Wednesday, 12 April 2017

“Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” của Hải Triều - Tuyết Mai

Nhân Quốc Hận 30 tháng Tư 201, nhìn lại một phần cuôc chiến xăm lăng miền Nam của Bắc quân, chúng tôi chạy lại bài viết về tác phẩm "Máu và nưóc mắt trên lưng Truờng Sơn" để bổ túc thêm môt vài nét về tội ác của đảng CSVN với đồng bào miền Nam và với chính những thương binh bộ đội bất hạnh của họ... (HT)
*
Image result for Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn


“Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” của Hải Triều

Tác Phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” của Nhà Văn Quân Đội Hải Triều là một tác phẩm đặc biệt, viết bằng hai thứ ngôn ngữ Việt và Anh, được Ban Tổ Chức biểu tình chống Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng ở Liên Hiệp Quốc cùng tác giả và một số sinh viên, thanh niên đưa vào LHQ để trao tặng cho phái đoàn các quốc gia trong LHQ, giúp họ hiểu nhiều hơn về chế độc độc tài CSVN trước khi bỏ phiếu bầu Ủy viên không - thường- trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Được biết trong dịp tưởng niệm 9/11/2007 Hà Nội và Nhà Xuất bản Random House ở New York Hoa Kỳ đã phát hành hằng trăm ngàn quyển “Nhật Ký của Đặng Thùy Trâm” (The Dairy of Đăng thùy Trâm) bản tiếng Anh có tựa đề là "Last Night I Dreamed of Peace” phát hành trên toàn thế giới, nhằm mục đích tuyên truyền cho chế độ CS và chiến tranh VN. 
Qua quyển “Nhật ký của Đặng Thùy Trâm” chúng ta được biết Cô Đặng thùy Trâm là một bác sĩ trẻ, được gởi vào Nam năm 1968 – 1970. Trong hai năm, cô làm việc trong một bệnh viện ở Quảng Ngãi, năm 1970 thì bị đụng trận và cô bị chết. Người Mỹ được nhật ký của cô, họ nghiên cứu thấy không có giá trị về tình báo quân sự nên định đốt đi, nhưng một quân nhân VN nghĩ nó có giá trị về con người nên sĩ quan tình báo Mỹ giữ lại. Cách đây ba năm ông đem tập nhật ký này cho một Trung Tâm Việt Nam (VietNam Center) ở Texas, chuyên giữ những tài liệu VN (có khoảng mười triệu tài liệu về VN).

Cho đến một hôm, có người tìm thấy “Nhật ký của Đặng Thuy Trâm”, họ đi tìm gia đình Cô Trâm để trao trả lại quyển nhật ký, thì khám phá ra cô này ở Hà Nội. Trong đó Cô Trâm nói lên tấm lòng của cô đối với đất nước, cô nói lên lý tưởng của thế hệ trẻ Miền Bắc vào Nam chiến đấu. Được quyển sách này Chính Quyền Hà Nội thích quá, cho xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt và Anh để tuyên truyền cho chế độ CS và chiến tranh Việt Nam.

Nhà Văn Hải Triều viết quyễn “Máu và Nứơc Mắt Trên Lưng Trường Sơn” cũng bằng hai ngôn ngữ, bản tiếng Anh là “Blood &Tears on Trường Sơns Back” để phản công lại tác phẩm tuyên truyền “Last Night I dreamed of Peace” do Hà Nội xuất bản. Bản tiếng Việt dành cho độc giả VN và bản tiếng Anh nhằm mục đích cho thế giới cũng như thế hệ trẻ VN hiểu rõ hơn về sự lừa bịp, giả trá của CSVN trong cuộc chiến cũng như sự tàn nhẫn vô nhân của chế độ CSVN.

Trước hết cũng nên giới thiệu qua về tác giả, Nhà Văn Quân Đội Hải Triều, tên thật là Lê Khắc Anh Hào. Trước năm 1975 Ông là một thành viên trong ban biên tập của Nhật Báo Sóng Thần, là Sĩ Quan khóa 23 Trừ Bị Thủ Đức. Ông cùng các bạn cũng là những Nhà Văn Quân Đội như Phan Nhật Nam, Lâm Chương, Nguyễn Phúc Sông Hương… viết và xuất bản nhiều thơ và văn chiến đấu với mục đích phơi bày sự thực, sự gian dối của Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam. Trong những năm gần đây nhóm ông phát hành chín tác phẩm trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất là “Những trận đánh không tên trong quân sử “ Tập I (2003) và Tập II (2006).

