Thursday, 25 September 2014

Phần đầu của tác phẩm Mạng lưới gián điệp của Tàu Cộng trên đất Mỹ của TS Roger Canfield

Đã có một sụ thật rất đau đớn là vận mệnh nước Việt cứ đã bị ảnh hưởng chết sống tùy theo liên hệ giữa Mỹ và Trung cộng.
 
Ngay từ trước trận Mậu Thân, Tiến sĩ  Edwin Oldfather Reischauer đã từng xuất bản quyển Beyond Vietnam: The United States and Asia (năm 1967, Nhà xuất bản Borzoi Books/Alfred A. Knopf, Inc.). Lẻ dĩ nhiên, quan điểm của vị ‘niên trưởng’ đại sứ của Hoa kỳ tại vùng Đông (Nam) Á thì cũng nói lên được rất nhiều lập trường của quốc gia mà họ đại diện.
 
TS Reischauer, lưu ý là ngay từ năm 1967, đã nhấn mạnh rõ ràng:
 
1/ Mỹ không nên đánh thắng và chiếm Bắc Việt vì sẽ phải cưu mang thêm một dân số còn nhiều hơn là tồng số dân miền Nam Việt Nam, mà còn lại quá ư là trong tình trạng lạc hậu, cổ lỗ sỉ! Sẽ quá sức tốn kém rồi lại còn luôn luôn trong tình trạng phải ứng chiến với Tàu cộng!
 
2/ Ngược lại, Mỹ NÊN nắm Trung cộng vì mục tiêu kinh tế, với riêng chỉ ví dụ là nếu bán được cho mổi người dân Tàu cộng 1 chai Coca-cola mổi tháng và chỉ lời 1 ‘cent’ thôi thì sẽ LỢI là biết bao nhiêu.  Nếu căn cứ vào thống kê ngày 17 thàng 9 năm 2014 trên trang Liên Mạng   http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_population
thì  tồng số lời thu vô cho hãng Coca Cola sẽ là  1.366.780.000 x 12 tháng = 164 triệu đô la Mỹ mổi năm!
 
Trong một quyển sách khác, đồng viết bởi 2 phóng viên người Pháp xuất bản vào năm 1965 hay 1966 gì đó mà người viết được đọc qua nhưng vẫn không truy nguyên được, thì đã có nhận định RẤT RỎ RÀNG là nhân cuộc chiến Việt Nam, Mỹ CHỈ muốn chứng minh cho Cộng Sản (lúc đó là Liên Xô) rằng họ có thể dùng cái TINH TÚY của họ (nền khoa học tiên tiến) CHỈ để chận đứng cái TINH TÚY của CS là Du kích chiến!
 
CHẬN thôi, chớ không muốn thắng vì Mỹ thấy rỏ GÁNH NẶNG vai trò làm sen đầm quốc tế!
 
Cái đau đớn là nước Việt mình bị tụi xừng xỏ đem ra ‘nói chuyện’ với nhau!
 
Và rồi, theo lẻ tự nhiên, 30 tháng 4 đau buồn phải tới mà thôi! Cơ trời không cho chúng ta có được một Minh Quân có thề triệu tập Hội Nghị Diên Hồng Thế Kỷ 20!
 
Rồi những ngày tháng ráng tìm ‘nhóm bạn’ để đóng góp một chút gì đó cho quê hương, nhưng không hiểu tại sao, cứ mổi lần tạm tiếp xúc được thì các ‘nhóm bạn’ lại bị BỂ rất nhanh, để phải trải qua những tháng ngày hồi hộp chờ ‘chó vàng’ tới bắt mình hay không?
 
Đến một mức độ nào đó thì phải tự hỏi: “Phải chăng khi Mỹ đã xóa bàn cờ thì họ sẽ không CHO PHÉP bất kỳ ai tiếp tục cuộc cờ CỦ? Và CHÍNH họ đã lộ tin cho VC để bắt những ai KHÔNG do họ tổ chức? Vì họ sợ nếu thành công thì họ KHÔNG thể KHÔNG hổ trợ mà cứ phải đội mãi trên đầu cái nón phản bội Đồng Minhnhư Thủ Tướng Hoàng Thân Sisowath Sirik Matak của Kampuchia đã từng tuyên bố trong bức thư chối từ bỏ nước ra đi theo lời mời của Đại sứ Mỹ vào năm 1975:
 
I have committed this mistake of believing in you, the Americans
Tôi đã phạm cái lỗi tin tưởng vào các Ngài, quý vị những người Mỹ.
 
Tại sao người Việt Quốc gia mình không TỰ LỰC CÁNH SINH, vì vẫn có rất nhiều người ngoại quốc khắp năm châu, kể cả Mỹ, có nhân cách và bạn của Việt Nam, thật tình muốn yểm trợ chúng ta vì chúng ta có CHÍNH NGHĨA?
 
 Và cái đám Mỹ tàn ác chơi trò chính trị, vì phù thịnh, sẽ chạy theo XIN ủng hộ chúng ta khi thấy chúng ta NAY đủ mạnh và NAY ăn ké theo được rồi? Và chúng ta cũng phải thực tế chấp nhận là người Mỹ phải TỰ thương trước khi thương Đồng Minh của họ. Chúng ta cũng chỉ xử sự như vậy mà thôi.
 
Bài giới thiệu quyển China’s Trojan Horses của TS Roger Canfield nghiên cứu về mạng lưới gián điệp của Tàu Cộng trên đất Mỹ tại trang
 
 
Phần đầu đã được chuyển ngữ có tại trang
 
  
Lê Bá Hùng


Lời Cảm Tạ

Tác giả đã phải bỏ ra cho tới sáu năm trời để tìm tài liệu và nghiên cứu các tài liệu công khai cùng các hồ sơ của Trung Hoa và Mỹ từng bị tiết lộ trên các nhật báo, hay qua các bản tin được đánh gởi đi, cùng nhiều ấn bản khác. Tuy là các phân tích và ước lượng về tình báo là của tác giả, nhưng tác giả cũng đã phải căn cứ rất nhiều vào các sự kiện chính yếu cùng các quan điểm trên thực tế của những người khác như là: Bill Rood, Bill Gertz, Richard Fisher, Gary Milhollin, Kenneth Timmerman, Al Santoli, Michael Pillsbury, Steven Mosher, Jasper Becker, Edward Timperlake, William Triplett, Joe Farah, Charles Smith, Jon Dougherty, Sally Foster, Gordon Chang, Philip Yang, Willy Lam, Chris Cox, Tom Tancredo, Bob Barr, Duncan Hunter, James Inhofe, Jesse Helms, Dana Rohrabacher, Paul Sperry, Mike Waller, Ken Puckett và cũng như của nhiều người khác mà đã được viện dẫn cùng nêu tên trong sách này.
Công trình này đã được hoàn thành với sự khuyến khích cùng tài trợ đến từ cả hàng ngàn người mà đã cùng nhau đóng góp những khoản tài chánh nho nhỏ cho United States Intelligence Council ~ USIC (Hội Đồng Tình Báo Hoa Kỳ) và cũng từ Armond Noble, người xuất bản sách này và tạp chí Military Magazine. Tôi cũng xin cảm ơn Chủ tịch của USIC là Richard A. Delgaudio, người đã chấp thuận để tôi được phục vụ với tư cách là Giám đốc Điều hành của USIC và cũng là đồng tác giả của báo cáo What Red China Got For Its Money (Trung Cộng Đã Có Được Gì Sau Khi Trả Tiền Xong) và đã cùng viết cuốn sách chung là China Doll (Búp bê Trung Hoa). Richard cũng từng chỉnh sửa tác phẫm Stealth Invasion mà USIC đã xuất bản. Trên một khía cạnh nào đó thì tác phẫm China’s Trojan Horses đã bổ túc thêm, cùng cập nhật hóa với những đề tài từng đã được đề cập đến trong các tác phẫm được nêu ở trên, cũng như trong quyển China Traders (Thương Nhân Trung Hoa) của tôi, mà cũng còn đi sâu thêm vào nhiều chi tiết hơn. Cuối cùng, USIC đã tài trợ cho công tác vận động hành lang tại Quốc hội về các vấn đề Trung cộng ở Washington, DC, cũng như các buổi thuyết trình trước những hội nghị bảo thủ và nhân các cuộc họp ở Washington, Los Angeles, Miami với Panama.
Armond Noble, ngoài việc xuất bản sách này, cũng đã giúp tôi cơ hội để đăng nhiều bài  trên Military Magazine về sự hiện diện của Trung Quốc tại Panama và trên toàn cầu. Hơn nữa, Armond và người bạn chung của chúng tôi mà cũng là chủ bút của tạp chí Military Magazine là Michael Mark, cùng tôi đã từng trải qua rất nhiều ngày giờ, đặc biệt là vào dịp Quốc Khánh 4 Tháng 7, để thảo luận về tương lai của Mỹ quốc trong một thế giới mà hiện nay đã trở thành quá ư là nguy hiểm. Debi Shank, chuyên viên thiết họa của tờ Military Magazine thì cũng đã từng bị phải kiểm qua quá ư là nhiều các bản thảo hơn là cô muốn hay nghỉ là hợp lý hơn! Tôi cũng xin cảm ơn cô và cả con gái tôi mà đã phụ trách về các bản đồ. Và, cuối cùng, cũng xin cảm ơn Cathy và Matthew Joyce đã thiết kế cho hình bìa.
Tôi xin cảm ơn bạn bè và các đồng nghiệp, những phóng viên dạn dày kinh nghiệm trên các đường phố đầy hiểm nguy ở Chicago, Baltimore, Managua và Sài Gòn, mà đã  từng giúp đở sửa bản thảo bằng khả năng nhạy bén của họ, bằng sự đa nghi có căn bản cùng một sự khoan dung rất là lịch sự đối với các quan điểm cứng rắn tuyệt đối của tôi. Cái nhóm thân hữu mà chỉ toàn là những người viết nghèo nàn này thì gồm có Armond, Pat Joyce và nhiều người khác. Họ nên được tha thứ cho vì đã chỉ lở dại giao du với tôi mà thôi.
Tôi cũng xin cảm ơn những người dân từng có đóng thuế của California mà đã thỉnh thoảng giúp cho tôi một công ăn việc làm qua ngày.
Với gia đình tôi, hiền thê Noel của tôi và các con của chúng tôi là Blaine, Carlton và
Alicia, tôi xin lỗi vì từng quá ư là đáng trách những khi bỏ bê không lo cho các con, cùng luôn cho những năm tháng dài đã để đầy, chất đống hồ sơ và tài liệu khắp mọi nhà mà chúng mình đã từng dọn qua tạm trú ở xuyên khắp lục địa.

— Roger Canfield

*****

Lời Nói Đầu – Các Con Ngựa G Thành Troy Của TC


Tôi đã từng viết đề tàì China’s Trojan Horses (qua các tác phẫm được in trước đây) mãi từ năm 1999 đến năm 2001, ngay trước cả các cuộc tấn công của bọn khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Ngũ-giác-đài. Trước ngày 11 tháng 9 năm 2001, U.S. Intelligence Council (USIC) đã từng phổ biến gửi đi hơn cả 300.000 bản Stealth Invasion để làm bằng chứng, mà trong đó tôi đã có viết, “Cả hàng triệu người Mỹ ngày hôm nay lại đang ở trong tình trạng rất ư là nguy hiểm, ngay tại trên cái đất nước của mình”. Tôi đã có viết về “hiện trạng các hải cảng Mỹ hiện đang quá bỏ lỏng để bọn gián điệp và khủng bố tha hồ lợi dụng”. Tôi đã có lưu ý là “tình trạng an ninh rất là cẩu thả” đã từng đưa đến việc “máu của các thủy thủ đã phải đổ và các gia đình đã phải khóc thương” trong cuộc tấn công khủng bố vào chiến hạm USS Cole ở Yemen. Tôi từng kết luận, cũng như nhiều người khác, là quả thực, vấn đề an ninh tại các hải cảng của chúng ta ở ngay quốc nội này nay quá ư là tồi tệ.
Nhân những chuyến đi bằng tàu thuyền tại hải cảng Long Beach vào tháng 6 năm 2000 và tháng 6 năm 2001, tôi cũng đã từng nêu ra các yếu điểm này cho phái đoàn Western
Conservative Conference (Hội nghị Bảo Tồn Vùng Tây), y như Dateline của hệ thống ABC đã từng làm ở Norfolk, New York, và Groton, Connecticut vào tháng 9 và tháng 10 năm 2000.
Trong các chương tiếp theo, bạn đọc sẽ biết rỏ là, ngay trước vụ 11 tháng 9 năm 2001, tôi đã từng cố gắng để xác định những người, địa điểm và chi tiết, ngoài nan đề các hải cảng, mà cũng cần phải được cẩn thận lưu ý vì mối hiểm họa Trung cộng.
Bây giờ thì tôi sẽ chứng minh là mối đe dọa của Trung cộng quả thật còn lớn hơn nhiều, ngay cả nếu so với các mưu toan đầy ảo giác hoang tưởng của bọn điên khùng đang điều khiển cả mạng lưới khủng bố trên toàn cầu hiện nay.
Trong khi bọn khủng bố đã cho xâm nhập được vào Mỹ quốc một số điệp viên nồng cốt thì Trung cộng cũng đã cấy được cả hàng ngàn tên ở những vị trí then chốt với khả năng tiềm tàng trong ngay các đại học, các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm hạt nhân, tại Thung lũng Silicon, các ngành công nghiệp quốc phòng và các căn cứ quân sự của Mỹ. Đã từng xẩy ra các sự kiện là bọn gián điệp, đám viên chức, đám công nhân, tụi du học và du khách đã thành công đánh cắp được các nguồn tin tuyệt mật về những nền kỹ nghệ cùng hạ tầng cơ sở tối quan trọng của chúng ta.
Thêm nữa, tôi cũng muốn nhấn mạnh là tầm hiểu biết của Trung cộng về các kỹ thuật kỹ nghệ của chúng ta lại còn sâu đậm và muôn trùng, vượt xa các tiểu xảo đánh cắp máy bay cùng hiểu biết về máy móc rất đơn giản của số tên tội phạm thuộc hàng Đệ tam Quốc gia mà cũng đã từng giết được cả 3.000 người Mỹ vô tội vào ngày 11 tháng 9. Trung cộng thực sự là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện thực đối với nền kỹ nghệ của chúng ta, đối với các cơ sở quân sự và các cơ cấu hạ tầng quan trọng (giao thông, điện toán, cầu cống, đập thủy điện, nhà máy làm điện, hệ thống liên lạc viển thông, v. v. . .)
Một đoàn thương thuyền gồm 100 tàu của Trung cộng vẫn thường cặp các bến tàu chính của Mỹ. Chúng chuyên chở cả hàng triệu thùng ‘container’ hàng hóa vào các hải cảng và thị trấn của Mỹ mỗi hàng năm. Vì rất dễ dàng để nhập lậu hàng hóa lẫn lộn trong các thùng ‘container’ dài tới 20 ‘feet’ nên không phải chỉ có ma túy hay người nhập cư bất hợp pháp, mà cũng còn có nào là súng đạn, bom nổ, hỏa tiển hay vũ khí hạch tâm, sinh học và cả hóa học nữa.
Mỗi tàu đều có thể khả năng đâm vào hay phát nổ ngay bên cạnh một chiến hạm của Hải quân Mỹ, cũng giống như chiếc USS Cole đã từng bị, hay đâm vào hoặc phát nổ gần một cây cầu, một trung tâm lọc dầu hay một nhà máy điện hạch tâm. (Chủ bút: một chiếc xà lan đã từng đâm vào và phá hủy một cây cầu bắt ngang sông Arkansas thuộc xa lộ số 40 chính yếu thiết tử xuyên tiểu bang vào cuối tháng 5 năm 2002).
Loại tàu chuyên chở ‘container’ cở quá lớn để có thể đi qua được kinh Panama thì lại rất có thể được phá hoại để bị đánh chìm hầu chận ngẹt một hải tuyến quan trọng hay phá vở một đê điều dùng để bảo đãm sinh hoạt chết sống của các bến cảng quan yếu của Mỹ hầu tránh hiểm họa bảo táp tràn vào từ ngoài biển khơi. Một báo cáo của Viện Brookings có ước tính là sẽ bị tới một tỷ đô Mỹ thiệt hại thua lỗ nếu kỹ nghệ vận chuyển hải hành của chúng ta bị tấn công.
Bây giờ thì tôi cầu mong việc phổ biến tác phẫm China’s Trojan Horses và những quyển đồng loại khác sẽ giúp được máu người Mỹ không phải đổ ra, và cuộc sống sung túc của chúng ta sẽ tiếp diễn được mà sẽ không có lệ tuôn trào vì hối tiếc sau này. Mỹ có thể sẽ phải đối đầu không chỉ với bọn khủng bố và các quốc gia chứa chấp chúng (Iraq, Iran, Syria, Libya, Sudan và Bắc Hàn), nhưng cũng luôn với một trong nguồn cung cấp vũ khí chính yếu cho chúng là Quân đội Giải phóng Nhân dân (People’s Liberation Army ~ PLA) của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc tức là Trung cộng. Trung cộng đã từng cung cấp các bộ phận và các kỹ thuật học bí mật về các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt cho các quốc gia đang bảo trợ bọn khủng bố. Các vi phạm của Trung cộng đối với những hiệp ước cam kết không phổ biến về loại này vẫn cứ tiếp tục cho đến ngày nay và vẫn đang là một mối hiểm nguy rõ ràng cùng hiện thực.
Đúng vậy, vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, Trung cộng đã lập bang giao với chính phủ Taliban ở Afghanistan, cùng một lúc mà chúng vẫn cam kết hỗ trợ cho cuộc chiến của Mỹ nhằm chống bọn khủng bố. Và từ đó thì bọn Taliban đã có thể sử dụng được vô số vũ khí và nhân sự Trung cộng hầu chống lại lực lượng Mỹ tại Afghanistan.
Cầu xin Thượng Đế giúp cho bạn và gia đình được minh mẫn cảnh giác và vẫn sống được trong tự do, cũng như là cho các nhà lãnh đạo của chúng ta có được sự khôn ngoan cần thiết hầu quyết định để thiết lập cho được những biện pháp bảo vệ an ninh, tuy sẽ gây bất tiện cho chúng ta nhưng vẫn không hủy mất các quyền tự do căn bản của chúng ta. Chính sách nghiêm túc đề cao cảnh giác cần phải gồm luôn những biện pháp mà sẽ không hề làm suy yếu các quyền tự do của chúng ta.

Roger Canfield
Fair Oaks, California
18 Tháng 9 Năm 2001
(Hiệu chính ngày 27 Tháng 5 năm 2002)
 image004
 Kandahar, Afghanistan, 20 tháng 2 năm 2002 – Một binh sĩ Hải quân phụ trách về gở ngòi nổ (Explosive Ordnance Disposal ~ EOD) tại Afghanistan đang khám xét đạn pháo cần phải tiêu huỷ. Chúng gồm có đạn 82 ly Súng không giật Loại 65 và đạn công phá Súng không giật Chống Tăng 82 ly (High Explosive Anti-Tank ~ HEAT) đều cùng của Trung cộng . – Hình của Hải quân Hoa Kỳ

*****

Ăn Nói Cẩu Thả Đủ Làm Đắm Tàu:

Cuộc Sống Sau Khi An Ninh Quá Sức Là Bê Bối . . .


Ngay giữa thanh thiên bạch nhật, Trung cộng đã tiến hành tung rải các nhân viên tình báo và quân sự khắp lãnh thổ Hoa kỳ. Thủy thủ của chúng đi lang thang đầy các hải cảng chiến lược của Mỹ. Binh lính của chúng thì cứ tới thăm hầu nghiên cứu các cơ sở quân sự và các cuộc tập trận của Mỹ. Các khoa học  gia của chúng thì cũng kéo nhau đi thăm hay làm việc tại các xí nghiệp, các phòng thí nghiệm cùng các trường đại học Mỹ. Cán bộ của chúng được tự do ghi chép và chụp hình các yếu điểm về kỹ thuật và cấu trúc của các hạ tầng cơ sở tối yếu, như là nước, điện và thông tin liên lạc. Hàng trăm công ty về mặt nổi của chúng đang công khai kinh doanh ở khắp các thành phố lớn của Mỹ.
Đúng vậy, bọn gián điệp chìm Trung cộng đang được bố trí toàn khắp nền kinh tế và xã hội Mỹ. Bọn hoạt động dành ảnh hưởng, đám điệp viên và khủng bố của chúng nay đang nằm ở những vị trí tuyệt hảo để sẽ có khả năng gây tổn thất về sinh mạng cùng tài sản ngay tại đất Mỹ.
Vấn đề hiện nay không phải là “Trung Quốc đang đến” hay không. Chúng đã đang ở đây rồi mà. Chúng cứ đến và đi thoải mái như chơi theo ý của chúng mà đã không hề  ai chịu thèm để ý hay quan tâm đến cả. Cận mặt … nhưng cách lòng.
Nếu tính ra kể từ trước trận Trân Châu Cảng (và vụ 11 Tháng 9 năm 2001) thì đã chưa hề bao giờ đang có một mối đe dọa thật là đúng nghĩa và thật rõ ràng như vậy được mà lại rất it ai chịu để ý đến cả. Và một khía cạnh về những phản ứng đã có của quốc gia chúng ta đối với vụ Trân Châu Cảng, tức là cách đối xử với các công dân gốc Nhật, thì cho tới nay vẫn còn chưa được người dân Mỹ thông hiểu rỏ ràng. Thật vậy, vào năm 2001, tác phẫm MAGIC viết bởi David Lowman, một sĩ quan chuyên nghiệp của Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency ~ NSA), có tiết lộ sự hiện hữu của một “chính sách tuyển dụng một cách có hệ thống các người cư trú gốc Nhật Bản, kể cả đã có quốc tịch rồi hay chưa, để hoạt động trong một mạng lưới nhằm cung cấp tin tức cho Nhật Bản, ngay từ trước và cả sau khi [Thế chiến II] bùng nổ”.
Ngay tác giả của sách này cũng từng đã khám phát ra được ba thông điệp đặc biệt đáng quan tâm. Chỉ ngay trong ba tin nhắn gởi đi Tokyo mà đã từng bị chận và giải mã thì các gián điệp Nhật Bản cũng đã báo cáo được về các hải trình của hàng không mẫu hạm USS Saratoga (CV 3) dung để vô ra các hải cảng San Diego và Seattle. Saratoga là chiến hạm mà thân phụ tôi từng phục vụ trước trận Trân Châu Cảng. Sau đó thì tàu đã bị đánh trúng bởi ngư lôi và các ‘kamikazis’ thần phong cảm tử.
Sách của Lowman có cho biết về các báo cáo sau khi đã được giải mã của ba tổ chức tình báo Mỹ mà đã cho thấy là Nhật cố gắng sử dụng “các doanh nghiệp Nhật Bản có trụ sở tại Mỹ, các hiệp hội, các nhà thờ, các trường học về sinh ngữ, các câu lạc bộ, các thuyền đánh cá, các nghiệp đoàn lao động và cả các cá nhân trong nỗ lực chiến tranh của họ”. Đã không hề có ai từng chịu thắc mắc cả. Một cuộc chiến sau đó đã xẫy ra và quốc gia chúng ta đã phải ra tay tự vệ bằng cách đành phải hy sinh gây thiệt hại đến các quyền tự do của một số công dân gốc Nhật bản xứ
Hiện nay, chỉ có một vài phóng viên kiên quyết với đầu óc tìm tòi và một số nhỏ dũng cảm trong Quốc hội mới đã từng là một thiểu số đúng nghĩa là kỳ chướng mà dám lên tiếng báo động là Trung cộng sẽ có thể gây nguy hiểm đến nền an ninh quốc gia của chúng ta. Trước đây, khi công bố các tài liệu của United States Intelligence Council (Hội đồng Tình báo Hoa Kỳ), tác giả đã từng trình bày trong chi tiết mối hiểm họa của Trung cộng: bọn lái buôn Trung cộng đã từng thành công khi thành công đùa giởn với nền an ninh quốc gia của chúng ta trong quyểnChina Traders ~ Lái Thương Trung Hoa  vào tháng 8 năm 2000; về bọn gián điệp Trung cộng trong quyển China Dolls ~ Búp Bê Trung Hoa (viết chung với Richard A. Delgaudio) vào tháng 6 năm 2000, và về những đóng góp chính trị cùng các kế hoặch đánh cắp kỹ năng quân sự của Trung cộng trong quyển What Red China Got For Its Money  ~ TC đã dùng Tiền Để Mua Được Gì (viết chung với Richard A. Delgaudio) vào tháng 4 năm 1997 , và Afterword ~ Kết Luận  của quyển đó vào tháng 2 năm 2000.
 image005
 Cộng đồng Trung Hoa địa phương tụ tập tin đưa thủy thủ đoàn  khu trục hạm Thanh Đảo (DDG 113) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoathuộc Hạm đội Bắc Hải nhân khi tàu rời Trân Châu Cảng.- Hình của Hải quân Mỹ –

