  xứ người, nhiều đêm,  tôi    mình    lại,  ngồi trải chiếu ngắm trăng, hay xách  gươm gỗ chạy cùng ngõ.  Ðôi khi chờ xe điện ở  một ga vắng, nhìn mưa  hiu hắt, tôi lại mau chóng  được về quê hương, quê hương  dấu yêu của tôi, quê hương có nắng  Sài Gòn, có dừa Mỹ Tho, có bưởi Biên Hòa, có khóm Bến Lức, có gia đình và bè bạn thân yêu.

Một  ngày, nhân  dịp đi  xa, nửa  đường xe  bị trục trặc, tôi và  một anh bạn phải ghé  vào một tỉnh lẻ bên đường.  Nghe nói trên đồi  có người Việt Nam, hai thằng háo hức lên thăm. Trời tối, đường dốc, lại lạnh, sau cả giờ loay hoay hỏi thăm vô ích, tôi và anh bạn bắt  đầu chán nản định trở  về khách sạn, đi  ngang qua  một quán   cơm, bụng  đói, tính  vô ăn, bỗng nghe văng vẳng tiếng  ca vọng cổ miền Nam, cũng vẫn lại giọng trầm ấm của người danh ca miền đất Trà Ôn, nói làm sao cho hết được lòng cảm động và mừng rỡ lúc bấy giờ, trong cái lạnh của đêm đông miền  núi xứ  tuyết, hai  kẻ xa  quê hương cảm thấy thật gần  gũi quê hương. Ðêm ấy, quanh  chai rượu nóng, hai chúng  tôi và chủ nhân chong  đèn kể chuyện quê  hương. Quê  tôi, bấy giờ đang  ngập chìm trong khói lửa chiến tranh, vào những năm đầu 70.

        "Ly khách, ly khách con đường nhỏ
         Chí lớn chẳng về bàn tay không ..."

Quê  hương như  giòng sông  cái, từng  con người như những nhánh sông con từ  nguồn góp nước. Dù xa ngàn trùng, nhưng mạch quê hương  vẫn nhảy đều trong mỗi con ngườị Tôi có một ý nghĩ táo tợn rằng, dù cho, trong một khoảng thời gian nào đó, con người có thể bận  rộn quên  mất quê  hương, nhưng  bao giờ, quê hương vẫn mãi như một  cái nhân, luôn luôn tồn tại trong thầm kín của con người, vì nó gói trọn đủ mọi thứ tình: Mẫu  tử, phụ tử, gia đình,  bè bạn... và trong nhiều trường hợp, lẫn  cả tình yêu đôi lứa. Dĩ  nhiên, những con người  đó phải  sinh ra, và lên tại mảnh đất mẹ của họ.

Một  con người  chính trị  có thể  hoạch định  một đường lối cho tập thể,  tùy theo quan điểm của họ, tranh đấu để áp dụng lối nghĩ đó vào đời sống. Mỗi  một  người  dân  đều    quyền, và có bổn phận nghĩ tới quê hương, và  một lãnh tụ có là gì đâu,  nếu không  phải chỉ  là một  người dân.  Quê hương  không bao  giờ là  sở hữu riêng của một cá nhân nào, hay  đảng phái nào Dù lãnh  tụ có giỏi, có hay đến đâu, nước Pháp đã không là vật riêng của Napoléon,  nước  Ðức  đã  không    vật riêng của Hitler    đảng  Quốc  Xã...    nước  Pháp là của người  Pháp, nước  Ðức  của  người Ðức  và quê hương tôi phải là của người Việt Nam.

Bao năm qua,  các nhà lãnh tụ miền  Bắc đã quá độc đoán, đem đảng đặt trên quyền lợi quê hương, các nhà lãnh  tụ  miền  Nam  đầy  nhu nhược, lệ thuộc ngoại bang. Máu  và xương đã đổ vô  ích, bao người trai  anh hùng,  tướng tá  lỗi lạc  hai miền bị chết không đâu, tài nguyên quốc gia bị thiêu hủy phí phạm.

Sau gần  30 năm, trong  khi các quốc  gia đang trên  đà phát triển,  tại quê hương  tôi, kẻ chiến  thắng Lê Dun, Phạm  văn Ðồng, Võ Nguyên  Giáp đến miền Nam để nhìn những đống gạch vụn và những hố bom, mìm chằng chịt. Các lãnh tụ Cộng Sản bước lên đài vinh quang  xây bằng  xương máu  anh em  hai miền.  Biết bao người phải  rời bỏ quê  hương, biết bao  người bị cấm về  quê hương. Hàng ngày,  trên những chuyến xe điện ở NewYork, Tokyo, Paris... biết  bao người Việt Nam ngậm  ngùi chen lấn  trong cuộc mưu  sinh khó khăn, chiều về  lầm lũi cô  đơn nghĩ về  thân phận của chính  mình và  quê hương  khổ đau. Biết bao  kẻ vô tội đang bị quằn quại chết dần trong những trường cải tạo. Quê hương nghèo  vẫn nghèo, người dân càng khổ  hơn. Chắc rằng  người  miền Bắc  chẳng sung sướng gì  trên sự chiến thắng  của cuộc chiến mai mỉa vừa qua.

Quê hương  ơi! Quê hương đâu  cần những người con thiên tài chủ nghĩa, quê hương chỉ cần những người con hiền lành can đảm  để xây đắp quê hương. Giờ đây cuộc chiến khốc liệt  đã qua, nhưng những mưu đồ đen tối  của Mỹ, Nga, Trung Cộng,  Pháp, Nhật ... vẫn  còn  đó,  đeo  những  cùm  gông  chủ nghĩa, quê hương tôi sẽ đi về đâu?

Và biết đến bao giờ  đây, chúng tôi sẽ được về hóng cơn gió heo may lành  lạnh ngoài Bắc, dạo chơi Hà Nội ba mươi sáu phố  phường, phơi mình dưới nắng miền Nam, ăn cá nướng  thơm miền Tây, và được êm đềm  đóng góp  sức lực  cho Quê  Hương, không  sợ sệt, không  bị quản thúc.  Nhìn thế giới  thanh bình, những người dân sung sướng,  Quê Hương ơi, tôi mong thiết tha một ngày về, và tôi sẽ tranh đấu để có một ngày về. Tôi đốt  niềm tin sáng trong tôi: Một ngày, hàng trăm ngàn chuyến tàu EXODUS sẽ vượt những đại dương về với quê hương.

Quê hương Việt Nam muôn đời của chúng ta

Trịnh Khanh (Phạm Thế Ðịnh)
-----------------------------------

(Jul, 1977)