Tất cả những tác phẩm của ông đều ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh cho một Việt Nam Tự Do. Những người phản chiến của Mỹ cũng như CSVN đã sĩ nhục cuộc chiến đấu anh dũng, chính danh của Người Lính VNCH , vì vậy ông và những người bạn đã viết để thứ nhất, đòi trả lại danh dự và hào quang cho những cựu quân nhân còn sống cũng như những người đã hy sinh. Thứ hai là cho biết khả năng chiến đầu của Người Lính VNCH và thứ ba là nói lên tính nhân bản của Người Lính VNCH.

Nhà Văn Hải Triều cho biết tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trườgn Sơn là tác phẩm Ông ưng ý nhất, vì đây là lần đấu tiên tất cả những dữ kiện chứng tỏ tội ác của VC được đưa vào LHQ ở New York.
Trong sáu mươi ngày qua ông và các bạn đã cấp tốc cho xuất bản tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” đẻ phản luận lại tập Nhật ký Đặng Thùy Trâm của CSVN. Ông đã cấp tốc chuyển dịch tập đó sang tiếng Anh và đã thành công, kịp đưa vào Liên Hiệp Quốc 50 quyển.

Theo Nhà Văn Hải Triều thì tác phẩm này là những cáo trạng mà CSVN không thể chối cải được. Đây là một trong những phương cách đấu tranh cho chính nghĩa của chúng ta. Phái đoàn ngoại quốc ở LHQ có phản ứng tích cực nhất là phái đoàn Na Uy. Họ nói rằng tác phẩm này có những điểm và những bằng chứng rất là khả tín mà CSVN không thể chối cải được.
Theo nhà văn Hải Triều, 32 năm nay chúng ta không thắng CSVN về mặt quốc tế. Bây giờ chúng ta nên quan tâm về mặt trận này và đây là một trong những bước khởi đầu trong giai đoạn này.

Quyển “Máu và Nứơc Mắt Trên Lưng Trường Sơn” gồm nhiều chương, ngay chương đầu Nhà Văn Hải Triều nhấn mạnh, ông đã thu nhận được một số bằng chứng, những bằng chứng đó không phải để kết tội Đặng Thùy Trâm. Ông rất trân trọng lòng yêu nước của cô ta , cô ta chỉ là nạn nhân của Đảng CS mà thôi. Quyển sách này chỉ nhắm vào Hồ Chí Minh và Đảng CSVN, nhắm vào hệ thống “tẩy não, nhồi sọ tuyên truyền ” của chế độ CS đối với thế hệ thanh niên Miền Bắc, đưa thế hệ này vượt Trường Sơn và họ đã chết dọc Trường Sơn rất nhiều. Có những oan khúc là khi họ bị thương trên chiến trường Miền Nam họ bị cấp chỉ huy tàn sát để không mang theo gánh nặng, trong đó có việc Quân Đội CS đẩy thương binh của họ xuống biển.


Tất cả những tài liệu về vấn đề này CSVN cố dấu diếm, nhưng Nhà văn Hải Triều cho biết ông đã phát giác bằng chứng. Những người ngoại quốc không bao giờ ngờ được Quân Đội CS tàn sát dã man thương binh của họ. CSVN là nước duy nhất tàn sát thương binh của địch và thương binh của họ, điều đó là một trọng tội đối với người dân Miền Nam và cả nhân dân Miền Bắc nữa.

Trong chương thứ hai tác giả đặt vấn đề Đảng Cộng Sản VN là ai" Và chương ba Đảng CSVN đã giết Đặng Thùy Trâm một lần nữa. Không ai có quyền sửa nhật ký, nhưng Đảng CSVN đã bỏ nhiều đoạn, thêm nhiều đoạn, vì nhu cầu chính trị. Họ đã sửa đổi bién nhật ký của Đặng Thùy Trâm thành một bản văn để tuyên truyền và lừa dối tại VN. Khi bản văn được dịch ra tiếng Anh thì sự lừa bịp của Đảng CSVN càng gia tăng. Nếu có ai có được bản chính thì người ta sẽ thấy CSVN đã phạm điều đó. Trên nguyên tắc đạo lý của người cầm bút thì đảng CSVN đã giết Đặng Thùy Trâm một lần thứ hai.
Chương thứ ba Nhà Văn Hải Triều đề cập đến những vụ thảm sát dã man người dân Miền Nam. CSVN nói họ “giải phóng Miền Nam” nhưng khi chúng tràn ngập những căn cứ của chúng ta thì họ thảm sát tất cả. Nhà Văn Hải Triều cũng trưng bày sau năm 1975 CS đã hành quyết rất nhiều quân dân Miền Nam.

