Thursday, 12 March 2015

Nguồn gốc Cộng Sản của Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 - Dân Làm Báo

Hôm nay mồng 8 tháng 3
Chị em phụ nữ đi ra đi vào
Lãnh tụ mạnh miệng kêu gào
Quan lớn quan bé ăn vào ăn ra
Phụ nữ ủng hộ "đảng ta"
Sớm khuya càng bị đè ra đè vào
Tiền điện tăng rất ào ào
Quốc doanh xí nghiệp lỗ vào lỗ ra
Năm nay sắp vuột Cuba
Xã hội chủ nghĩa có ra không vào
Càng ngày càng loạn cào cào
Công an mà gọi có vào chẳng ra
Hôm nay mồng 8 tháng 3
Biển Đông Trung Cộng lấn ra xây vào

Thời nào mê tín dị đoan
Dậy lên là lúc ngày tàn đến nơi
Thời nào đồng bóng lên ngôi
Là niềm tin đã rối bời lung tung

Thành công trên các lãnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục là cái không thể đoạt được qua nòng súng, hay sự dối trá

0o0

Sự thành công giai đoạn của nền kinh tế Tàu Cộng, có được trong tàn bạo, mưu mô, đang bị đe dọa 1 thì Việt Cộng rúng động 10. Do đó Hà Nội cuống cuồng chạy qua đòi bú sữa bu Mỹ, nhưng bu Tầu nào đã tha ngay. Còn vú bu Mỹ dễ gì mà ngọt thơm như vậy.

CSVN càng kéo dài sự cai trị thì mọi xấu xa sẽ càng tăng với mọi tệ đoan của tư bản và cộng sản đều có mặt.

Ngày Phụ Nữ 8 tháng 3 cho thấy sự mị dân của phong trào Marxist Leninist đã hết thời ở nhiều nơi trên thế giới. Đã qua giai đoạn đảng cộng sản tại Úc có nhiều triệu người ủng hộ, đảng cộng sản Pháp có mặt trong chính quyền và được công nhân tôn thờ...

0o0

CSVN chỉ còn bám vào mặt nạ dân tộc, ái quốc và càng làm cho người dân xa cách họ, vì càng ngày nợ càng tăng, mọi phương cách moi tiền dân đều đã được dùng. Nhóm trí thức đỏ, đỏ biến dạng, đỏ nhạt nhoè không còn sức để kêu gọi ai nữa. Giải pháp cho họ cũng chỉ là đẩy con cháu đi ngoại quốc, bám lưng tư bản, nhưng mang tiếng là "để dành nguyên khí về tái thiết quốc gia".

Tiền "kiều hối" sẽ càng ngày càng giảm, vì "kiều bào thân cộng" mất dần lòng tin, còn người Việt hồi hương du lịch sẽ dần phải lo cuộc sống cho chính họ, và không còn sức để vung tay quá trán như thuở "áo gấm về làng" nữa. Sự giầu có của một số đại gia Việt Cộng sẽ làm đám đông suy nghĩ lại sự chênh lệch xã hội.

Giai đoạn "Chuyện Tử Tế", "Hà Nội Trong Mắt Ai" đã đi vào cõi ảo tưởng, huyễn mộng Diễm Xưa như nhạc phản chiến họ Trịnh. Xã hội Việt Cộng trơ ra là xã hội phở chửi, cháo mắng, một xã hội xứng đáng với hình ảnh Trường Chinh đấu tố ông cha; Xuân Diệu kêu gọi khủng bố sát nhân, Phạm Tuyên ca ngợi đảng và lãnh tụ đã giết cha mình, Tố Hữu cùng bài thơ sắt máu vào bậc nhất lịch sử nhân loại: "Giết, giết, giết...". Hồ Chí Minh để thuộc hạ hiếp và giết vợ. Đồng chí, đồng rận cùng đảng ám toán thanh trừng nhau trong không khí hãi, sợ như thời Stalin, Mao..." 

Hà Nội có những mùa vắng những cơn mưa nhưng không bao giờ vắng sự bạo lực được nuôi dưỡng và vinh thăng, dọa nạt đen đủi như kiến trúc lăng Ba Đình, và nồng nặc như lời bài quốc ca "uống máu người". Ai mà nói khác họ là họ bắt giam, giết tróc và nguyền rủa. 
Hà Nội không thể ngừng bạo lực, dối trá, và tàn ác sau cuộc chiến. Sự man rợ phải để hàng ngàn năm mới có văn minh, nhưng nền văn minh chỉ sẵn sàng man rợ hóa sau vài năm hay vài tháng.