Cuốn sách này, China’s Trojan Horses ~ Những Con Ngựa Gổ Thành Troy Của Trung Cộng, sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về đám tay sai của Trung cộng, bọn binh lính, thủy thủ, sinh viên, khoa học gia và các điệp viên, mà đang là những mối đe dọa hiện hữu ngay trên đất Mỹ. Tuy từng bị khóa miệng trong một thời gian lâu dài bởi bộ sậu Clinton-Gore trong chủ trương hòa hoãn với Trung cộng, các cơ quan tình báo của chính phủ Mỹ vẫn  thường xuyên xác nhận là chúng ta cần phải thận trọng, nhưng không bị kích động, để nêu ra vấn đề an ninh quốc gia đối với Trung cộng.
Chính phủ của Tổng thống George W. Bush thì đã có giao tiếp với Trung cộng một cách thận trọng và thỉnh thoảng cũng khá là cứng rắn, đặc biệt là về Đài Loan và đề tài các quyền của những công dân Hoa Kỳ vẫn còn đang bị giam giữ tại Trung Hoa lục địa. Tuy nhiên, Tổng thống Bush vẫn cần phải minh thị xác định Trung cộng quả đúng là một mối đe dọa nghiêm trọng về an ninh cho Hoa Kỳ. Chúng tôi hy vọng rằng đằng sau cái màn dạo đầu ngoại giao như vậy, các nhà hoạch định quân sự và tình báo của Mỹ cũng đã chuẩn bị sẳn sàng cho hoàn cảnh của một tình trạng tồi tệ nhất, bởi vì đó đã chính là nghĩa vụ hiến định long trọng của họ mà thôi.
Nhưng đúng như trong một vở bi kịch, cứ mổi thập niên thì người dân Mỹ lại cần phải bị đánh thức để được nhắc nhở đến tình trạng thế giới này nay là một nơi đầy hiểm nguy. Công dân Hoa Kỳ sẽ có thể lâm vào cảnh chết chóc khủng khiếp khi mà các giới chức dân cử không làm tròn nhiệm vụ hiến định của họ qua một chính sách lơ là không chuẩn bị, không trong vị thế sẵn sàng, không chu toàn về an ninh, tình báo và quân sự.
Chỉ sau một cuộc tấn công khủng bố giữa thanh thiên bạch nhật tại Aden, Yemen, vào ngày 12 tháng 10 năm 2000, đánh vào chiến hạm USS Cole, để giết chết 17 và gây trọng thương cho 39 thủy thủ Mỹ, thì Hoa Kỳ mới chịu đặt lực lượng quân sự của mình ở Trung Đông và bán đảo Ả Rập trong tình trạng báo động cao điễm là ‘Delta’.
Nhưng tình trạng báo động “cao điểm” này chỉ đơn thuần bắt buộc các căn cứ Mỹ thi hành những biện pháp phòng ngừa về an ninh đòi hỏi theo thông lệ trong một khu vực thù địch trên thế giới. Họ chỉ được lệnh hạn chế không cho những người và xe khả nghi được vào căn cứ. Đó cũng chỉ như là những biện pháp hàng ngày của cảnh sát hay của các nhân viên bảo vệ, chứ không thể nào gọi được là một báo động về quân sự.
Đã phải mất gần tới cả hai tháng trời để cho bộ máy quan liêu hành chính của Hải quân Mỹ mới phê duyệt xong được hầu bổ sung thêm thủy thủ cùng nhân viên bảo vệ hải biên hầu “tăng cường an ninh tại các hải cảng” ở Hoa Kỳ. 1
Điều đáng lưu ý nhất là sự kiện Mỹ đã rút các lực lượng hải quân ra khỏi các hải cảng ở Trung Đông vào cuối năm 2000 và đầu năm 2001. Mọi chiến hạm Mỹ đều nhổ neo ra khơi. Không còn tàu nào của Hải quân Mỹ đã có hải trình xuyên qua kinh Suez. “Dù không hề có mối đe dọa cụ thể nào nhắm vào các tàu của Hải quân Mỹ đi qua kinh  [Suez], các viên chức Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn thông báo là không có tàu chiến Mỹ nào đã đi qua đó kể từ cuộc tấn công ngày 12 tháng 10. Họ … cho biết Hải quân đã tránh sử dụng kinh Suez vì lý do an ninh”. Mỹ thường phải sử dụng kinh Suez để tránh phải có hải trình bọc dài theo toàn cả lục địa châu Phi. Theo thông tấn AP thì “Từng đã có ba đến bốn tàu hải quân Mỹ vẫn đi qua con kinh dài 101 dặm này mỗi tháng”. Phát ngôn viên Quốc phòng Kenneth Bacon thì nói là “đã không hề có quyết định chính thức nào nhằm ngưng sử dụng kinh Suez nối liền Địa Trung Hải và Hồng Hải. Các vị chỉ huy quân đội Mỹ được báo cáo là đã chủ trương cần tránh sử dụng nó thì hay hơn”. 2
Chính ngay tác giả, rồi viện nghiên cứu ‘think tank’ về chính sách ngoại giao Stratfor ở Texas, và nhiều người khác cũng đã từng tường trình trước đây là bọn tay sai của Trung cộng, các Công ty Vận tải Đường Biển Trung Quốc (COSCO) và Công ty Hutchison Whampoa, đều cùng đang có trụ sở ở cả hai đầu của kinh Suez. Tuy nhiên, Ngũ-giác-đài thì đã không sử dụng lý do đó khi quyết định cho rút Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi Suez.
Vào giữa tháng chạp năm 2000, Hải quân Mỹ vẫn đã còn cần một bến cảng để cặp ở vùng Trung Đông.  Một hàng không mẫu hạm Mỹ, chiếc USS Harry S. Truman, đã phải hủy bỏ không vào đậu ở bến cảng bạn tại Naples khi được tin đe dọa bởi bọn khủng bố.
Đã không còn gì phải nghi ngờ là Hải quân Hoa Kỳ nay đã không còn tự tin nơi khả năng bảo toàn an ninh được bởi chính các đơn vị của mình trước hiểm nguy gây ra do mấy chiếc xuồng cao xu nổi hay do các phi cơ Nga cứ bay trên đầu các hàng không mẫu hạm Mỹ ngoài khơi Nhật Bản vào năm 2001. Mối đe dọa của Trung cộng thì lại còn nguy hiểm, nguy hiểm hơn nhiều lắm kia.
Một cách thật là đáng sợ, Bộ Ngoại giao quả đã không chịu để ý gì đến thực tế cả. Mấy ngày sau khi chiếc USS Cole bị khủng bố tấn công thì Ngoại trưởng Madeleine Albright đã “không thể xác định được rỏ ràng đó có phải là một hành động khủng bố hay không” và đã phải mất cả một tuần lể trước khi Bộ Ngoại giao mới chịu khẩn cấp kêu gọi “phải thận trọng trên toàn thế giới”.  3
Lâu nay cũng đã từng có một câu châm biếm nhằm mô tả là Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ lấy được một quyết định quan trọng, sau khi đã có một người nào đó đã từng đọc được cái  tin liên hệ đó trước rồi trong một số báo Newsweek củ đã sáu tuần qua.
Đầu thời kỳ chính phủ Bush thì Trung cộng đã tìm cách để phô trrương chủ quyền của chúng trên biển Đông bằng hành vi buộc một máy bay quan sát của Hải quân Mỹ (đang ở trong hải phận quốc tế) phải hạ cánh và bắt giam phi hành đoàn làm con tin trên đảo Hải Nam. Tổng thống Bush đã cương quyết không nghe theo cái đám đòi hỏi cần phải có một lời xin lỗi xu nịnh hầu mang được các con tin về lại nhà.
Vào tháng 8 năm 2001 thì “Hải quân Mỹ [đã] biểu dương quy mô lực lượng ở Biển Đông”.  Bush đã gửi hai nhóm hải chiến Mỹ có hàng không mẫu hạm, dẫn đầu bởi hai hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và USS Constellation, để cùng tập trận trong vùng biển Đông. “… Cuộc gặp gở nhau của hai lực lượng hải chiến có hàng không mẫu hạm này  … thể hiện một cam kết nhằm quyết chí gìn giữ hòa bình và hợp tác … trong khi vẫn bảo vệ quyền tự do hải hành”, một trang trên Liên Mạng của Hải quân Mỹ đã cho biết như vậy. “[Cái] hành vi hiếm có [và từng được chờ đợi lâu nay]  của Mỹ nhằm biểu dương lực lượng là một thông điệp cụ thể gởi đến Bắc Kinh nhân khi Quân đội Giải phóng Nhân dân đang tiến hành một cuộc tập trận lớn trên bờ biển phía nam đối diện với Đài Loan”. Theo tờ báo tại Hồng Kông do Bắc Kinh đở đầu là tờ Wen Wei Po, thì Trung cộng lúc đó đang chuẩn bị cho một “cuộc tập trận lớn chưa từng có của họ”, dựa theo một kế hoặch để đổ bộ xâm lăng Đài Loan.
 image006
 Đảo Hải Nam, Trung quốc – Nhân viên Hãng Lockheed Martin Aeronautics Cochuyên về thu hồi đang giữ yên cái đuôi hình cối của chiếc phi cơ Hải quân Mỹ EP-3E “Aries II” trong công tác tháo gở tại phi trường ‘Lingshui’, trước khi mang trả về cho Phi đội Thám Thính Số Một (VQ-1) của Hạm đội Hoa Kỳ mà đã  bay đụng với một chiến đấu cơ loại ngăn chận F-8 của Trung cộng vào ngày 1 tháng 4 năm 2001, và đã phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam.
- Ảnh của Lockheed Martin –
Trong bầu không khí ảm đạm đầy máu lữa của thảm trạng Cole và sự kiện bọn Trung cộng đã buộc một phi cơ do thám Mỹ phải hạ cánh để rồi giữ cả phi hành đoàn Mỹ làm con tin, quyển sách này, China’s Trojan Horses ~ Đệ Ngũ Quân Đoàn Với Các Con Ngựa Gổ Thành Troy Của Tàu Cộng Tại Mỹ của Trung Quốc– cũng như cuốn kia của tác giả là Stealth Invasion ~ Cuộc Xâm Lăng Tàng Hình(USIC, 2002) – đều tập trung phần lớn, có thể là nhàm chán, vào từng chi tiết về các mối đe dọa gây ra do hoạt động gián điệp và khủng bố mà đã có rất ít người chịu để ý tới. Những mối đe dọa đang gây hiểm nguy đến sự sống còn, đến tự do và đến tài sản của người dân Mỹ đã không chỉ có ở Trung Đông và không chỉ có ở Biển Đông, mà còn có ngay tại chính quê hương của chúng ta.
FBI có thừa nhận là sự yếu kém của Mỹ, đặc biệt tại các hải cảng, quả là cao. Hội đồng Tình báo Quốc gia của CIA có cảnh cáo về những cuộc tấn công “không cân xứng ~ asymmetrical” ngay trên đất Mỹ. Mối đe dọa đó chính là Trung cộng. Bọn gián điệp có tiềm năng của Trung cộng chính là các công dân Trung cộng, các người Tàu đang sống ở hải ngoại và luôn cả những kẻ khác mà sẽ rất dễ dàng nhập cư vào cái xã hội cởi mở và tự do của chúng ta. Đám điệp viên đó chính là bọn binh lính, thủy thủ, sinh viên, khoa học gia và các gián điệp của Trung cộng. Hàng ngày, chúng đều có cơ hội được tiếp xúc, mà không hề bị ai cản trở, với các cơ sở quân sự, kỹ nghệ và hạ tầng quan yếu nhất của Mỹ.
Chúng ta sẽ đặc biệt nhấn mạnh đến một yếu điểm thật là đáng kinh ngạc: sự hiện diện đầy hiểm nguy của China Ocean Shipping Company ~ COSCO (Công ty Trung Quốc Vận Tải Đường Biển), với cả 100 thương thuyền loại chuyên chở thùng hàng  ‘container’ mà vẫn thường cặp bến tại vài hải cảng chính yếu tại Hoa Kỳ mỗi ngày.
Gần đây, Geostrategy-direct.com có tường trình là, “Quân đội Giải phóng Nhân dân đã tập trận và sử dụng những thương thuyền [loại dành chuyên chở ‘container’] cùng tham gia chung. Lần đầu tiên trước công chúng, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã trình diễn công khai khả năng hoán chuyển thương thuyền thành chiến hạm”.
Trang trên Liên Mạng của một công báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố: “Để đáp ứng nhu cầu của những cuộc chiến trong tương lai và cũng để phát huy sức mạnh ghê gớm của vũ khí hạng nặng, vào ngày 10 tháng 8, một đơn vị quân đội Trung Quốc nào đó ở Từ Châu, thuộc Quân khu Nam Kinh đã tiến hành thành công lần đầu tiên một cuộc tập trận với đạn thật trên vùng biển Hoàng Hải nào đó nằm ở phía bắc của tỉnh Giang Tô bằng cách trang bị vũ khí hạng nặng cho một thương thuyền loại dùng để chở thùng chứa hàng ‘container’ mà trước đó đã chỉ được dùng  như [thuyền] vận tải xuyên đại dương … Trong cuộc tập trận đó, các loại súng truyền thống đó đã được chuyển từ trên bộ lên bong của một thương thuyền lớn dùng để chở ‘container’”. COSCO, toán thương thuyền của Quân đội Giải phóng Nhân dân, thì lại đang có cho tới 600 tàu chỉ dành chở loại thùng chứa hàng ‘container’ thôi.
Giám đốc điều hành của COSCO là Wei Jiafu, đã bác bỏ những cáo buộc về vai trò có tính cách quân sự của công ty y. Y tuyên bố mình không phải là “một đô đốc” và các “chỉ thị hành quân” của y chỉ là làm sao kiếm lời mà thôi. 5
Các Nguồn Gốc và Phương Pháp Tình Báo của Trung Cộng
Năm 1991, Huo Zhonggwen và Wang Zongxiao của Trung tâm Thông tin Quốc gia Trung Quốc về Khoa học và Kỹ nghệ Quốc phòng (China National Defense Science and Technology Information Center ~ DSTIC) ở Bắc Kinh đã cho công bố quyển Sources and Methods [or Techniques] of Obtaining National Defense Science and Technology (Các Nguồn Gốc và Phương Pháp [hoặc Kỹ Thuật] để Có Được Khoa học và Kỹ Nghệ Quốc Phòng Quốc Gia). Quyển này đã từng được phổ biến một cách công khai ở Trung Quốc trong gần cả 10 năm, và bản dịch qua tiếng Anh đầu tiên đã được đăng trên tờ Far Eastern Economic Review vào năm 2000. Tình báo phương Tây đã phải công nhận tài liệu này quả thật là “khó tin” và “thật đáng kinh ngạc”, ngay trong cái  năm 2000 này, khi mà lịch sử của cả hàng ngàn năm về hoạt động tình báo đã từng cho thấy nó từng chính là công cụ thông thuờng về điều hành quốc gia mà thôi. Cuốn sách đã đi vào chi tiết để “làm thế nào các điệp viên sẽ có thể lấy được kỹ thuật học quân sự, đặc biệt là từ phía Mỹ, bằng cách xâm nhập đánh cắp các nguồn tin công khai lẫn bí mật”. 6 Thật vậy, hơn 80% của công trình gián điệp Trung cộng thì đều đã tập trung vào các tài liệu công khai của ngay chính phủ và giới kinh doanh Mỹ.
Bản tường trình của Trung cộng này có xác nhận, “Chúng ta cần nhấn mạnh là vẫn còn độ 20% hay  ít hơn tin tình báo của chúng ta đã phải nhờ đến những phương pháp đặc biệt, chẳng hạn như dùng các vệ tinh do thám, nghe trộm điện đàm và nhờ hoạt động của các điệp viên như là bỏ tiền ra mua hay phải đánh cắp, v. v. . . “. Trong số 20% này, mà đã không thể thu lượm được từ các nguồn tin công khai, Trung cộng đã tận dụng công tác “tiếp xúc trực diện” mà đã cho thấy là rất hữu dụng như ” … ráng khám phá từ các khoa học gia trong những lần hội họp, hay qua các tài liệu được cung cấp bởi các điệp viên….”.  7
Có lẽ ít đáng ngạc nhiên hơn thì gần đây National Counterintelligence Center ~NCIC (Trung tâm Phản gián Quốc gia) của CIA đã cảnh cáo các cơ quan liên bang cùng các công ty tư phải cẩn thận đề phòng những nỗ lực của Trung cộng nhằm đánh cắp kỹ thuật công nghệ bằng cách tuyển dụng ngay chính các khoa học gia mang cùng dòng máu của chúng. Phó chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc từng công bố Trung Quốc đang tìm kiếm những khoa học gia “gốc Trung Hoa … chịu từ bỏ . . . quốc tịch đang mang của họ …”. Các cơ hội để Trung cộng tuyển dụng gián điệp làm việc cho chúng thì lại đầy dẫy tại Mỹ.
Trung cộng nhắm vào các công dân Tàu đang theo học hay làm việc tại Mỹ cũng như vào cả những Mỹ kiều gốc Tàu. Chúng rất là “chỉ quan tâm đặc biệt đến những Mỹ kiều gốc Tàu mà không thèm để ý gì đến những ai khác cả …”, một cựu giám đốc đặc trách về phản gián chống Trung cộng của FBI, Paul D. Moore đã nói như vậy. Nhiều Mỹ kiều gốc Tàu có thể đã từng cung cấp tin tức cho chúng một cách thật là vô tư thoải mái mà thôi.
Thông thường các kỹ sư, khoa học gia và các nhà toán học thì lại rất là tự hào về kiến thức và thành tích của họ, nên một số có thể tự cảm thấy như là một đặc ân khi được ngỏ ý mời chia sẻ những thành tựu của họ với những người khác cùng ý thích và sắc tộc với họ.
Ở khắp mọi nơi, các người Mỹ nguyên gốc thuộc đủ mọi sắc tộc thì đã vẫn luôn luôn chào đón các du khách đến từ Trung quốc với nổi thân thiện mà chỉ có thể tìm thấy ở Mỹ. Như các đồng nghiệp của họ tại Los Alamos, các chuyên gia kỹ thuật Hoa Kỳ đã từng vẫn bạch lộ cho đám du khách đến từ Trung cộng mọi thứ dính líu đến hạ tầng cơ sở quan yếu mà đã không hề từng bị kiểm tra trước về tiêu chuẩn an ninh. Đám du khách Trung cộng, nhập chung với nào là của Úc, Ai Cập, Việt cộng và Đại Hàn, đều đã từng được thuyết trình về các chi tiết kỹ thuật cùng các vị trí của các cơ sở hạ tầng  thiết yếu về nguồn nước, về các thông tin liên lạc cùng về năng lượng của California. Tại sao? Bởi vì đối với cái đám ngây thơ và quá ư là hiếu khách đó thì như vậy mới là thân thiện.
Yếu tố an ninh vẫn luôn không được am tường và không được thi hành một cách đúng đắn, ngay cả sau khi đã có được bằng chứng cho thấy không thể nào còn chối cãi được nữa thôi. Từ ngày 25 đến ngày 11 tháng 5 năm 2001, bọn tin tặc Trung cộng, thông qua China Telecom, đã vượt qua được màng lưới an ninh hệ thống điện toán của California Independent System Operator (ISO) tại Folsom, CA. Cơ quan ISO chịu trách nhiệm về mạng lưới phân phối điện rất dễ bị phá hoại của California. Một nguồn tin đã tiết lộ với Dan Morain của tờ Los Angeles Times là: “Quả gần sắp bị xẩy ra một vụ bị tin tặc xâm nhập mà hậu quả sẽ thật là kinh khủng”. Trong vụ tin tặc vào ngày 7 và 8 tháng 5, độ cả 400.000 căn nhà đã bị mất điện. Ấy vậy, “Các viên chức của Cal-ISO lại dám tuyên bố là … không hề đã có liên hệ giữa việc tin tặc xâm nhập được với việc mất điện …”.  Chúng ta rồi thì cũng phải chấp nhận cách giải thích của họ mà thôi. Cuộc tấn công của tin tặc này đã cho thấy sự hiện diện của nhiều kẻ hở trầm trọng về tiêu chuẩn an ninh. Đã không hề có thiết lập trước bức tường lữa, không hề có bố trí trước ‘tripwires ~ dây ngắt’ hay các nhu yếu về nhật ký hầu gây trở ngại cho bọn tin tặc hay cũng như để lưu ghi lại mọi vi phạm về an ninh. Cả hàng chục cữa vào máy điện toán đã cứ được mở toang, tha hồ cho bất kỳ ai muốn vào thì cứ vào một cách rất ư là thoải mái mà thôi.
Trong tháng 5 năm 2001, cả hàng trăm vụ tấn công vào các máy điện toán khác tại Hoa Kỳ đều đã có nguồn gốc từ Trung cộng. Nhân các cuộc tấn công này, một số người đã gợi ý cho các viên chức chính quyền là các cuộc tấn công đó có thể đã cho thấy một sự quan tâm của Trung cộng về tình trạng đầy nhược điểm của các hạ tầng cơ sở quan trọng khác như là những đập và hệ thống dẫn nước cung cấp cho cả hàng chục triệu người dân California. Đúng vậy, con số du khách Trung cộng từng ‘tham quan’ các trung tâm điều hành Dự Án Nước của Cali (California’s State Water Project), rồi nào là các đập, các trung tâm bơm nước và các nhà máy làm điện thì rất là đông, hơn nhiều nếu so với những người của bất kỳ quốc gia nào khác. Các giới chức đã cứ vững tin là các hệ thống của họ đều an toàn và rằng chủ trương của tiểu bang California vẫn là “mở rộng cửa cho công chúng”. Các cuộc tấn công của tin tặc Trung cộng vào các máy điện toán dùng để kiểm soát mạng lưới điện của California đã không biện minh đuợc là cần phải tăng cường  bảo đảm an ninh cho các hạ tầng cơ sở khác. Mặc dù đã từng có những sai phạm về an ninh rất là phổ biến, các giới chức California cũng không nên bị chỉ mặt điểm danh bởi vì họ vẫn còn ở quá là xa các trung tâm quốc phòng và tình báo của quốc gia. Họ không nghỉ là vấn đề an ninh quốc gia lại thuộc chức năng chính của chính quyền tiểu bang và cũng đã không nhận thức ra được các mối đe dọa lớn lao về vấn đề an ninh.
Các thiếu sót về an ninh, giống như khi cá bắt đầu ươn, thì cũng đã bắt đầu ngay từ trên chóp bu. I.C. Smith, một nhân viên FBI đã về hưu, chuyên viên về vấn đề gián điệp Trung cộng, cho biết FBI đã quyết định giảm nhiều về công tác phản gián chống Trung cộng dưới thời chính quyền Clinton. Ông Smith đã cho biết là “Họ đều có một cái nhìn thiển cận về Trung cộng, một loại tầm nhìn của những kẻ ngu dốt về phản gián, và đó là Trung cộng không phải là một mối đe dọa”. 9 “Dù sao thì chúng cũng đâu có bung ra đi thiết đặt các hộp thơ ‘chết’ để chuyển tin mật, hay dùng máy phát tuyến qua làn sóng ngắn hầu liên lạc với nhau   … như … ta vẫn từng suy luận về các loại công tác gián điệp”. Paul Moore, một cựu chuyên gia phân tích về tình báo của FBI cũng từng cho biết là “Trung công không hề do thám theo cái kiểu như Thượng Đế đã định lâu nay đâu”. Trung cộng đã chỉ chuyên sử dụng nào là sinh viên, thương gia, khoa học gia hay du khách cho đi ra ngoại quốc với mục đích thu thập tin tức, chớ không hề chỉ sử dụng các sĩ quan về tình báo mà thôi.
Bộ sậu Clinton-Gore thực sự đã tích cực cộng tác hầu cho phép Trung cộng thực thi các hành vi do thám và gián điệp của chúng. Mỹ đã từng thị thực cho tới 315.536 sổ thông hành tạm cho dân Tàu vào năm 2000. Đã có cho tới 200.000 cư dân bất hợp pháp từ Trung hoa lục địa hiện nay đang sinh sống tại Hoa Kỳ, theo cuộc điều tra dân số năm 2000. Những con số này quá ư là rất lớn, thực sự khó tin được nhưng lại là sự thật mà thôi. Mỗi năm có độ 50.000 sinh viên du học được cấp thị thực ngay tại Trung hoa lục địa. Chỉ tính riêng trong năm 1998, đã có tới 25.000 khoa học gia ngoại quốc từng đến thăm ba cơ sở thí nghiệm hạch tâm, ba nơi mà đang cất giữ toàn bộ các bí mật của Mỹ.  10
Tới năm 1998, tuy người dân Mỹ vẫn không được biết đến, các cuộc điều tra nội bộ đã xác nhận được những thành công về gián điệp của Trung Cộng trong việc đánh cắp các bí mật về hạch tâm và hỏa tiễn mà nay đã thật là rõ ràng, đập vào mắt cả mọi  người, nếu không kể cái đám cứ cố tình nhắm mắt không chịu nhìn thấy sự thật mà thôi.
Trung Quốc đã “rất là chuyên nghiệp” về điệp vụ thu thập tin tức khoa học và kỹ nghệ bằng cách khai thác những người như các khoa học gia, các giới khoa bảng và các thương gia. Đặc điểm này là chiếu theo một báo cáo của Mỹ về tình báo vào cuối năm 1998 với tựa đề “Foreign Collection Against the Department of Energy: The Threat to U.S. Weapons and Technology ~ Thu Thập Của Ngoại Quốc Nhằm Chống Lại Bộ Năng Lượng: Hiểm Nguy Đối Với Vũ Khí và Kỹ Thuật của Mỹ” mà tờ báo Washington Times đã từng trích dẫn rất là nhiều, qua trung gian của phóng viên Bill Gertz trong bài China Threat ~ Hiểm Họa Tàu.
Tuy bị xem như là một quốc gia lạc hậu, bản báo cáo vẫn cho biết Trung cộng lại là một trong nhiều quốc gia “được xác định từng đã đón chận kiểm soát những thông tin liên lạc qua vệ tinh của Mỹ và trong nhiều trường hợp … [đã] có muôn trùng khả năng hầu chận kiểm luôn các nguồn trao đổi tin tức khác”.  Các tài liệu viết chính thức về quân sự của Trung cộng có loan báo khả năng của mình để đánh bại Hoa Kỳ bằng việc hiện đại hóa vũ khí cùng chiến lược bất kể tình trạng “bất cân xứng” về cán cân quyền lực đối với Hoa Kỳ. 11
Giám đốc FBI Louis Freeh, vào ngày 28 tháng giêng năm 1998, đã ra tường trình trưóc Senate Select Committee on Intelligence (Ủy ban Đặc Nhiệm Thượng viện về Tình báo). Trong phần nào đó, thì ông đã có tuyên bố, “Các tường trình của báo chí về những vụ gián điệp gần đây có liên quan đến . . .[hỏa tiển, vệ tinh, đầu đạn hạch tâm] của Trung Quốc thì cũng chỉ là chút ngọn thấy được của cả một tảng băng chìm to lớn và nguy hiểm về tình báo. Ngoài . . . các điệp vụ bí mật do các sĩ quan tình báo  … FBI … cũng từng phải đối phó với các hoạt động bí mật về phần của … các khoa học gia khách mời hay các thương gia ngoại quốc … [Việc] mà một số giới chức thẫm quyền từng gọi là “kết thúc của lịch sử” thì lại chắc chắn không phải là việc kết thúc của các cuộc tấn công đầy hiểm nguy về tình báo nhằm chống lại Hoa Kỳ”.
Chỉ được công bố tận mãi vào giữa năm 1999, sau nhiều tháng cứ bị đình hoãn bởi nào là Clinton làm lộ tin rồi kế là giới truyền tin cứ quậy phá lung tung, bản Tường Trình Cox đã nhấn mạnh đến các lời khai chứng của Freeh. “Cơ quan FBI không có đủ nguồn lực nhằm đối phó với số lượng to lớn về du khách, sinh viên, nhân viên ngoại giao, đại lý thương mãi và những người Trung Quốc khác mà có thể là đã tham gia vào các hoạt động tình báo và các công tác đánh cắp chuyển giao kỹ thuật về quân sự tại Hoa Kỳ.” [đoạn nhấn mạnh được thêm bởi tác giả]
Các nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng vào các cuộc bầu cử Mỹ cùng các mưu toan mua hay đánh cắp những bí mật quý giá nhất về hạch tâm và hỏa tiển của Mỹ bởi Trung cộng đáng lý ra đã phải là những gióng chuông báo động để thức tỉnh mọi người. Ấy vậy, cả nước Mỹ vẫn cứ ngủ say, bất kể bản Báo cáo Thompson về chính sách lũng đoạn tiến trình bầu cử của chúng ta bởi Trung cộng. Nước Mỹ đã chỉ buồn ngủ ngáp chơi trước những tiết lộ của bản Báo Cáo Cox mà đã từng cho biết là các bí mật về hạch tâm và hỏa tiển của Mỹ nay đã rơi vào tay Tàu cộng mất rồi. Trong khi người dân Mỹ vẫn đang dụi mắt ráng tỉnh ngủ thì giới truyền tin lại quay ra đi cáo buộc những người mà đã dám lên tiếng báo động hay đã dám đi điều tra cái số phận hẩm hiu của tên nghi phạm chính yếu là Wen Ho Lee. Cũng giống y hệt các vụ về những tên gián điệp của Liên Xô là Alger Hiss và cặp Rosenberg, tựu chung thì nạn nhân chỉ chính là Lee mà thôi!
Nhưng khi bộ sậu chính quyền Clinton-Gore bắt đầu chuẩn bị để bàn giao chức vụ thì đã mới có dấu hiệu cho thấy đám nhân viên về an ninh của họ nay chhịu bắt đầu tỉnh dậy trước khi chính phủ mới bắt đầu nhiệm kỳ. Ít ra vào lúc cuối thì chúng cũng có vẻ rất là cảnh giác trong nhiệm vụ từng được giao phó cho chúng.
Vào giữa tháng chạp năm 2000 thì National Intelligence Council (Hội đồng Tình báo Quốc gia), một cơ quan cố vấn cho CIA, đã công bố bản báo cáo tên Global Trends 2015 (Xu hướng Thế Giới 2015), theo đó có mô tả những trận tấn công kiểu đánh chiến hạm USS Cole như là “loại chiến tranh bất cân xứng” mà sẽ cứ đe dọa các quyền lợi của Mỹ, ngay tại quốc nội cũng như là ở ngoại quốc. Bọn thù địch khi phải đối đầu với một nước Mỹ cường mạnh về quân sự hơn, thay vì tấn công trực diện thì sẽ nhắm vào một mục tiêu có yếu điểm, loại gót chân Achille *, ngay trên Liên Mạng hay bằng cách sử dụng các vũ khí hóa chất, hạch tâm và sinh vật học. “Các phương pháp tiếp cận bất xứng như vậy, cho dù được thực hiện bởi chính các quốc gia hoặc chỉ bởi những cá nhân, sẽ trở thành đặc tính chủ yếu của đa số các mối hiểm nguy trong nội địa Mỹ”, đó chính là quan điểm của bản báo cáo của NIC.
Báo cáo có ghi nhận khả năng có thể xẩy ra các trận tấn công bằng hỏa tiển được  trang bị về sinh vật học, hay bằng hóa chất hoặc hạch tâm. (Chiến lược của Trung cộng chủ trương là chính loại “chiến tranh bất xứng” mới giúp chúng đánh bại được một Hoa Kỳ cường mạnh hơn). “Mục đích của kẻ thù sẽ là phải di chuyển cho được vũ khí vào  trong tầm bắn bằng cách sử dụng các loại hỏa tiển với tầm ngắn và tầm trung bình được triển khai trên các tàu trên mặt nước hay bằng những điệp vụ bí mật chỉ sử dụng các đơn vị quân sự đặc biệt hoặc các điệp vụ tình báo do nhà nước chỉ huy”, bản báo cáo của NIC cũng cho biết thêm như vậy [chữ in đậm được phụ thêm].
Trong năm 2000 thì cuối cùng CIA mới thu xếp để bắt đầu chuyển ngữ số 12.000 trang còn lại của tài liệu bằng tiếng Trung Hoa mà đã nhận được từ một chuyên gia về hỏa tiển Trung cộng vào năm 1995. Đúng vậy thôi, Ủy ban Cox đã chỉ nhận được có 76 trang mà thôi về những thành công của Trung cộng trong hoạt động gián điệp hạch tâm. Vì thiếu các bản dịch đầy đủ, bản Báo Cáo Cox chắc chắn đã đánh giá thấp các thiệt hại thua lổ của Mỹ về những kỹ năng hạch tâm cũng như về các kỹ nghệ khác thôi.
Ngũ-giác-đài đã công bố tuyển mộ 450 chuyên gia phản gián để kiểm tra các mất mát về kỹ thuật hỏa tiễn, và bây giờ thì mới chịu nhìn nhận là đã còn bị có nhiều hơn cả những bí mật hạch tâm từng bị đánh cắp ở Los Alamos do tên Wen Ho Lee và nhiều tên khác nữa.
Vị Chưởng lý Liên bang vụng về Janet Reno của Clinton và Giám đốc FBI Louis Freeh đều cùng cương quyết có lập trường ngược lại Tổng thống Clinton. Tuy chính phủ đã thỏa thuận mặc cả để chỉ còn truy tố với những tội không đáng kể thì họ cũng đã xác nhận là đã truy tố một cách đúng đắn nhân vật  Wen Ho Lee. Họ tin đúng là tên Lee đã vi phạm nghiêm trọng về an ninh khiến nhiều bí mật về nguyên tử bị hủy mất hay đã được chuyển giao cho Trung cộng.
Chính Sách về an ninh cẩu thả của Mỹ đã thấm lần xuống cấp dưới đưa tới hậu quả chết người
Tình trạng báo động về quân sự Delta trong năm 2000-2001 và loan báo “thận trọng trên toàn thế giới” cho công dân Mỹ đã chỉ được công bố sau khi bọn khủng bố chỉ cần sử dụng một chiếc thuyền con bằng ‘fiberglass’ chạy xục xịch nhưng lại để cảm tử tấn công khu trục hạm USS Cole vào lúc 11 giờ 18 phút sáng ngày 12 tháng 10 ở Aden, Yemen. Một bao chất nổ C-4 đã phá nát gây ra một lổ thủng cở 40 ‘feet’ rộng và 40 ‘feet’ cao bên hông chiếc khu trục có trang bị hỏa tiễn với khã năng kỹ thuật tối tân vô tuyến điều khiển, giết chết mất 17 thủy thủ và làm bị thương 39 người khác. Chỉ mới vài phút trước đó thì các thủy thủ phụ trách các đại pháo (chưa nạp đạn sẳn) vẫn đã vẫy tay chào đáp lể hai tên đang cười toe toét trên chiếc thuyền ‘fiberglass’ cỏn con đó. Thuyền con đã đi vòng quanh mũi của Cole và nhàn nhã đi dọc theo chiến hạm cho đến khi tới vị trí giữa tàu và rồi cho nổ tung.
Một số tường trình có gợi ý là vị thuyền trưởng đã không chịu đặt thủy thủ đoàn ở một mức độ đề cao thích đáng. Điều đó có thể đúng, nhưng cũng quả đúng là thật sự chính quyền Clinton-Gore đã đang tìm cách cải thiện quan hệ trong khu vực đó. Họ đã muốn tránh xúc phạm người dân bản xứ nếu ra tay “cảnh cáo trước” các thuyền hay luôn cả các tàu tuần có vũ trang nào tới gần kề mà có vẻ nguy hiểm . Trung sỹ Hải quân đã về là Kenneth Baker, khi trả lời về vụ tấn công vào tàu USS Cole đã có tuyên bố: “Khi nhận ra là cả thủy thủ đoàn của chúng ta bị đưa vào một môi trường với khả năng đe dọa khủng bố cao mà mục tiêu chỉ là ráng dương lên cho được chỉ cái lá cờ [ở Yemen] thì quả đã khiến tôi quá ư là muốn buồn nôn mà thôi. Vị tân Bộ trưởng Quốc phòng cần phải thay đổi quét sạch toàn bộ Ngũ-giác-đài. Cái con vi khuẩn tên gọi là Virus Clinton đã nhiễm độc luôn các chức sắc chóp bu về quốc phòng mất rồi”. 12 Quả đúng vậy mà thôi.
Tuy là các cuộc tấn công khủng bố thì thường luôn luôn vẫn khó để phát hiện, cuộc tấn công vào tàu USS Cole cũng đã cho thấy rỏ được các hậu quả đẫm máu của một chính sách lỏng lẻo về an ninh. Bất kể một số cảnh cáo và tình trạng tòa Đại sứ Mỹ đang bị đặt trong tình trạng cảnh giác tuyệt đối, vị thuyền trưởng của tàu đã vẫn không được báo tin và thủy thủ đoàn đã thất bại trong việc, hoặc ra lệnh cho chiếc thuyền vô danh phải dời ra xa, hoặc cương quyết cảnh cáo bằng vòi chữa lữa trực xạ nếu bọn khủng bố không chịu rút ra xa.
Năm ngày sau cuộc tấn công vào khu trục hạm USS Cole thì phi cơ Nga bèn tới bay trên đầu hàng không mẫu hạm Kitty Hawk chỉ để phá rối chơi mà vẫn không hề bị phản ứng gì lại cả. Trong ba vụ bay trên đầu đó thì chỉ một lần mới có được phản lực cơ Mỹ cất cánh đáp lể nhưng cũng đã phải mất cho tới 40 phút sau đó thôi. Bọn phi công Nga còn đã tới mức gởi bằng ‘e-mail’ hình chân dung của chúng đến cho tàu Kitty Hawk. 13 Đã quá ư là lộ liễu, tình trạng an ninh của Mỹ vẫn cực kỳ không thể nào ngờ được là quá ư cẩu thả mà thôi, ngay cả sau vụ tàuCole. Không ai còn nghi ngờ gì nữa là lúc đó, các thủy thủ và các phi hành đoàn xui xẻo đó của Kitty Hawk cũng đã chỉ đang mắc bận cạo sơn lo tu bổ tàu và bận chào cấp chỉ huy của họ mà thôi, toàn chỉ các loại sinh hoạt chuẩn bị thông thường của Hải quân Mỹ trong thời bình trước mỗi chiến trận.
Những thói quen sai lầm về an ninh đó và các tư thế như vậy trong Bộ Tư Lệnh Hải quân cũng như trên chiến hạm Cole có thể đã thấm lần xuống từ vị Chỉ Huy Tối cao của Hải quân đến ngay tới vị Tổng Chỉ Huy Hải quân Mỹ ở tại khu vực đó và tới luôn cả thủy thủ đoàn của chiến hạm.
Tình trạng không chịu đề cao cảnh giác lan tràn khắp nơi đã khiến cả hàng ngàn thủy thủ, quân nhân và phi công Mỹ phải nằm trong những hoàn cảnh còn cực kỳ nguy hiểm hơn nhiều nếu chỉ so với hiểm nguy của một chiếc thuyền con bằng cao su chất đầy thuốc nổ C-4.
Truyền Thống của Clinton là xao lãng về vấn đề an ninh
Không những chính quyền bộ sậu Clinton-Gore đã cố tình xao lãng mà còn quay ra chế nhạo ngay cả các biện pháp an ninh tuy thô sơ nhưng lại là thận trọng nhất. Họ không hề tin tưởng vào việc phải kiểm tra lý lịch, phải thông qua về an ninh, phải cần kiểm soát các tài liệu, phải cần bảo mật các nguồn tin và phương pháp áp dụng, phải buộc các đại lý ngoại quốc phải đăng ký và cần phải kiểm soát về xuất cảng. Họ đã không hề xử phạt Trung cộng khi chúng vi phạm các hiệp ước. Họ đã không hề cương quyết truy tố về hộ lẫn về hình các hoạt động gián điệp.
Trong tháng chạp năm 2000, một ủy ban thuộc Ngũ-giác-đài đã từng báo cáo với Bộ trưởng William Cohen về tình trạng an ninh quân sự lỏng lẻo ở Trung Đông, ngay cả trước vụ tấn công khu trục hạm Cole ở Yemen. “… Chúng tôi đã ráng cải tiến rất nhiều … hầu cải thiện lực lượng bảo vệ, nhưng quả thực quan niệm này vẫn chưa được ăn sâu trong truyền thống của chúng ta”, một sĩ quan cao cấp phụ trách về quốc phòng đã cho tờThe New York Times biết như vậy.
Từ Tòa Bạch Ốc cho tới các Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng, khắp mọi nơi, vấn đề an ninh quốc gia đã bị quên lãng và bị coi như chỉ là một mối phiền toái vô ích mà thôi.
Ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền Clinton-Gore, theo lời nhân viên FBI Gary Aldrich, thì văn phòng của vị Tổng-Tư-Lệnh Tối cao đã cứ thường xuyên bác bỏ nhu cầu kiểm tra thường xuyên về an ninh bởi FBI đối với các nhân viên Tòa Bạch Ốc. Trong suốt nhiệm ký, chính phủ Mỹ của Clinton đã bạch hóa và công bố cả hàng ngàn trang lưu giữ cũ, và trong số số đó, đã có cả hàng ngàn trang tài liệu tuy củ xưa nhưng đáng lý vẫn phải được bảo vệ như là những bí mật về vũ khí hạch tâm cần phải bảo toàn.
Để đền ơn các đóng góp về tài chánh giúp đở cho bộ sậu Clinton-Gore, cả trong quốc nội lẫn ở ngoại quốc, các Bộ Trưởng Thương mại là Ron Brown và William Daley đã cùng nhau quyết định miễn bỏ các giới hạn về xuất cảng căn cứ theo tiêu chuẩn an ninh quốc gia mà từ lâu nay vẫn được áp dụng. Họ đã tạo điều kiện dể dàng ngay cả cho tiến trình mua bán cùng cho không các kỹ thuật kỹ nghệ quân sự quý giá, như là kỹ thuật hướng dẫn hỏa tiển, các máy siêu điện toán, các kỹ thuật về viễn thông, về hàng hải, cho bọn Tàu Cộng. Bọn nhân viên thuộc Bộ Thương mại như là John Huang, Ira Sockowitz, William Ginsberg và đồng bọn đã cứ tự nhiên mang theo mình các văn bản tối mật về chính sách giao thương (liên quan với Trung cộng) và các kỹ thuật kỹ nghệ quân sự (liên lạc mã hóa từ vệ tinh để kiểm soát theo dõi viễn thám, về kiểm soát ở độ xa, về các khả năng kỹ thuật cùng nhân sự về tình báo) của Bộ Thương Mại và đã không hề bao giờ chịu trách nhiệm về hành vi của mình.  14 Quốc hội đã từng biểu quyết ngân khoản để cải thiện việc bảo mật trong giao thương, nhưng Ngoại trưởng William Daly thì lại đã sử dụng ngân khoản đó cho các lần đi tĩnh tâm và hội thảo của nhân viên Bộ. Quốc Hội Liên Bang đã từng đòi hỏi một danh sách của các công ty Tàu cộng, nhưng đã không bao giờ có được và nay thì vẫn còn đang tróng ngong chờ đợi nó.
Giám đốc CIA là John Deutsch đã từng chuyển vào máy điện toán cầm tay của mình các báo cáo tối mật để đem về tư gia.
 Page-23-Image-10
Các thùng ‘container’ của Công Ty COSCO sau cửa khóathen cài tại Hải Cảng Long Beach vào Tháng Chạp 1999~ Hình của Roger Canfield
CIA đã cứ không làm gì cả trong vòng 5 năm với con số trên 13.000 trang tài liệu tiếng Tàu mà họ đã cẩu thả làm biếng không hề chuyễn ngữ hầu có thể cho thấy hoạt động gián điệp của Trung cộng nhằm đánh cắp tin về hỏa tiển tầm xa và các phi thuyền với khả năng trở về địa cầu an toàn mà đã có thể có hậu quả quan trọng  hơn nhiều nếu so với các vụ đánh cắp về thiết họa đầu đạn nguyên tử từng được bản phúc trình Cox nhấn mạnh và lưu ý tới. 15 Quả thật ít có ai mà lại có thể nghỉ tới việc Trung cộng đi sử dụng vũ khí hạch tâm được. Cũng vậy, không ai mà lại đi tin được là một chế độ cộng sản lại đã có thể sát hại cả hàng chục triệu công dân của họ trong thời gian qua. Mãi đến nay, cái chế độ đó vẫn còn đang sử dụng trẻ em làm lao động, đang có chính sách dùng tù nhân làm nô lệ trong các doanh nghiệp nhà nước của chúng. Cho tới nay, chúng vẫn ngang nhiên xử tử các nhà đối lập về chính trị, cũng y như là đối với các tội phạm vị thành niên và đem đi bán các bộ phận cơ thể của họ cho các người châu Á và châu Mỹ có tiền để ghép thế chữa bịnh. Loại cầm quyền như vậy thì quả không nên sở hữu được thứ vũ khí có khả năng giết hàng loạt nạn nhân.
Vào tháng Giêng năm 2000, một báo cáo của Tổng Thanh Tra đã cho biết là các nhân viên về an ninh của Bộ Ngoại giao đã không hề dùng máy để kiểm tra hầu tìm xem số 140 văn phòng có đã bị gắn máy nghe lén hay không và thường xuyên đã không nắm vững được con số các tài liệu tình báo tối mật được liệt như là loại “sensitive compartmented information SCI ~ tin tức phân loại nhạy cảm”. Suốt hơn cả ba tháng trong năm 1998, độ 239 của cả 1.890 báo cáo loại SCI từng được phân phối bởi Cryptological Support Group (Nhóm Hỗ trợ về Mật Mã) thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia, đã không bao giờ được hoàn trả. Một bao trao đổi thơ từ của Bộ Ngoại giao thì có  được trả lại nhưng chỉ là cái bao không thôi. Nếu việc này đã xẩy ra với một công ty kinh doanh tư nhân thì hành vi sai phạm này chắc chắn đã khiến tay nhân viên đó bị sa thải tức thì hay ngay cả còn sẽ bị truy tố để phải đi tù.
Trong số cả 1.673 trường hợp sử dụng sai lầm và bất hợp pháp các tài liệu mật, bản báo cáo cho biết là chỉ có 218 nhân viên đã bị nêu tên ra, chỉ SAU khi mổi người đã từng vi phạm về tiêu chuẩn an-ninh cho tới cả 4 lần, một tiêu chuẩn thật là vô lý về kỷ luật. Vậy mà cũng đã không hề có nhân viên nào đã bị sa thải cả.
Cũng đã có độ 350 nhà thầu, chẳng hạn như gát gian, đã từng làm việc bên trong các trụ sở của Bộ Ngoại Giao mà đã không hề bị kiểm tra về an ninh. Có thể đã từng có cả hàng ngàn viên chức chính phủ ngoại quốc đã được phép ra vào mà không có ai đi cùng. Chì trong có hai ngày trong tháng 9 năm 1998, vị Tổng Thanh Tra đã phát hiện ra được cả 1.726 du khách, trong đó có 326 công chức ngoại quốc, mà đa số đều đi lại “trong trụ sở mà không hề có ai tháp tùng”. Trung tâm giải trí Disneyland thì chắc chắn hẳn phải có bố trí về an ninh tốt hơn nhiều thôi.
Trong năm 1998, một người đàn ông trong một bộ âu phục may bằng vải ‘tweed’ đã tỉnh bơ đi lang thang vào văn phòng bên ngoài của Ngoại trưởng Madeleine Albright để rồi bỏ ra đi sau khi đã đánh cắp nhiều tài liệu ngay trước mặt các thư ký, mà một người trong số đó đã thực sự điược vinh danh vào năm sau như là người “Thư Ký Của Năm”!  Trong một vụ khác, một máy nghe lén đã bị gài ngay trong một phòng họp trên lầu bảy của Bộ Ngoại giao. Một nhà ngoại giao Nga, Stanislav Borisovich Gusev, đã bị bắt quả tang đang nghe lén. Một máy điện toán cầm tay với nội dung về những đề tài tối mật liên quan vấn đề phổ biến vũ khí đã bị đánh cắp khi được để ngay dưới ghế ở bên ngoài một phòng hội nghị đã được kiểm tra nhưng lại đang được tân trang lại.
Bộ Ngoại giao đã biết bao lần bỏ qua các vi phạm của Trung cộng về 14 cam kết không phổ biến kỹ thuật hạch tâm, hóa học và sinh hóa cũng như là hỏa tiển cho các quốc gia khác. Theo Thượng nghị sĩ Jesse Helms, bộ sậu lãnh đạo Cộng sản của Cộng hòa Nhân dân Trung quốc “đã từng giao cho các chính phủ chủ trương khủng bố những  phương tiện giết người bằng hóa chất, những kỹ thuật hạch tâm có khả năng đánh nát tan thành mây khói cả những thành phố và luôn cả những hỏa tiển tấn công khủng bố từ trên không xuống phủ đầu các người dân vô tội”. 16
Trung cộng đã từng phản bội những cam kết và đã quá dễ dàng xoa dịu bộ sậu Clinton-Gore, để rồi lại chuyển giao những kỹ thuật như vậy tới “bọn chính phủ bảo trợ khủng bố” như đám từng đụng tới chiến hạm USS Cole, và đó là Iran, Syria, Libya và CHDCND Triều Tiên. Một trong số quốc gia vô lại này có thể đã từng hỗ trợ, tiếp tay hay tài trợ cho hành vi giết hại các nhân viên thủy thủ đoàn tàu USS Cole. Vào cuối tháng 11 năm 2000, các viên chức chính phủ Clinton, Gary Samore của NSC và Phụ tá Ngoại trưởng Robert Einhorn, rỏ ràng là nhân những phiên họp vào lúc nửa đêm, đã lặng lẽ quyết định bỏ đi tất cả các biện pháp nhằm để trừng phạt Trung cộng vì tội đã phổ biến các kỹ thuật về hỏa tiển. Họ đã chuẩn bị dọn đường để cho phép các công ty Mỹ được quyền phóng các vệ tinh ngay tại Trung Hoa lục địa.
Đám ủng hộ đóng góp tiền bạc cho bô sậu Clinton-Gore lần nữa có vẻ được đền bù rất ư là thích đáng. Nhân lúc đó, đang có cuộc tranh cữ Tổng Thống của năm 2000 nên đã không có ai để ý đến. Trung cộng đã thực sự giúp đỡ các quốc gia chủ trương khủng bố với sự đồng lõa của ngay chính quyền Clinton.
Bộ Quốc phòng đã rộng mở vòng tay thân ái mời đám sĩ quan tình báo cùng sĩ quan Tàu cộng tham gia các cuộc tập trận và huấn luyện của quân đội Mỹ. Quốc hội bèn ra lệnh chấm dứt các cuộc thăm viếng giao hảo nhân những lần tập trận nào mà có liên quan đến các chiến thuật lâm chiến, nhưng Chính Phủ bèn cải tên mục đích của những lần mời và còn thực sự tăng gia mời chúng thêm nhiều hơn nữa sau đó.
Bộ Trưởng Bộ Năng Lượng Hazel O’Leary, mà đã không hề được bạch hóa trước về tiêu chuẩn an ninh quốc gia, đã tự ý gạch bỏ dấu đóng ‘MẬT’ bên trên một bản thiết họa về đầu đạn nguyên tử để rồi tỉnh bơ đưa cho một phóng viên báo chí.
Nhiều tài liệu cũ về những bí mật hạch tâm đều bị giải mật để cho công khai phổ biến.
Nhiều tài liệu tối mật đã từng bị gửi đi cho tới cả 27 lần đến những địa chỉ chưa hề được chuẩn phê trước.
Nhiều người từ Trung Hoa lục địa và Nga sô đã có thể tự do vào Liên Mạng để sưu tra các tài liệu thiết họa về vũ khí hạch tâm đầy dẫy trên đó, cũng như trên các máy điện toán trong những phòng thí nghiệm không hề được bảo mật.
Từ 1993 đến 1998, đã có “hơn cả 250 sĩ quan tình báo từng bị nhận dạng hay đang bị tình nghi, từ 27 quốc gia, đã đến thăm hoặc đã được cho phép làm việc tại nhiều cơ sở khác nhau thuộc Bộ Năng lượng”.  17 Các phòng thí nghiệm về vũ khí hạch tâm của Bộ Năng Lượng đã cứ được điều hành y như là tại các trường đại học mà thôi. Mọi du khách ngoại quốc đều đã đuợc đón tiếp để rồi không có ai đi theo kèm. Vì tắc trách, nhiều nhân viên đã được tự do làm việc và sử dụng các bí mật về hạch tâm mà không hề bị ai kiểm soát cả.
Với thời kỳ hậu Clinton, khi các hạn chế do Hiến Pháp từng quy định đã được nhìn nhận và áp dụng thì Hoa Kỳ mới đã phải xúc tiến triển khai tận dụng các khả năng về tình báo của mình, không chỉ để xác định ra cho rỏ ràng các hoạt động gián điệp và tình báo của Trung Cộng trên toàn thế giới (chẳng hạn như sự hiện diện của bọn tay sai và các đại lý của chúng tại các điểm nút chận thiết yếu ở kinh đào Panama và Suez, tại eo biển Đài Loan và eo biển Malacca), mà cũng còn luôn ngay tại quốc nội.