Chương thứ năm tác giả nói về một sản phẩm dối trá và phản bội, nhật ký của Đặng Thùy Trâm bị xào nấu lại, là điều không thể chấp nhận được. Tác giả Hải Triều cũng đề cập đến cuộc tàn sát trên “DDại Lộ Kinh Hoàng”, được chứng minh qua những cuộc phỏng vấn . CSVN cho những người dân di tản là quân dân của “ngụy” nên họ tàn át. Một số cán binh CS bỏ hàng ngũ vì lý do họ không chấp nhận sự tàn sát vô nhân đạo đó..

Chương tám là chương rất nhức nhối đối với Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết, vấn đề “Sinh Bắc Tử Nam”. Tác giả đưa ra những tài liệu từ ngoài Bắc đến Điện Biên Phủ, CSVN không có thương binh mà chỉ có liệt sĩ. Họ tàn sát hết thương binh. Sau này các sĩ quan cao cấp tiết lộ như vậy, và Nhà văn Hải Triều đã phát giác ra CSVN đã gom những thương binh của họ lại , nói là chuyển họ ra ngoài biển để chữa trị trên tàu, rồì khi ra biển họ trúc tất cả thương binh xuống biễn . Tất cả những người thực hiện cuộc hành quyết sau này bị giết hết để bịt miệng, và người sống sót cuối cùng đã tiết lộ điều này.

Trong số hằng ngàn chiến trường ở Miền Nam, CSVN không di chuyển thương binh được, họ đã quyết định hành quyết thương binh, họ gọi là “truy điệu sống những liệt sĩ” . Họ hành quyết để chúng ta không bắt và khai thác những thương binh đó và họ cũng không muốn những thưong binh này còn sống để làm nhân chứng cho những sự dã man của họ. Có người đã khai quật hầm xác chết của thương binh CSVN. Quân Đội CS là quân đội duy nhất trên trái đất hành quyết thương binh của họ. Chúng ta luôn tìm mọi cách giúp đỡ thương binh của chúng ta và ngay cả với thương binh địch . Điều đó chứng minh cái tính nhân bản Quân đội của chúng ta và cái tính dã man của Quân Đội CS.

Nhà văn Hải Triều nhận định, trong cuộc chiến đấu, nếu chỉ có một nhóm người hoạt động thì rất là cô đơn, sẽ không đi xa được. Cuộc chiến đấu phải là cuộc chiến đấu chung của mọi người và là trách nhiệm chung của mọi người. Khi có một tác phẩm đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống chế độ CS thì đồng bào nên tiếp tay để công cuộc đấu tranh cho tự do sớm được thành đạt.

Đồng hương có thể tiếp tay bằng cách mua những tác phẩm bằng tiếng Anh để tặng cho bạn người ngoại quốc, thì chúng ta không cần giải thích lý do vì sao chúng ta có mặt ở hải ngoại, cũng như tặng cho những trẻ em VN sinh sau 1975 thì chúng nó sẽ hiểu vì sao cha mẹ phải bỏ xứ ra đi.

“Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” của Hải Triều


Đọc Thêm:
Image
Nhà Văn Hải Triều đang ngồi. Đứng, 
từ phải sang: phóng viên Tuyết Mai, 
GS Nguyễn Ngọc Bích.