Chủ nghĩa "anh hùng" chỉ để thi hành điều đảng muốn. Lòng ái quốc chỉ để lợi dụng cho lợi ích của một số nhỏ lãnh tụ. Nhưng đám đông như đã được thuần hóa, giác ngộ theo lời đảng như những con người máy.

Ác với dân, nhưng rất hèn với giặc. Chữ hèn trong xã hội CSVN là chữ được viết hoa và thờ phượng. Họ gọi đó là chữ nhẫn. Chữ đao để trên con tim người khác.  

Cái hèn, cái sợ được Nguyễn Tuân phô ra trên chữ nghĩa, và cả bầy trí thức quạ đen thì thụp vỗ cánh hùa.

Hèn với Tầu, với Nga, nhưng rất ác và hống hách với kẻ yếu, hay thiểu số

0o0

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 dù có được tổ chức tại Mỹ, Úc, Pháp... cũng khác hẳn ngày này tại VN.

Khác xa như  triết gia khuynh cộng Pháp Jean Paul Sartre và người bạn theo cộng Việt Nam Trần Đức Thảo của ông ta.   

Đinh Thế Dũng


Nguồn gốc Cộng Sản của Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3















Trần Trung Đạo (Danlambao) - ...Phân tích để thấy đặc tính CS bắt nguồn từ trong cội rễ của Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 từ thuở phôi thai thành lập và các lãnh đạo CS quốc tế sử dụng ngày đó như một phương tiện tuyên truyền đã bị phần lớn nhân loại nhận diện... Tội ác của chế độ CS không chỉ dâng đảo, bán đất cho Trung Cộng nhưng trầm trọng hơn vì đã và đang tàn phá, hủy hoại các giá trị tinh thần mà tổ tiên đã tạo dựng, hun đúc suốt bốn ngàn năm. Cuộc tranh đấu phục hưng các giá trị tinh thần, do đó, phải được thực hiện trong nhiều lãnh vực, thể hiện bằng nhiều phương cách và một trong những cách tích cực, dễ thực hiện nhất là tẩy chay những ngày lễ Cộng Sản như Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 Tháng 3 chẳng hạn...

*

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ có một lịch sử dài gắn liền với các phong trào phụ nữ đòi quyền ứng cử và bầu cử, quyền lao động tại Mỹ trong thập niên đầu của thế kỷ 20, lẽ ra phải được vinh danh tại nhiều quốc gia, nhưng không, ngày này chỉ là quốc lễ tại số rất ít nước, trong số đó là những nước CS.

Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ

Ngày 28 tháng 2, 1909, các lãnh tụ Đảng Xã Hội Mỹ tổ chức tưởng niệm cuộc đình công của các thành viên thuộc Nghiệp Đoàn May Mặc Nữ Quốc Tế (International Ladies' Garment Workers' Union) nhưng theo nhiều nghiên cứu, không có một cuộc đình công nào xảy ra tại New York trong ngày 8 tháng 3 năm trước đó

Nghiệp đoàn May Mặc Nữ Quốc Tế thành lập năm 1900 và giải tán 1995 là một trong những nghiệp đoàn có đông đảo hội viên nhất nước Mỹ và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử lao động Mỹ trong các thập niên 1920 và 1930. Phần lớn thành phần lãnh đạo nghiệp đoàn cũng là lãnh đạo Đảng Xã Hội Mỹ.

Năm 1919, Đảng Xã Hội bị phân chia thành nhiều nhóm có khuynh hướng chính trị khác nhau. Một số nhóm cánh tả tách ra thành lập các đảng Cộng Sản nhưng sau đó thống nhất lại dưới tên Đảng Cộng Sản Mỹ với khoảng 50 ngàn đảng viên trong đó có cả các thành phần cực tả và vô chính phủ (anarchists).

Tháng 8, 1910, trước ngày Hội Nghị Quốc Tế Đảng Xã Hội được tổ chức tại Copenhagen, Denmark, các lãnh tụ đảng Xã Hội Mỹ, Đức đề nghị chọn một ngày đoàn kết phụ nữ toàn thế giới. Đề nghị này được các lãnh tụ Xã Hội và Cộng Sản đồng ý và được đại hội với khoảng 100 đại biểu từ 17 quốc gia biểu quyết hoàn toàn đồng ý.