Hoa Kỳ Chào Đón:Binh Lính, Thủy Thủ . . . Gián Điệp TC 


Quốc hội và chính quyền Bush đã phải cùng điều tra kỹ lưỡng các hệ quả về an ninh quốc gia do sự hiện diện ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ của các kẻ có khả năng tiềm tàng là gián điệp của Trung cộng. Chúng tôi gọi chúng là những binh lính, thủy thủ, sinh viên, khoa học gia và luôn cả gián điệp. Các vị dân cử của chúng ta cần phải xem xét lại các biện pháp an ninh hiện nay, hầu ngăn ngừa bọn sĩ quan, thủy thủ, khoa học gia và sinh viên có thể đánh cắp các bí mật quân sự của Mỹ tại các cơ quan công quyền cũng như là tại văn phòng các nhà thầu về quốc phòng của Mỹ .
Sách này tập trung vào các yếu điểm từng được phát giác tại các hải cảng đặc biệt được nhận dạng ra về công tác buôn lậu và gián điệp thông qua Công ty Trung cộng China Ocean Shipping Company (COSCO). Sách cũng phác thảo ra một danh sách các tiềm năng cực kỳ nguy hiểm chưa từng được điều tra, cái đám thương gia, sinh viên, khoa học gia và du khách quân sự Trung cộng mà rất có thể sẽ gây hiểm nguy cho nền an ninh quốc gia của chúng ta.
Trong suốt cả bảy năm trời, chính quyền Clinton-Gore đã ráng xoa dịu một Bắc Kinh rất ư là hiếu chiến bằng chính sách tự do thương mại, tự do trao đổi kỷ thuật, quân sự và khoa học cũng như là tự do xâm nhập cả luôn vào các cơ sở hạch tâm, căn cứ quân sự và luôn cả Tòa Bạch Ốc. Đám Clinton-Gore đã làm việc quá ư là tuyệt hảo và nay thì tới lúc Tổng thống Bush đành phải ráng hàn gắn các thiệt hại mà chúng đã gây ra thôi.
Một chính sách trao đổi về quân sự và tình báo quá ư là rẻ tiền
Vào cuối tháng 10 năm  2000, Tòa Bạch Ốc có đón tiếp một phái đoàn quân sự Trung cộng do Tướng Yu Yongbo của Quân đội Giải phóng Nhân dân lãnh đạo, thuộc Bộ Chính trị của quân đội Trung cộng. Đám phe đảng của Clinton thì bèn đề cao bọn tùy tùng của tên Tướng Yu  giống như là các vị tuyên úy Mỹ thôi. Bọn lý thuyết gia cộng sản đã đến thăm West Point, rồi nào là Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương Mỹ, cùng các căn cứ ở Washington, South Carolina và Florida. Thông tấn Reuters đưa tin là một thông cáo báo chí của Ngũ-giác-đài đã loan báo việc này sẽ “tạo tình tương thân và tin tưởng lẫn nhau”, và sẽ thúc đẩy “tiến trình hợp tác trong … công tác cứu trợ nhân đạo”.  Bộ trưởng Quốc phòng Cohen đã có bày tỏ không hài lòng với việc Trung cộng đã từng cung cấp hỏa tiển cùng kỷ thuật vủ khí cho các quốc gia chủ trương bảo trợ cho chính sách khủng bố. Ấy vậy, chỉ trong vòng một tháng sau thì bộ sậu Clinton-Gore vẫn đã đặt bút ký kết một thỏa thuận. Thỏa thuận này bỏ qua việc Trung cộng phổ biến tràn lan vũ khí mà cũng giảm bớt luôn điều kiện giới hạn xuất cảng của Mỹ về các kỷ thuật hỏa tiển vô tuyến điều khiển cho Trung cộng.
Một sĩ quan đã cho Bill Gertz của tờ Washington Times biết được là trọng trách thực sự của tay Tướng Yu chỉ là để thu thập tin tình báo về khả năng làm sao đánh nát tinh thần của nhân dân Mỹ, chẳng hạn như bất ngờ tổng tấn công vào Đài Loan. Cái chuyến viếng thăm đó đã cứ tiếp tục sau đó với nào là tắm nước nóng có tẫm quất và thưởng thức rượu Chardonnay đắc tiền bởi những kẻ mà Đại tá David Hackworth đã từng gọi là “các hoàng tử xức đầy dầu thơm” của quân đội Mỹ. Mọi hạn chế của Quốc hội về tiêu chuẩn trao đổi quân sự đã hoàn toàn bị bỏ qua và đám sĩ quan tình báo Trung cộng thì đã cứ được vui mừng chào đón vào Hoa Kỳ.
 Page-27-Image-12
Bộ trưởng Quốc phòng William S. Cohen (bên phải) đi cùng Tướng Yu Yongbo,của Ban Chính Ủy Trung Ương Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, vô thăm Ngũ-giác-đài vào ngày 31 tháng 10 năm 2000 (Hình Bộ Quốc phòng)
Từ năm 1997, phân khoa Kennedy Đại học Harvard đã từng tiếp đón các viên chức về an ninh quốc phòng cùng các sĩ quan Mỹ. Trường đã từng mời những người Mỹ có am tường về những bí mật của quốc gia để ngồi cụng ly mạn đàm với các đại tá và tướng lãnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Cộng hòa Trung Hoa. Mà chính đó là những kẻ đã từng đe dọa sẽ “tắm máu” Đài Loan và sẽ “tiêu hủy đốt cháy Los Angeles bằng vũ khí hạt nhân”.
Thủy thủ cứ tha hồ ra vô các hải cảng mà không hề bị ai kiểm soát cả
Để cải thiện khả năng các hải cảng, mà phần lớn là nhằm phục vụ cho việc giao thương với Trung cộng, đa số các nhà lãnh đạo về kinh doanh và chính trị của các thành phố có hải cảng lớn của Mỹ đang đầu tư cả hàng tỷ đô la. Họ đang sử dụng cả nguồn tiền thuế thu được lẫn các quỹ tư nhân để xây những tiện nghi mới phục vụ cho các hải cảng, cũng như sữa chữa các căn cứ quân sự Mỹ cũ thành những bến tàu thích nghi để đón nhận loại thùng hàng ‘container’ của Trung cộng và các nước khác. Cho dù đó là ở Los Angeles, Long Beach, Oakland, Portland, Seattle, New Orleans, Houston, Miami, Savannah, Charleston, Norfolk, New York hay Boston thì tiến trình đầu tư tại các hải cảng đều luôn luôn giống nhau và Trung cộng thì luôn luôn được chào đón mời gọi.
Dĩ nhiên, các khoản đầu tư khôn ngoan vào các cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho nền giao thương quốc tế cũng sẽ giúp quốc gia giàu mạnh thêm. Nhưng phải chăng sự giàu có này đã có được mà bất kể đến nền an ninh và tự do quốc gia? Thật không may là đã không hề có bằng chứng nào mà cho thấy được là các hải cảng tại các địa phương ven bờ biển đã có lưu tâm đến tiêu chuẩn an ninh quốc gia. Trong hàng triệu thùng ‘container’ dài tới 20 ‘feet’ đó đã có chứa những gì? Những hiểm nguy của tình trạng các tàu Trung cộng neo lẫn lộn chung với các chiến hạm Mỹ trong mỗi hải cảng lớn ven biển cũng như trên suốt những thủy lộ của Mỹ đã là tới mức nào? Không hề có ai thắc mắc. Không hề có ai biết những gì đang xẩy ra. Có cái tình trạng này mặc dù từng đã có trận tấn công khủng bố vào chiến hạm USS Cole. Có cái tình trạng này mặc dù đã từng có một bài tường thuật trên tờ Washington Times về một báo cáo bí mật trong tháng 7 năm 2000 của CIA là đang có “những nỗ lực thu thập thông tin tình báo của các thương thuyền Nga nhằm chống lại các căn cứ tàu ngầm hạch tâm của Mỹ” trong “eo biển Juan de Fuca, phía trên địa điểm Puget Sound của tiểu bang Washington”. Nếu bọn Nga từng đã làm như vậy thì làm sao mà Trung cộng cũng không như vậy?
Lúc đầu thì Chính quyền Bush cũng đã có gợi ý về khả năng có thể có những hiểm nguy nhưng chỉ một cách rất mơ hồ mà thôi. Trong buổi điều trần trước Quốc hội vào đầu tháng 5 năm 2001, Bộ trưởng Tài chính Paul H. O’Neill đã có xác nhận Quan Thuế đúng là “tiên phong trong công tác bảo vệ biên phòng của quốc gia”. Ý tưởng này đã khiến mọi người có hiểu biết đã phải lạnh mình hay bật cười lớn tiếng lên. O’Neill đã không trả lời được một cáo buộc của Thượng nghị sĩ Ernest F. Hollings (Dân chủ – South Carolina) là Quan Thuế chỉ kiểm tra được có 10% số thùng ‘container’ được cất dỡ hàng ngày tại các hải cảng của Mỹ ở New Jersey. Chính O’Neill đã tuyên bố “Một trong những điều khiến tôi lạnh mình đã là, nếu quý vị chịu ngồi lại và hình dung ra đặc tính nhỏ gọn của một số vũ khí mà có thể được vận chuyển một cách khá dễ dàng và dể che giấu [trong các thùng ‘container’], thì quý vị mới hiểu ra được mức độ kinh khủng to lớn của trách vụ này đối với các nhân viên đang làm việc ở tiền phương”.
Nhưng con số thùng ‘container‘  thực sự được kiểm soát đã chỉ là 2%, và cho tới cả  98% còn lại thì không hề bị kiểm soát! Quả thật tiêu chuẩn an ninh đã chắc chắn không phải là “ưu tiên số 1″ cho Quan Thuế Mỹ. Tương tự như vậy, lực lượng Coast Guard (Canh Phòng Ven Biển) đã chỉ chi thêm có khoảng 2% ngân sách của mình để tăng cường công tác bảo vệ các hải cảng Mỹ.
Nào là sinh viên cùng khoa học gia, các bí mật thuộc những phòng bào chế cùng các đại học không ai kiểm soát cứ tha hồ mà thất thoát đi?
Thung lũng Silicon và các trường đại học nổi tiếng Mỹ luôn luôn thèm muốn các tài năng quốc tế Trung cộng có tay nghề cao (và của các nước khác), các khoa học gia và  kỹ sư có khả năng miệt mài nghiên cứu về toán học, máy móc và khoa học cần thiết cho nền kinh tế mới. Thật vậy, các sinh viên tốt nghiệp cẩu thả từ một hệ thống trường công Mỹ đầy trách nhiệm tội lổi, đã hoàn toàn vô năng về môn toán và môn khoa học từ cả hai thập niên nay và sẽ còn tiếp tục như vậy nữa.
Do quá tuyệt vọng vì thiếu công nhân có tay nghề nên gần đây Quốc hội đã gia hạn cho các thông hành H-1B và giấy phép làm việc, mà có thể tái gia hạn cho tới cả 6 năm cho độ 600.000 công nhân về kỹ nghệ tân tiến và các nhà khoa học gia ngoại quốc, 200.000 người cho mổi năm trong vòng ba năm, mà không hề lưu tâm gì đến tiêu chuẩn an ninh quốc gia. Thật vậy, sinh viên nước ngoài, trong đó có cả công dân Trung cộng, đã chiếm đa số các lớp học đang được tài trợ bằng tiền người dân đóng thuế tại các trường đại học Mỹ về toán học, khoa học và kỹ sư trong nhiều thập niên qua.
Ấy vậy, trong số các lợi lộc về “chất xám” dồi dào do Mỹ dành được của cả thế giới, cái bằng chứng mới nhất của vị thế dẫn đầu về tự do của nước Mỹ, đã có thể có các gián điệp Trung Cộng mà chắc chắn là không hề bao giờ muốn chúc lành cho chúng ta đâu. Chính phủ Trung Cộng đã phê duyệt, và chính phủ Mỹ thì đồng ý theo, cho từng mỗi sinh viên Trung hoa lục địa một, cả 50.000 người mổi năm, mà đã từng đặt chân lên đến đất Mỹ. Bọn cấp cao ưu tú Trung cộng đều đã gởi con cái trai gái của chúng đi Mỹ học.
Nhu cầu an ninh quốc gia của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải cứu xét cẩn thận khi cấp thông hành và chúng ta cần phải có thể kiểm tra theo dõi những người đang mang sổ thông hành đó. Sau khi đã chắc chắn được về ý định thật sự của họ, hay là sau khi chắc là họ đã không được tham gia trong các công ăn việc làm thiết yếu cho nền an ninh quốc gia, thì chúng ta phải công khai và thường xuyên ghi công của họ từng đóng góp vô các phép lạ tại các thung lung ‘silicon’. Phải như kiểu Ronald Reagan đã từng tuyên bố về bọn Liên Xô, là “tin, nhưng phải kiểm lại đã”.
Những Công ty mặt nổi
Theo Bản Phúc trình Cox thì, “… Trung Quốc sử dụng các mối liên lạc về thương mại và chính trị trong nỗ lực tìm cắp kỹ thuật quân sự, thương mại và kỹ nghệ. Trung Quốc đã áp dụng những chính sách … [hầu] tăng gia xâm nhập lấy cắp kỹ thuật quân sự, thương mại và kỹ nghệ của Mỹ. Để hoàn thành mưu đồ này, Trung Quốc đã tận dụng khả năng tiếp cận được với các thị trường của Mỹ để khích động giới kinh doanh Mỹ đang mưu lợi hầu cung cấp các kỹ thuật về quân sự cho chúng. Trung Quốc cũng sử dụng khả năng tiếp cận được với các thị trường của Mỹ để thúc đẩy giới thương gia đi vận động hành lang dùm cho chúng trong những mục đích chung, chẳng hạn như dẹp bỏ các giới hạn về tiêu chuẩn và điều lệ xuất cảng. Các tên gián điệp hoạt động cho các ngành kỹ nghệ quân sự của Trung Quốc mà đã từng đóng góp tiền của một cách bất hợp pháp về chính trị, có thể đã sử dụng các khoản đóng góp đó để có thể đánh cắp được các kỹ năng về thương mại và quân sự của Hoa Kỳ”.
Trong một tường trình bán niên của CIA cho Quốc hội liên hệ thời kỳ từ Tháng 7 đến Tháng Chạp năm 2000, Bill Gertz đã viết, “Trung Quốc đã cung cấp kỹ thuật về hỏa tiển cùng các sản phẫm liên hệ đến cho Pakistan, Iran, Bắc Hàn và Libya …”. CIA cho biết, “… các công ty Trung Quốc đã cung cấp các sản phẫm lưỡng dụng liên hệ về hỏa tiển, nguyên liệu và / hay hỗ trợ cho một số quốc gia khác mà đang bị cáo buộc đang bành trướng chúng như Iran, Bắc Triều Tiên, và Libya. … [Cái] Chính phủ [Bush] đang tìm cách giải quyết những vấn đề này cùng với các giới chức Trung Quốc liên hệ có thẫm quyền  … Bản tường trình [CIA] đã được công bố chỉ một tuần sau khi Chính quyền Bush công bố những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung cộng và Hồi quốc vì đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn sự phổ biến lan tràn kỹ thuật về hỏa tiển …”.  18 Tất cả các quốc gia bị nêu tên là đã nhận được sự hỗ trợ từ phía Trung Cộng cũng đã bị phân loại như là bảo trợ cho chính sách khủng bố.
Giao thương cùng Trung cộng: nhiều hứa hẹn lèo – các thùng ‘container’ thì rổng không
“Từ năm 1992 đến năm 1999, Hoa Kỳ đã bị thâm hụt về cán cân giao thương với nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc mà đã tích lũy lên đến cả 391 tỷ đô Mỹ, hơn cả một phần ba của toàn bộ ngân sách quốc phòng Mỹ … Trung cộng đã sử dụng tài nguyên lợi lộc này để tìm mua các hệ thống về vũ khí tối tân …”. 19
Năm 2000, bất chấp sự phản đối của cả 79% công chúng, Quốc hội đã bỏ phiếu 237-197 ở Hạ viện và 83-15 tại Thượng viện để chuẩn cấp cho Trung cộng quy chế Permanent Normal Trading Relations ~ PNTR (Liên hệ Giao thương Bình thường và Thường trực), có lẽ là nhờ sự đóng góp trung bình cở 47.000 đô cho mỗi dân cử đảng Cộng hòa và 37.000 đô cho mỗi dân cử đảng Dân chủ bởi các thành viên của Business Roundtable mà từng chuyên ủng hộ Trung cộng. Công ty Boeing, một thành viên ủng hộ hăng say cho quyết định PNTR, thì bèn sa thải ngay 23.000 công nhân trong khi công nhân Trung cộng thì lại được giao sản xuất các bộ phận cho cả 3.100 máy bay Boeing. 20
Cho tới tháng 4 năm 2001 thì các xí nghiệp Mỹ đã sa thải cho tới là 638.000 công nhân nều tính từ tháng 6 năm 1998 và, theo một số dân cử đảng Dân chủ tại Hạ viện thì 60% (tức là khoảng 380.000 công ăn việc làm bị mất), có thể bị quy kết cho tình trạng thâm hụt  trong cán cân thương mại với Trung cộng.
Vào cuối năm 2000 thì Mỹ đã thâm hụt cán cân thương mại với Trung cộng hàng năm  là 83 tỷ 8 đô Mỹ. Điều này có nghĩa là Mỹ đã nhập cảng tới 100 tỷ đô của Trung cộng   vào năm 2000, nhưng để đổi lại thì Trung cộng chỉ cho phép nhập cảnh vào đất nước của chúng chỉ có 16 tỷ đô hàng hóa xuất cảng của Mỹ. Đây là một sự thua lổ cho tới cả  tỷ lệ 6 đổi 1.
Phyllis Schlafly có viết: “Hàng tháng, Trung Quốc thu được đến 6 tỷ đô tiền mặt của Mỹ bằng cách bán những sản phẩm làm bởi nô lệ lao động, nhưng chỉ mua có 1 tỷ đô Mỹ hàng hóa Mỹ mà thôi. Trung cộng thì cứ bỏ túi cả 5 tỷ đô Mỹ mỗi tháng và lại dùng tiền đó để xây dựng toàn bộ kỹ nghệ quốc phòng của chúng”.
Rõ ràng thì chỉ là giao thương một chiều, cái kiểu một chiều sai lầm tai ương. Việc thặng dư thương mại tới cả 80 tỷ đô Mỹ hàng năm lại đã dư thừa cung ứng tài chánh để canh tân hóa quân đội Trung cộng, có lẽ là cứ 17 ¢ cho mỗi đô hàng nhập cảng.  21
Ấy vậy, thương mãi Mỹ vẫn cứ bị hôn mê trong ảo ảnh của mối lợi tương lai về một ảo tưởng sẽ có được cả 1 tỷ 3 tân khách hàng mới. Ảo tưởng này có thể so sánh được với việc đầu tư vào một kỹ nghệ kỹ thuật tiên tiến nhưng lãi ít về điện toán, mà thu nhập hàng năm hiện nay chỉ có thể bằng với giá trị của cổ phiếu của nó trong vòng cả 1.000 năm sau. (Tỷ lệ thu nhập 1.000 so với 1).
Tình trạng thâm thủng có lợi cho Trung cộng đã có thể được thấy rỏ một cách thảm thương tại đa số hải  cảng Hoa Kỳ:
“… Một trong những loại xuất cảng chính … hiện nay đã là những thùng ‘container’ trống rỗng ngày ngày được chở trả về lại châu Á để rồi lại nhập với hàng mới”, đó đã là tường trình trên tờ Business Journal  tại Portland, Oregon. 22 Trong hai năm 1998 và 1999, hải cảng Oakland đã đưa trả 353.945 và 353.700 thùng ‘container’ trống loại TEU ((Twenty-foot Equivalent Units ~ Đơn vị Tương đương Hai mươi ‘foot’). Trong tài khóa 1998 và 1999, hải cảng Long Beach đã xuất cảng tới 1.068.103 và 1.090.338 thùng ‘container’ trống  rỗng. Tại các hải cảng khác thì cũng chỉ là tình trạng này mà thôi.
“Một trong những loại xuất cảng quan trọng hơn … hiện nay đã chỉ là những thùng ‘container’ trống rỗng ngày ngày được chở trả về lại châu Á để rồi nhập cảng lại với đầy hàng mới”.
Đa số những gì mà Hoa Kỳ xuất cảng qua Trung cộng thì chỉ là những thùng ‘container’ trống  rỗng, ngoài ra thì hoàn toàn không hề có gì hơn nữa cả, trung bình thì cứ sáu thùng ‘container’ thì chỉ có một thùng thực sự chứa hàng để chở qua cho Trung cộng. Cam kết song phương chỉ vỏn vẹn như vậy mà thôi.
Mỹ nhập cảng đồ chơi, trò chơi điện toán, đồ thể thao, quần áo, máy điện toán cùng phụ tùng. Mỹ thì lại bán sang kỹ thuật tiên tiến của mình cho quân đội Trung cộng. Và Mỹ đã xuất cảng luôn qua Trung cộng công ăn việc làm của mình, mà tựu chung chỉ đưa đến tình trạng nô lệ, lao động trẻ em và tù nhân.
Nếu lấy tiêu chuẩn trống rỗng của các thùng ‘container’ và đoàn tàu thuyền cứ phải bơm thêm nước biển vô để cân bằng tàu thì tuyên bố của Trung cộng là sẽ tự do hóa thêm chế độ và gia tăng thương mại lại càng bội phần vô nghĩa hơn nhiều. Báo The New York Times ghi nhận là Trung cộng đang chuẩn bị để “dẹp bỏ mọi tàn tích chống đối về chính trị còn lại” bằng cách bỏ tù những nhà lãnh đạo cuối cùng chưa bị bắt của Đảng Dân chủ Trung Hoa là Wang Zechen và Wang Wenjiang bằng bản án từ bốn đến sáu năm. Họ nay nhập bọn với con số 30 người khác từng đã bị cầm tù trong khi bọn thương gia Trung cộng thì cứ tiếp tục nói láo và huynh hoang về việc tự do hóa. Hàng ngàn môn đệ của một “tà giáo” gọi là Pháp Luân Công, mà chỉ có hành vi khuyên bảo dậy dổ về thiền định và tập thể dục nơi công cộng nhưng không xin phép trước  thì đều bị tống giam vô tù. Vào tháng 4 năm 2001, bọn Trung cộng thừa thắng xông lên đã dám bắt giữ tới cả 24 quân nhân Mỹ (của một phi cơ Mỹ bị bắt phải hạ cánh bởi một phi cơ quân sự trong vùng biển quốc tế) để rồi làm con tin và rồi còn truy tố ba thường dân Mỹ về tội làm gián điệp một cách rất là hoang tưởng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã trở thành vùng đất hứa của cái đám du khách ngoại quốc với cả mọi loại mưụ đồ. Thật không thể nào ngờ, chính phủ Mỹ đã đóng chiếu khán nhập cảnh tạm thời về lý do thương mãi hay du khách cho cả 3.567.578 người vào năm 2000, mà trong đó Trung Cộng đã chiếm cho tới cả 315.536 người. Điều đó có nghĩa là có 864 công dân Trung cộng mỗi ngày cứ nhập cảnh vào Mỹ, tức là độ khoảng một nửa dân số thành phố San Francisco hàng năm.
Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung vào hai loại du khách có tiềm năng lớn nhất để gây hiểm nguy cho nền an ninh quốc gia, bọn sĩ quan và bọn nhân công về kỹ thuật (sinh viên, khoa học gia và kỹ nghệ gia).