Tác Phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” của Nhà Văn Quân Đội Hải Triều là một tác phẩm đặc biệt, viết bằng hai thứ ngôn ngữ Việt và Anh, được Ban Tổ Chức biểu tình chống Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng ở Liên Hiệp Quốc cùng tác giả và một số sinh viên, thanh niên đưa vào LHQ để trao tặng cho phái đoàn các quốc gia trong LHQ, giúp họ hiểu nhiều hơn về chế độc độc tài CSVN trước khi bỏ phiếu bầu Ủy viên không - thường- trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Được biết trong dịp tưởng niệm 9/11/2007 Hà Nội và Nhà Xuất bản Random House ở New York Hoa Kỳ đã phát hành hằng trăm ngàn quyển “Nhật Ký của Đặng Thùy Trâm” (The Dairy of Đăng thùy Trâm) bản tiếng Anh có tựa đề là "Last Night I Dreamed of Peace” phát hành trên toàn thế giới, nhằm mục đích tuyên truyền cho chế độ CS và chiến tranh VN. 

Qua quyển “Nhật ký của Đặng Thùy Trâm” chúng ta được biết Cô Đặng thùy Trâm là một bác sĩ trẻ, được gởi vào Nam năm 1968 – 1970. Trong hai năm, cô làm việc trong một bệnh viện ở Quảng Ngãi, năm 1970 thì bị đụng trận và cô bị chết. Người Mỹ được nhật ký của cô, họ nghiên cứu thấy không có giá trị về tình báo quân sự nên định đốt đi, nhưng một quân nhân VN nghĩ nó có giá trị về con người nên sĩ quan tình báo Mỹ giữ lại. Cách đây ba năm ông đem tập nhật ký này cho một Trung Tâm Việt Nam (VietNam Center) ở Texas, chuyên giữ những tài liệu VN (có khoảng mười triệu tài liệu về VN).

Cho đến một hôm, có người tìm thấy “Nhật ký của Đặng Thuy Trâm”, họ đi tìm gia đình Cô Trâm để trao trả lại quyển nhật ký, thì khám phá ra cô này ở Hà Nội. Trong đó Cô Trâm nói lên tấm lòng của cô đối với đất nước, cô nói lên lý tưởng của thế hệ trẻ Miền Bắc vào Nam chiến đấu. Được quyển sách này Chính Quyền Hà Nội thích quá, cho xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt và Anh để tuyên truyền cho chế độ CS và chiến tranh Việt Nam.

Nhà Văn Hải Triều viết quyễn “Máu và Nứơc Mắt Trên Lưng Trường Sơn” cũng bằng hai ngôn ngữ, bản tiếng Anh là “Blood &Tears on Trường Sơns Back” để phản công lại tác phẩm tuyên truyền “Last Night I dreamed of Peace” do Hà Nội xuất bản. Bản tiếng Việt dành cho độc giả VN và bản tiếng Anh nhằm mục đích cho thế giới cũng như thế hệ trẻ VN hiểu rõ hơn về sự lừa bịp, giả trá của CSVN trong cuộc chiến cũng như sự tàn nhẫn vô nhân của chế độ CSVN.

Trước hết cũng nên giới thiệu qua về tác giả, Nhà Văn Quân Đội Hải Triều, tên thật là Lê Khắc Anh Hào. Trước năm 1975 Ông là một thành viên trong ban biên tập của Nhật Báo Sóng Thần, là Sĩ Quan khóa 23 Trừ Bị Thủ Đức. Ông cùng các bạn cũng là những Nhà Văn Quân Đội như Phan Nhật Nam, Lâm Chương, Nguyễn Phúc Sông Hương… viết và xuất bản nhiều thơ và văn chiến đấu với mục đích phơi bày sự thực, sự gian dối của Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam. Trong những năm gần đây nhóm ông phát hành chín tác phẩm trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất là “Những trận đánh không tên trong quân sử “ Tập I (2003) và Tập II (2006). 

Tất cả những tác phẩm của ông đều ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh cho một Việt Nam Tự Do. Những người phản chiến của Mỹ cũng như CSVN đã sĩ nhục cuộc chiến đấu anh dũng, chính danh của Người Lính VNCH , vì vậy ông và những người bạn đã viết để thứ nhất, đòi trả lại danh dự và hào quang cho những cựu quân nhân còn sống cũng như những người đã hy sinh. Thứ hai là cho biết khả năng chiến đầu của Người Lính VNCH và thứ ba là nói lên tính nhân bản của Người Lính VNCH. 

Nhà Văn Hải Triều cho biết tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trườgn Sơn là tác phẩm Ông ưng ý nhất, vì đây là lần đấu tiên tất cả những dữ kiện chứng tỏ tội ác của VC được đưa vào LHQ ở New York.