Một trong những người khởi xướng việc thành lập Ngày Quốc Tế Phụ Nữ và được hầu hết tài liệu về nguồn gốc Ngày Quốc Tế Phụ Nữ thừa nhận công lao sáng lập là bà Clara Zetkin.

Bà Clara Zetkin là ai?

Bà Clara Zetkin sinh năm 1857 tại Đức. Bà gia nhập đảng Công Nhân Xã Hội Đức năm 1878. Năm 1917 bà hoạt động tích cực trong Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức, sau đó gia nhập Đảng Cộng Sản Đức. Bà đại diện cho đảng Cộng Sản tại Quốc Hội Đức suốt 13 năm từ 1920 đến 1933. 

Bà Clara Zetkin là nhà Marxist Đức nổi tiếng và là lãnh tụ đảng Cộng Sản Đức trong thời kỳ tranh chấp giữa Hitler và đảng CS Đức. Năm 1920 bà Zetkin phỏng vấn Lenin về “Vấn đề của phụ nữ”. Năm 1921 đến 1925, bà Zetkin là ủy viên của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Tháng Tư 1920 bà thành lập Quốc Tế Phụ Nữ Cộng Sản, một bộ phận của Đệ Tam Quốc Tế và là chủ tịch đầu tiên của phong trào. Mặc dù người Đức, bà đã có tham gia cuộc biểu tình “Bánh mì và hòa bình” nổi tiếng được tổ chức St. Petersburg, Nga trước Cách Mạng Cộng Sản 1917.

Sau khi lưu vong sang Liên Xô, bà Clara Zetkin được Stalin tặng thưởng Huân Chương Cờ Đỏ (1927) và Huân Chương Lenin (1932). Khi bà chết, 1933, tro được đặt dưới chân tường điện Kremlin.

Phong trào Quốc Tế Phụ Nữ sau khi thành lập

Vì hầu hết thành viên sáng lập, nếu không phải thuộc Đảng Xã Hội cũng là đảng Cộng Sản nên các hoạt động của Ngày Quốc Tế Phụ Nữ sau ngày thành lập đều tập trung vào các hoạt động ủng hộ Cộng Sản, chẳng hạn cuộc tuần hành tại Vienna để tưởng nhớ các “thánh tử đạo” của Công Xã Paris.

Năm 1913, sau khi được thảo luận, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ được ấn định là ngày 8 tháng Ba và được duy trì cho đến ngày nay.

Năm 1917, phong trào phụ nữ Nga tổ chức cuộc đình công với khẩu hiệu “bánh mì và hòa bình” như đã từng dùng tại Mỹ, để chống việc Nga Hoàng tham gia thế chiến thứ nhất gây ra cái chết của hàng triệu thanh niên Nga. Các cuộc biểu tình của phong trào phụ nữ Nga đã đóng góp một phần quan trọng dẫn đến việc Nga Hoàng thoái vị và đưa Cách Mạng Cộng Sản Tháng Mười đến thành công.

Liên Hiệp Quốc và Ngày Quốc Tế Phụ Nữ

Mặc dù ngay từ khi thành lập đã bị Cộng Sản chi phối, phong trào phụ nữ quốc tế này cũng đã có những hoạt động mang sắc thái xã hội dân sự như đòi hỏi quyền bỏ phiếu và tham gia các chức vụ hành chánh công quyền tại Mỹ, Anh, chính sách đãi ngộ công nhân, lương bổng và giờ giấc làm việc.

Rất đông trong số phụ nữ qua các thế hệ từ những năm đầu thế kỷ 20 cho đến nay đã tham gia với tinh thần thiện nguyện để đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ một cách chân thành, nhiệt tình và trong sáng. Để ghi nhận những đóng góp đó, năm 1975, Liên Hiệp Quốc chọn là Năm Phụ Nữ Quốc Tế và năm 1977, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua quyết nghị công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực hòa bình và phát triển. 

Lenin, Trotsky, Stalin, Mao, Kim, Hồ và Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 

Lenin biết ơn và xem trọng các đóng góp của phong trào phụ nữ trong cách mạng CS. Ngay sau khi thiết lập nhà nước chuyên chế CS, Lenin chỉ thị đặt Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng Ba thành ngày quốc lễ và các lãnh đạo CS sau y đã sử dụng ngày đó như một phương tiện tuyên truyền suốt 74 năm CS.