Binh Lính Tàu Cộng Chơi TròChiến Tranh Ngay Trên Đất Mỹ

 

Năm 1989. tên tướng Kui Fulinđã từng điều khiển đoàn thiết giáp tấn công đám đông thường dân tay trần không vũ khí tại Quảng trường Thiên An Môn để rồi tàn sát biết là bao nhiêu người mà đã chỉ xuống đường biểu tình rất là ôn hoà để yêu cầu có được một nền dân chủ. Đến năm 1993, theo tài liệu có được bởi Charles Smith của tờ WorldNetDaily từ Cơ quan Hàng không Liên bang, thì chính tên tướng của Quân đội Nhân dân Trung quốc này là tên Kui Fulin này, cùng với tên Trung tướng Li Yongtai và 13 tên khác, đã đến ‘tham quan’ Hoa Kỳ như chỉ là một tên dân sự chỉ quan tâm đến việc “kiểm soát hàng không” mà thôi.  Bọn sĩ quan Trung cộng đã được thuyết trình về các hệ thống điện tử tinh vi. Đến năm 2000, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Walter Slocombe đã mô tả các buổi thuyết trình về các hệ thống điện tử như là không hề có tính cách quân sự, chiến thuật hay về kỹ thuật định hướng. Nếu quả đúng như vậy thì đâu có gì đâu mà đã bị cho bọn Trung cộng biết được, còn nếu không thì chắc cả bọn đều bị bịt mắt hết lại trong khi được thuyết trình!
Từ 1993 đến 2000, các mối liên hệ của bộ sậu Clinton-Gore với bọn sĩ quan quân đội Trung Quốc đã thật lộ liễu là dài dài và liên tục.
Trong tháng 11 năm 1993, tên tà lọt Charles Freeman của Clinton đã đi gặp Tướng Xu Huizi, Phó Tham mưu trưởng của QĐNDTQ. Vào tháng 8 năm 1994, Bộ Trưởng Quốc Phòng  William Perry đã đi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Qian Qichen, Bộ trưởng Quốc phòng Chi Haotian, các Tướng Lui Huaquing và Ding Henggao.
Năm 1995, Tướng Huai Guomo và đồng bọn đã đi vòng vòng trong Bộ Năng lượng dưới sự bảo trợ của Bộ Thương mại. Họ đã được mời tham gia vào việc nghiên cứu trong một liên dự án về liên hợp ‘fusion’ và phân thể ’fission’  với hạch tâm.
Các công ty Mỹ đã ngỏ ý tìm người để liên lạc cho 49 sản phẫm mà các tướng Trung cộng và các cơ quan của họ đang tìm muốn. Tướng Ding bèn cung cấp một danh sách gồm toàn các địa chỉ thuộc lãnh vực kỹ nghệ quốc phòng do chính phủ Trung cộng chủ quản để Bộ Thương mại sẽ tiếp xúc về sau đó.
Trong tháng 10 năm 1996, Tướng Chi Haotian đã gặp Tổng thống Clinton và đi vòng thăm các cơ sở quân sự và trung tâm nghiên cứu của Mỹ trong nhiều ngày. Tháng 5 năm 1997, Tham mưu trưởng Liên quân là Tướng John Shalikashvili thì đi thăm Trung Quốc. Trong tháng 10 năm 1997, Tướng Fuh Quanyou đi thăm Mỹ. Chính quyền Clinton bèn cung cấp cho Trung cộng các hình ảnh quý giá do vệ tinh chụp được về Tây-bá-lợi-á, Đại Hàn và Okinawa. Hãng Hughes Aircraft thì đã cung cấp cho Trung cộng các loại thiết bị “thăm dò tối tân được điều khiển từ xa”.
Trong tháng 11 năm 1997, Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân cùng đồng ký một “liên hệ chiến lược” nhằm mở rộng các tiếp xúc giữa quân đội đôi bên. Tới tháng chạp thì Đô đốc Joseph Prueher, Tư Lệnh Thái Bình Dương, đã đến thăm Trung cộng còn Tướng Xiong Guangkai thì đến thăm Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ Cohen đã ký một Military Maritime Consultative Agreement (Thỏa ước Tư vấn về Hải Quân) và thành lập các “nhóm làm việc” phụ trách về các vấn đề quan tâm chung. Nhưng Trung cộng đã không cho phép Cohen tới thăm hai căn cứ quân sự, kể luôn cả Trung tâm Chỉ huy Quân đội của chúng.
 Page-33-Image-14
Bộ Trưởng Quốc Phòng William J. Perry (bên phải) trao tặngmột mẫu oanh tạc cơ B-24 Liberator cho Tướng Chi Haotian của CHNDTQtại Ngũ-giác-đài ngày 9 tháng chạp năm 1996(Hình Bộ Quốc Phòng)  
Quốc hội bèn ban hành luật Smith / DeLay nhằm hạn chế các cuộc tiếp xúc về quânsự giữa Mỹ với Trung cộng và đặc biệt ngăn cấm Trung cộng không được tiếp xúc để biết được về các thử nghiệm chiến tranh của Mỹ, 23 nhưng Clinton chả cần để ý tới mà cứ tiếp tục các cuộc trao đổi.
Trong năm 1998, Không quân Mỹ đã từng tổ chức thuyết trình về trường hợp giả tưởng của một vụ oanh tạc bởi F-16 ở tây bắc của Prescott, Arizona. Để trả lời các chỉ trích của Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Walter Slocombe có tuyên bố đó chỉ là “huấn luyện giả tạo ~  imaginary training” mà thôi. Cũng trong năm 1998, Không quân Mỹ đã mời toàn bộ một khóa huấn luyện quân sự thuộc Không quân Trung cộng tham dự COPE THUNDER, một chương trình về thực tập chiến tranh giả tưởng ở Alaska. 24 Các giới chức quân sự Trung cộng cũng đã lại được mời thêm lần nữa vào năm 1999.
Theo các tài liệu được tìm ra bởi Charles Smith của báo Worldnet-Daily thì trong tháng 5 năm 1999, Không quân Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng đã từng huấn luyện ba đại tá Trung cộng về khả năng “sẵn sàng ứng chiến”, nào là oanh kích cùng bắn phá, ngay tại căn cứ không quân Edwards. Rồi thì hoặc chỉ là một tên tổ sư về nói láo hay đơn giản cũng chỉ là một sĩ quan phụ trách về “thông tin cho công chúng” vô phúc, Slocombe bèn tuyên bố là bọn Trung cộng chỉ là những nhân viên kiểmsoátkhông lưutrong một chuyến đi dân sự để tìm hiểu về tiêu chuẩn “an toàn”, tại một căn cứ không quân Mỹ, để thực tập về những chiến thuật không kích tưởng tượng.
Trong khi đó, để đáp lể, trong năm 1999, Trung cộng đã không còn cho phép các Hạm đội Mỹ, mà vẫn từ lâu nay đáp bến tại một Hồng Kông tự do, thì nay bị cấm hẳn. Bộ trưởng Quốc phòng Cohen đã phải van xin cho được phép tiếp tục ghé bến Hồng Kông như xưa nay.
Sau một chuyến thăm Trân Châu Cảng, kể từ ngày 14 đến 17 tháng 9 năm 2000, một khu trục hạm có trang bị hỏa tiển của Trung cộng tên Thanh Đảo ~ Qingdao, chiến hạm chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Lu Fangqui, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, đã cập bến tại căn cứ Hải quân U.S. Naval Station tại Everett, Washington, hậu cần của các khu trục hạm và một hàng không mẫu hạm. Trung cộng đã tỏ “thiện chí” lên thăm hàng không mẫu hạm hạch tâm USS Carl Vinson. Chúng cũng đã đến thăm hang Boeing và căn cứ Hải quân Bremerton rồi cùng giao hảo bằng túc cầu.
 Page-34-Image-16
Căn cứ Hải quân Everett, Washington — Khu-trục-hạm Qingsao (DDG 13) (chính giữa) của QĐNDTQ tiến cập bến nhân Chuyến viếng thăm Hữu Nghị 2000(Hình Hải Quân Hoa Kỳ)
William Triplett, tác giả của Year of the Rat ~ Năm Tý và Red Dragon Rising ~ Rồng Đỏ Cất Cánh, có cho biết: “Quân đội Trung Quốc đang đến … để tìm hiểu cách chúng ta ứng chiến”. Nga thì đang bán cho Trung cộng vũ khí như loại hỏa tiển SS-N-22 Moskit … [mà] chỉ được sản xuất ra với một mục đích duy nhất là triệt hạ các hàng không mẫu hạm và các chiến hạm loại Aegis Mỹ mà thôi”.
Ở Trân Châu Cảng, cả 1000 người Tàu đã được mời lên tàu để “quan sát bên trong” của tuần dương hạm loại Aegis USS Chancellorsville  được trang bị hỏa tiển vô tuyến điều khiển. Vào đầu tháng 9 năm 2000, bình luận gia Don Feder, để tiếp nối những bài viết đề cao cảnh giác liên tục của Charles Smith trên tờWorldNetDaily, đã viết một bài điểm tin, “Các  đại tá Trung cộng  tại Đại học Harvard, chuyện chỉ xẩy ra dưới triều Clinton Mỹ”. Feder lưu ý là “Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đang khởi động một chương trình quy mô bành trướng về quân sự, đã từng đánh cắp các bí mật hạch tâm  của chúng ta, vẫn luôn luôn nhìn Mỹ như là kẻ thù chính yếu của chúng, đang đe dọa gây chiến với Đài Loan … mà còn hăm sẽ sẳn sàng phát động một cuộc tấn công hạch tâm chống lại chúng ta nếu chúng ta dám can thiệp”.
Ấy vậy, “con số 24 đại tá cao cấp của Quân đội Giải phóng Nhân dân thì đang làm gì tại trung tâm John F. Kennedy của đại học Harvard … và đang được giảng dạy bởi những cựu viên chức hay viên chức đương nhiệm về an ninh quốc gia về đề tài Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao về quân sự trong một cuộc khủng hoảng đối với Đài Loan?”.
Page-35-Image-18
Chuẩn Đô Đốc Fu Quanyou  của CHNDTQ đi thămđài tưởng Niệm USS Arizona Memorial tại Trân-châu cảng(Hình Hải Quân Mỹ)
Đây chính là nhóm thứ ba của các đại tá Trung cộng được mời tới đại học Harvard tính từ năm 1997. Joseph Nye, một người chuyên ủng hộ cho chính sách hội nhập toàn cầu của mọi quốc gia trên thế giới, một cựu viên chức quốc phòng thời Clinton mà một người từng rất là mềm dẻo với cả Liên Xô và bây giờ là người “chủ trương mềm mỏng” với Trung cộng đã đứng ra thu xếp cho các trao đổi quân sự trong năm 1997. Marshall Goldman, một chuyên gia Harvard trong nhiều thập kỷ mà đã được nhìn nhận như là chuyên viên về chiến lược và chiến thuật của Liên Xô Cộng sản, cũng đã từng tuyên bố: “Hầu như tất cả mọi người Tàu cộng đều là gián điệp”.
Các bài giảng tại Đại học Harvard rỏ ràng là như những cái tát vào một tu chính án trong năm 1999 về ngân sách quốc phòng nhằm hạn chế các trao đổi về quân sự  với Trung cộng. Tình trạng các sĩ quan Trung cộng có thể quan sát tiến trình đào tạo các phi công chiến đấu cơ của Hải quân tại căn cứ Top Gun đã khiến Quốc hội nổi điên lên. (Chính tác giả cũng đã từng huấn luyện các chuyên viện điện tử tại đó).
Feder đã phải mô tả các vụ trao đổi quân sự này như là “một kiểu siêu thị Wal-Mart để thu lượm tin tình báo”.
Vào tháng Giêng năm 2000, Chính phủ  đã “trải thảm đỏ” đón Tướng Xiong Guangkai, Phó Tham Mưu Trưởng QĐNDTQ, tên từng đã đe dọa sẽ đốt tan Los Angeles nhân một cuộc khủng hoảng về Đài Loan trong năm 1996 và cũng đã từng quyết định trắc  nghiệm bắn hỏa tiển trên không phận sát Đài Loan. Clinton đã hăm sẽ phủ quyết luật Taiwan Security Enhancement Act ~ Tăng cường An ninh cho Đài Loan mà Hạ viện đã biểu quyết thông qua nếu Thượng viện cũng biểu quyết thông qua. Hơn nữa, Bộ Ngoại giao thời Clinton còn đã khuyến cáo bớt giao thương ngoại giao với bạn đồng minh của Mỹ và đã khiến vị tổng thống được bầu lên một cách dân chủ của Đài Loan là Trần Thủy Biển phải từ chối tiếp một nhóm các dân biểu Mỹ nhân khi tạm dừng chân tại California trong tháng 8.
Al Gore từng đã tuyên bố, Trung Quốc quả là một “đối tác cực kỳ quan trọng.” Y nói y phản đối thái độ “cách ly và mắng chưởi” Trung cộng và đã muốn “bắt một nhịp cầu”.  Feder bèn đặt câu hỏi: “[một cây cầu] nối với Quảng trường Thiên An Môn chăng?”. Trong Trung hoa lục địa cộng sản, vào năm 1997, Gore cũng có tuyên bố: “Chúng tôi tìm kiếm tiến bộ thực sự về nhân quyền, chứ  không chủ truơng đối đầu”.
Feder đã nêu rỏ là vào ngày 6 tháng 3 năm 2000, Bắc Kinh đã từng công bố tăng gia ngân sách quân sự tới cả 12.7% vào năm 2000, ngay cả sau tám năm liên tiếp tăng trưởng cấp chục rồi. Tờ Liberation Army Daily ~ Quân đội Giải phóng Nhật báo đã dám cảnh cáo là chính sách trợ giúp của Mỹ cho Đài Loan sẽ chỉ làm “thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của chính Mỹ mà thôi”. Cơ quan ngôn luận của QĐNDTQ thì nhấn mạnh đến “khả năng phát động một cuộc tấn công tầm xa” của chúng.  25
Tờ Washington Times , theo Charles Smith, trong tháng 8 năm 2000 đã tường trình về những trao đổi quân sự rất là kỳ quái. Như tại Norfolk, Virginia, nguyên là trung tâm của Bộ Chỉ huy Liên quân, nơi mà “quân đội Mỹ đang phát triển các kỹ thuật chiến tranh cùng học thuyết  tiên tiến nhất của mình, loại tin tức được biết đang là mục tiêu do thám của quân đội Trung cộng”.
Vào cuối tháng 8 năm 2000, Ngũ-giác-đài của Clinton đã từng hộ tống ba tên tướng Trung cộng, nguyên là các tay hoạch định chiến lược quân sự của chúng thuộc Học viện Khoa học Quân sự của Trung Quốc đến thăm căn cứ Norfolk. Chinese Academy ~ Trung Quốc Học viện, định chế “bí mật và ít được thăm viếng nhất” đã đang nghiên cứu phát triển RMA (Revolution in Military Affairs ~ Cách mạng về Quân sự vụ). RMA là tiến trình sử dụng kỹ thuật kỹ nghệ tiên tiến như vũ khí hạch tâm, magnetic pulse ~ lực nam châm và chiến tranh trên Liên mạng ngõ hầu cho phép một Trung cộng yếu thế, “không cân xứng”, có thể đánh bại được một kẻ thù mạnh hơn là Hoa Kỳ. Nhiều tiểu xảo như là kiểu những con ngựa gổ thành Troyes, cung nỏ, máy phóng đá tảng, thuốc súng, đạn lữa và súng liên thanh đã từng làm thay đổi cán cân quân sự trong toàn lịch sử loài người. Và do đó, cũng vậy, RMA sẽ cũng làm như vậy được thôi.
Và không ai có thể ngờ được, vào tháng 8 năm 2000, ngay tại Trường Kennedy School, đã có hai vị tướng cùng hai đô đốc Mỹ thực sự giảng dạy cho 25 sĩ quan cao cấp trong quân đội (cùng giới tình báo) Trung cộng những bài học  về các cuộc chiến tranh gần đây và về các khái niệm của Mỹ về chiến tranh trong tương lai. Họ đã dạy bọn Trung cộng làm thế nào để sẽ đánh bại được Hoa Kỳ!
Nổi điên lên, Quốc hội Mỹ bèn chuẩn phê để ban hành các tu chính án Smith / DeLay nhằm hạn chế các trao đổi về quân sự Mỹ-Trung và đặc biệt ngăn cấm Trung cộng không được quyền biết các thủ nghiệm về tác chiến của Mỹ. 26 Vào tháng 8 năm 2000, Dân biểu Tom DeLay đã phản đối “các cuộc thăm viếng có hướng dẫn của các viên chức QĐNDTQ tại [các cơ sở] quân sự nhạy cảm của Mỹ trong khi chỉ mới tuần trước đó, họ đã không để cho các vị dân cử [Christopher Cox] được tiếp xúc nhà  lãnh đạo dân chủ được dân bầu lên của Đài Loan khi ông ta đến thăm Los Angeles”. 27
Theo Charles Smith trong tờ WorldNetDaily, thì trong năm 2000, các nguồn tin về an ninh quốc gia đã cho biết là chức vụ tùy viên quân sự tại Bắc kinh và các hoạt động quân báo khác đều bị chấm dứt tại Trung Hoa lục địa. Sau khi tự nguyện móc mắt cùng đâm lủng màn nhĩ của mình đi thì kể từ nay ở Trung Quốc, chính quyền Clinton-Gore đã chỉ còn lệ thuộc vào các trao đổi quân sự, như là các tướng Trung cộng đến thăm Mỹ, để tìm biết chiến lược và chiến thuật quân sự của Trung cộng mà thôi.
Theo Jasper Becker, một nhà báo từng sống và viết báo tại Trung Quốc trong cả 20 năm, thì đương nhiên “người ngoại quốc rất hiếm khi được cho phép đến các căn cứ quân sự hay được cho chứng kiến các vụ tập trận của QĐNDTQ”.
Ngay trước cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2000, Tham mưu trưởng Liên quân là Tướng Henry Shelton đã có đến thăm Bắc Kinh để gặp Tướng Fu Quanyou, Bộ trưởng Quốc phòng Chi Haotian, Ngoại Trưởng  Tang Jiaxuan và Phó Quân Ủy Trung ương  Zang Wannian. Họ cùng nhau thảo luận về những “mối quan tâm và lợi ích chung trong quan hệ đối tác về quân sự”, theo lời tuyên bố của Tướng Shelton. “Tôi cũng sẽ thảo luận về … hòa bình, thịnh vượng và an ninh …”  28 Hòa Bình trong thời nay à?
Thái độ hòa hoãn của Shelton lại đã bị đáp ứng bằng những đe dọa từ phía Trung cộng. Chúng đã cảnh cáo là việc Đài Loan được phòng thủ bằng hỏa tiểncủa Mỹ sẽ “không thể bao giờ [có] thể chấp nhận được  …”, theo lời phát ngôn viên Zhu Bangzao. Bộ trưởng Quốc phòng Chi Haotian, tên từng tuyên bố là một cuộc chiến trường kỳ với Hoa Kỳ là “bất khả tránh”, thì đòi hỏi Mỹ phải chấm dứt bán vũ khí cho Đài Loan ngay lập tức. Đối tác của Shelton là Fu Quanyou thì đã cho Shelton biết là Trung cộng sẽ “không bao giờ cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lực” đối với Đài Loan. Thủ tướng Trung cộng Chu Dung Cơ, cùng chung với một phái đoàn Nga đang tới thăm, cũng đã lên án việc Mỹ phòng thủ Đài Loan bằng hỏa tiển của họ.  29 Có lẽ để nhấn mạnh thêm nhân chuyến thăm của Shelton, Trung cộng đã hoàn thành thử nghiệm lần thứ hai loại hỏa tiển DF-31 liên-lục-địa có khả năng lưu động trên đường bộ, mà nhiều người đã nghỉ là cũng đã được điều chỉnh để có thể vận chuyển luôn cả loại hỏa tiển tí hon W-88 mà Trung cộng đã đánh cắp được từ Los Alamos, rất có thể là qua trung gian của Wen Ho Lee.
 Page-37-Image-20
Bộ Trưởng Quốc Phòng Tướng Chi Haotian (trái)đi kèm Bộ Trưởng Quốc Phòng William S. Cohentại Tổng Hành Dinh ở Bắc Kinh,vào ngày 12 tháng 6 năm 2000,nơi họ đồng ký một thỏa thuận về môi trường(Hình Bộ Quốc Phòng)
Kèm theo những lời cảnh báo này thì Shelton đã được hứa sẽ được phép chứng kiến “các cuộc tập trận với đạn thật của Tàu”. Nếu quả đúng vậy thì ông ta sẽ là viên chức quân sự Mỹ đầu tiên được cho phép như vậy, mãi sau tám năm của mối quan hệ “có đối ứng”.
Cho tới năm 2000 thì chính quyền gà chết Clinton-Gore đã ký những thỏa ước với Tướng Chi Hoatian và Tướng Xiong Guangkai hầu triển khai các trao đổi quân sự với Trung cộng. Walter Slocombe đã cho biết là các tài liệu quân sự có tính cách rất hiếu chiến của Trung cộng đều đơn thuần rất là “vô ích”. Ấy vậy, vào ngày 15 tháng chạp thì việc tái cam kết ngưng bành trướng các loại vũ khí có khả năng hủy diệt nhân mạng hàng loạt của Trung cộng lại đã “khiến bầu trời trở nên quang đãng”.  Chúng ta có thể tự dặn lòng là kỳ này, chúng không còn hung dữ nữa đâu. Trong suốt mấy tuần cuối cùng của nhiệm kỳ Clinton, tay Slocombe khi được lưu giữ để giải quyết công việc còn sót  thì cũng lại đã thành công giúp một chương trình trao đổi về quân sự mới cho năm 2001 được kịp thời thông qua.
Bộ sậu Clinton và Gore đã nhận hưởng tới hơn cả 1 triệu đô Mỹ tiền đóng góp bất hợp pháp của Tàu chuyển từ ngoại quốc và đã vuốt mặt không biết xấu hổ, ráng đi xoa dịu thậm chí ngay cả những tên mà vẫn đang nghiên cứu các kế hoạch chiến tranh chống Hoa Kỳ. Một bức ảnh của Al Gore đang thân thiện duyệt binh lính QĐNDTQ  đang đứng nghiêm chào có lẽ đã cho thấy rỏ ràng nhất khả năng của cặp Clinton-Gore trong tiến trình phá nát các khả năng tình báo của Mỹ đối với Trung cộng. [hình trang bìa của sách The Year of The Rat, lần tái bản]. Các “Quan hệ” kiểu đó thì quả thậ, không thể nào mà còn có thể làm khá hơn nữa được.
Một điều khoản của đạo luật chuẩn phê về ngân sách quốc phòng năm 2001 của Quốc hội có quy định Tổng Thống phải đệ trình chương trình trao đổi trước ngày 31 tháng 3 năm 2001. Khi Bush đã rỏ ràng sẽ đắc cử thì vào ngày 22 tháng chạp, Tướng Shelton đột nhiên chợt phát hiện được ra lần đầu tiên trong đời mình là Trung cộng mới quả đúng  là một mối đe dọa trong tương lai. Cảm ơnTrời Phật, nhiệm kỳ Tham mưu trưởng Liên quân của viên tướng này sẽ chấm dứt trong tháng 9 năm 2001 dưới chính quyền Bush.
Nhiều người kêu gọi chính quyền Bush cần phải lại tái phê duyệt từng mỗi trao đổi quân sự. Chính quyền Bush có vẻ bối rối và không thống nhất về vấn đề các vụ trao đổi quân sự. Lúc ban đầu, khi tái xét thì chính quyết định hũy bỏ mọi cam kết của Clinton ký sau tháng 5 năm 2001, rồi sau đó thì lại loại bỏ toàn diện mọi cam kết, để rồi cũng sau đó thì quyết định sẽ cứu xét từng mổi trường hợp cụ thể một. 30
Vào tháng 3 năm 2001, Đô đốc Dennis Blair, Tư lệnh Hạm đội Thái-bình-dương đã chuẩn bị cho chuyến đầu của 30 vụ trao đổi Mỹ Hoa từng đã được dự trù bởi các viên chức quốc phòng cao cấp của đôi bên. “Chúng tôi tìm cách mời Trung Quốc tham gia chứ không hề chủ trương loại trừ Trung Quốc trong các sinh hoại đa quốc có tính cách lợi íchcho mọi nước”, đã là lời tuyên bố của một phát ngôn viên của Ngũ-giác-đài.  Trong thời gian vụ Hải Nam xẩy ra thì các liên lạc đã giảm sút. Sau khi các con tin Mỹ được phóng thích vào tháng 4 thì Trung tá Hải quân Don Jewell, “sĩ quan chuyên trách” về các trao đổi quân sự có cho biết nay mọi việc đã “trở lại bình thường … Chúng tôi đang xúc tiến để thực thi”.  31
Cuối cùng, chính quyền Bush đã rút lại việc mời các sĩ quan Tàu tham dự các buổi  hội thảo tại Trung Tâm An ninh Châu Á Thái Bình Dương (Asia-Pacifi c Center for Security)  tại Honolulu. Chính quyền cũng chỉ thị cho các sĩ quan Mỹ phải “tối thiểu hóa các liên hệ” với đối tác Trung cộng, cùng tránh bớt phải ghé hải cảng Hồng Kông. Ngoài ra, một chuyến đi của Phó Đô đốc Paul Gaffney của Đại học Quốc phòng Mỹ cũng đã bị hủy bỏ, cũng như các chuyến thăm của các học giả của Đại học này, và một chuyến thăm dự định ​​đến Mỹ của một sĩ quan cao cấp bộ binh Trung cộng là Gu Bo Xiong cũng đã bị đình lại. 32
Sau đó, vào ngày 3 tháng 5 năm 2001, Tổng thống Bush đã cho Bắc Kinh biết là mình muốn có “một mối quan hệ tích cực cho cả hai nước”. Mọi tiếp xúc về quân sự đều sẽ phải được chuẩn chấp trước, tuy không bị hủy bỏ hoàn toàn. “Chúng tôi sẽ duyệt xét lại mọi cơ hội giao tiếp với người Trung Quốc”, đó là lời của Bush. “Nếu việc đó là vô ích và không cải thiện được mối quan hệ thì chúng tôi sẽ không làm điều đó. … Nhưng người Trung Quốc phải hiểu được là chúng tôi sẽ cứng rắn trong chủ trương của chúng tôi …”. Trong khi đó, Colin Powell đã từng tuyên bố:33 “Chúng tôi đang cố gắng để điều chỉnh phản ứng của chúng tôi đối với việc trục trặc này một cách rất, rất là cẩn thận, hầu bảo đảm là chúng tôi sẽ không tự gây tổn hại cho chính mình thôi, và tôi nghĩ là chúng tôi đã khá thành công trong việc này”. Tới ngày 3 tháng 5 thì Trung cộng, mà thường xuyên từ chối không cho ai vào thăm các căn cứ của họ, bèn lên tiếng nhấn mạnh tầm quan trọng về quan hệ quân sự với Mỹ: “Các trao đổi đối tác quân sự luôn luôn phải là hai chiều và đặt trên tiêu chuẩn bình đẳng và tham vấn​​”, một viên chức Bộ Ngoại giao đã tuyên bố như vậy với Reuters.
Sau khi Trung cộng đồng ý trả lại phi cơ P-3, vào ngày 6 tháng 6 năm 2001, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld có cho biết là các liên kết quân sự có tính cách hạn chế với Trung cộng sẽ được tiếp tục lại. “Tôi đã đang phê duyệt nhiều điều như từ trước nay vẫn làm”, ông nói vậy. “Nay, vài (trao đổi) sẽ được xúc tiến”.
Tuy chính quyền Bush đã giảm bớt các trao đổi về quân sự với Trung cộng, nhưng họ đã theo hình thức ngoại giao, chứ không hề như là một biện pháp an ninh. Điều đó rất có thể đã là một sai lầm.

