Mời đọc để cảm thương những người con gái một thời từng là người yêu của lính. Sau 42 năm, những nguời lính vẫn còn đó, có những người đã vì nước hy sinh. Riêng những người con gái yêu lính năm xưa bây giờ ở đâu???
Tôi và Tịnh sinh ra, lớn lên trong cùng một thành phố. Mặc dù tôi nhỏ hơn Tịnh những 25 tuổi và chỉ cao hơn tầm ngực chú ấy một chút, nhưng tôi vẫn âm thầm yêu kính chú, như thể tôi sinh ra chỉ để quanh quẩn bên chú ấy mà thôi. Sở dĩ tôi dông dài như thế là vì cuộc tình chú cháu chúng tôi ngắn ngủi lắm, nó như cơn gió thoảng qua rồi bay đi mất. Cho nên mỗi khi nhớ đến Tịnh tôi luôn luôn chìm trong đau khổ, ngậm ngùi, khoắc khoải thâu đêm.
Tôi và Tịnh đều là cô nhi. Cả hai không hề biết gốc gác, cha mẹ mình là ai, chỉ biết chúng tôi bị đem bỏ trước cổng tu viện, như sau này các Sơ cho biết. Khi vừa đủ tuổi tự lập, Tịnh bước ra trường đời bỏ lại sau lưng cánh cửa tu viện đứa bé gái là tôi với hai dòng nước mắt không cách nào ngăn được. Hồi đó hàng ngày Tịnh đến lớp tiếp các Sơ dạy học cho những đứa trẻ lên năm lên ba như chúng tôi. Đặc biệt, ngay từ ngày đầu chú đã quan tâm đến tôi, nâng đỡ tôi như ruột thịt. Từ đó, thay vì gọi Tịnh bằng thầy tôi vẫn quen miệng gọi là chú. Tuy xa cách nhưng chú ấy vẫn thường xuyên gởi thư về thăm hỏi tôi qua các Sơ. Bước vào đời với mảnh bằng tú tài II, Tịnh mau chóng trở thành nhà giáo được các đồng nghiệp và học trò đều kính trọng, nhưng không hiểu sao cuối cùng Tịnh lại chọn con đường binh nghiệp.
Tôi và Tịnh đều là cô nhi. Cả hai không hề biết gốc gác, cha mẹ mình là ai, chỉ biết chúng tôi bị đem bỏ trước cổng tu viện, như sau này các Sơ cho biết. Khi vừa đủ tuổi tự lập, Tịnh bước ra trường đời bỏ lại sau lưng cánh cửa tu viện đứa bé gái là tôi với hai dòng nước mắt không cách nào ngăn được. Hồi đó hàng ngày Tịnh đến lớp tiếp các Sơ dạy học cho những đứa trẻ lên năm lên ba như chúng tôi. Đặc biệt, ngay từ ngày đầu chú đã quan tâm đến tôi, nâng đỡ tôi như ruột thịt. Từ đó, thay vì gọi Tịnh bằng thầy tôi vẫn quen miệng gọi là chú. Tuy xa cách nhưng chú ấy vẫn thường xuyên gởi thư về thăm hỏi tôi qua các Sơ. Bước vào đời với mảnh bằng tú tài II, Tịnh mau chóng trở thành nhà giáo được các đồng nghiệp và học trò đều kính trọng, nhưng không hiểu sao cuối cùng Tịnh lại chọn con đường binh nghiệp.
Sau nhiều năm cách biệt thoáng thấy Tịnh từ đàng xa tôi cảm nhận ra ngay đó là người mà tôi thực sự nương tựa sau này. Tịnh già đi nhiều và gầy hơn xưa, nhưng chú dạn dầy sương gió, oai phong lẫm liệt trong bộ quân phục rằn ri của binh chủng Dù. Hình như định mệnh đã đẩy Tịnh từ một chiến trường xa xôi nào đó trở về với tôi. Tịnh về để che chở cho tôi đúng lúc tôi chơi vơi trước ngưỡng cửa cuộc đời đầy phong ba trước mặt. Có điều, tuổi đôi mươi trong trắng có cái giá kiêu sa của nó. Tôi biết mình đã lớn thành một thiếu nữ, không còn nũng nịu bước những bước chân quờ quạng chực té nhào vào Tịnh như thuở ấu thời. Tuy không hấp tấp gật đầu trước câu nói chân tình của chú: "Con về ở với chú được rồi", nhưng khi về chung sống dưới một mái nhà, Tịnh vẫn hồn nhiên coi tôi là con bé thơ ngây của chú thuở nào. Để bù lại những năm tháng ngàn trùng cách biệt, chú tiếp tục giúp đỡ tôi, mau mắn tìm việc làm cho tôi. Việc tôi về với Tịnh được chú coi tôi như một cánh hoa trẻ trung tươi thắm mang niềm vui trám vào nỗi cô quạnh đời chú.