Ngày 4 tháng Ba, 1920, Lenin khẳng định điều này “Nhưng các bạn không thể thu hút quần chúng vào chính trị nếu thiếu sự thu hút phụ nữ... Không có một đảng hay cách mạng nào trên thế giới có ước muốn đào sâu vào cội rễ áp bức và bất công của nữ giới hơn là cách mạng Soviet, Bolshevik đang làm. Tại Liên Xô, không còn một vết tích bất bình đẳng nam nữ nào căn cứ vào luật pháp”. Lenin hô hào “Không có gì có thể ngăn được làn sóng giải phóng con người khỏi ách chủ nghĩa đế quốc và giải phóng nam và nữ giới khỏi ách tư bản.”

Những đóng góp của các lãnh đạo phong trào phụ nữ quốc tế tại Nga lớn đến nỗi Leon Trotsky cũng phải ngạc nhiên. Trotsky viết “Ngày 23 tháng Hai (tức 8 tháng Ba) là Ngày Quốc Tế Phụ Nữ và các phiên họp, các buổi mít-ting, các sinh hoạt được thực hiện. Nhưng chúng tôi không thể tưởng tượng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ cũng là ngày phát động cách mạng.”

Ngày 8 tháng 3, 1925 trên tờ Pravda, Stalin chỉ thị “Ngày Quốc Tế Phụ Nữ phải trở nên phương tiện chuyến hóa tầng lớp phụ nữ lao động và phụ nữ nông dân từ một nguồn hậu thuẫn của giao cấp lao động thành một đạo quân của phong trào giải phóng của giao cấp vô sản. Ngày Quốc Tế Phụ Nữ muôn năm!”.

Nối gót Lenin và Stalin, năm 1927, Mao Trạch Đông trong tác phẩm “Sách Đỏ Nhỏ” in những bài viết của mình, y viết: “Tại Trung Quốc, một người đàn ông thường giữ vai trò thống trị trên ba quyền (chính quyền, gia quyền và tôn giáo quyền). Đối với phụ nữ, ngoài việc bị thống trị bởi ba quyền trên, họ còn bị trị bởi một quyền khác do người chồng định đoạt”. Mao đánh giá cao vai trò của phụ nữ và đã từng phát biểu “Phụ nữ nâng cao một nửa bầu trời”. Năm 1922, khi Đảng CS Trung Quốc vừa mới ra đời, đảng CSTQ đã tổ chức mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ và khi chính thức thành lập nhà nước CS trên toàn lục địa vào năm 1949, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ trở thành ngày lễ quốc gia.

Tại Bắc Hàn, cả ba đời họ Kim đều xem Ngày Quốc Tế Phụ Nữ là ngày trọng đại. Sáng ngày 8 tháng 3 vừa qua, Kim Jong-un, lãnh đạo CS Bắc Hàn và là tên độc tài dã man, bịnh hoạn nhất nhân loại hẳn phải thức dậy sớm hơn thường lệ. “Nguyên Soái Kim” phải tham gia hàng loạt sinh hoạt trong ngày này không chỉ để mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ mà còn là kỷ niệm 20 năm “lý thuyết khoa học về vai trò của người phụ nữ” do cha y, Kim Jong-il, khám phá. Báo chí cũng tràn ngập bài vở ca ngợi ông nội y, Kim Nhật Thành, là người đầu tiên trong lịch sử Bắc Hàn đã bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ. Báo chí đăng tải hình ảnh Kim Jong-un phân phát son phấn cho các phi công Bắc Hàn sáng ngày 8 tháng 3 và qua họ tặng lại cho các phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên trong cùng ngày, bài bình luận do các phụ nữ đào thoát khỏi Bắc Hàn viết tại Bắc Hàn, phụ nữ được gọi là “hoa của đất nước” mặc dù trong thực tế, ngoài đời sống nghèo đói, phụ nữ Bắc Hàn còn phải làm nô lệ tình dục cho các sĩ quan cao cấp trong quân đội của Kim Jong-un. Phụ nữ Bắc Hàn không được giáo dục cách ngừa thai, khi có thai, đơn giản là phải đi phá.