Tiến Trình Xâm LăngCó Tính Cách Tàng Hình:Các Điệp Vụ Tàu Cộng Tại Bắc Mỹ

 

Chuyện này đã ít được để ý tới hơn là vụ các tướng Tàu cộng nhấm nháp rượu vang và thưởng thức bánh ‘sandwiches’ tí teo trong những lần trao đổi quân sự tại các buổi lể công khai ở Đại học Harvard và trong Tòa Bạch Ốc của Clinton. Tuy sự việc vẫn đã cứ xẩy ra trong thanh thiên bạch nhật hàng năm, thông thường như sương mù buồi sáng, nhưng đó chính lại là một “cuộc xâm lăng có tính cách tàng hình” đang đổ bộ lên các bờ biển của Mỹ tại mọi hải cảng chính yếu của Mỹ, cả ở bờ phía Tây, lẫn ở vùng Vịnh và bờ phía Đông. Lực lượng xâm lăng là một đoàn tàu Trung cộng, đội thương thuyền của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung cộng, cứ tới chuyển giao cả hàng triệu thùng ‘container’ hàng hóa không rõ là gì, và nhờ đó, hàng năm vẫn đã xâm nhập được vào các hải phận có tính cách chiến lược của Mỹ và Canada .
Tình trạng an ninh cẩu thả mà đã đưa đến thảm cảnh 17 thủy thủ Mỹ bị tử thương và 39 thủy thủ trọng thương trên tàu USS Cole lại còn tồi tệ hơn bội phần tại các bến tàu Mỹ. Cũng vậy, con số các lực lượng Hoa Kỳ đang nằm trong tình trạng bị hiểm nguy ở Seattle và Norfolk còn lớn hơn nhiều, nếu so với chỉ chiếc phi cơ quan sát duy nhất  mà từng đã bị buộc phải hạ cánh trong một vụ đụng độ ở Biển Nam Trung Quốc ngay trong vùng hải phận quốc tế vào tháng 4 năm 2001. Hiện đang có cả hàng triệu người Mỹ và một số đơn vị quân sự của họ, ngay ngày hôm nay mà lại đang nằm trong tình trạng nguy hiểm chính trên đất mẹ.
 Page-40-Image-22
Tác giả đang theo dõi một tàu của COSCO tiến vào hải cảng LongBeach (Hình của Ron Wilcox, Tháng Sáu 2001)
Hàng ngày, các tàu Trung cộng đã cứ cập bến mà không ai hề để ý hay kiểm soát cả. Thông thường thì công ty China Ocean Shipping Company ~ COSCO (Công ty Vận tải Đường biển Trung Quốc), và công cụ của nó, là Orient Overseas Container Line  ~ OOCL, đã có làm đúng thủ tục khi điền vào các mẫu khai hàng. Nhưng những vụ vi phạm từng được công bố về chở hàng bất hợp pháp như súng để buôn lậu, về ma túy, về kỹ-thuật-học, về gái mãi dâm và lao động thì lại là rất hiếm. Thật vậy, các viên chức của COSCO vẫn luôn được công khai ve vãn để dành thương vụ của chúng ở mọi hải cảng Bắc Mỹ. Cả hàng tỷ tiền đô thuế  của người dân Mỹ đã được dùng để chiêu mãi họ.
Các em học sinh từng được kể nghe về câu chuyện con ngựa gổ Trojan đã được sử dụng để chuyển lén binh sĩ vào bên trong các tường thành của Troy. Ngày nay thì đã không hề có ai nói gì cả về hàng triệu thùng ‘container’ trên các tàu Trung cộng, đó là chưa nói đến khi chúng sẽ được phân phối qua hệ thống xuyên lục địa bằng đường sắt  và xe vận tải ‘trailer’ đến các thành phố Mỹ. Chỉ có độ 2% trong số đó là có được kiểm soát. Thỉnh thoảng thì cũng lòi ra một bản tin về chuyện chuyển lậu ma túy hay người. Khả năng trầm trọng về việc các hải cảng Mỹ có thể bị lợi dụng và khai thác bởi bọn gián điệp cùng khủng bố đã ít khi được mọi người lưu ý đến và hầu như không bao giờ được thực sự điều tra.
Hãy Nhận Thức Ra Mối Hiểm Họa COSCO
Nhân khi phản đối việc COSCO được toàn quyền sử dụng Căn cứ Hải quân Long Beach và sau khi đi kiểm tra trong ban ngày cầu tàu ‘J’ tại đó trong tháng chạp năm 1999, tác giả đã quyết định phải mở cuộc điều tra về tình trạng an ninh của tất cả các hải cảng Mỹ và các bến đáp của Hải quân Mỹ. Cuộc khủng bố tấn công thành công vào chiếc USS Cole mới đây đã khiến các người khác lại chịu quan tâm tới vấn đề an ninh. Nhưng quả quá là đau thương khi mối quan tâm mới này đã lại phải trả bằng máu của các thủy thủ và khóc thương của gia đình họ. Hành vi Trung cộng công khai tấn công một phi cơ do thám  Mỹ và cầm giữ phi hành đoàn làm con tin tại đảo Hải Nam đã vẫn còn là một đề tài để học hỏi về một mối hiểm nguy rõ ràng và cập nhật có thể có từ Trung cộng.
Tới năm 1997, Thượng nghị sĩ John McCain đã phải quan ngại về các hệ quả liên quan đến nền an ninh quốc gia trong việc chuẩn giao một hợp đồng trị giá tới cả 157 triệu đô Mỹ được tài trợ bởi tiền đóng thuế của ngưới dân từng được ký kết giữa COSCO và một hãng đóng tàu tại Mobile, Alabama. Ấy vậy, CIA rồi Coast Guard (An ninh Ven Biển) và Quan Thuế đều cùng báo cáo với hai dân biểu Steve Horn và David Dreier là, “COSCO không hề đe dọa đến nền an ninh quốc gia của chúng ta”.  34  Harold J. Creel, Chủ tịch Ủy ban Hàng hải thì quyết đoán là không hề có bất kỳ mối đe dọa nào từ phía COSCO nhưng lại khai chứng là COSCO đã từng tham gia vào việc hối lộ, nhận tiền ma giáo và ấn định giá cả một cách gian ác. “Họ không chủ trương kiếm lời … Họ chỉ cần dương cao lên được ngọn cờ … trên tàu của họ”, Creel đã thú nhận như vậy. Khi mà COSCO không cần lời và chỉ quan tâm đến việc dương cao ngọn cờ Trung cộng thôi, thì rỏ ràng là nó chỉ đang quảng cáo ủng hộ cho chủ của mình là QĐNDTQ, và nó cũng chỉ là một công cụ được chuẩn bị trước sẵn có hàng ngày nhằm phục vụ cho các mục tiêu quân sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thật vậy, quân đội Trung cộng đã triển khai được xong một đoàn thương thuyền độ 100 chiếc thuộc công ty COSCO vào hải phận Mỹ. [Xem Phụ lục A]
Một trong những mối hiểm họa có tiềm năng đã là sự kiện các tàu của COSCO đang lẫn lộn với số tàu của hải quân Mỹ trên các hải trình huyết mạch và các hải cảng chiến lược của Mỹ. Các tàu COSCO ở Seattle và ở Tacoma tại Puget Sound thì bỏ neo ngay bên ngoài eo biển Georgia và Juan de Fuca. Tại đó, tàu của COSCO tự do di chuyển giữa nhiều chiến hạm thuộc Hạm đội Thái-bình-dương Mỹ. Tương tự như vậy, các tàu của COSCO bây giờ cũng lẫn lộn ngay giữa Hạm đội Đại Tây Dương của Hải quân Mỹ tại Norfolk, phía bên kia của Hampton Roads, thủy lộ đi vào Vịnh Chesapeake Bay.
Do việc các nam và nữ thủy thủ trên chiến hạm USS Cole đều đã chết và bị trọng thương chỉ vì một con thuyền cao su bé nhỏ thì quả thật, việc quân đội Trung cộng đang dùng đoàn thương thuyền cả 600 chiếc của COSCO để triển khai trên toàn thế giới cần phải được cẫn thận theo dõi. Việc tăng cường các biện pháp an ninh cho các tàu, các tiện nghi và cho ngay người dân tại các hải cảng Mỹ, nơi tàu của COSCO cập bến, thì cũng chỉ là việc làm hữu lý và thực tế mà thôi. Ngay sau thảm họa USS Cole, WABC Dateline cũng đã khám phá ra được là quả thật rất dễ dàng để lái tàu đi giữa các chiến hạm của Mỹ tại Norfolk và New York. Sau đó thì ngay KFWB ở Los Angeles cũng đã kiểm chứng được điều này.
Tùng và Lý ~ Những Gia Đình Thân Thiện Với Bắc Kinh
Cùng với công ty COSCO, tình báo Mỹ và các cơ quan theo dõi việc tuân hành luật pháp cũng cần phải thêm vào danh sách để theo dõi của họ cái công ty Orient Overseas Container Line ~ OOCL do gia đình họ Tùng sở hữu mà đã rất là lệ thuộc vào Bắc Kinh.
Đã từ quá lâu mà chúng ta từng lưu ý giới cầm quyền cần phải nhận thức ra sự hiện diện của các doanh nghiệp của Li Ka-Shing mà có dính líu với Bắc Kinh và đang hoạt động trên các thủy lộ tại Vancouver (BC), Seattle-Tacoma, bến mẹ của các đơn vị tàu ngầm và khu trục hạm và, hiện nay, cũng của luôn một hàng không mẫu hạm. An ninh  cần phải được tăng cường tại những hải cảng nơi mà các thương thuyền Trung cộng, của cả hai COSCO và OOCL, đều sinh hoạt xen kẻ chung với các đơn vị Hải quân Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Seattle-Tacoma, Charleston, Norfolk và Long Island Sound. Vấn đề trà trộn lẫn nhau như vậy là một ngày nào đó, có thể sẽ có khả năng một tàu hàng Trung cộng được dùng để tấn công một chiến hạm của Mỹ như tàu USS Cole hay để khóa chặt các hải lộ huyết mạch tại các quân cảng chính yếu. Cần phải có nhựng biện pháp cần thiết để bảo vệ nền an ninh quốc gia đối với tập đoàn COSCO cùng và cùng các công ty giả mạo về mặt nổi của Trung cộng như là Orient Overseas và Hutchison Whampoa.
Bí mật bật mí ~ Báo cáo “từ bết bác tới vừa phải” của các ủy ban về an ninh hải cảng
Cái ủy ban Ít từng được ai biết đến, nhưng với cái tên đặt quá ư là lê thê Interagency Commission on Crime and Security at U.S. Seaports (Liên Ủy ban về Tội phạm và An ninh tại Hải Cảng Mỹ), vào mùa thu năm 2000 đã hoàn thành một bản báo cáo khá nhàm chán mà trong đó, Liên Ủy ban đã vụng về tiết lộ ra các bằng chứng khả dĩ khiến mọi người phải sửng sốt, về nào là tội phạm lan tràn, rồi tham nhũng cùng an ninh rất ư là bị xao lãng tại các hải cảng chính của Mỹ.35
Liên Ủy ban này cũng đã từng thanh tra tại hiện trường trên 12 hải cảng mà trong số đó đã có 7 nơi là Charleston, Long Beach, Los Angeles, Miami, New Orleans, New York / New Jersey và Tacoma, thì cần phải được quan tâm đặc biệt vì do sự hiện diện của công ty COSCO. Thêm vào đó, cuốn sách này cũng đề cập đến các hải cảng ở Portland, Seattle, Vancouver, New Orleans, Houston, Savannah, Norfolk và Halifax,  nơi mà tập đoàn COSCO cùng công ty OOCL thường xuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng đường thủy.
Liên Ủy ban báo cáo thực sự chỉ có độ 2% hàng hóa là đã được thực sự kiểm tra, mặc dù đã đầy dẫy bằng chứng cho thấy là việc khai trình trên giấy tờ rất là không chính xác và sai lầm. FBI đã từng cho biết là các hải cảng Mỹ “có đầy nhược điểm” để dể bị tấn công. Liên Ủy ban đã nhận định là nền an ninh tại các hải cảng đang ở “từ mức bết bát tới mức vừa phải thôi”.
Quả không thể nào biện minh được cho tình trạng thiếu cả đến những biện pháp phòng ngừa an ninh thô sơ nhất tại các hải cảng và thủy lộ của Hoa Kỳ. Đây là một vấn đề rất ư là quan yếu cho nền an ninh quốc gia và các quyền lợi kinh tế của chúng ta. Những thất bại của các chính quyền địa phương và liên bang trong việc ít ra thì cũng phải có được những biện pháp bảo vệ an ninh căn bản tại chỗ đã quả thật là quá ư cẩu thả đến mức chúng ta phải hoảng sợ.
Hoàn toàn không có chuẩn bị cho trường hợp tổng động viên
Từ mức bết bát tới mức vừa phải thôi thì không thể nào tương xứng với tầm quan trọng của các hải cảng đối với nền an ninh và kinh tế quốc gia của chúng ta.
  • Hải quân, Thủy quân lục chiến, Bộ binh và Không quân Mỹ đều có những căn cứ sinh tử trong số 5 của 12 hải cảng bị điều tra bởi Liên Ủy ban.
  • Mười ba hải cảng khác đều đã có thêm trọng trách phải sẳn sàng trong trường quốc gia tổng động viên nếu có chiến tranh hay khủng hoảng. Liên Ủy ban đã có nghiên cứu về 4 hải cảng và đã tìm thấy ra là tất cả đều thiếu chuẩn bị cho trường hợp có tổng động viên, rất là thiếu những lần thực tập ứng chiến, và cũng đã có những đánh giá thiếu sót khi phân tích về các nhược điểm cùng các mối hiểm nguy.
  • Chín trong số 12 hải cảng đã “không hề có biện pháp an ninh về thủy lộ” để tự phòng vệ đối với các tàu ngoại quốc (đó là chưa nói luôn cả với loại tàu nhỏ bằng cao su thôi).
  • Chín trong số 12 hải cảng đều có thể bị đóng kín tê liệt tại ít nhứt là một hay tới cả ba điểm yếu tử.
  • “… Các hải cảng Hoa Kỳ đều có khả năng trở thành những điểm huyết mạch chết sống nhân những lẩn tổng động viên trong tương lai … [vì sẽ cần cho các chiến dịch ở hải ngoại]“.
Cướp Bóc Lan TrànTại Các Bến Cảng
Trong khi các quan tâm về những hoạt động gián điệp hay khủng bố tại các hải cảng vẫn chưa được giải quyết, thì sự hiểu biết về làn sóng tội phạm đang xẩy ra ven các bờ của Mỹ thì lại đã được biết đến có lẽ cả trên một thế kỷ rồi. Muôn vàn tội phạm đã không hề được báo cáo dù đang xẩy ra đầy dẫy tại mọi bến bờ của Mỹ.
Các tổ chức hình tội thì đều có thể dể dàng đánh cướp các tàu hàng cũng như là buôn lậu ma túy lẫn người. Liên Ủy ban có báo cáo là các tổ chức hình tội đều đã giấu diếm ma túy ngay trong các kiện hàng hóa tại 9 trong số 12 hải cảng mà họ điều tra. Liên Ủy ban đã khám phá ra là chỉ có 3 trong số 12 hải cảng mới có sử dụng kỹ thuật học tân kỳ để có thể khám phá việc buôn lậu hay để kiểm định các lô hàng, dù chỉ ngay trong một vài trường hợp đáng nghi mà thôi.
Nghiệp vụ đưa lậu người của các tổ chức hình tội đang rất là phổ biến trên vùng bờ biển phía Tây. Những lô người được đưa lậu đã từng bị khám phá ra tại 10 trong tổng số 12 hải cảng. “Sở Di Trú thực sự không có cách để biết liệu thủy thủ đoàn được ghi danh trên giấy tờ thì đã quả thực có cùng tàu trở về  … hay họ chỉ ngang nhiên lưu lại Mỹ một cách bất hợp pháp thôi”.
Theo tờ New York Times thì CIA đã từng báo cáo có độ  50.000 phụ nữ và trẻ em nhập cảnh vào Mỹ một cách bất hợp pháp mỗi hàng năm để thực sự biến thành nô lệ và gái mãi dâm. Một số thì đã đến được chính nhờ từng trốn núp trong các thùng ‘container’ của công ty COSCO.
Những yếu điểm để tội phạm lộng hành thì ai cũng biết đến. Các liên-lụy đưa đến hoạt động gián điệp và khủng bố có quy củ cũng đã rất ư là rỏ ràng. Trong báo cáo “Sidewinder” mà ngay chính phủ của họ cũng đã quyết định không cho công bố, Canada Mounties (Cảnh Sát Hoàng Gia-nã-đại) đã cho thấy các mối liên hệ mật thiết giữa các băng đảng cướp ‘Triads’ Trung cộng và chính quyền cộng sản của chúng. Thật là rõ ràng, các hải cảng Mỹ đang rộng mở cửa cho mọi người tự do đánh cắp kỹ-thuật-học cùng khả năng hủy diệt nhân loại lẫn tài sản. Và cũng cùng chung số phận đã là các hạ tầng cơ sở về nguồn nước, năng lượng và liên lạc viễn thông.
Ngược lại với các loại hình tội thông thường đó, thì gần như hoàn toàn không ai đề cập đến, cũng như không hề có được chút ít phản ứng nào để ráng tìm hiểu những nhược điểm đối với loại hoạt động gián điệp, như là xuất cảng kỹ-thuật-học quân sự, hay đối với bọn khủng bố.
Khủng bố mà lại ở trong các thùng ‘container’ đóng kín à?
Trước vụ 17 sinh mạng thủy thủ trên chiếc USS Cole đã bỏ mạng vì hệ thống an ninh quá bết bát thì FBI cũng đã từng thông tin cho Liên Ủy ban về các nhược điểm tại các hải cảng Mỹ trước khả năng có thể bị tấn công bởi bọn khủng bố đã là rất cao, nhưng lại nói là mức đe dọa về khủng bố thì lại đang ở mức thấp thôi.
Nói một cách khác, thì các cuộc sẽ tấn công hay không các hải cảng của Hoa Kỳ đã hoàn toàn nằm trong tay các kẻ thù của nước Mỹ, và chúng toàn quyền tự do lựa chọn thời gian và địa điểm khi chúng muốn, chừng nào mà các hải cảng của chúng ta vẫn chưa chịu làm gì để cải thiện các nhược điểm đang quá ư là trầm trọng
Mười một trong số 12 hải cảng thì đều nằm trong những khu đô thị, nơi có cả hàng triệu người vô tội rất dể bị thương tổn và các hạ tầng trọng yếu (hải cảng, đường xá, đường sắt, liên lạc viễn thông, điện, nước) đều rất dễ bị tấn công.
Vũ khí hạch tâm, sinh hay hóa học, dù được sử dụng với hỏa tiển hay không, thì đều rất có khả năng được dấu kín lẫn lộn trong số hàng triệu thùng ‘container’ hàng hóa nhập vào các các hải cảng Mỹ trên các tàu Trung cộng.
Thông thường thì các hải cảng đã không có được các tin tình báo căn bản về những mối đe dọa khủng bố thường vẫn được cung cấp cho các cơ quan khác. Liên Ủy ban đã cho biết: “Việc tăng gia nhận thức về các mối đe dọa đến nền an ninh cho các tiện nghi ở những hải cảng … và loan báo rộng rãi khi có thông tin về các mối đe dọa … sẽ có thể làm giảm được nhiều vấn nạn này … Chính phủ liên bang cần phải thiết định tiêu chuẩn về nhược điểm cùng cách đánh giá mối đe dọa đối khủng bố tại các hải cảng của Hoa Kỳ”.
Liên Ủy ban đã cho biết là không có được một hải cảng nào mà hội đủ “tiêu chuẩn an ninh tối thiểu về hải cảng”. Chỉ có một phần ba là có được rào cản để ngăn chận hay làm chậm lại một chiếc xe của bọn khủng bố đang cố ý vượt vô. Phân nữa thì lại sử dụng toàn những phương tiện liên lạc “không bảo mật”. Ngoài việc có gắn đèn sáng và có cửa ngõ thì tại hầu hết các hải cảng, cả người lẫn xe cộ đều có  thể dễ dàng ra vô. Thủy thủ ngoại quốc cùng người lao động bản xứ hoàn toàn tự do đi lại khắp mọi nơi. Ngoài việc điền các mẫu đơn thì hàng hóa ngoại quốc cũng đã được giải quyết y như là hàng hóa từ Kansas tới mà thôi và được kiểm tra chung cùng với các hàng hóa nội địa tại các hải cảng.
Xuất cảng lậu các kỹ thuật của Mỹ
Các hải cảng đều không hề được bảo vệ để ngăn ngừa việc đánh cắp vũ khí, đạn dược và kỹ thuật học thiết yếu có ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia. “Các thanh tra liên bang phục vụ tại những nơi xa xôi thường hàng ngày chỉ làm việc với máy điện toán hơn là thực sự có mặt ngay tại các bến cảng. “Các thành phần phụ trách về kiểm tra và điều tra hình sự [Quan Thuế và Thương mại] … dành riêng cho các dịch vụ xuất cảng thì chỉ là một thiểu số nếu so với với nhập cảng …”. 36 Shipper’s Export Documents SED (Tài liệu xuất cảng của Công ty Hàng hải) mà thường chỉ được hoàn tất mãi đến bốn ngày sau khi tàu đã rời cảng thì thường lại không được chính xác, mơ hồ, sai lầm hay gian dối. Do đó thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi trong suốt hơn hai năm trời (1996 tới 1998), tại 12 hải cảng, Liên Ủy ban chỉ báo cáo có 296 lần vi phạm, 26 vụ bắt giam và 323 lần tịch thu hàng trị giá 33 triệu đô Mỹ. “… [Các] cơ quan liên bang có lẽ đã chỉ phát giác ra được một tỷ lệ rất ư là nhỏ nhoi trong số mặt hàng phải được kiểm tra trước khi được cho phép hợp pháp xuất cảng”, Liên Ủy ban có cho biết như vậy. Thật đáng ngạc nhiên, vẫn chưa bao giờ có bất kỳ tội phạm hình sự nào về hành vi xuất cảng bất hợp pháp mà đã từng được phát giác.
Chính sách không nói ra của các hải cảng địa phương có lẻ là “đừng hỏi”, và chính sách của các cơ quan tình báo Mỹ thì là “đừng nói”. Các hải cảng của chúng ta đều không nhận thức được hầu hết các mối đe dọa về an ninh. FBI, CIA, Quan Thuế, Bảo Vệ Bờ Biển, cảnh sát địa phương cùng các vị cảnh sát trưởng thường rất ít chia sẻ thông tin hay gần như hoàn toàn không báo gì cho các viên chức điều hành các hải cảng biết về những mối đe dọa về an ninh có thể xẩy ra. Các hải cảng của chúng ta vẫn chưa sẵn sàng nếu giờ cao điểm tới, vẫn không hề được chuẩn bị sẳn sàng cho các cuộc tấn công như từng đã xẩy ra với chiến hạm USS Cole.
Không hề có ai để ý tới cả. Đúng ra thì cả Tổng Thống, Quốc hội và mọi cơ quan khác của chính phủ đều phải có bổn phận cùng nhau bảo vệ nền an ninh quốc gia. Chủ trương “Đừng biết và đừng nói” rất ư là nguy hiểm và mang tính cách mù quáng cố tình. Ở khắp mọi nơi, hàng ngày các hải cảng cực kỳ đầy nhược điểm của chúng ta đang đứng phơi thây không được bảo vệ trước các thương thuyền Trung cộng .
Quan Thuế Mỹ Đang Say Ngủ Trên Các Bến Cảng Chăng?
Quan Thuế Hoa Kỳ chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới và có toàn quyền kiếm tra mọi hàng hóa vượt qua biên giới Hoa Kỳ. Một nhiệm vụ tối yếu của họ là phải hợp tác với Văn phòng Bảo vệ các Kiểm soát về Thương mại (Office of Defense Trade Controls) thuộc Bộ Ngoại giao, để kiểm tra xem thực sự cuối cùng hàng xuất cảng sẽ được dùng vô mục đích gì. Ai sẽ nhận loại hàng đó? Hàng đó sẽ được dùng để làm gì? Bộ Ngoại giao ấn định về tiêu chuẩn, nhưng chính Quan thuế thì mới thi hành áp dụng chúng.
Nhìn lại thì quá sức là kỳ lạ, bất kể bản báo cáo Cox và các bằng chứng của các cơ quan tình báo khác, trong suốt toàn nhiệm kỳ bộ sậu Clinton-Gore thì Quan thuế Mỹ chỉ  truy tố có một công ty Trung cộng mà thôi về tội danh vi phạm luật xuất cảng Hoa Kỳ. Công ty Xuất nhập Kỹ-thuật học Trung Quốc (China Aero Technology Import and Export Corporation ~ CATIC) đã bị buộc tội sử dụng các máy kỹ nghệ loại U.S. B-1 và loại để sản xuất hỏa tiển của công ty McDonnell Douglas hầu làm ra các phi cơ quân sự cùng loại hỏa tiển ‘silkworm’ tại Nanchang.  37 Trong khi đó thì Quan thuế vẫn tận dụng mọi khả năng để lo ngăn chận ma túy, đồ khiêu dâm về trẻ em, quần áo giả mạo, nhu liệu điện toán cùng loại hàng sản xuất nhờ lao động cưỡng bức mà thôi.
Các thống kê ‘mâu thuẩn’ của Quan thuế thì có cho thấy Trung cộng đã từngnghiêm chỉnh tuân thủ theo các luật lệ và quy định qua những thủ tục giấy tờ đòi hỏi bởi Quan thuế. Công ty COSCO hầu như không bao giờ bị ai nhắc đến cả. Công ty COSCO hầu như không bao giờ bị loan tin trên các nhật báo, trên các tạp chí kinh doanh và chỉ thỉnh thoảng thôi trên các trang trên Liên Mạng Mỹ. Công ty tàng ẩn này đã lặng lẽ chế ngự các hải cảng về loại thùng ‘container’ trên toàn nước Mỹ. COSCO đã không bị ai để ý tới trong các thương vụ thường xuyên tại Mỹ.
Ấy vậy, Trung cộng (cùng với Hồng Kông) đã là những kẻ từng vi phạm một cách tồi tệ nhất thế giới về nạn lao động nô lệ, Quan thuế thì lại vẫn cứ báo cáo trong năm 1999 và 2000 một cách thật là không ai có thể nào ngờ, “loại [do nô lệ lao động sản xuất ra] hàng hóa này … không có tính cách như một vi phạm quy mô về luật pháp”.  Chỉ có 250 cá nhân từng đã bị truy tố mặc dù CIA từng báo cáo về sự hiện hữu của cả một thị trường buôn bán nô lệ tới cả 50.000 con người. Rất nhiều hải cảng địa phương vẫn tiếp tục chận bắt được số ‘hàng người’ cùng khổ này, núp ngay trong các thùng ‘container’ của công ty COSCO tại các bến cảng của họ. Nhưng tập đoàn COSCO thì lại rất ít khi, nếu không nói là không bao giờ hết, bị đề cập đến như là đã từng chuyên chở lậu họ, ngay cả đôi khi với cả những hình ảnh để chứng minh thật là rỏ ràng sự đồng lõa của tập đoàn COSCO.
Theo bản báo cáo hàng năm thì Quan thuế cho thấy họ đã triệt để ra tay để ngăn chặn việc nhập cảng loại hàng bông hoa nhân tạo, trà và các sản phẩm khác của Trung cộng thông qua 20 quyết định tịch thu và 4 lần phát giác trong năm 1999. Ấy vậy, Quan Thuế đã có vẻ chỉ dành rất ít phương tiện trong việc này mà cũng không hề đề cập gì đến về việc ngăn chặn xuất cảng sang Trung cộng những kỹ thuật về hạch tâm, hỏa tiển, kỹ thuật tàng hình, loại sợi ‘fiberoptic’ và các kỹ thuật  sinh tử khác về quốc phòng của Mỹ tại trang trên Liên Mạng của họ. Ở đó, họ nêu ra chỉ có một công ty Tàu và ba người ngoại quốc từng bị truy tố vì vi phạm các quy định về xuất cảng.
Hệ thống tự động về xuất cảng của Quan thuế Mỹ sẽ báo động khi có hàng quân sự xuất cảng qua cho Trung cộng với cảnh cáo “sai phạm ‘error’ 853″ và không cho phép Trung cộng quy chế như là một đối tượng không quan trọng để được miễn báo cáo chi tiết về các chuyến hàng . Ấy vậy, trong tài khóa 1999, Quan thuế có vẻ như đã không khám phá ra được bất kỳ vụ vi phạm nào mà họ nhận định được là có thể truy tố, ngoại  trừ các vụ truy tố ba ngoại kiều (về ‘fiberoptic’, kỹ thuật tàng hình và chống hỏa tiển).  38
Thật vậy, Quan thuế đã chuẩn chấp cho tập đoàn COSCO, một công ty gần như là độc quyền vận chuyển hàng hóa về cho Trung cộng mà thực sự cũng chỉ là công cụ của Quân đội Trung cộng, được đặc quyền thi hành thủ tục khai trình hàng hóa chỉ dành cho các hãng tàu tư nhân thuộc thế giới tự do. Đối với COSCO thì các đặc quyền này gồm có khai trình tự động từ xa và được miễn trừ (từ đầu năm 1997) khỏi nộp tờ khai danh sách hàng hóa và cũng khỏi đệ nạp các bản sao cho Quan thuế duyệt xét lại.
Đòi hỏi về khai trình trên giấy tờ quả có đáng chăng đối với các rủi  ro thiếu sót về an ninh quốc gia do loại hàng hóa nguy hiểm hay cho các vụ xuất cảng các kỹ thuật quân sự quý giá mà khỏi bị kiểm tra?
Một nhược điểm khác là các trung gian do Trung cộng kiểm soát mà giữ vai trò tiền trạm chịu trách nhiệm kiểm soát các bản khai trình hàng hóa cùng tiến trình thủ tục giấy tờ báo cáo về những gì chở trên các thương thuyền trong các thùng ‘container’. Phần hành phụ trách giai đoạn này là một thương vụ hợp pháp. Nhưng vấn đề ở đây chính là lòng trung thành của bọn giám đốc của các công ty do Trung cộng làm chủ.
Kenneth Timmerman, nhân khi viết trên số Tháng 10 Năm 1997 của tờ American Spectator đã có liệt kê các hãng tiền trạm do Trung cộng nắm đầu như là các hãng Pan Ocean Lines,  North China Cargo, CU Transport, Inc. (một sản phẫm của ngay China National Foreign Trade Transportation Corporation), ở Alhambra, Rosemead và Monterey Park, California. Tại Compton, thì là China Interocean Transport, Inc. (China National Foreign Trade Transportation Corp.); tại West Covina, CCIC North America, Inc. (China National Import and Export Commodities Inspection Corp.), và tại El Segundo, là hãng Morrison Express.
Phản ứng của bộ sậu Clinton-Gore về hoạt động gián điệp của Trung cộng thì quả thật lạ kỳ, như Johnny Chung trên tờ WorldNetDaily có mô tả,  “Cái Tòa Bạch Ốc này không chỉ chuẩn phê quy chế Permanent Normal Trade Relations ~ PNTR (Giao thương Bình thường Vĩnh viễn), mà còn tố cáo Đài Loan đang là một mối đe dọa về tình báo đối với  Mỹ và liệt kê quốc gia này như là một mối đe dọa khủng bố chung với Nga, Trung cộng, Bắc Hàn, Bosnia đang do Serbia kiểm soát, Việt Nam, Syria, Iraq, Iran, Libya và Sudan”.
Với chính quyền Clinton-Gore, mối hiểm nguy về gián điệp của Trung cộng trong nội địa Hoa Kỳ vẫn không hề được thảo luận hay thăm dò tới. Tới thời của Bush thì mới đã có được sự lưu tâm hơn về nhược điểm của các hạ tầng cơ sở sinh tử, nhưng hệ quả còn lưu lại từ thời Clinton thì lại chính là gần như hoàn toàn về các hăm dọa từng ghi nhận lâu nay đối với các hệ thống máy điện toán tới tình trạng xao lãng cơ cấu hạ tầng cơ sở như là liên lạc viễn thông, điện lực, nguồn nước, vận chuyển cùng hải cảng.
Kenneth Juster, người được Tổng thống Bush bổ nhiệm tại Bộ Thương mại, nhân khi phát biểu tại một hội nghị về Information Security Assurance (Bảo đảm về An toàn Thông tin) trong tháng 5 năm 2001, cho biết đã ghi nhận được các mục tiêu như là khả năng của hệ thống hạ tầng cơ sở của quốc gia làm sao có thể tiếp tục cung cấp được các dịch vụ thiết yếu tối cần cho nền quốc phòng, nền kinh tế và nếp sống của chúng ta. Điều đã thiếu thì chính là cần đánh giá cho được nhu cầu phải thiết lập và duy trì các biện pháp bảo toàn về an ninh.
Nay thì đã lóe lên một chút  hy vọng. “… [Chúng] ta phải đối phó với các mối đe dọa có thể đến từ một thùng ‘container’ hay chỉ từ một chiếc va-li đựng áo quần thôi”. Tổng thống George W. Bush, vào ngày 13 tháng 2 năm 2001, đã nhắn với lực lượng Hải quân Mỹ ở Norfolk, VA như vậy.
Chúng tôi sẽ tập trung hầu hết quan tâm vào sự hiện diện của Trung cộng tại các hải cảng Hoa Kỳ.