Trong sáu mươi ngày qua ông và các bạn đã cấp tốc cho xuất bản tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” đẻ phản luận lại tập Nhật ký Đặng Thùy Trâm của CSVN. Ông đã cấp tốc chuyển dịch tập đó sang tiếng Anh và đã thành công, kịp đưa vào Liên Hiệp Quốc 50 quyển.

Theo Nhà Văn Hải Triều thì tác phẩm này là những cáo trạng mà CSVN không thể chối cải được. Đây là một trong những phương cách đấu tranh cho chính nghĩa của chúng ta. Phái đoàn ngoại quốc ở LHQ có phản ứng tích cực nhất là phái đoàn Na Uy. Họ nói rằng tác phẩm này có những điểm và những bằng chứng rất là khả tín mà CSVN không thể chối cải được.

Theo nhà văn Hải Triều, 32 năm nay chúng ta không thắng CSVN về mặt quốc tế. Bây giờ chúng ta nên quan tâm về mặt trận này và đây là một trong những bước khởi đầu trong giai đoạn này.

Quyển “Máu và Nứơc Mắt Trên Lưng Trường Sơn” gồm nhiều chương, ngay chương đầu Nhà Văn Hải Triều nhấn mạnh, ông đã thu nhận được một số bằng chứng, những bằng chứng đó không phải để kết tội Đặng Thùy Trâm. Ông rất trân trọng lòng yêu nước của cô ta , cô ta chỉ là nạn nhân của Đảng CS mà thôi. Quyển sách này chỉ nhắm vào Hồ Chí Minh và Đảng CSVN, nhắm vào hệ thống “tẩy não, nhồi sọ tuyên truyền ” của chế độ CS đối với thế hệ thanh niên Miền Bắc, đưa thế hệ này vượt Trường Sơn và họ đã chết dọc Trường Sơn rất nhiều. Có những oan khúc là khi họ bị thương trên chiến trường Miền Nam họ bị cấp chỉ huy tàn sát để không mang theo gánh nặng, trong đó có việc Quân Đội CS đẩy thương binh của họ xuống biển.

Tất cả những tài liệu về vấn đề này CSVN cố dấu diếm, nhưng Nhà văn Hải Triều cho biết ông đã phát giác bằng chứng. Những người ngoại quốc không bao giờ ngờ được Quân Đội CS tàn sát dã man thương binh của họ. CSVN là nước duy nhất tàn sát thương binh của địch và thương binh của họ, điều đó là một trọng tội đối với người dân Miền Nam và cả nhân dân Miền Bắc nữa. 

Trong chương thứ hai tác giả đặt vấn đề Đảng Cộng Sản VN là ai" Và chương ba Đảng CSVN đã giết Đặng Thùy Trâm một lần nữa. Không ai có quyền sửa nhật ký, nhưng Đảng CSVN đã bỏ nhiều đoạn, thêm nhiều đoạn, vì nhu cầu chính trị. Họ đã sửa đổi bién nhật ký của Đặng Thùy Trâm thành một bản văn để tuyên truyền và lừa dối tại VN. Khi bản văn được dịch ra tiếng Anh thì sự lừa bịp của Đảng CSVN càng gia tăng. Nếu có ai có được bản chính thì người ta sẽ thấy CSVN đã phạm điều đó. Trên nguyên tắc đạo lý của người cầm bút thì đảng CSVN đã giết Đặng Thùy Trâm một lần thứ hai.

Chương thứ ba Nhà Văn Hải Triều đề cập đến những vụ thảm sát dã man người dân Miền Nam. CSVN nói họ “giải phóng Miền Nam” nhưng khi chúng tràn ngập những căn cứ của chúng ta thì họ thảm sát tất cả. Nhà Văn Hải Triều cũng trưng bày sau năm 1975 CS đã hành quyết rất nhiều quân dân Miền Nam. 

Chương thứ năm tác giả nói về một sản phẩm dối trá và phản bội, nhật ký của Đặng Thùy Trâm bị xào nấu lại, là điều không thể chấp nhận

được. Tác giả Hải Triều cũng đề cập đến cuộc tàn sát trên “DDại Lộ Kinh Hoàng”, được chứng minh qua những cuộc phỏng vấn . CSVN cho những người dân di tản là quân dân của “ngụy” nên họ tàn át. Một số cán binh CS bỏ hàng ngũ vì lý do họ không chấp nhận sự tàn sát vô nhân đạo đó..