Tại Việt Nam, không cần phân tích cũng biết đó là ngày lễ lớn. Hồ Chí Minh, một đệ tử trung thành của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông đã tích cực ủng hộ Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 từ khi thiết lập nhà nước CS tại miền Bắc 1954 cũng như trên cả nước Việt Nam từ 1975.

Các quốc gia chọn Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 như ngày quốc lễ

Một người Việt Nam chưa có dịp tìm hiểu có thể nghĩ rằng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ là ngày trọng đại trên toàn thế giới. Không phải. Các quốc gia chọn Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 như ngày quốc lễ gồm: Afghanistan, Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Cambodia, China , Cuba, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Laos, Macedonia, Madagascar, Moldova, Mongolia, Nepal, Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Zambia, North Korea và Việt Nam.

Nga là nước lớn không Cộng Sản vẫn còn duy trì Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3, một phần để ghi nhận nỗ lực hòa bình của phong trào phụ nữ Nga trước thế chiến thứ nhất và được tổ chức trong hình thức Ngày Mẹ với hoa và bánh mì theo truyền thống dân tộc hơn là các hình thức phô trương chính trị như thời Cộng Sản.

Trước đây 15 “nước cộng hòa” thuộc Liên Xô và các quốc gia thuộc khối CS Đông Âu cũng xem Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 như ngày quốc lễ. Phong trào CS Châu Âu sụp đổ cũng đã cuốn theo Ngày Quốc Tế Phụ Nữ tại các quốc gia này. Những lãnh đạo Cộng Hòa mới ra đời biết rõ ngày gọi là “Ngày Quốc Tế Phụ Nữ”, thực tế, chỉ là một hình thức tuyên truyền lừa bịp nhân dân nói chung và nữ giới nói riêng. Dưới chế độ CS, giống như nam giới, người phụ nữ cũng bị tước đoạt mọi quyền căn bản nhất của con người. Nền Cộng Hòa mà các quốc gia Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Rumania v.v.. vừa gầy dựng lại đặt nền tảng trên hiến pháp dân chủ chứ không bằng lời đường mật, những chiếc bánh vẽ dưới thời CS.

Hầu hết quốc gia dân chủ tây phương và đại đa số các nước thành viên Liên Hiệp Quốc khác không công nhận Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 như ngày lễ chính thức của quốc gia họ mà chỉ xem như là một trong nhiều sinh hoạt mang hình thức xã hội dân sự trên phạm vi quốc tế.

Mới đây khi một số thành viên đảng Dân Chủ Xã Hội Tiệp Khắc đề nghị tái lập Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 đã bị nhiều người phản đối vì làm như thế là lập lại những hình thức tuyên truyền bỉ ổi thời CS.

Phân tích để thấy đặc tính CS bắt nguồn từ trong cội rễ của Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 từ thuở phôi thai thành lập và các lãnh đạo CS quốc tế sử dụng ngày đó như một phương tiện tuyên truyền đã bị phần lớn nhân loại nhận diện.

Thực tế Việt Nam

Con người sinh ra thường chấp nhận những phong tục, tập quán thể hiện qua những hội hè, đình đám, lễ lộc và tiếp tục sống với những gì đã có mà không suy nghĩ hay thắc mắc. Họ không biết rằng, dưới chế độ CS, không có một ngày hội, ngày lễ nào mà không mang một ý nghĩa chính trị và không phục vụ cho mục đích chính trị của đảng CS trong mỗi thời kỳ.

Xóa bỏ ý thức dân tộc, trồng cấy nhận thức CS là một trong những mục tiêu dài hạn và thường trực của bộ máy tuyên truyền CS.

Có người sẽ cho tôi viết quá đáng. Không. Thực tế đã diễn ra đúng như vậy tại Việt Nam. Những năm ngay sau 1975 ngày sinh của Karl Marx 5 tháng 5 là ngày quan trọng. Từ sáng đến tối không biết bao nhiêu chương trình, bao nhiêu buổi mít-tinh để tưởng nhớ đến người được đảng ca ngợi như một vĩ nhân đã chỉ đường cho nhân loại bước ra khỏi những nhọc nhằn tăm tối của cảnh người bóc lột người để hướng đến xã hội cộng sản khoa học. Tiểu sử của Marx được đọc trên đài phát thanh, đài truyền hình, học tập tại mỗi tổ dân phố, sinh viên học sinh Việt Nam phải học thuộc lòng tiểu sử Marx. Thế nhưng, không ai được nhắc rằng trước đó vài tuần lễ, một ngày vô cùng trọng đại đối với dân tộc Việt Nam đã lặng lẽ trôi qua gần như trong quên lãng: Mùng 10 tháng 3 Âm lịch Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngay cả Nguyễn Huệ cũng gián tiếp được kết nạp vào đảng CS qua những tập truyện “cờ đào khởi nghĩa” nhuộm đỏ tâm hồn trong trắng của thế hệ măng non dân tộc. 