Mổi Hải Cảng Mỹ Đều CóMột Thủy Thủ Tàu Cộng

Chính phủ Trung cộng là chủ cái tập đoàn China Ocean Shipping Company (COSCO) mà đã có tới cả 600 thương thuyền, một trong những công ty hải hành chuyên chở loại thùng hàng ‘container’ lớn nhất thế giới. Nó đãm nhận vai trò làm đội thương thuyền của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và do đó, đã từng bị bắt quả tang vận chuyển các súng AK-47 cung cấp cho các băng đảng đường phố, cùng phụ tùng của vũ khí hủy diệt hàng loạt cho Iran, Iraq, Libya và CHDCND Triều Tiên. Ấy vậy, công ty COSCO vẫn bị ít người chỉ trích mà lại có rất nhiều là bè bạn.
image014

Đám Bè Bạn Quá Ư Là Đông Của Công Ty COSCO
Các thủy thủ lão làng như thân phụ của tác giả, một quân nhân hải quân chuyên nghiệp, vẫn còn nhớ thời mà những tấm bảng cảnh cáo “cấm chó và thủy thủ vô trên cỏ” hãy còn tràn đầy các bải cỏ trong các thành phố ven biển Mỹ để cứ đập vào mắt các thủy thủ Hoa Kỳ “đang lên bến”. Những ngày đó nay không còn nữa. Thủy thủ Mỹ bây giờ thì không còn nhiều và thủy thủ Tàu cộng thì lại được chào mừng ở khắp mọi nơi. Ở Long Beach, Boston và Seattle thì người dân địa phương lại rất mến mộ các thủy thủ ngoại quốc, đặc biệt là mấy tên của tập đoàn COSCO.
Với sự giúp đỡ từ Tòa Bạch Ốc Clinton, thành phố Long Beach từng triệt để cố gắng dâng hiến căn cứ nguyên trước kia là U.S. Naval Station của Hải quân Mỹ cho tập đoàn COSCO và các viên chức địa phương đã từng tích cực hỗ trợ cho COSCO đi tìm kiếm một cơ sở (an toàn) lớn hơn trong vùng. Trong vòng gần cả ba năm trời, Hội đồng Tình báo Hoa Kỳ (United States Intelligence Council  ~ USIC) và hơn 350.000 người dân cư đã ký tên trên thỉnh nguyện thư để năn nỉ các nhà lãnh đạo hãy tái xét lại cái mối lợi ích thiển cận này về giao thương. Cuối cùng, đã phải cần đến các đạo luật của Quốc hội mới hủy bỏ được cái hợp đồng cho thuê dài hạn 20 năm của căn cứ Long Beach Naval Station với Tàu cộng mà cũng chấm dứt luôn thương thảo giữa hải cảng Los Angeles về bến ‘Pier 400’ với COSCO.
Giám đốc điều hành của COSCO là Wei Jiafu đã tuyên bố, “Mọi hãng tàu lớn đều đã có bến cập ở phía bờ Tây. Chúng tôi cũng đang mong muốn được như vậy thôi”. 39 Có lẽ công ty cũng đã có được bến cập của riêng mình ở Long Beach. Tuy về mặt ngoài đã bị bác bỏ, nhưng COSCO vẫn đang lặng lẽ bành trướng và đã có được cả gấp đôi diện tích được quyền sử dụng tại những bến mới ở ‘Pier J’ thuộc Long Beach, nhân khi một công ty Do thái l bỏ trống khu vực kế bên và một công ty Đan Mạch cũng có kế hoặch tương tự, thậm chí còn khả dĩ cho phép cung cấp cơ sở rộng hơn nhiều nữa để COSCO sử dụng.
Trong vùng Los Angeles, đám chủ trương ủng hộ  tăng gia giao thương với Tàu cộng đã thành công dẹp bỏ mọi tranh cải về tầm quan trọng chiến lược của hải cảng Long Beach và Los Angeles đối với nền an ninh của quốc gia.
Trang trên Liên mạng của tập đoàn COSCO của Bắc Kinh đã từng hân hoan loan báo, với đầy lổi chính tả và đủ thứ thôi: “Ngày 8 tháng 5 [2000] Ban Giám đốc Hải Cảng Long Beach đã tổ chức một buổi lễ tại khách sạn Hyatt để Giám đốc Chen Zhongbiao của Tập đoàn COSCO nhân đó đã nhận được giải thưởng danh dự Long Beach Pilot Award (Huy chương Hải tiêu Long Beach). Trong buổi lễ, bà O’neill [sic], thị trưởng thành phố Long Beach, đã chân thành cảm ơn Giám đốc Chu về việc giúp đở thực hiện mối hữu nghị giữa COSCO với Long Beach, đặc biệt là trong cái tình hình phức tạp cách đây hai năm. Chủ tịch Ủy ban Hải Cảng Long Beach bèn ca bài hát [sic] đánh giá cao phong cách làm việc thượng tần của Giám đốc Chen và công trình cống hiến của ông cho sự phát triển của kỹ nghệ hải vận của Trung Quốc và Mỹ, và thậm chí luôn cả của thế giới. Sau bài phát biểu, ông ta đã nhân danh Long Beach Port  Authority để trao tặng cho Giám đốc Chen giải thưởng danh dự Long Beach Pilot  Award. 40
Thành phố kiêm hải cảng Seattle thì lại còn thực sự tuyệt chiêu hơn cả Long Beach. Seattle đã tự động hạ mình quỳ gối xuống để tổ chức những buổi tiếp tân với đầy đủ lễ phục cùng ban nhạc cung cấp bởi Hải quân Mỹ tuy hy vọng nhưng lại đầy miễn cưỡng. Người ta đã có thể phỏng đoán là Hải quân Hoa Kỳ đã bị xỏ mủi, bị kéo lôi và bắt buộc ngược với ý muốn của mình.
Để kỷ niệm 20 năm giao thương giữa Tàu cộng với Seattle, vào tháng 4 năm 1999, một “… tàu chữa lữa bèn bắn lên những cột nước cao chót vót … [Và] …. một ban nhạc cấp Quận Hải quân [Mỹ]  đã bắt đầu trổi bản “It’s a Small World ~ Đúng là Trái đất quá nhỏ”. Quốc kỳ đỏ vàng của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc cùng cờ Sao và Sọc của Hoa Kỳ cùng được kéo lên và đập vào nhau trong gió lộng.
Chủ tịch Ủy ban Hải cảng Seattle là Patricia Davis đã tuyên bố: “Có một điều quan trọng hơn … những liên hệ với … một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong thế kỷ sau”, . “[Mổi] … lần một tàu của Cosco cặp bến thì đều … [là] … thiết yếu cho sự ổn định, an toàn cùng thịnh vượng của cả thế giới … “.   41
Vậy thì, COSCO là cái gì? Nan đề đối với hàng ngàn công ăn việc làm và hàng tỷ đô la giao thương với Tàu cộng là gì?
Kích Thước Toàn Cầu Của Tập Đoàn COSCO
COSCO là “một trong những hãng tàu lớn nhất thế giới, với hơn 600 chiếc, hàng trăm [300] công ty con và [có] 80.000 nhân viên phục vụ giao thương tại 150 quốc gia”, Mike Foley, phát ngôn viên của COSCO có văn phòng trung ương ở Seattle, đã cho biết trên tờ Seattle Post-Intelligencer số ngày 19 tháng 4 năm 1999. Theo trang nhà trên Liên Mạng của họ, thì “Tàu thuyền của tập đoàn COSCO từng cập bến tại hơn cả là 1.200 hải cảng”.
Trong đoàn tàu 600 chiếc của COSCO thì đã có tới 100 tàu COSCO có cập bến Mỹ và khoảng 300 chiếc có hải trình xuyên kinh Panama. Các tàu lớn hơn chuyên chở loại thùng ‘container’ thì có khả năng vận chuyển đến 5.250 TEU (Twenty-foot Equivalent Units ~ Đơn vị tương đương 20 ‘foot’).
Trong năm 1997, tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng các tàu chở thùng ‘container’ toàn thế giới của tập đoàn COSCO đã lên tới 3 triệu 4 đơn vị  T.E.U., trên 653 tỷ 4  tấn-câysố. Với trụ sở trung ương đặt tại Bắc Kinh, tập đoàn COSCO có mở  thêm các văn phòng chính tại Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, Châu Âu, Nam Phi và Úc, v. v. . . China Ocean Shipping Company Americas, Inc, đã có hơn 85 công ty con và văn phòng trên toàn lục địa Mỹ với hơn 700 nhân viên. Công ty COSCO Americas, Inc. đặt trụ sở tại Secaucus, New Jersey, phía thượng lưu hải lộ của Hải Cảng New York.
 Page-50-Image-24
Thương thuyền tập đoàn COSCO trên kinh Panama(Hình của Suzan Blake)
  COSCO được liệt kê như là một “loại ‘chip’ đỏ”, một công ty do Tàu cộng làm chủ, trên thị trường chứng khoán Hồng Kông 42  và đang tìm cách để cũng được đăng ký trên thị trường chứng khoán New York. Tập đoàn đang có năm công ty con đang được đăng ký trên thị trường chứng khoán thế giới. COSCO còn cho vay tiền trên các thị trường Mỹ. Tập đoàn COSCO Group, Ltd đã giao phó cho ngân hàng BankBoston NA để thu xếp vay một khoản  trị giá 50 triệu đô Mỹ hầu tái tài trợ nợ nần.  43
Sự hiện diện của tập đoàn COSCO ngày càng thường xuyên lộ rỏ tại các hải cảng của Mỹ. Tàu thuyền của COSCO hàng ngày ra vô các hải cảng của Mỹ mỗi ngày như là Charleston, Houston, New York, New Orleans, Norfolk, Oakland, Port Elizabeth (NJ), Portland (Oregon), Seattle và Tacoma. Còn các hải cảng như Boston và Newport, thì vẫn còn mãi đang van xin được chúng sử dụng tới.
Tại Washington, D.C., nhờ sự lãnh đạo lão luyện của dân biểu Christopher Cox (Cộng hòa-California), COSCO đã bị để ý đến, dù không hề muốn vậy. Quốc hội đã phổ biến bản báo cáo tiết lộ rất nhiều về sự kiện Tàu cộng từng đánh cắp kỹ thuật học bí mật về hạch tâm và hỏa tiển vô tuyến điều khiển của Mỹ. “Tập đoàn China Ocean Shipping Company (COSCO), là một công ty vận tải do chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc sở hữu … hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế cũng như chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhà nước Trung Quốc …”. Chính quyền Clinton-Gore đã từng cấm phổ biến thêm tin tức bằng quyết định liệt kê bản Báo cáo Cox như là loại tài liệu mật.
Có thể chính quyền Bush sẽ thấy nên tiết lộ nhiều thêm về tập đoàn COSCO hơn là cái bộ sậu Clinton-Gore. Trong một báo cáo của Quốc hội: “Mặc dù xưng danh chỉ là một thực thể thương mại”, theo House Task Force on Terrorism and Unconventional Warfare (Đơn vị Đặc trách chống Khủng bố và Chiến tranh Bất quy ước), thì COSCO thực sự là một cánh tay nối dài của quân đội Trung Quốc”.
Đội Thương Thuyền Dân Sự Của CHNDTQ
Nói một cách đơn giản, thì tập đoàn COSCO chỉ vỏn vẹn đóng vai đội thương thuyền dân sự Của CHNDTQ mà thôi.  Tàu cộng thì vẫn gọi “các thương  thuyền  COSCO như là ‘zhanjian’ hay chiến hạm và khoát lát ba hoa là mọi công nhân COSCO đang và sẽ “sẵn sàng chiến đấu trong thế kỷ tới”, theo sách Year of the Rat ~ Năm Tý.
Chính Bản Tường Trình Thompson và luôn Mounties Canada (Cảnh Sát Hoàng Gia Gia-nã-đại) đều đã mô tả tập doàn COSCO như đoàn thương thuyền dân sự của quân đội Tàu cộng. Đơn giản chỉ là Chính phủ Tàu cộng sở hữu nó. Trang nhà trên Liên Mạng của COSCO Bắc kinh đầy dẫy các lời trích dẫn của các đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản. Cái tên COSCO được gắn liền mật thiết với China International Trust and Investment Corp mà từng có vai trò gây quỹ chính yếu cho chính phủ Tàu cộng mà cũng là một nguồn phụ trách đánh cắp kỹ thuật học giúp cho quân đội Tàu cộng. Nhiệm vụ của tập đoàn COSCO chỉ là phục vụ chủ của mình mà thôi.
Báo New American trong ngày 10 tháng 11 năm 1997 đã mô tả tập đoàn COSCO là “khó chỉ đơn giản thuần túy là một công ty vận tải của nhà nước. Các tàu của COSCO đã được sử dụng để chuyển vận nào là thiết giáp xa tới cho chế độ cộng sản Mác-xít ở Miến Điện, nào là hỏa tiễn cho Bắc hàn, và nhiên liệu đến Hồi quốc, rồi còn chở lậu ma túy nhập vô Canada, hay vận chuyển súng AK-47 tới cho các băng đảng đường phố ở California, hay chuyển lậu kỹ thuật học đánh cắp được về cho Tàu cộng”. Tập đoàn COSCO, một công ty gọi là “vận chuyển hàng hóa”, mà lại đã đi thu mua của Nga một tàu ngầm loại K-3 tại Phần Lan.
“CHÍNH QUYỀN CLINTON ĐÃ QUYẾT ĐỊNH LÀ NHỮNG THÔNG TIN BỔ TÚC CÓ THÊM VỀ TẬP ĐOÀN COSCO MÀ ĐÃ TỪNG ĐƯỢC NÊU RA TRONG BẢN PHÚCTRÌNH ĐÚC KẾT BẢO MẬT CỦA ỦY BAN THÌ KHÔNG THỂ PHỔ BIẾN CHO CÔNG CHÚNG BIẾT ĐƯỢC . . . “. [PHÚC TRÌNH COX] 
Bọn Gián Điệp Và Tụi  Chìm
Những tàu của tập đoàn COSCO đã từng bị bắt quả tang và truy tố vì đã chuyên chở phụ tùng loại vũ khí có tính cách hủy diệt tập thể như là các hỏa tiễn và vũ khí hạch tâm, các vũ khí hóa học và sinh học, vật liệu cùng luôn nhiên liệu của Tàu cộng cho Bắc Hàn, Hồi quốc, Syria, Iraq và Iran, theo tin tình báo của Mỹ cùng các thẫm quyền quốc tế. Tập đoàn COSCO đã nhiều lần bị nêu tên lên suốt nhiều năm qua, kể luôn các năm 1999, 2000 và 2001.
Như là một điềm gở, tập đoàn COSCO đã từng bị “biết đến như là có liên hệ đến hoạt động tình báo của Trung Quốc”, theo Edward Timperlake và William Tripplet trong cuốn sách của họ tựa là Year of the Rat (Năm Tý). Cũng giống như các tàu lưới cá của Liên Xô trước đây, các thương thuyền của tập đoàn COSCO cũng có hải trình xuyên qua các thủy lộ cũng như là đến cập tại những bến có tính cách chiến lược trên khắp toàn thế giới và tại toàn thể các hải cảng lớn của Mỹ. Những địa điểm này đã cho giúp chúng đón chận nghe được mọi liên lạc điện tử ở khắp mọi nơi.
Tay cố vấn cao cấp của COSCO mà cũng là chủ nhân ông của Hutchison Whampoa, công ty chuyên khai thác hải cảng trên toàn thế giới, chính là “Li Ka-Shing, người Tàu  có chức vụ trong Tổng Hành Dinh Quân báo Tàu cộng gần như là vai trò mà Howard Hughes đã từng đãm nhiệm với cho CIA”, William Triplett, đồng tác giả của Red Dragon Rising (Rồng Hồng Bay Cao) đã cho biết như vậy.
Mới gần đây, Tàu cộng đã bị bắt quả tang đang theo dõi các tín hiệu vô tuyến của Nhật cũng như là đang thiết lập hải đồ của những tuyến đường dưới mặt biển để tới Nhật cho các tàu ngầm của họ. Trong tháng 7 năm 2000, một báo cáo bí mật của CIA có tường trình về một tàu buôn Nga nhưng lại đang thu thập tín hiệu tình báo ở phía bắc của Puget Sound và các hải cảng Seattle với Tacoma. Chúng ta có thể một cách nghiêm túc cho là, như Nga sô, Tàu cộng hiện đang có chương trình thu thập tin tình báo ở Mỹ với các  tiện nghi tiền phương là các thương thuyền của tập đoàn COSCO cùng các đại lý.
Khi ra khai trình trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ dưới sự chủ tọa của John Warner, Richard Delgaudio đã từng khai là Li Ka-Shing nguyên là một “tỷ phú đỏ của Trung Quốc”. Lời chứng của Delgaudio và sách Perils in Panama (Các Hiểm Hoạ tại Panama) của đương  sự đã chứng minh đầy đủ về các mối đe dọa của Tàu cộng đối với kinh Panama và đối với Mỹ bằng các hỏa tiễn từng được nhập lậu vào các hải cảng của Li tại đó.
Báo New American  từng gọi COSCO là “một công ty hàng hải chuyên về thùng ‘container’ của Quân đội Nhân dân Trung quốc  chuyên biệt về buôn lậu ma túy và vũ khí”. Trong năm 1996 thì tập đoàn COSCO đã từng nhập lậu cho tới cả 2.000 khẩu súng tác chiến AK-47 vô được hải cảng Oakland để giao cho các băng đảng ở Los Angeles, và đó cũng là vụ bắt giữ lớn nhất về buôn lậu vũ khí tự động trong lịch sử Mỹ. Báo New American đã tường thuật là sau khi được dấu lậu trên tàu Empress Phoenix của COSCO, các vũ khí đã nhằm để “cung cấp trang bị cho các băng đảng đường phố gốc châu Á được tổ chức bởi bọn nhập cư bất hợp pháp mà đều từng là thành viên của tầng lớp ưu tú Hồng vệ binh thuộc Quân đội Nhân dân Trung Quốc”.
Báo Globe and Mail của Canada thì đã bổ túc trong số ngày 4 tháng 5 năm 1996: “Các viên chức chóp bu của hai công ty có trụ sở trung ương tại Bắc Kinh là Norinco và Poly Technologies chuyên sản xuất cung cấp vũ khí cho quân đội Trung Quốc đã tham gia vào việc buôn lậu [về vũ khí vào Hoa Kỳ]“.
Tới tháng 2 năm 1996, Tổng thống Clinton đã gặp Giám đốc của Poly Technologies là Wang Jun sau khi nhận được một số tiền đóng góp từ Charlie Trie. Một báo cáo của Rand thì cho biết, “Wang Jun vừa là giám đốc China International Trust and Investment Corporation (CITIC) và cũng luôn của tập đoàn Poly Group, công ty đãm nhiệm về mua bán vũ khí của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc “.
Theo báo trên Liên Mạng là New American  thì Chủ nhân,chiếu  theo hồ sơ cá nhân của của Wang Jun chính là tập đoàn COSCO. “Wang Jun, chủ tịch của Tập đoàn Poly, công ty cùng chung kinh doanh với Ng Lập Seng, mà New Americanđã mô tả như là một “đại ca Ma-cao”, kẻ mà cũng làm ăn buôn bán chung với vua sòng bạc Ma-cao là  Stanley Ho và qua trung gian môi giới của Charlie Trie, đã chuyển tiền của Tàu cộng nhằm ủng hộ bộ sậu Clinton-Gore.
“Các chi nhánh Mỹ của tập đoàn Poly đã đột ngột đóng cửa vào tháng 8 năm 1996″, một báo cáo của Tổng công ty Rand Corporation đã công bố. “Xem ra thì người đại diện của tập đoàn Poly là Robert Mã, đã từng mưu đồ với tay đại diện cho công ty China North Industries Corporation’s  ~ NORINCO là Richard Chen, cùng một số doanh gia ở California để nhập khẩu bất hợp pháp tới cả 2.000 khẩu AK-47 vào Hoa Kỳ”. Khách mua hàng của họ đã chỉ là nhân viên chìm của U.S. Customs and Bureau of Alcohol, Tobacco and Firearms (BATF). Tập đoàn COSCO đã trở thành một thế lực chế ngự  thống trị nghành hải vận bằng loại thùng ‘container’ tân tiến hiện nay trên khắp thế giới, trong khi mà Hoa Kỳ thì ngược lại tự rút lui ra khỏi nghành hàng hải mà nguyên từng là tử yếu với nền quốc phòng của quốc gia.
BUÔN TAY ĐẦU HÀNG NGOÀI HẢI PHẬN QUỐC TẾ
Hoa Kỳ đã chối bỏ các trách nhiệm hàng hải của mình
Ngược lại với cái đám cả 600 tàu hàng  đồ sộ của cái tập đoàn COSCO thì U.S. Navy Military Sealift Command (Bộ Tư lệnh Hải vận Hải quân Mỹ) chỉ có vỏn vẹn 110 tàu trên toàn cầu. Tuy là được đăng ký như là “USNS ~ United States Naval Ships (Tàu Hải Quân Hoa Kỳ), các tàu này vẫn không hề trực thuộc Hải quân Mỹ. Chúng có những thủ thủ đoàn dân sự chứ không phải là các quân nhân hài quân.  44  Ngược lại thì tập đoàn  COSCO lại rất lớn và nằm dưới sự kiểm soát tuyệt đối của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quôc.
Hầu hết các tàu Sealift  Mỹ đều giữ trong tình trạng để dành phòng khi nên cũng cần thời gian để mới có thể hoạt động hũu hiệu. Trong lịch sử, National Defense Reserve Fleet ~ NDRF (Hạm đội Quốc phòng Dự phòng) đã từng phải cung cấp ứng chiến đến 600 tàu để đáp ứng nhu cầu hải vận trong thời chiến tranh Triều Tiên, trong các cuộc khủng hoảng Bá-linh, khủng hoảng Suez, rồi chiến tranh Việt Nam và vận chuyển than đốt sang châu Âu và gạo đến Ấn Độ. Ngoài những nhu cầu thật rỏ ràng này, “Hiện nay, NDRF gồm có [chỉ] 258 tàu … Ấy vậy, 85 chiếc thì không còn gì là hữu dụng về phương diện quân sự và được dự định sẽ bị bán như sắt vụn. Ngoài ra … 51 tàu khác thì lại bị liệt kê … như là dùng cho tiêu chuẩn bồi đấp (reimbursable basis). Bốn mươi mốt chiếc trong số này là các tàu hải quân đang chờ để phế thải. Các tàu này đang nằm tại Benicia (Suisun Bay), California; Beaumont (sông Neches River), Texas, và Fort Eustis (sông James River), Virginia, và tại các đầu cầu dành cho các tàu sẽ rời Mỹ”.  45
Như vậy, tựu chung thì hải đội dành cho quốc phòng của Mỹ, tức là số tàu bè của NDRF, bây giờ chỉ có 143 tàu, ít xa hơn nếu so với số 600 chiếc đã từng phải cần đến trong nhiều lần kể từ Thế chiến II và chỉ cở bằng với số 100 chiếc mà COSCO đang sử dụng chỉ riêng để giao thương với của Mỹ mà thôi.
Ngoài ra, khả năng của Mỹ để nhờ các công ty hàng hải tư nhân cũng rất là hạn chế. “Tàu viễn dương đăng kỳ tại Mỹ chỉ giữ một vai trò nhỏ nhoi cho nền giao thương quốc tế của nước mình. … [Nước] Mỹ chỉ đứng hàng thứ 26 về số lượng tàu bè [đăng kỳ tại Mỹ] và thứ 11 về tiêu chuẩn tổng số DWT (Dead Weight Tons ~ Tấn Hàng Nguyên Thủy). … Hoa Kỳ cũng xếp hạng thứ 13 về tàu chở dầu, thứ 9 về tàu chở dầu theo tiêu chuẩn DWT, thứ 8 về loại tàu chở thùng ‘container’ và thứ 6 về trọng lượng hàng DWT trong các thùng ‘container’. “Trong khi đó thì “khoảng 45% theo tiêu chuẩn Tấn Hàng Nguyên Thủy DWT đã cập bến Mỹ”, 46  mà đa số đều bởi các công ty ngoại quốc, và đặc biệt càng ngày càng nhiều là của Tàu cộng.
Tàu cộng dẫn đầu về cuộc cách mạng chở hàng bằng thùng ‘container’
Loại thùng sắt  20 và 40 ‘foot Anh’ đang ngày càng nâng cao khái niệm về năng xuất. Hầu hết thì đều có kích thước bằng xe vận tải và có khả năng đổi dùng từ đường bộ qua đường hỏa xa để được đưa xuống tàu chở đi. Loại thùng ‘container’ thì dễ xếp cất, dể đem đi mà còn cho phép chuyển được một số lượng hàng hóa lớn trong số các phương tiện tàu bè, hay toa xe lửa hoặc xe vận tải, nhưng chúng lại là một nan đề lớn lao về tiêu chuẩn an ninh. Ma túy, vũ khí và ngay cả người đều có thể dễ dàng được dấu kín trong đó mà loại thùng ‘container’ thì lại rất khó để kiểm tra. Loại tàu chở thùng ‘container’ hiện đại nhất thì lại có khả năng chuyên chở cho tới cả 5.200 loại thùng ‘container’ 20 ‘feet Anh’ (TEU) hay còn nhiều hơn nữa. Loại tàu này đòi hỏi phải có ít ra là từ 40 tới 46 ‘feet Anh’ độ sâu từ mặt nước tính xuống tới đáy tàu sau khì đã chất đầy hàng xong.
 Page-55-Image-26
Tàu của tập đoàn COSCO tại kinh Panama(Hình của Suzan Blake)
Để đón nhận được loại thương thuyền vĩ đại này thì các con kinh và bến cảng đều cần phải có ít nhất độ sâu là 50 ‘feet Anh’. Hiện chỉ có vỏn vẹn 5 trong số 15 hải cảng chuyên về loại thùng ‘container’ vào hàng đầu của Mỹ là Baltimore, Tacoma, Hampton Roads [Norfolk], Long Beach và Seattle mới có đủ đòi hỏi về độ nước sâu thiết yếu này. Ngoài ra thì chỉ có bờ biển phía Tây mới có sẳn được độ sâu thích hợp này tại các bến cảng của mình.
Mọi hải cảng đều cần phải cải thiện canh tân thiết bị hạ tầng như là cần cẩu, bãi chứa hàng và các hệ thống thông tin liên lạc, hầu giải quyết được khối lượng hàng hóa cứ được tăng gia chuyển vận đến từ các tàu chuyên chở thùng ‘container’. Và trên bộ thì cũng cần khả năng vận chuyển tăng gia đối với hệ thống hỏa xa cùng xe vận tải. “Nhiều hải cảng đã bắt đầu các công trình khuếch trương mở rộng để đón tiếp loại tàu này.”  47
Những dự án khuếch trương tại các hải cảng địa phương với trị giá hơn cả tỷ đô Mỹ đã rất là phổ biến khi các hải cảng Hoa Kỳ cạnh tranh nhau để dành loại tàu chở hàng thùng ‘container’ mới mà đa số là của tập đoàn COSCO do Bắc Kinh làm chủ và cái công ty phe đảng của Bắc Kinh là Orient Overseas Container Line (OOCL). Tuy việc dùng tiền đóng thuế của người dân khá là phổ biến, việc sử dụng hay đổi trao về các hải cảng quân sự củ thì lại được ráng che dấu qua các giao dịch hoán chuyển đất đai giữa các công ty vận chuyển với các công ty Tàu cộng mới được thành lập. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, các loại thỏa thuận từng được thu xếp một cách êm thấm đó đều đầy dẫy ở Long Beach, Oakland, Charleston, New York và Newport.
Hải vận dùng loại thùng ‘container’ trên toàn thế giới đã tăng gia tới 15% mỗi năm kể từ năm 1993 đến năm 1997 nhờ bắt đầu sử dụng loại tàu lớn chuyên chở được hơn cả 4.000 thùng ‘container’ cở 20 ‘foot Anh’.
Những ai đã đóng loại tàu này? Chỉ riêng Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã cung cấp cho tới một phần ba của chúng. Trung Quốc thì đứng mãi hàng thứ ba ở dưới, nhưng Hoa Kỳ thì lại chỉ xếp được vào hàng thứ 14, chỉ sản xuất ít oi độ 1% trong tổng số trọng tải của tàu thuyền từng được đóng. Vào cuối tháng 9 năm 2000, tờWashington Times có phát giác ra được một đề nghị từ Ngũ-giác-đài của Clinton để cho phép đóng các tàu quân sự loại hổ trợ của Mỹ ở ngoại quốc. Chỉ sau khi bị Quốc hội Mỹ phản đối thì Đô đốc Craig Quigley mới tuyên bố là Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen của Clinton đã từng “cương quyết không” ủng hộ đề nghị này.
Các công ty đóng tàu chở hàng tại Mỹ thì nay chỉ còn lại National Steel ở San Diego và Avondale Industries ở New Orleans. Còn số công ty đóng tàu quân sự của Mỹ đã thu gọn lại từ con số 21 trong những năm 1980 thì nay chỉ còn có 6 bải đóng loại tàu này vào năm 2000.
Các tàu thuyền đăng ký hay được đóng ở ngoại quốc vẫn cứ đến cập các bến Mỹ, chiếm tới 42% trị giá thương vụ về hải vận Mỹ bên bờ biển phía Tây và tới 38% bên bờ biển phía Đông, cũng như là tới 18% ở vùng Vịnh trong năm 1997.  48 Tập đoàn COSCO đã dẫn đầu trong lực lượng thương thuyền ngoại quốc này.
Tuy các hải cảng Long Beach và Los Angeles thống trị thương vụ bên Bờ Tây, nhưng các hải lộ tiếp giáp với các hải cảng Vancouver, B.C., Seattle và Tacoma thì đều cũng là những phương tiện chiến lược cho tàu ngầm và hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ hầu có thể hoạt động ven vùng Thái Bình dương. Hải cảng New York / New Jersey thì dẫn đầu bên bờ biển phía Đông, cả về trị giá khối lượng hàng hóa ( 68 tỷ đô Mỹ) và về trọng lượng (1 triệu 7 T.E.U.) trong năm 1997, nhưng Charleston và Norfolk cũng là những hải cảng lớn chuyên về loại thùng ‘container’. Các hải cảng vùng Vịnh là Houston và New Orleans thì từng đón nhận những lượng lớn hàng hóa và dầu thô nên đã khiến chúng thành hai hải cảng hàng đầu của Mỹ về tiêu chuẩn tổng trọng tải.
Vai trò của tập đoàn COSCO trong chiến lược hải vận của Tàu cộng
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy tập đoàn COSCO hiện đang có nhiệm vụ vượt trên và xa hơn vai trò của nó trong việc buốn bán. Nó có thể là “cánh tay hải quân” ẩn dạng của Quân đội Giải phóng Nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Như đã nêu ở trên, chính phủ Trung cộng đã gọi “các tàu hang của COSCO như là các ‘zhanjian’,tức là chiến hạm mà lại còn khoe khoang là mọi công nhân của COSCO đang và sẽ “sẵn sàng chiến đấu trong thế kỷ tới”, chiếu theo các tác giả của sách Year of the Rat ~ NămTý. “Có một sự đồng thuận trong giới chuyên gia quân sự là Trung cộng đang cố ưu tiên phát triển hai lĩnh vực quân sự: chương trình hỏa tiễn và lực lượng hải quân của mình. Tập đoàn COSCO là thiết yếu cho chương trình hải quân của họ”.
Trung cộng có vẻ như đang chuẩn bị để thách đố Hải quân Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, không chỉ trong khu vực riêng của họ ở Biển Đông và Biển Nam Trung Hoa, nhưng họ cũng đang bắt đầu triển khai sức mạnh vượt xa tới cả Phi-luật-tân, Indonesia và quần đảo Marshall ở vùng biển khơi Thái-bình dương. Tuy nhiên, con số 600 trăm thương thuyền của COSCO thì vẫn chưa lộ dạng như là những đơn vị tham chiến quan trọng. Chúng chỉ đang đãm nhiệm các vai trò khác trong chiến lược hải quân với tập đoàn COSCO chính là lực lượng hải quân tiền phương đang được triển khai của Trung cộng trên toàn cầu.
Chiến lược hải quân của Trung cộng dành cho tập đoàn COSCO có thể được mô tả như sau: Một số tàu thuyền có thể bố trí để có thể thành sàn đặt súng, hỏa tiễn tầm xa hay hỏa tiễn tầm ngắn cũng như các thùng chứa ‘container’ có khả năng chuyển lậu  vũ khí hạch tâm, sinh hóa vào nội địa của các quốc gia địch thủ. Các thương thuyền này có thể phục vụ như là những căn cứ lưu động trong một trận chiến ‘cyberwar’ dùng máy điện toán để hủy diệt cơ sở của nhau như đã từng được phân tích rất nhiều như là một khía cạnh của cuộc Cách Mạng Về Quân Sự (Revolution in Military Affairs) của Trung cộng.
Các tàu của tập đoàn COSCO được trang bị sẳn sàng và đầy đủ để có thể cung cấp tin tình báo về tất cả các hải cảng chính của Mỹ.
Richard Delgaudio, trong quyển Perils in Panama ~Thảm họa tại Panama, đã tiết lộ là Đô đốc Thomas Moorer từng thuyết trình cho thấy bằng cách nào tập đoàn COSCO có thể bí mật bố trí các hỏa tiễn hạch tâm tầm trung tại các hải cảng của Li Ka-Shing ở Panama để có thể đe dọa được hơn cả 100 thành phố Mỹ.
Tập đoàn COSCO quả thực có thể được xem như là một lực lượng viễn chinh tiền phương để triển khai quyền lực đến với những vùng rất xa Trung Hoa lục địa, dù đang có hay không có súng hay hỏa tiễn sẳn sàng trên sàn tàu của chúng.