Lúc gặp Tịnh, cuộc sống của tôi so với những đứa trẻ mồ côi khác dĩ nhiên là may mắn hơn nhiều. Tịnh - như lượm được tôi giữa chợ đời- đưa tôi về sống trong trại gia binh của đơn vị chú. Từ nhỏ tôi đã quen với nếp sống thanh tịnh, ngăn nắp và sạch sẽ đến khi bước vào nhà Tịnh tôi bật ngửa vì nó lỗn nhỗn những bầy hầy, rối mắt, bốn bề bụi bậm làm tôi muốn nghẹt thở. Lập tức, mang danh nghĩa một cô cháu đã lớn, tôi làm bộ nghiêm nghị lên mặt trợn mắt răm rắp "ra lệnh" cho Tịnh phụ tôi dọn dẹp, sửa sang lại phòng ốc cho thứ tự gọn gàng sạch sẽ. Về sau này, mỗi lần nhớ tới cảnh chú ấy thu đầu này dọn đầu kia, lăng xăng như chuột tôi đều không khỏi bật cười, thầm nói: "Chỉ giỏi đánh giặc".
Mặc dù bận hành quân liên miên, Tịnh ít có mặt ở nhà, nhưng về mặt tinh thần chúng tôi vẫn âm thầm nương tựa lẫn nhau. Đời sống của chúng tôi cũng giản dị như cuộc đời của Tịnh và tôi đã trải qua những năm tháng lặng lẽ trong tu viện. Có Tịnh hay không, tôi vẫn quán xuyến hết thảy mọi việc trong nhà. Tôi vui vẻ, bình thản mà sống qua ngày. Ban ngày tôi đi làm nhưng đêm về, tôi một mình buồn bã ngồi khóc rưng rưng. Tôi lo cho Tịnh, cầu nguyện cho chú được bình an, không gặp phải bất trắc gì.
Nhưng sau những cuộc hành quân trở về, Tịnh bước vô nhà, tuy bụi bặm phong trần nhưng phong độ ngời ngời, căn nhà lại tràn ngập niềm vui, ánh nắng ấm áp ngoài kia cứ như theo Tịnh lại tràn vào nhà. Còn tôi ôm Tịnh, mặt tựa vào ngực chú, trong lòng không ngớt thổn thức nghẹn ngào. Mỗi lần ở chiến trường về, tôi đều ôm xiết lấy Tịnh như sợ chú ấy vuột khỏi tầm tay, chú đều cưòi nói: "Đã có bạn trai chưa nào?". Tôi luôn cười gượng mà không trả lời. Những chàng trai ngoài kia còn ai hơn Tịnh của tôi. Tuy nhiên, cuộc đời của chúng tôi có thể nói là một chuỗi bi kịch. Nhưng đó là chuyện sau này.
Tịnh đã cho tôi một mái ấm gia đình. Ở đó tôi thích nhất là phòng sách. Sách đủ loại chất đầy trên kệ. Những tháng ngày vắng Tịnh, tôi thường ngồi vào bàn đọc sách đặt cạnh cửa sổ, trên đó thỉnh thoảng lại hiện ra một lá thư gởi về từ chiến trường trong đó Tịnh luôn luôn kèm theo một bài thơ. Những bài thơ xìu xìu ển ển chú làm cho ai chớ không phải cho tôi, nghe không sung như tiếng hô: "Nhảy Dù! Cố Gắng!" chút nào. Lính rằn ri trông dữ dằn mà sao thơ thẩn lại hiền như mấy chú lăng quăng lội trong lu nước mưa. Mỗi lần nghĩ đến ám dụ này tôi đều không khỏi bật cười.