Tội ác của chế độ CS không chỉ dâng đảo, bán đất cho Trung Cộng nhưng trầm trọng hơn vì đã và đang tàn phá, hủy hoại các giá trị tinh thần mà tổ tiên đã tạo dựng, hun đúc suốt bốn ngàn năm. Cuộc tranh đấu phục hưng các giá trị tinh thần, do đó, phải được thực hiện trong nhiều lãnh vực, thể hiện bằng nhiều phương cách và một trong những cách tích cực, dễ thực hiện nhất là tẩy chay những ngày lễ Cộng Sản như Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 Tháng 3 chẳng hạn.




__________________________________________

Tham khảo:


0o0

Ông đồng bà cốt bận rộn đầu năm

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-02-2602252015-vttvn.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Đền Lư Giang (Hoàng Mai, Hà Nội)
Đền Lư Giang (Hoàng Mai, Hà Nội)

Tết về, cũng là dịp các ông đồng, bà cốt khắp các miền đất nước hốt bạc. Đặc biệt đối với các ông đồng, bà cốt ở phía Bắc, nơi gần với thủ đô, đây là dịp mà họ đếm tiền không xuể, có nhiều người nói vui là sau mùa Tết, các ông bà này lo giữ cái chứng minh nhân dân cho thật kĩ vì sợ nếu mất chứng minh, chỉ tay chưa kịp phục hồi sau một quá trình đếm tiền làm mòn sạch, sẽ rất khó cho việc lăn dấu tay làm chứng minh nhân dân. Đó là chuyện đùa, nhưng chuyện thật cũng chẵng khác gì chuyện đùa bởi đa phần cán bộ, quan chức ở Hà Nội đều rất mê tín. Chức quyền càng to thì mê tín càng đáng sợ.
Hối lộ, đút lót và nhảy đồng trong lòng thủ đô…

Một trợ lý ông đồng, còn gọi là đệ tử của Ông, chia sẻ: “Trước đây thì có nhưng giờ thì ít hơn, nhập ở điện hoặc nhà nào có chuyện thì mời Ông về nhập, nói linh thiêng lắm…!”

Theo người này, bắt đầu từ ngày hai mươi tháng Chạp trở đi, các điện thờ ông đồng bà cốt bắt đầu nóng dần lên, xe cộ vào ra nườm nượp, đa phần là đi tạ lễ. Và chắc chắn một điều những người đến đây tạ lễ là vợ các quan chức nhà nước. Vì tháng Giêng họ đã khấn vái, xin lộc, xin tài, xin sức khỏe, xin công danh sự nghiệp. Sau một năm dài được thăng quan tiến chức, được ăn nên làm ra bởi được phù hộ, che chở, họ buộc phải đến tạ lễ đễ năm sau còn có cơ hội xin các thứ mà năm trước họ đã xin, để tiếp tục vinh thân phì gia.

Và kể từ ngày ba mươi tháng Chạp trở đi, các điện thờ ông dồng bà cốt chật như nêm. Đặc biệt, điện thờ bác Hồ ở Ninh Bình, Thanh Hóa và Hà Nội có số lượng người đến tạ lễ, cầu lộc đông la liệt, nằm ngồi từ trong nhà ra đến tận ngõ, nhiều người phải thuê phòng trọ ở lại qua đêm để được đến phiên chầu ông, chầu bà, chầu bác. Trong những lúc như thế, tình trạng đút lót, hối lộ lại diễn ra giữa những người tạ lễ với các đệ tử ở các điện.

Thường thì người nào muốn được vào hầu đồng sớm để còn đi lo việc khác thì tìm cách nào đó khéo léo nhét tiền cho các đệ tử, gọi là lì xì đầu năm. Lúc này các đệ tử sẽ hỏi tên nếu thấy lạ, trường hợp quen mặt thì nhận ra người quen và sắp xếp tên của người vừa lì xì cho mình lên vị trí thuận lợi để được hầu sớm, về sớm.