Hải quân Mỹ thì chủ trương các lực lượng của họ phải “nằm ngoài biển, tự đủ và tự lo (self-contained and self-sustaining) … tương đối không bị giới hạn bởi các đòi hỏi hay hạn chế bởi hạ tầng cơ sở của từng khu vực. Hơn nữa, lực lượng hải quân có thể tận dụng được sự tự do điều động và phối trí mà biển cả rộng mênh mong cho phép … [hơn nữa, Hải quân Mỹ còn tiếp tục]
Đặc tính di động và khả năng thích ứng
“Lực lượng hải quân có thể hoạt động bất cứ nơi nào trên các đại dương, mà không hề bị những quy tắc về ngoại giao kiềm chế. Như vậy, chúng có một khả năng vô địch để có thể liên tục tấn công, để phản ứng với các trường hợp bất tiên liệu trước … và giúp chuẩn bị cho các lực lượng bộ binh và không quân đến sau …
Sự hiện diện công khai
“Tàu bè có thể cố ý lộ liễu mà đặc biệt cũng có thể rất khó bị phát giác. Trong thời bình … thì sự hiện diện khả thị  … [có] nghĩa là đang được quan tâm, sẵn sàng và có khả năng đáp ứng nếu khủng hoảng bắt đầu xẩy ra. Cũng chính những con tàu đó, mà đang san sát nhau ở chân trời, ở xa hơn chút xíu thôi, hay cũng có thể ở những nơi và trong những hoàn cảnh không ai ngờ trước được, lại có thể được sử dụng khi cần thiết trong một cuộc khủng hoảng hay chiến tranh. Với khả năng có thể tụ hợp lại với nhau, lực lượng hải quân có thể được điều chỉnh hoặc thu xếp lớn hay nhỏ theo ý muốn, ngỏ hầu khiến làm tăng hay giảm áp lực … tùy … quyết định của cấp lãnh đạo … cam kết, và tham gia hoặc đứng ngoài một cách dễ dàng hơn nhiều nếu so với lực lượng bộ binh … đặc tính hấp dẫn trường kỳ về sức mạnh của hải quân là khả năng linh động đưa đến do những đặc điểm và đặc tính nội tại. Việc đầu tư vào Hải quân và Thủy quân Lục chiến thì cũng như là gởi tiền trong ngân hàng mà thôi. Chúng ta không cần phải biết đích xác làm thế nào và nơi nào mà chúng ta sẽ sử dụng nguồn tài nguyên này để mới  nhận chân ra được giá trị của nó – thực sự giá trị của nó còn lớn hơn nhiều nhờ khả năng sẽ có thể thích ứng hầu như bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào. Đặc tính của lực lượng viễn chinh của chúng ta là di động, thích ứng, lúc thì hiển thị, lúc thì không, cùng khả năng phối hợp hay độc lập … quả thật đúng là một lực lượng đặc biệt có giá trị và hữu ích. Bước vào thế kỷ mới này, các cuộc cách mạng về kỹ thuật học, thông tin, khả năng tấn công trước và viễn thông liên lạc vẫn cứ liên tục xẩy ra một cách nhanh chóng … có dính líu tới sức mạnh của hải quân. Các khả năng về liên lạc truyền thông … đã tăng lên cấp kỳ. Các khả năng giải quyết về tin tức nhận được cũng đã tăng gia theo đó. Các hệ thống cảm nhận ‘sensor’ và theo dõi thì cung cấp cho các lực lượng trên tàu những tin tức và hiểu biết về môi trường chung quanh tương đương như là các lực lượng bộ binh vẫn có được”.  49
Tập đoàn COSCO đang có một đội thương thuyền rộng lớn mà rất sẽ hữu dụng trong những trường hợp điển hình về ứng dụng sức mạnh trên biển. Nó cũng còn có các phương tiện hải quân bổ sung thuộc sở hữu của các đồng minh rất có nhiều thế lực tại  các hải cảng và trong giới vận tải hàng hải. Trong số đó thì có công ty Orient Overseas Container Line (OOCL) của hai gia đình Li Ka-Shing và Tùng.
Các lực lượng trừ bị của COSCO: những tay bạn khác trong giới buôn bán với Hải Quân
Tập đoàn COSCO không chỉ đơn phương giao thương. Chúng lại cũng có một số bạn bè mà rất là đáng ngạc nhiên, đang phụ giúp trên mạng lưới toàn cầu của chúng, như một tỷ phú Trung hoa đang làm ăn buôn bán tại khắp các hải cảng trên toàn thế giới, như các cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ và một công ty “ma” chuyên về thùng ‘container’ từng được tại ngoại hầu tra nhờ tiền đóng cọc của của giới giang hồ Tàu và có lẽ của luôn Đảng Cộng sản Trung Quốc.
‘Tỷ Phú Đỏ’ Li Ka-Shing
Trong tác phẫm Perils in Panama  (Các Thảm họa tại Panama) và trong buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ, Chủ tịch của USIC là Richard Delgaudio đã trình bày trong chi tiết sự nghiệp cùng các sinh hoạt  của Li Ka-Shing.
Một ông vua về sản xuất bông hoa giả bằng nhựa, vào năm 30 tuổi, Li đã gặp được Y.K. Pao, một chủ ngân hàng Hồng Kông mà đã giới thiệu y cho một chủ nhân một ngân hàng khác là Michael Sandberg. Lúc đó, Sandberg đang tìm một người Tàu có guanxi (có thế lực) tốt nhất đối với các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh. Li chỉ là người tới đúng lúc và đúng nơi mà thôi. Sandberg đã giúp Li mua được với một giá hời số 22% cổ phần của một hong (công ty) do người Anh sở hữu là Hutchison Whampoa. Ngày nay, nhờ các của cải rải rác trên toàn thế giới về hải cảng, về nguồn nước, về năng lượng, về liên lạc viễn thông, Li Ka-Shing là một trong những người giàu nhất thế giới. Là người đứng đầu của công ty Hutchison Whampoa, Li sở hữu và điều hành các hải cảng có tính cách chiến lược ở cả hai đầu của kinh đào Panama.
Đến cuối năm 1999, một bản “đánh giá về tình báo” bí mật do Trung tâm Liên Tình báo của Bộ chỉ huy phía Nam của quân đội Mỹ có cho biết, “Li Ka-Shing, chủ công ty Hutchison Whampoa, có quan hệ kinh doanh rộng lớn ở Bắc Kinh và bị bắt buộc, vì những lý do về tài chính, phải cần duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh … Các tiện nghi để chuyển loại thùng ‘container’ của công ty Hutchison tại kinh Panama, cũng như ở Bahamas, có thể cung cấp một đường dây chuyển những lô hàng bất hợp pháp về kỹ thuật học hay các mặt hàng bị cấm từ phương Tây về Trung cộng, hoặc chuyển vũ khí cùng các mặt hàng bị cấm khác vào đất liền của Mỹ”.
Li Ka-Shing có một mối quan hệ lâu dài với chế độ độc tài cộng sản đẫm máu của Trung Cộng, khởi đầu từ những năm 1970 với Đặng Tiểu Bình. Báo Nikkei Weekly có tường thuật là Li Ka-Shing “quy đầu theo phe thân Trung cộng vào cuối năm 1980″ và “bắt đầu thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với gia đình của Đặng Tiểu Bình bằng cách giúp đở các công ty Tàu của quân đội Trung cộng …”. Li Ka-Shing công khai chia buồn cái chết của Đặng Tiểu Bình ngay một ngày sau khi y chết. 50  Cùng lúc đó, một “nhóm nhỏ đã tổ chức một cuộc biểu tình chống Đặng Tiểu Bình”. Một người biểu tình đã lên tiếng hỏi “tại sao người ta thương tiếc y ngày hôm nay, và không chịu nhớ” là chính Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho quân đội tàn sát những người biểu tình ôn hòa tại Thiên An Môn. 51
Trong cuốn tiểu sử Li Ka-Shing: Hong Kong’s Elusive Billionaire (Li Ka-Shing: Tỷ phú kín đáo của Hồng Kông) của Anthony B. Chan thì ta đọc được rất nhiều về các mối quan hệ mật thiết giữa Li và Trung cộng. Ngày 28 Tháng 4 năm 1992, Li đã nhận được văn bằng danh dự của  Đại học Bắc Kinh của Tàu Cộng. Tay ban thưởng danh dự này cho Li đã không ai khác hơn là Giang Trạch Dân, tên độc tài hiện nay của Trung cộng. Ông Chan đã cho biết, việc này nay “công khai hóa những gì mà trong chốn riêng tư,  các nhà quan sát  theo dõi Tàu cộng từ lâu nay đã biết rồi, rằng ngay Bắc Kinh cũng có khả năng để yêu quý tay tư bản từng được tôn kính nhất ở Hồng Kông” (Li Ka-Shing, trang 1). Báo The Financial Times thì lại tường trình (số ngày 13 tháng 3 năm 1998): Li Ka-Shing có trưng một chân dung của nhà lãnh đạo  Trung cộng là Giang Trạch Dân  ngay trong văn phòng của y.
Bọn cộng sản luôn luôn có thể tin cậy vào Li vì ngay  vào năm 1989, “Y đã không bao giờ thấy đau buồn về [vụ thảm sát ở] Thiên An Môn … hoặc đã nghiêm khắc chỉ trích Bắc Kinh về các hành động của chúng. Như sau này, Li đã giải thích: “Tất nhiên là tôi buồn [bởi vụ thảm sát Thiên An Môn]. Nhưng vì là một người Tàu, Trung Quốc là quê hương của tôi. Cho bất kỳ những gì đã xảy ra, tôi vẫn sẵn sàng đóng góp cho tương lai của đất nước tôi”. (Li Ka-Shing, trang 5) Tương tự như vậy, khi du khách đến Đại học Shantou thì sẽ được cho trình chiếu xem một ‘video’ cho thấy Li Ka-Shing tuyên bố, “Mục đích thực sự duy nhất của tôi là đóng góp những gì tôi có thể làm … cho quê hương của tôi. Đó chính là mục đích cuộc sống tôi”.  52
Li cũng đã là “một người bạn thân thiết của Tướng Ji Shengde, cựu Giám đốc Quân báo của quân đội Trung cộng … và hiện vẫn rất thân thiện với Tướng Xiong Guangkai … tay chỉ huy Ji”, theo nhà báo Peter Zhang. Li Ka-Shing đã từng được vinh danh là một công dân của Trung Cộng ở Sán Đầu, Quảng Châu, Thâm Quyến, Nam Hải, Phật Sơn, Giang Môn và Triều Châu.
Đế quốc hải vận toàn cầu rộng lớn của Li Ka-Shing cũng cần phải được nghiên cứu và phân tích kỷ càng vì sự liên hệ mật thiết của y với tập đoàn trong tư cách là Cố vấn Cao cấp Danh dự.  Trang nhà trên Liên Mạng của COSCO tại Bắc Kinh cho biết: “Ông Li là một trong những doanh nhân danh tiếng nhất tại Hồng Kông; vốn là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Cheung Kong Holdings và Hutchison Whampoa, Ltd, Hồng Kông, thì ngài không cần phải được giới thiệu thim [sic] gì nữa”.
“Ông Li là một trong những doanh nhân danh tiếng nhất tại Hồng Kông; vốn là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Cheung Kong Holdings và Hutchison Whampoa, Ltd, Hồng Kông, thì ngài không cần phải được giới thiệu thim [sic] gì nữa”.
Chuyên gia quân sự về Trung cộng là William Triplett, đồng tác giả của tác phẩmRed Dragon Rising thì mô tả Ka-Shing như là “ngân hàng” của quân đội Trung cộng. Công ty Rand, U.S. Bureau of Export Affairs (Cục Dịch Vụ Xuất Cảng) và Tòa Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, đều cùng từng đã báo cáo là Li Ka-Shing và các công ty của y chỉ nhằm phục vụ quân đội Trung cộng như là những nguồn tài trợ cũng như là để đánh cắp các kỹ thuật tân tiến cho chúng.  53
Li Ka-Shing là một nhà đầu tư quan trọng của China International Trust and Investment Corporation ~ CITIC. Cả Tòa Bạch Ốc vào năm 1994 lẫn Công ty Rand vào năm 1997 đều đã tiết lộ vai trò Li Ka-Shing trong tập đoàn CITIC này. Như Charles Smith đã viết trên tờ WorldNetDaily: “Theo hồ sơ năm 1994 của Tòa Bạch Ốc, Li Ka-Shing là một ‘thành viên của ban quản trị của China International Trust and Investment Corporation ~ CITIC’”. Ngân hàng CITIC còn quan trọng hơn là bề ngoài của nó cho thấy. Báo cáo của Rand đã cho biết: “CITIC không liên hệ kinh doanh với, hay cũng không hỗ trợ hậu cần cho quân đội Trung cộng và các công ty về kỹ nghệ quốc phòng như Poly (Technologies)”. Poly Technologies, Ltd chính là cánh tay thương mại nối dài chính yếu của Chi cục Quân nhu Quân Cụ của Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung cộng.
Vẫn theo Công ty Rand, CITIC “đã bị nhận dạng ra là thuộc quân đội Trung cộng do hậu quả của vụ tai tiếng liên hệ đến (Giám đốc của PolyTechnologies ) Wang Jun và đến chuyến viếng thăm Tòa Bạch Ốc vào ngày 6 tháng 2  năm 1996 của y”.
Các đầu tư có tính cách chiến lược của Li Ka-Shing
Cũng theo hồ sơ năm 1994 từng được cung cấp cho các thành viên trong một phái đoàn giao thương, Li có “những mối quan hệ đáng kể về kinh tế và chính trị với Trung cộng”, kể cả các vụ đầu tư vào một “nhà máy điện, một dự án xây dựng đường xa lộ và một đóng góp lớn cho Đại học Shantou”.  54
Năm 1997, theo Charles Smith thì bản báo cáo bí mật của công ty Rand về đề tài “kỹ nghệ quốc phòng Trung cộng” cũng tiết lộ ra các mối liên hệ trực tiếp của Li Ka-Shing với quân đội Trung cộng. “Tập đoàn Hutchison Whampoa của Hồng Kông, bị kiểm soát bởi tỷ phú Hong Kong là Li Ka-Shing, cũng đang thảo luận để ký các hợp đồng về liên lạc vô tuyến cho quân đội Trung cộng, mà theo đó, sẽ được xúc tiến chiếu theo các quyền lợi cổ phần do y sở hữu trong công ty do Poly-Technologies sở hữu là Yangpu Land Development Company (của quân đội Trung cộng)”.
“Li thật sự không phải là một nhà đầu tư bình thường. Cũng như chủ nghĩa đế quốc Anh đã từng bám theo sau hình thức thương mại, quân báo của Trung cộng vẫn cứ luôn luôn bám theo sau Li”, phóng viên Úc Peter Zhang đã từng viết rỏ ràng như vậy.  55
Trong việc truy tìm của chính tác giả về thị trường tài chánh chứng khoán thì đã thấy Li Ka-Shing, cùng gia đình và các công ty của y đang đầu tư sâu đậm vào các cơ cấu hạ tầng cơ sở khắp năm châu, nào là Liên Mạng Internet, liên lạc viễn thông, điện thoại, hệ thống đường dây cáp, điện lực, nguồn nước, các hải cảng,  xăng dầu, các nhà máy điện và dường như là bất cứ thứ gì mà số bạn bè của y ở Bắc Kinh muốn. Trong một ví dụ, Li là một cộng sự chính trong Global Crossing, một công ty chuyên đặt loại dây cáp ‘fiberoptic’ xuyên biển Thái Bình Dương hầu nối liền Hồng Kông với Mỹ. “Những đường ống lớn nhất có được trên toàn thế giới”.  56  Li quả đã trực tiếp dính líu tới những công trình kiến trúc về hạ tầng cơ sở tối yếu cho sự sống còn của cả thế giới hiện đại.
Các học thuyết về quân sự mới của Trung cộng, được gọi là một Cuộc Cách mạng về Quân sự vụ (Revolution in Military Affairs ~ RMA), chủ trương một cuộc chiến tranh về tin học trên Liên Mạng Internet cùng các hệ thống liên lạc viễn thông. Chính sách được Trung cộng ưu đãi này hầu nhắm vào yếu điểm của những cơ sở hạ tầng quả rất là đáng lo ngại, khi ta để ý đến khả năng sử dụng các gián điệp hầu khai thác Li Ka-Shing trong các ngành kỹ nghệ chiến lược và tại các địa điểm trên toàn cầu. Một chính sách về tình báo nếu mà thật sự thận trọng thì đúng ra đã phải theo dõi sát sao tình trạng này.
Với tư cách là một thành viên cao cấp trong ban cố vấn của COSCO, Li Ka-Shing đã thu xếp để toàn bộ đế quốc hải vận của y chủ yếu được tập trung ở các tiện nghi hải cảng mà COSCO sẽ khai thác đều nằm được bên ngoài Hoa Kỳ. Công ty bất động sản chính yếu của y là Cheung Kong thì lại sở hữu một tiện nghi hải vận bổ sung là công ty Hutchison Port Holdings Ltd  ~ HPH. Công ty này làm chủ đến cả 18 hải cảng quan trọng trên thế giới (chỉ riêng tại Anh quốc thì cũng có tới bốn nơi) và tám chi nhánh khác. Ngay gần đây thì các công ty của Li đã đảm trách cho tới cả 10% của tổng số hàng hóa hải vận trên toàn thế giới. Khi nhận được lệnh từ Bắc Kinh thì Li có khả năng làm tê liệt một phần lớn của nền kinh tế thế giới.
Công ty Hong Kong International Holdings (HIT) đang khai thác các bến chuyên về ‘container’ số 4, 6 và 7 ở Hồng Kông và, thông qua việc liên doanh với COSCO, luôn cả bến số 8 bên hướng Đông. Năm 1996, HIT đã được đề nghị toàn quyền phát triển và khai thác hai bến cảng ‘container’ ở khu vực Container Terminal số 9. Ngoài ra thì HPH còn sở hữu ba bến cảng ‘container’ chưa hoàn tất khác ở Hồng Kông.
HPH cũng đang lo thương lượng các tiện nghi hải cảng ở kinh Suez, cũng sở hữu những bến cảng ở Frazer tại Vancouver, và cũng có nhiều cổ phần trong các công ty vận tải ‘container’ khác.
Các tiện nghi chuyên về ‘container’ trên khắp toàn cầu do Li Ka-Shing sở hữu thì gồm có: Freeport Container Port, Bahamas; Panama Ports Company, Balboa và Christobal; Port of Felixstowe, Harwich International Port và Thamesport tại Anh quốc; Europe Combined Terminals, Rotterdam; Port Said, Ai-cập; Jakarta International Container Terminals, Jakarta’s Koja Container Terminal; Myanmar International Terminals (Miến-điện); Thilawa, Yangon.
Thật vậy, công ty Hutchison Whampoa của Li là công ty duy nhất mà Trung Cộng tin tưởng để giao phó khai thác quản trị mọi hải cảng của chúng, chiếm hầu như toàn bộ hải thương trên biển Nam của Trung Quốc. Li Ka-Shing cũng phụ trách điều hành các tiện nghi hải cảng ở Thượng Hải, Yantian, Thẩm Quyến, Nam Hải, Giang Môn, Chu Hải (Jiuzhou), Sán Đầu, Hạ Môn, Chu Hải (Gaolan), Hồng Kông và Nigbo.
Joe Studwell từng viết trong Journal of Commerce (Tạp chí Thương mại)  là “mối quan hệ nồng thấm” giữa công ty Hutchison Whampoa với Trung cộng  là “sát chặt như môi với răng”.
Một tay cựu Ngoại trưởng: Alexander Haig
Chiếu theo trang trên Liên Mạng của COSCO Bắc Kinh trong tuần đầu tiên của tháng 6 năm 2000 thì Li đang làm việc với Tướng về hưu Alexander M. Haig, Jr trong tư cách cố vấn cho COSCO. Alexander Haig, cựu tư lệnh Lực lượng NATO, cựu Ngoại trưởng,  Tham mưu trưởng của Tổng Thống, đã từng là một “cố vấn danh dự cao cấp về vấn đề quốc nội cùng quốc ngoại” có ăn lương của COSCO. Haig đã ra tay vận động hành lang để dành được cho Tàu cộng căn cứ Naval Station tại Long Beach.
Haig, chủ nhân của công ty Worldwide Associates làm cố vấn cho United Technologies, một nhà sản xuất máy phi cơ phản lực, máy điều hòa không khí và thang máy. Công ty này đã kiếm được cả hàng tỷ đô Mỹ với 17 chương trình hợp doanh tại Trung Quốc. Nó làm ta nhớ lại vụ thương hiệu độc quyền của Armand Hammer ở Liên Xô về mặt hàng bút chì, chất ‘asbestos’, hóa chất, tác phẩm nghệ thuật, ngân hàng, thuốc men và dầu đốt. Hammer đã từng là một điệp viên bí mật của Liên Xô. Bọn Tàu cộng đã có khả năng ảnh hưởng sâu đậm đến mức nào vào cuộc sống của Alexander Haig, kẻ từng dám nhanh chân tuyên bố: “Tôi nay đãm trách nhiệm vụ (Tổng Thống)” nhân sau vụ mưu sát Ronald Reagan?
Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, Haig chỉ là một trong sáu, vâng, đúng, sáu cựu Ngoại Trưởng (Henry Kissinger, George Shultz, Warren Christopher, Lawrence Eagleburger và Cyrus Vance) mà đã từng công khai hỗ trợ chuẩn chấp quy chế Permanent Normal Trade Relations ~ PNTR (Quan hệ Thương mại bình thường Liên tục với Trung cộng), bất kể các thành tích về bắt giữ con tin, về gián điệp hạch tâm, về nhân quyền hay mua bán vũ khí. Bernstein và Munro đã rỏ ràng không hề ngần ngại chút gì khi viết là: “Kissinger và Haig quả đúng là hai tên thi hành lộ liễu nhất cái chính sách thương mại tham nhũng này, và cũng là các tên mù quáng táng tận lương tâm nhất chạy theo đường lối của cái đảng ở Bắc Kinh”.
Cái công ty nho nhỏ núp bóng tập đoàn COSCO
Theo tin tức của Cảnh sát Hoàng gia Gia-nã-đại (Royal Canadian Mounted Police) thì  Li Ka-Shing liên hệ mật thiết với Tung Chee-Hwa, tay Chủ tịch Hành Pháp (Chief Executive) do Bắc Kinh bổ nhiệm để phụ trách về Hồng Kông, kẻ mà cũng có  liên doanh trong nhiều thương vụ với công ty gia đình của tên Tùng là Orient Overseas Container Line (OOCL).
Công ty Orient Overseas (International) Ltd ~ OOIL có số cổ phần đến cả 23% trong Thương Xá Oriental Plaza  trị giá đến 1 tỷ 8 đô Mỹ tại Bắc Kinh. Công ty OOCL của dòng họ Tùng thì lại được hậu thuẩn bởi Richard Li (công ty Pacific Century) và Li Ka-Shing (công ty Hutchison).
Đám anh em dòng họ Tùng tại Hồng Kông đã rất thành công trên thương trường và có nhiều liên hệ chính trị với Bắc Kinh mà đã từng mang lại rất nhiều lợi lộc . Tên em là C.C. Tùng, nguyên là chủ tịch của công ty OOCL mãi từ năm 1996, lại đã là một thành viên trong cả hai ban cố vấn của tập đoàn COSCO và công ty kinh đào Panama Canal. Tay anh trai là Tung Chee-Hwa thì lại đã từng được cứu thoát khỏi phải khai phá sản bởi Bắc Kinh và Li Ka-Shing, và là Giám đốc Điều hành của công ty Orient Overseas cho đến khi y được chọn bởi Bắc Kinh để phụ trách Hong Kong với tư cách là Chủ tịch Hành Pháp sau khi Cộng sản dành lại được nhượng địa này vào tháng 7 năm 1997.
Tuy tay Tùng nắm một vai trò cao cấp, nhưng chính một người đàn ông tên là Henry Fok mới có thể thực sự là “tổ sư bù nhìn ở Hồng Kông”. Năm 1986, khi doanh nghiệp hải vận OOCL của Tung Chee-Hwa đang trên bờ vực sẽ phải phá sản vì mắc nợ cho tới 2 tỷ 7 đô Mỹ thì các giới chức Trung cộng đã chịu chi ra 120 triệu đô Mỹ để giúp công ty này tiếp tục tồn tại. Chúng đã tái thu xếp số nợ 16 tỷ đô Mỹ và công bố chấp nhận sở hữu tới 1 tỷ đô Mỹ cổ phần. Chỉ là một trò đùa chơi vui về kế toán mà thôi. Bộ Tư pháp đã có ghi nhận Fok là đảng viên của Bang hội Mafia Tàu mà cũng là một thương gia Hồng Kông có rất nhiều là quan hệ sâu rộng với Trung cộng. Rất nhiều người đã từng biết là chính Henry Fok đã từng thu xếp giữa Li Ka-Shing và tập đoàn COSCO của Quân đội Nhân dân Giải Phóng những món nợ ‘bridge loans’ để giúp công ty Orient Overseas không phải dẹp tiệm. Fok là một tên từng hoạt động trong nhiều thập niên trợ giúp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trong cuộc chiến Triều Tiên. 57  “Nhiều hỗ trợ thêm cho Tùng đã đến từ Bắc Kinh qua sự môi giới của Li Ka-Shing, người mà cũng đã từng giúp cứu tử công ty Orient Overseas”.  58
Theo báo Far Eastern Economic Review (Tạp chí Kinh tế Viễn Đông), Fok và các đồng nghiệp Tàu cộng vẫn tiếp tục đầu tư mãi hai năm sau đó, “giúp chúng nắm giữ được một vị trí then chốt  trong tiến trình tái tổ chức lại cái đế quốc họ Tùng”. Lợi dụng sở hữu được cổ phần công ty Orient Overseas International, chúng đã giúp được cho tên Tùng mua lại cổ phần rất là nhanh. Vào năm 1987 thì tài sản của Tùng chỉ là “vụn vặt không đáng kể”.  Một tiện nghi dịch vụ được gọi là Tùng Holdings Trust (THT) thì lại sở hữu cho tới 65% của cái công ty mà lại đang sở hữu cho tới 74.6% vốn của công ty Orient Overseas International. Fok bèn mua lại 27.48% của THT trong năm 1989. Tới năm 1991 thì Tùng lại mượn được tiền ở đâu đó để mua lại 23% cổ phần của Fok. Vào năm 1992, các khoản nợ bèn được chuyển thành cổ phiếu của Tùng trong công ty Orient Overseas. Đến năm 1996 thì Tùng đã nắm lại được cho tới cả 57.6% trị giá của một công ty mà nay đã thành rất ư là lợi lộc. Dĩ nhiên là hai anh em họ Tùng đã phải rất ư là mang ơn  những người bạn hào phóng theo kiểu đó mà thôi.
Một nguồn tin rất đáng tin cậy (nhưng khi thảo luận về Fok thì lại yêu cầu được dấu tên) có cho biết: “Henry Fok có thể dể dàng trở thành nhà lãnh đạo của Hồng Kông nếu chỉ yêu cầu Trung Quốc như vậy. Nhưng Fok dường như đã kết luận rằng y sẽ có thể vẫn nắm giữ được toàn quyền lực như mình muốn qua trung gian tay đàn em của mình là Tung Chee-Hwa, trong khi vẫn nằm trong bóng tối như y vẫn từng chủ trương lâu nay”.  59
Sau khi thu xếp để bảo đãm về tài chính và năm chắc được lòng trung thành của y thì Bắc Kinh bèn bổ nhiệm Tung Chee-Hwa trong chức vị Chủ Tịch Hành Pháp Hồng Kông và tay anh trai là C.C. Tùng thì nay đãm nhiệm công ty OOCL vào tháng 10 năm 1996. 60
Vào cuối tháng sáu năm 2000 thì tờ South China Morning Post đưa tin là bọn lãnh đạo Trung cộng tại Bắc Kinh “đã nói với một nhóm khách quý từ Hồng Kông là họ cần ủng hộ viên Chủ tịch Hành pháp Hồng Kông Tung Chee-Hwa thêm cho một nhiệm kỳ thứ hai nếu muốn được thuận lợi trong việc kinh doanh”.  Tay sở hữu số cổ phần lớn nhất của tờ báo là Robert Kuok đã phàn nàn là phóng viên Willy Lam đã không chịu đánh giá cao “những biểu hiện của lòng ái quốc với đất mẹ”. 61 Trong một bản tin của Reuters vào ngày 11 tháng 11 năm 2000 thì Chủ tịch Nhà Nước Trung cộng Giang Trạch Dân “đã giận dữ tố cáo là các phóng viên [Lâm] sao mà dám nêu lên vấn đề liệu Tùng có phải chăng đã là “vị hoàng đế ‘được lựa chọn’ để phục vụ thêm 5 năm nữa hay không”. Sau khi bị cất chức chủ biên thì Lâm bèn quyết định từ nhiệm. 62
Công ty OOCL sau khi được Bắc Kinh bơm hơi hồi sinh, đã khoe khoang  tại trang nhà trên Liên Mạng của chúng  là nay đã trở lại thành “một trong những doanh nghiệp quốc tế lớn nhất thế giới chuyên về hải vận loại thùng hàng ‘container’”. Tới năm 2000 thì  OOCL đã có tới 13 văn phòng và hiện diện kinh doanh khắp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như là với 160 văn phòng đại diện tại 50 quốc gia khác. Với 21 chi nhánh tại Trung Quốc, công ty OOCL “bao trùm hoàn toàn mọi tỉnh và trung tâm thương mại lớn” ở đó. Các bến chính của tập đoàn OOCL nằm tại 13 hải cảng Tàu ở Đại Liên, Phúc Thanh, Phúc Châu, Hoàng Phố, Ninh Ba, Thanh Đảo, Thượng Hải, Sán Đầu, Shekou, Thái Bình, Hạ Môn, Xingang và Yantian. Chính tay Li Ka-Shing hiện đang sử dụng rất nhiều các hải cảng đó, gồm cả những nơi mà tập đoàn OOCL của Tùng cũng đang sở hữu là Shanghai, Yantian, Sán Đầu, Hạ Môn và Nigbo.
Tại Hoa Kỳ thì công ty OOCL cũng đang cùng sử dụng chung rất nhiều hải cảng với tập đoàn COSCO. Trụ sở chính của OOCL tại Mỹ là ở tại Pleasanton CA, trong khu vịnh San Francisco Bay. OOCL có những văn phòng dịch vụ tại các thành phố ven biển như Boston, Charleston, Houston, Long Beach, New York, Seattle và Vancouver, BC cũng như tại Panama. Ngoài các thương vụ được cung cấp tại các thành phố mà mình có văn phòng thì các thương tuyền của OOCL cũng đang vận chuyển hàng hóa đến Savannah, Norfolk, Miami, Los Angeles và Oakland.
Công ty OOCL sở hữu bến cảng Long Beach Container Terminal tại các trụ số 6 đến số 10 thuộc Pier F ở Long Beach, cũng như là Global Terminal (Trạm Quốc Tế) ở New Jersey, hay Howland Hook trên đảo Staten, New York cũng như là các bến tàu Deltaport và Vanterm trên đường Stewart St. và Roberts Bank ở Vancouver, BC.
Công ty OOCL tuyên bố doanh thu của mình tại Vancouver và New York – New Jersey đã đặc biệt rất là thành công trong năm 2000. Trạm Long Beach của chúng đã từng được cả hai lần nêu tên như là “Trạm cảng ‘Container’ Vô địch ở Bắc Mỹ”. Với các mối quan hệ thân cận của công ty Orient Overseas với Bắc Kinh, thì chắc chắn là các cơ quan tình báo Mỹ nào cũng cần phải theo dõi chặt chẽ hãng OOCL mà thôi.
Một mối đe dọa rỏ ràng và hiện tại
Các hải cảng Mỹ vẫn thường cạnh tranh với nhau đề dành tàu thuyền và cũng như đã  từng tự quảng cáo như là “có được được những hệ thống điều hành giúp cho thời gian ‘chết bến’ được tối thiểu hóa, cũng như là mình đang có một quy trình giải quyết hữu hiệu nhất”. Đúng vậy, “vụ thi đua để có được các tiện nghi hiệu quả cũng như là tân tiến nhất cũng không có gì là mới mẻ …  Các hãng hải vận đều đang trong giai đoạn tự củng cố và tính cách cạnh tranh … [có thể] … ngày càng thêm dữ dội hơn … [một] cuộc tranh dành hợp đồng giữa các hải cảng bên bờ phía Đông đã bùng nổ ra [trong năm 1998] … khi mà công ty Maersk Sealand … thuộc quyền sở hữu của tập đoàn công nghiệp Đan Mạch AP Moller, đe dọa có thể rút tổng hành dinh của mình ra khỏi New York”, đó là theo tường trình của Ken Cottrill, chủ bút phụ trách về hậu cần và hàng hải của tờTraffic World.