Chương tám là chương rất nhức nhối đối với Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết, vấn đề “Sinh Bắc Tử Nam”. Tác giả đưa ra những tài liệu từ ngoài Bắc đến Điện Biên Phủ, CSVN không có thương binh mà chỉ có liệt sĩ. Họ tàn sát hết thương binh. Sau này các sĩ quan cao cấp tiết lộ như vậy, và Nhà văn Hải Triều đã phát giác ra CSVN đã gom những thương binh của họ lại , nói là chuyển họ ra ngoài biển để chữa trị trên tàu, rồì khi ra biển họ trúc tất cả thương binh xuống biễn . Tất cả những người thực hiện cuộc hành quyết sau này bị giết hết để bịt miệng, và người sống sót cuối cùng đã tiết lộ điều này. 

Trong số hằng ngàn chiến trường ở Miền Nam, CSVN không di chuyển thương binh được, họ đã quyết định hành quyết thương binh, họ gọi là “truy điệu sống những liệt sĩ” . Họ hành quyết để chúng ta không bắt và khai thác những thương binh đó và họ cũng không muốn những thưong binh này còn sống để làm nhân chứng cho những sự dã man của họ. Có người đã khai quật hầm xác chết của thương binh CSVN. Quân Đội CS là quân đội duy nhất trên trái đất hành quyết thương binh của họ. Chúng ta luôn tìm mọi cách giúp đỡ thương binh của chúng ta và ngay cả với thương binh địch . Điều đó chứng minh cái tính nhân bản Quân đội của chúng ta và cái tính dã man của Quân Đội CS. 

Nhà văn Hải Triều nhận định, trong cuộc chiến đấu, nếu chỉ có một nhóm người hoạt động thì rất là cô đơn, sẽ không đi xa được. Cuộc chiến đấu phải là cuộc chiến đấu chung của mọi người và là trách nhiệm chung của mọi người. Khi có một tác phẩm đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống chế độ CS thì đồng bào nên tiếp tay để công cuộc đấu tranh cho tự do sớm được thành đạt.

Đồng hương có thể tiếp tay bằng cách mua những tác phẩm bằng tiếng Anh để tặng cho bạn người ngoại quốc, thì chúng ta không cần giải thích lý do vì sao chúng ta có mặt ở hải ngoại, cũng như tặng cho những trẻ em VN sinh sau 1975 thì chúng nó sẽ hiểu vì sao cha mẹ phải bỏ xứ ra đi. 

Zoom in (real dimensions: 640 x 487)Image



1- Nhập Đề


Tôi đọc tập Nhật Ký Đặng Thùy Trâm khi quyển sách này lọt ra nước ngoài. Tập sách do Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn Hà Nội in và phát hành năm 2005, phát hành gấp rút, vội vã, ào ạt với một chiến dịch quảng cáo ồn ào trong toàn đảng, toàn dân, toàn nước. Tập Nhật Ký Đặng Thùy Trâm như một cơn mưa bất chợt trong cơn nắng hạn mà chế độ Hà Nội mong chờ, và khi có được, họ tung ra trong nhu cầu tuyên truyền sau 25 năm lộ hiện nguyên hình là một chế độ không tự lo nổi cơm áo cho dân, “độc lập, tự do, hạnh phúc” thành cái bánh vẽ của một thiểu số độc tài, tham nhũng, coi hạnh phúc của muôn dân và biên thổ của tổ tiên như cỏ rác…

Hạnh phúc của muôn dân, ngoài cơm áo sinh sống và mái nhà che thân, nó còn cả những thứ tự do để con người được là con người, trong đó quan trọng hơn hết làtự do tư tưởng. Chính trị, tôn giáo và báo chí nằm trong lãnh vực của tự do tư tưởng. Những thứ này hầu như bị chế độ Hà Nội khước từ, chà đạp.

Trong những năm gần đây, về mặt kinh tế, vì nhu cầu sống còn, chế độ Hà Nội phải đối mặt với thực tế và nới lỏng cho dân được sinh sống hạn chế dưới cái khung tư bản, và nhờ đó, người dân mới có được chút sinh khí để sống.

Chủ nghĩa Cộng Sản, chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh… không đóng bất cứ vai trò tích cực nào trong việc người dân trong nước sống khá hơn so với hai thập niên đầu khi Cộng Sản chiếm miền Nam. Và nên nhớ, cũng nhờ cái khung tư bản “nửa nạc nửa mỡ định hướng xã hội chủ nghĩa” đó mà tập đoàn thống trị cả nước ở Việt Nam trở thành những nhà tư bản đỏ bạc tỷ, bạc triệu đô la.

Thế nhưng, để bảo đảm những cái gì chế độ Hà Nội hưởng dụng, họ phải duy trì hệ thống cai trị độc tài, độc đảng, độc quyền; họ phải kiềm chế quyền tự do tư tưởng của muôn dân, vì đây chính là lãnh vực có thể làm nổ tung ra một cuộc cách mạng dân tộc tự phát hay tác động dây chuyền từ những yếu tố kinh tế hay xã hội, mà hậu quả dẫn đến sự sụp đổ hay xóa sạch chủ nghĩa hay hệ thống Cộng Sản tại Việt Nam, từ đó, bao nhiêu tài nguyên, của cải, vật chất mà tập đoàn thống trị Cộng Sản Việt Nam vơ vét được từ 1975 đến nay có thể trở thành không cánh mà bay, trở thành tro bụi trong cơn lốc uất hận của muôn dân.

Đó là lý do tại sao sau khi lên tới vai trò thủ tướng, và sau hội nghị thượng đỉnh APEC bế mạc, nhận chỉ thị của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã ký chỉ thị chính phủ số 37 CP nhằm kiểm soát và khống chế khắc nghiệt truyền thông báo chí trong nước dưới mọi hình thức trong đó, họ tuyệt đối cấm tư nhân ra báo. Tại sao họ sợ khi họ cầm chìa khóa nhà tù, làm chủ những khẩu AK của quân đội và công an? Họ sợ tiếng nói tự do có thể dẫn đến một cơn bão vuột khỏi tầm tay chắn gió của của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nói chung, tất cả từ tư tưởng trong đầu con người đến cây bút trong tay ký giả đều gom chung trong tay đảng Cộng Sản Việt Nam. Sự ra đời của tập Nhật Ký Đặng Thùy Trâm cũng nằm trong số phận này. Nhật Ký Đặng Thùy Trâm hoàn toàn là công cụ tuyên truyền của nhà cầm quyền Hà Nội như ngày xưa, Đặng Thùy Trâm bị đẩy vào chiến trường miền Nam mà Cộng Sản gọi là “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mù lòa và mê muội hóa cả một thế hệ thanh thiếu niên miền Bắc, cả một núi máu xương của hàng hàng lớp lớp tuổi trẻ miền Bắc Việt Nam đã đổ ra cho cuộc xăm lăng phi nghĩa cưỡng chiếm miền Nam. Đặng Thùy Trâm là một trong những trẻ tuổi yêu nước nồng nhiệt bị lợi dụng trong cơn mê muội chủ nghĩa đó.

Trong tập “Thép đã tôi thế đấy!”/hay “How the steel was tempered”, nhân vật Pavel Korchagin là hình ảnh của nhà văn trẻ của nước Nga dưới thời Stalin: Nikolai Ostrovsky, cuồng nhiệt tin tưởng vào chủ nghĩa Cộng Sản cũng như có những lần Đặng Thùy Trâm tin vào đảng CSVN và Hồ Chí Minh. Điểm chung là cả hai đều bị Cộng Sản, Stalin và Hồ Chí Minh, lợi dụng triệt để. Điểm chung là cả hai đều chết trước khi thấy sự tàn hại của chủ nghĩa Cộng Sản và mặt thật của đảng Cộng Sản: dối trá, phản trắc, dã man và tàn bạo. Không biết nước Nga có bao nhiêu Pavel, và miền Bắc xã hội chũ nghĩa có bao nhiêu Đặng Thùy Trâm!?

“Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn” của hàng hàng lớp lớp thế hệ trẻ miền Bắc Việt Nam xa lìa quê hương miền Bắc để đi B vô chiến trường miền Nam, chắc chắn cũng nhiều như những cơn mưa rừng đổ xuống những núi đồi trùng điệp trên lưng “Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây” dọc biên giới Lào Việt. Nhưng khi chạm trán với sự thật trên chiến trường miền Nam, những giọt nước mắt đổ xuống lưng Trường Sơn Đông, đổ xuống lưng Trường Sơn Tây của những người bộ đội hoàn toàn không giống nhau. Nước mắt của người bộ đội tên Huyền Trân trong bài thơ “Gửi Mẹ” rõ ràng là không giống những giọt nước mắt của Đặng Thùy Trâm ở núi rừng Đức Phổ, Quảng Ngãi…

Tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” ra đời nhắm vào đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà cầm quyền Hà Nội sau khi chúng tôi đọc tập “Nhật Ký Đặng Thùy Trâm. Đặng Thùy Trâm là nạn nhân của chế độ Cộng Sản. Đặng Thùy Trâm không là đối tượng “tấn công” của chúng tôi. Về mặt nhân bản và dân tộc, chúng tôi trân trọng tình cảm, hoàn cảnh và lòng chân thật của Đặng Thùy Trâm. Chúng tôi chỉ muốn ngăn chận tác động giả trá của tập Nhật Ký Đặng Thùy Trâm về mặt tuyên truyền, xâm nhập vào công luận Hoa Kỳ khi tác phẩm này được Hà Nội và phản chiến Mỹ chuyển ngữ sang tiếng Anh.

Chúng tôi cố gắng “lật mặt nạ” đảng Cộng Sản Việt Nam để thế giới và người Hoa Kỳ biết sự thật và mặt thật của chế độ Hà Nội. Đó là lý do tại sao chúng tôi cho phát hành tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” bằng cả tiếng Anh, tiếng Pháp lẫn tiếng Việt để người Tây phương và thế hệ Viêt Nam sinh ở hải ngoại có thể tìm đọc được những cái gì xẩy ra trên quê hương cha mẹ các em…Từ mục đích và hoài bảo trên, chúng tôi hy vọng tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” sẽ giúp mở ra một cánh cửa nhỏ để từ đó, hy vọng công luận Hoa Kỳ và giới trẻ Việt Nam trên toàn thế giới, sinh sau 1975, nhận ra phần nào nỗi đau thương nghiệt ngã của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến năm xưa, và kéo dài đến hôm nay … có từ gốc rễ cội nguồn từ đâu: đó chính là sự ra đời và tồn tại của đảng Cộng Sản Việt Nam trong dòng lịch sử hàng hàng lớp lớp máu xương trên phần đất kéo dài từ Nam Quan tới Cà Mâu.

Và sau cùng, nếu có ai cho rằng tác phẩm này có những định kiến và chữ nghĩa kết án quá nặng nề ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam, thì so ra, dường như nó vẫn còn nhẹ hơn những gì mà Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Trần Khải Thanh Thủy và Lê Thị Công Nhân… viết về cái đảng mà một thời mà họ đã lớn lên, sống chết và phục vụ từ tuổi ấu thơ đến hôm nay dưới khung trời xã hội chủ nghĩa miền Bắc Việt Nam.

Dưới ánh sáng của văn minh và sự thật, lịch sử sẽ mở ra khi con người đã thức tỉnh…

Tác phẩm này được thành hình trong vòng 6 tháng kể từ sau ngày tác giả đọc tập Nhật Ký Đặng Thùy Trâm do nhà xuất bản Hội Nhà Văn Hà Nội phát hành.

Tác giả mong đón nhận và học hỏi từ những đóng góp, phê phán của quý thức giả, độc giả, và xin thứ lỗi về những sai sót, khiếm khuyết trong tác phẩm.

Tác giả chân thành tri ơn về sự đóng góp bài vở, các nguồn tài liệu được dùng trong tập “Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn”.

Và tác giả cũng không quên chân thành tạ ơn những đóng góp vật chất của bạn bè đã giúp tài chánh ấn loát tác phẩm này vì mục tiêu chung: một Tổ Quốc Việt Nam tự do và trường tồn.

Sau cùng, tác giả tạ tội bất hiếu cùng Cha Mẹ trong những ngày mòn mỏi cuối đời, mà tác giả, người con trưởng trong gia đình, vẫn nhất quyết không về quê hương còn dưới mầu cờ đỏ, cho dù nếu Cha Mẹ có mất trước ngày Cộng Sản Việt Nam sụp đổ…

Image