Thơ Tịnh "dở", nhưng nụ cười của Tịnh thật ấm áp mỗi lần chú quay lại nhìn tôi khi lên đường hành quân. Trong hồi ức của tôi, Tịnh đã quay lại nhin tôi rất nhiều lần như thế. Ánh mắt lúc nào cũng sáng rực trên gương mặt sạm nắng phong trần. Và nụ cười thật ấm áp, đầy hứa hẹn sẽ trở về, từ mặt trận. Để làm cho tôi vui, Tịnh ca ra bộ:" Chú sẽ hiên ngang đứng sững giữa trời đón bắt ba hòn tên mũi đạn quăng ầm xuống đất rồi về với con". Tôi liền trề môi: "Ở đó mà hiên với ngang. Súng đạn không có mắt đâu, chú ơi. Con chờ chú về đó".
Sống với một bậc cha chú có mặt ngoài địa đầu giới tuyến nhiều hơn là ở nhà khiến tôi lo lắng nhiều hơn. Hàng ngày trên đài, trên mặt báo không ngớt loan tin chiến cuộc giữa hai miền Nam Bắc càng lúc càng leo thang khốc liệt. Đã có quá nhiều người lính trẻ nằm xuống từ hai bên chiến tuyến.
Đời tôi có những giấc mơ rất kỳ lạ, nó hầu như ứng vào mỗi giấc mơ đó để biến thành hiện thực. Tôi rất sợ khi phải đối diện với những loại mộng mị này, dù lành hay dữ. Có lần nằm mơ, tôi mơ thấy ánh trăng len vào phòng tôi đang ngủ; trong vùng sáng lạnh đó bàn tay của Tịnh mọc ra trìu mến đánh thức tôi dậy. Hôm sau được tin Tịnh về phép. Để chạy đua với thời gian, mỗi buổi chiều ăn cơm xong, tôi và Tịnh thường ra ngoài tản bộ. Tôi luồn tay vào cánh tay vững chắc của Tịnh như đã quen tìm sự che chở từ một người cha. Dù có ốm hơn nhưng chú vẫn phong độ, rắn rỏi như một bức tượng đồng tuyệt đẹp. Tịnh về phép ba ngày rồi lại đi.
Có lần Tịnh về với tôi suốt ba tháng trời vì một vết thương. Tôi đau đến thắt ruột nhưng vẫn cố giữ vẻ điềm tĩnh, tôi nhìn thấy mình sung sướng và đau khổ vì viên đạn xuyên qua lưng Tịnh. Tôi sung sướng và đau khổ đến hao mòn thêm vài lần nữa cũng chỉ vì viên đạn đồng, mảnh lựu đạn, miếng bom thép vô tri xuyên qua người Tịnh lại trả chú về nhà. Một thân hình lực lưỡng như thế, vì chiến tranh đã mang đầy thương tích. Tôi đã từng làm ướt những vết thương đó bằng dòng nước mắt thanh xuân của một thời con gái.
Những tháng ngày Tịnh nằm dưỡng thương trong quân y viện cho đến khi được trở về nhà, việc gì tôi cũng dành làm hết. Thấy tôi lăng xăng chăm sóc chú trong cơn hạnh phúc ngập tràn, chú vô tư cưòi nói: "Hà hà! Chú lại làm khổ con rồi. Lẽ ra giờ này con phải đi bên cạnh một chàng trai".
Tôi cũng gưọng cười, cố giấu niềm cay đắng, nói trõng: " Chàng trai ư? Muốn có thì mấy hồi. Mà có thấy khổ gì đâu. Vẫn còn hạnh phúc chán". Nhưng ông trời không muốn cho tôi niềm hạnh phúc lâu dài như vậy, đã dằng ra khỏi bàn tay yếu đuối của tôi.
Lần cuối cùng Tịnh vĩnh viễn trở về bằng chiếc hòm kẽm phủ cờ. Dưới ánh đèn leo lét của cặp đèn cầy và khói nhang chập chờn lan tỏa, phòng chứa xác không một bóng người, không có hoa, không cả một tiếng động. Lá cờ vàng trong doanh trại tôi thường nhìn thấy bay phấp phơi trên đỉnh cột cờ, giờ đây, biểu tượng linh thiêng đó lại phủ lên thân thể của người tôi yêu quí nhất. Tôi gục xuống nền nhà và chìm trong mùi tử khí của Tịnh. Hồi còn sống Tịnh không có mùi này, ngoài mùi thuốc súng.
Tịnh hy sinh trong một trận đánh trên đèo Dục Mỹ vào giữa tháng ba năm 1972.