“Mọi Người Đều Điên Cuồng

Thi Đua Đề Nghị Giảm Thuế,

Cùng Những Tiện Nghi Tuyệt Hảo Nhất”.

— ATLANTA BUSINESS CHRONICLE,

số 7 Tháng 8, 2000


Tình trạng cạnh tranh về kinh doanh giữa các hải cảng của Mỹ là một hiện tượng toàn quốc mà đã không để ý gì tới vấn đề an ninh quốc gia mà các suy tính địa phương thì hoàn toàn không nghĩ đến được. Những người chủ trương về thị trường tự do và cạnh tranh thì đều cho là những nỗ lực của địa phương để yểm trợ cho tập đoàn COSCO và công ty OOCL thì rất ư là thiết yếu để dành được giao thương với Trung cộng mà thôi. Tuy nhiên, giao thương lại có thể chỉ được thực hiện với một giá rất là cao, và đó chính nền an ninh quốc phòng của chúng ta.
Vụ liên quan đến đề tài an ninh do tập đoàn COSCO của Bắc Kinh sở hữu đã không chỉ xẩy ra tại Long Beach / Los Angeles mà thôi, mà nhân đó cũng là lần đầu tiên khiến công chúng chịu quan tâm đến sự hủy bỏ một căn cứ hải quân. Nhưng đó chính lại là một sự kiện đang xẩy ra trên cà toàn quốc Mỹ. Các tàu thuyền của tập đoàn COSCO vẫn từng ra vô các hải cảng của Mỹ hàng ngày, nào là tại Charleston, Houston, New York, New Orleans, Norfolk, Oakland, Port Elizabeth (NJ), Portland (OR), Seattle, Tacoma và tiếp giáp với Vancouver, BC, cũng như, tất nhiên , OCCL cũng hoạt động ở nào là Boston, Charleston, Houston, Long Beach, Los Angeles, New York, Norfolk, Miami, Oakland, Savannah, Seattle, Vancouver, BC và Panama.
Theo Liên Ủy ban thì hầu hết các hải cảng của Mỹ đều lâm vào một tình trạng an ninh  “vừa phải tới bết bác”, với đầy tội phạm tràn lan, đầy tham nhũng và rất có khả năng dễ bị khủng bố tấn công. Chính trong bối cảnh này mà ta nên cẩn trọng thông báo cho công chúng cùng các thẫm quyền bến cảng về những hiểm nguy về an ninh đang tiềm tàng do tập đoàn COSCO của Bắc Kinh làm chủ nhân ông và có lẽ luôn cả cái công ty cật ruột với chúng là OOCL.
Nhiều tài nguyên hơn của CIA và NSC cần phải được trưng dụng hầu ngăn chặn việc đánh cắp các bí mật quân sự Mỹ để đem về Trung Quốc. Hơn nữa, Quốc hội và chính quyền Bush cần phải tăng ngân sách cho CIA, NSC, NSA, Quan thuế, FBI và các cơ quan khác để triệt chận những việc quá ư là nguy hiểm cho sự sống còn của đất nước chúng ta.
Chính quyền Bush và Quốc hội cần phải cung cấp cho Quan thuế mọi tài nguyên cần thiết để có thể hoàn tất được nhiệm vụ kiểm soát về hàng xuất cảng. Chẳng hạn, Custom’s Automated Export System AES (Hệ thống Xuất cảng Tự động của Quan thuế) thì chỉ có thể giải quyết được 39% tổng số hàng hóa xuất cảng của Mỹ và Hệ thống Thương vụ Tự động (Automated Commercial System) của họ thì bị coi gần như là vô hiệu vì bị vượt quá khả năng giải quyết. Một hệ thống Automated Commercial Environment ACE (Môi trường Thương vụ Tự động) mới thì lại cần được tài trợ cho tới 130 triệu đô Mỹ.
Nói một cách tối thiểu thì sự hiện diện khắp nơi của tập đoàn COSCO trên khắp đất nước Mỹ đã từng phải bị coi như là một công cụ khả dĩ có tiềm năng làm gián điệp cho Trung Cộng, và cũng như là phương tiện lưu chuyển nguồn vốn trong cán cân thâm hụt về doanh thu hầu giúp cho tài trợ tiến trình hiện đại hóa quân đội Trung cộng. Trong trường hợp tàn tệ nhất thì tập đoàn COSCO sẽ có thể đãm nhiệm vai trò các lực lượng tiền phươg của một thế lực thù địch mà đã thành công hoàn tất xong rồi việc “đổ bộ tàng hình xâm chiếm” các bờ biển nhà của chúng ta mất rồi.
Nếu không bị các thẫm quyền Hoa kỳ theo dõi thì tập đoàn COSCO và các công ty đại lý tiền phương khác của Trung cộng sẽ có thể tự do tiến hành mọi công tác bí mật mà chúng muốn: nào là thu thập tin tình báo, nào là đánh cắp để đưa về Trung Quốc kỹ thuật học tân tiến của Mỹ, và nào là buôn lậu vũ khí, thực hiện nô lệ về lao động, mãi dâm, cần sa ma túy hay cả loại vũ khí tận diệt hàng loạt, ngay vào các bờ biển của chúng ta.
Tập đoàn COSCO đã từng bị bắt quả tang buôn lậu 2.000 khẩu súng tấn công AK-47 đến cho các băng đảng trên đường phố Los Angeles  vào năm 1996, và đó cũng là vụ bắt giữ lớn nhất về vũ khí tự động bị nhập lậu trong lịch sử Mỹ. Như vậy thì cái gì sẽ có thể ngăn chặn COSCO sẽ không buôn lậu về hạch tâm, về vũ khí sinh hóa nhập vào một hải cảng quan trọng nào đó của Hoa Kỳ? Hầu như không có bất kỳ cái điều gì cả.
Cà hàng trăm thương thuyền của tập đoàn COSCO cùng cả hàng triệu thùng hàng ‘container’ vẫn còn đóng kín và chưa được kiểm tra quả thật là một hiểm nguy rõ ràng và cập nhật, mà chắc cả Tổng thống Bush cũng đã ghi nhận khi tuyên bố: “Bằng chính sách chia sẽ tin tình báo cùng thực thi chính sách đó, chúng ta sẽ phải sẳn sàng đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng trong một thùng hàng ‘container’ hay ngay cả trong chỉ một cái va-ly quần áo thôi”.  Tổng thống George W. Bush, diển văn ngày 13 tháng 2 năm 2001 với các nhân viên Hải quân Hoa Kỳ ở Norfolk, VA.
Bây giờ thì chúng tôi đi vào chi tiết về sự hiện diện của tập đoàn COSCO tại các hải cảng Hoa kỳ, nói riêng và sau đó, thì sẽ chuyển sang các công ty tiền phương mặt nổi cùng các trao đổi về quân sự.
*****
1.     UPI, 5 tháng chạp năm 2000
2.    AP, 1 tháng 11 năm 2000
3.    Reuters, 24 tháng 10 năm 200
4.   Agence France-Presse
5.   Washington Times, 2 tháng 6 năm 2001
6.   Jasper Becker, The Chinese, Số Tháng Chạp 2000
7.   Bill Gertz, The China Threat, trang 133-136
8.   9 tháng 6 năm 2001
9.    Gertz, 26 tháng chạp năm 2000
10.  Canfield và Delguadio, China Doll; Gertz, China Threat; and Washington Times, 26 tháng chạp năm 2000
11.   Michael Pillsbury, China Debates the Future Security Environment, Đại học National Defense University, 2000
*       Theo truyền thuyết Hy-lạp, để làm cho con trai của mình là Achilles được  bất tử, nữ thần Thetis đã nắm gót chân con dể nhúng xuống dòng sông Styx hầu làm phép, nên phần gót chân này không được dính nước sông thần và đã là tử huyệt của Achilles. Sau này, nhân vật Paris, theo hướng dẫn của thần Apollo, đã thành công giết chết được Achilles bằng cách bắn tên trúng vào yếu điểm đó. (phụ chú của người chuyển ngữ)
12.   Đại tá David Hackworth
13.   Scarborough, Washington Times, 7 tháng chạp năm 2000
14.    Paul Sperry, WorldNetDaily, 17 tháng 10 năm 2000
15.     Washington Post, 19 tháng 10 năm 2000
16.    Jesse Helms, 11 tháng 9 năm 2000, Thượngviện Hoa Kỳ
17.    Điểm tin Reuters; Gertz, China Threat
18.    Gertz, Washington Times, 8 tháng 9 năm 2001
19.    Don Feder, 20 tháng 2 năm 2001
20.    Sheila Cherry, Washington Times
21.    Military Magazine, Số Tháng Chạp 2000
22.   Số ngày 2 tháng 11 năm 1998
23.   Gertz, Washington Times, August 24, 2000
24.   Charles Smith, WND, May 18, 1999
25.   Don Feder, 6 tháng 9 năm 2000
26. 27.   Gertz, Washington Times, 24 tháng 8 năm 2000
28. 29.   Agence France-Presse, 3 tháng 11 năm 2000
30.    Washington Times, 14 tháng 3 năm 2001; UPI, 15 tháng 3 năm 2001;NewsMax.com
Wires, 15 tháng 3 năm 2001
31.    NewsMax.com, 20 tháng 4 năm 2001
32.   Reuters
33.   Chicago Tribune, 4 tháng 5 năm 2001
34.   Washington Times, 4 tháng 4 năm 1997
35.   Report… Mùa Thu Năm 2000
36.   Interagency Commission on Crime and Security in U.S. Seaports, Fall 2000
37.   U.S. Customs Today, Số Tháng Giêng năm 2000
38.  U.S. Customs, FY 1999 Accountability Report
39.   Washington Times, 2 tháng 6 năm 2001
40.  COSCO website
41.    Seattle Post-Intelligencer, 19 tháng 4 năm 1999
42.    Reuters, 15 tháng 5 năm 2000
43.    Bloomberg News, 9 tháng 5 năm 2000
44.   Trang trên Liên Mạng của U.S. Navy website
45.   U.S. Department of Transportation, Bureau of Transportation Statistics, Maritime Administration, U.S. Coast Guard Maritime Trade and Transportation 1999, BTS99-02, Washington, D.C., 1999
46.   U.S. Industry and Trade Outlook 1998
47.   U.S. DOT MARAD 1998, trang 49–51
48.   U.S. DOT Census 1997, bảng 1069; U.S. DOT MARAD 1998
49.   U.S. Navy, Posture Statement 2000
50. 51. Agence France-Presse, 20-21 tháng 2 năm 1997
52.   Jasper Becker, The Chinese, bản thảo năm 2000
53. 54. Charles Smith, WorldNetDaily
55.   Tháng 3 năm 2000
56.   Nguồn tin trên Liên Mạng Á châu, TechBuddha
57.   Chương 8, The Year of the Rat ~ Năm Tý
58.   TS Karl-Heinz Ludwig, Ursulastr., 5 D-80802, Münich, Germany
59.   Forbes Today, 18 Tháng 11 Năm 1996
60.   Henry Who: A Friend Indeed, bởi Simon Fluendy; Far Eastern Economic Review, 9 Tháng Giêng Năm 1997; Fortune, 1 Tháng 4 Năm 1996
61. 62.  Reuters, 4 Tháng 11 Năm 2000