Có thể nói nạn hối lộ, đút lót, mãi chô diễn ra rất rầm rộ và nhịp nhàng ở các cửa điện. Bởi theo người đệ tử này thì đó là chuyện bình thường, điều đó cho thấy cá điện thờ, các ông đồng bà cốt, các đệ tử đã bắt kịp thời đại, nắm được cái phông văn hóa của thời đại để mà hoạt động và thăng tiến.
Và người đệ tử này cũng tiết lộ thêm là ngoại trừ thời kỳ ông Lê Duẩn làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, cái thời mà đền đài, miếu mộ, lăng tẩm bị đấp phá không thương tiếc ấy, những thời kỳ của các tổng bí thư sau này rất mê tín, đặc biệt tin vào ông đồng bà cốt. Điển hình là thời đại của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông này tuy không mê tín nhưng vợ con ông lại rất  siêng đi cầu nguyện ở những chốn thờ phượng, ở các điện.

Các Tổng bí thư Cộng sản sau ông Mạnh cũng là những người vô thần nhưng gia đình của họ lại rất mê tín, rất siêng đi đến các điện, các phủ. Phủ Tây Hồ được nhang khói nườm nượp, hoạt động nhập đồng, nhảy đồng diễn ra công khai như một thứ lễ hội tâm linh cũng chỉ phát triển vào thời các ông Tổng bí thư sau này. Và cái biệt danh Trọng Lú mà giới blogger và những lãnh đạo Hà Nội thi thoảng vẫn gọi lúc trà dư tửu hậu là do một lần bác Hồ nhập vào xác đồng, gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách trìu mến bằng cái tên Trọng Lú để khen tài năng và đức độ hiền hòa, khen chữ nhẫn đến độ giống như lú của hậu duệ lãnh đạo đảng.

Các điện thờ nhuộm màu Trung Quốc

Một người khác, cũng là đệ tử của một xác đồng được gọi là Đức Thánh Trần ở Đền Thượng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lào Cai, chia sẻ: “Chị này hôm qua vào hầu chưa được giờ vào đi, đúng rồi, không riêng gì ở đây đâu. Ai cúng vái xin lộc thì ra đằng trước nha!”

Theo người này, hiện nay, không riêng gì điện thờ Đức Thánh Trần ở đền Thượng, Lào Cai bị lai căng văn hóa, biến Trần Hưng Đạo thành một vị thánh mang dáng dấp Trung Hóa mà hầu như ở tất cả các điện thờ ở phía Bắc đều mang dáng dấp Tàu. Từ danh xưng cho đến thủ tục làm lễ, áo quần và đặc biệt tất cả các ông thần, bà chúa, ông thánh, bà tiên đều xưng danh nghe rất Tàu và luôn cho các đệ tử biết là mình đang sống ở cõi giới mà khi họ tả nghe toàn cảnh trong phim Tàu. Đáng sợ nhất là khi họ nói họ là đệ tử của các thánh thần bên Tàu.

Ông đệ tử này đưa ra nhận xét là hầu hết các điện đều có chút gì đó mang tính dàn dựng và định hướng để nó gần giống với không khí sinh hoạt của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Và mục tiêu cuối cùng của việc dàn dựng này là các thánh thần, ông tiên bà tiên tuy là đang ở trú xứ Việt Nam nhưng lại luôn hướng về cội nguồn Trung Hoa.

Đây là vấn mà theo ông là hết sức nhạy cảm và đáng sợ, dường như có một bàn tay chỉ định nào đó từ bên trên để các điện thờ, các thánh thần trở thành những tuyên truyền viên văn hóa Tàu và dần biến người Việt thành những đệ tử mù quán cùa các thần thánh Tàu. Và đáng kinh tởm là ngay cả thần thánh, danh tướng Việt Nam một thời họ cũng đặt dưới sự lãnh đạo của các thánh thần Trung Hoa.
Tết về, mùa đồng bóng lại về trên đất Bắc, trên thủ đô Hà Nội. Mọi chuyện lại diễn ra rầm rộ, năm sau sặc mùi Trung Hoa hơn năm trước. Nhân dân mãi là một đám đông rồng rắn ù tì trong cây gậy chỉ huy của bề trên nào đó. Thật là buồn khi phải nói đến chuyện này giữa mùa Tết, mùa trẩy hội!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam