Sunday 11 February 2018

Từ SOTU tới DACA - Ký Thiệt

Người Mỹ rất thích viết tắt, chắc là để tiết kiệm thì giờ. Nếu không thường xuyên đọc báo hay xem ti-vi thì sẽ không hiểu mô tê ất giáp gì.

Image result for SOTU

SOTU là viết tắt của State Of The Union, thông điệp mà tổng thống Mỹ đọc mỗi năm trước lưỡng viện Quốc Hội với sự tham dự của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa trong ba ngành của chính quyền Mỹ (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp). Trong cái SUTO này, tổng thống báo cáo công việc chính phủ đã làm trong năm vừa qua và trình bày chương trình làm việc trong năm tới.
Tối thứ ba 31 tháng 1 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã tường trình cái SOTU của ông sau một năm cầm quyền với chủ đề “một nước Mỹ an toàn, hùng mạnh và tự hào”(A safe, strong and proud America). Ông không “đọc”, vì không có tờ giấy nào trước mặt và cũng không thấy ông nhìn vào cái gì để đọc. Đúng ra là ông Trump đã trình diễn một cái “sô” lớn trong một giờ hai mươi phút (80 phút) không ngừng nghỉ và đã được hầu hết cử tọa vỗ tay 117 lần, trong đó có 12 lần được gần hết hội trường đứng dậy nồng nhiệt vỗ tay tán thưởng. Nói “hầu hết” và “gần hết” vì có một số dân biểu và nghị sĩ đảng Dân Chủ không vỗ tay.
Trong suốt cái SOTU của ông Trump, các lãnh tụ của đảng Dân Chủ, kể cả Dân biểu Pelosi, lãnh tụ khối thiểu số tại Hạ viện, đều ngồi bất động trên ghế với gương mặt lạnh như băng trong khi ông tổng thống kêu gọi đoàn kết và cùng nhau hành động để làm cho nước Mỹ “an toàn, hùng mạnh và tự hào”.
Sarah Sanders, bộ trưởng báo chí tại Bạch Cung, nói về bà Pelosi trên CNN như sau: “Tôi nghĩ Nancy Pelosi luôn luôn trông như vậy. Tôi nghĩ bà ấy nên mỉm cười nhiều hơn nữa. Tôi nghĩ nhờ vậy đất nước này sẽ khá hơn. Hình như bà ấy là một loại biểu tượng cho sự cay đắng của đảng Dân Chủ trong lúc này”.
Trong cuộc họp báo tại Hạ viện ngày hôm sau, bà Pelosi nói rằng đất nước xứng đáng có một “nhà lãnh đạo thực sự” (a real leader) và rằng ông Trump đã một lần nữa chứng tỏ vì sao người ta không nên có những trông đợi cao về nhiệm kỳ tổng thống của ông ta.
Dân biểu Steny H. Hoyer, Dân chủ Maryland,  thì nói ông Trump “cố quét một lớp sơn mới lên một nhiệm kỳ tổng thống thất bại”. “Điều đó chỉ vô ích. Dân Mỹ nhìn thấu qua những lời lẽ hùng hồn và hiểu đâu là sự thật. Ông tổng thống đã làm cho đất nước chúng ta kém an toàn, kém hùng mạnh và kém tự hào so với một năm trước.”
Nhưng, chống Trump gay gắt nhất là nhóm dân biểu da đen tại Hạ viện đã từ chối hoan hô khi ông tổng thống thông báo tổng số người da đen thất nghiệp hiện nay ở mức thấp kỷ lục chưa từng thấy. Dân biểu Cedric L. Richmond, thủ lãnh của nhóm này, cáo buộc ông Trump đã cố “chôm credit” về sự vững mạnh của kinh tế mà ông ta thừa hưởng của ông Obama năm ngoái.
Thật ra không phải tất cả dân cử đảng Dân Chủ đều bất hợp tác với Trump. Nghị sĩ Joe Manchin III, West Virginia, tiểu bang đứng đầu về sản xuất than đá tại Mỹ, đã vỗ tay hoan hô ông tổng thống Cộng Hòa hơn tất cả bạn đồng viện Đảng Dân Chủ. Ngày hôm sau, Nghị sĩ Manchin nói ông nghe vài điều tốt từ ông Trump, như giải quyết cơn dịch độc dược opioid và sự tiến bộ của kỹ thuật “than sạch”. Ông Manchin nói trong chương trình ‘New Day” của CNN: “Ông tổng thống đã đề xuất vài điều mà tôi có thể cộng tác.”
Theo Nielson Media Research, SOTU của Tổng thống Trump đã thu hút hơn 40 triệu khán giả truyền hình. Hơn một phần tư trong số khán giả ấy chọn xem trên Fox News,  hệ thống truyền hình không nằm trong nhóm truyền thông dòng chính, đã phá kỷ lục với 11 triệu rưỡi người xem.
CBS News hỏi 1,200 khán giả đã xem SOTU thì tất cả cho biết họ thích những gì đã thấy trong 80 phút ông Trump nói. CBS, hệ thống truyền hình thuộc truyền thông dòng chính, cho biết 81 phần trăm khán giả xem SOTU cảm thấy ông Trump đang cố gắng đoàn kết quốc gia, trong khi ba phần tư chấp nhận bài diễn văn và hy vọng ông Trump sẽ tiếp tục với tay (reach out) tới các đối thủ chính trị. Bảy mươi hai phần trăm khác chấp nhận những đề nghị của ông Trump và 65 phần trăm “cảm thấy tự hào” đêm hôm đó. Đa số – 54 phần trăm – cho biết những chính sách của ông Trump sẽ “giúp họ”.
Image result for BLACK REPs GROUP WHO ANTI TRUMP
Sau phần trình diễn của TT Trump, Dân biểu Joe Kennedy III, cháu nội Robert Kenndy (em TT Kennedy), chính thức thay mặt đảng Dân chủ để phản bác SOTU của ông tổng thống, nói rằng: “Chúng tôi sẽ chiến đấu cho các bạn và chúng tôi sẽ không bỏ chạy.”
Sau khi SOTU của TT Trump chấm dứt, Nghị sĩ Elizabeth Warren tweet cho những người ủng hộ mình: “Đặc tính của đất nước chúng ta – và tình trạng của liên bang chúng ta – không được quyết định bởi tổng thống. Nó được quyết định bởi nhân dân chúng ta. Nghe cái SOTU của Trump tối nay làm cho chúng tôi sôi máu. Nếu các bạn cũng cảm thấy tức giận như vậy, đây là cách tốt nhất để đánh lại: góp tiền để giúp các ứng cử viên Dân Chủ giành lại đa số tại Thượng viện.”
Bà Warren “sôi máu” kêu gọi những người cũng “sôi máu” như bà đóng góp tiền bạc cho đảng Dân Chủ chắc cũng không khả quan lắm vì số dân Mỹ “sôi máu” như bà ít hơn là số người cảm thấy hài lòng và tự hào khi xem cái SOTU của ông Trump, theo kết quả thăm dò của truyền thông dòng chính, cùng phe với đảng Dân Chủ. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ chỉ còn 40 tuần nữa mà quỹ tranh cử của đảng Dân Chủ chỉ có 65.9 triệu đô, so với 132.5 triệu trong quỹ đảng Cộng Hòa. Chưa kể đảng Dân Chủ đang mắc nợ công quỹ 6.1 triệu, trong khi tiền nợ của đảng Cộng Hòa là 0.
Khí thế của đảng Cộng Hòa rõ ràng đang lên sau cái SOTU của ông Trump và dân Mỹ đang vui vẻ vì được tăng lương do biện pháp cắt giảm thuế được Quốc hội thông qua vào cuối năm vừa qua. Nhưng không phải cái gì cũng thuận buồm xuôi gió cho đảng Cộng Hòa và ông Trump. Một trong những chướng ngại vật lớn nhất đang ở trước mắt ông Trump là cái DACA.
DACA? DACA là viết tắt từ “Deferred Action for Childhood Arrivals”, một chương trình có nghĩa là hoãn trục xuất những trẻ vị thành niên được cha mẹ cho nhập lậu qua biên giới Mễ để làm “cô nhi” trên đất Mỹ với âm mưu ăn vạ cho Mỹ nuôi rồi khi lớn lên chúng sẽ bảo lãnh cho cha mẹ, anh em, họ hàng ung dung kéo nhau sang Mỹ… đoàn tụ gia đình theo truyền thống nhân đạo cao đẹp của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Image result for DACA
DACA là một sắc lệnh của hành pháp do TT Obama ký vào tháng 6.2012 về hình thức có vẻ cao cả, thật ra đây là một thủ đoạn chính trị nhằm hốt phiếu di dân gốc Nam Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống vài tháng sau (11.2012) mà ông Obama tái ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 2.
Sắc lệnh này đã cho phép khoảng 800.000 di dân lậu, bất hợp pháp, dưới 16 tuổi, được ở lại Mỹ, được gia hạn mỗi hai năm, và được gọi là “dreamers”, những kẻ đang ôm “giấc mơ Mỹ”! Nghe thơ mộng và dễ thương làm sao! Ai tới xứ này mà chẳng ôm “giấc mơ Mỹ”, nhưng họ không tới đây một cách bất hợp pháp. Không leo tường hay trốn trong thùng xe để vào đất Mỹ và đã trở thành gánh nặng cho nước Mỹ, giết dân Mỹ, bán ma túy đầu độc dân Mỹ, nhất là những tên khủng bố Hồi giáo quá khích ISIS cũng trà trộn vào Mỹ, nhưng không ôm “giấc mơ Mỹ” mà ôm bom giết bọn “ngoại đạo dơ bẩn” trên nước Mỹ.
DACA chỉ là một phần trong chương trình cải tổ luật pháp về di dân không còn phù hợp với thời thế hiện tại để “làm cho nước Mỹ an toàn”, và đang là đề tài tranh cãi rộng lớn và gay gắt nơi nghị trường, trên báo chí, truyền thanh, truyền hình hàng ngày.
DACA đã là nguyên nhân của vụ “đóng cửa chính quyền” vừa qua và có thể chính quyền sẽ phải đóng cửa lần nữa vào ngày 8 tháng 2 sắp tới, nếu Quốc hội không tìm được giải pháp khai thông bế tắc về vụ DACA, dù TT Trump đã làm mọi người ngạc nhiên khi ông đề nghị ân xá, không chỉ 800.000 “cô nhi” trong DACA mà tha tào gấp đôi, tức 1,8 triệu trẻ em di dân bất hợp pháp, kèm theo điều kiện cấp 25 tỉ Mỹ-kim để xây bức tường dọc theo biên giới Mễ.
Image result for andrew do orange county
DACA cũng ảnh hưởng đến dân Mỹ gốc Việt vì cũng có mặt trên đất nước này với tư cách di dân, tị nạn. Họ cũng đang có nhiều cảm nghĩ khác nhau, lập trường khác nhau về vấn đề này được thể hiện trên báo chí, truyền thanh, truyền hình trong cộng đồng, hay ngay cả trên báo Mỹ như bài của ông Andrew Đỗ đăng trên Nhật báo The Orange County Register ngày 28.1.2018 phát biểu quan điểm của mình về DACA.
Ông Andrew Đỗ hiện là Chủ tịch Hội Đồng Giám sát Orange County (thường được gọi là “thủ đô tị nạn Quận Cam” ở Nam California) đã mở đầu bài viết của ông bằng cách kể lại những ngày đầu tới Mỹ cùng gia đình sau khi di tản khỏi Việt Nam năm 1975. Nơi đầu tiên gia đình ông đến để xây dựng lại cuộc đời là một làng nhỏ tên Enterprise, tiểu bang Alabama, với những bỡ ngỡ khó khăn ban đầu, nhưng nhờ lòng tốt của dân địa phương, đặc biệt là bà Jean Kling, một nhà giáo đã về hưu, hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn đã hội nhập vào xã hội Mỹ yên lành mà gia đình ông không bao giờ quên ơn.
Ông Andrew Đỗ viết tiếp bằng Anh ngữ và được dịch ra tiếng Việt như sau:
Bà Kling quả là một người phụ nữ vô song nhưng lòng tốt của bà không phải là duy nhất. Sự tử tế của bà và vô số những người Mỹ khác đã dọn đường cho hơn 1.3 triệu người Mỹ gốc Việt hòa nhập vào trong nền kính tế và xã hội của đất nước này. Alabama đã dạy tôi bước Hoa Kỳ không đơn thuần chỉ là một đất nước; mà nó là một lý tưởng đã đẩy mạnh chúng ta như một quốc gia trong suốt quá trình lịch sử.
Ngày hôm nay những tranh cãi về vấn đề di dân đã bỏ quên đi những phần này trong lịch sử đất nước Hoa Kỳ, chúng ta và đã không chú ý đến bản chất thật của chúng nhìn qua ta như một con người. Trước khi chúng ta giải quyết vấn đề, chúng ta cần sửa lại giọng điệu tranh cãi. Những quan tâm chính đáng về an ninh biên giới và bảo vệ hệ thống phục vụ xã hội phải được chấp nhận là điều xứng đáng chứ không thể hoàn toàn bỏ qua và coi như chiêu bài để bào chữa cho những hành vi cố chấp và thiếu vị tha. Sự mô tả này không phải là một hình ảnh chính xác của một Hoa Kỳ mà tôi đã biết trong suốt 42 năm qua.
Là những người tị nạn, gia đình chúng tôi đã được ban đặc quyền tị nạn chính trị, tuy nhiên chúng tôi vẫn phải xuyên qua một thủ tục chuyển tiếp, điều này giải thích tại sao chúng tôi, cũng như các người Việt khác, phải sống nhiều tháng tại các trại tị nạn. Chúng tôi phải trải qua một quá trình duyệt xét lý lịch hành vi trong quá khứ, phải được chích ngừa, tất cả những điều này giúp chuẩn bị cho chúng tôi được tiếp nhận bởi bất cứ một quốc gia nào đồng ý tiếp nhận. Chúng tôi phải chờ đợi một cách kiên nhẫn xuyên qua các thủ tục. Chúng tôi nhận thức được rằng vấn đề an ninh quốc gia vẫn là tối hậu.
Qua những kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi tìm thấy một viễn ảnh thích hợp trong vấn đề tranh cải liên quan đến chương trình di dân còn gọi là DACA và những đề nghị khác nhằm cung ứng một con đường đi tới việc nhập tịch trở thành công dân chính thức cho những người di dân bất hợp lệ tại Hoa Kỳ. Những sự suy nghĩ về DACA có thể khác biệt, tuy nhiên, không có một chính sách nào của thành phố hay tiểu bang có thể khuyến khích đi ngược lại với luật pháp quốc gia. Một quốc gia mà luật pháp không được tôn trọng thì không thể tồn tại được. Tôn trọng luật pháp và thủ tục là tiên quyết. Không nhất quán trong việc tuân thủ luật pháp là con đường dốc đẩy chúng ta đến tình trạng hỗn loạn vô tổ chức và độc tài.
Tuy nhiên, cá nhân tôi cũng như bao nhiêu người bảo thủ Cộng Hòa tại Quận Cam, tôi muốn chương trình DACA thành tựu. Có vào khoảng 800,000 người thuộc chương trình DACA trên toàn quốc, và California là nơi có số lượng 220,000 người thuộc thành phần này. Trong số này 21,000 ngươi sinh sống tại Quận Cam. Luật Lao Động và chính sách Di Trú đã nhắm mắt làm ngơ nhiều thập niên đối với những người cư dân bất hợp lệ, những người này đã định cư tại các thành phố của chúng ta, họ làm việc, và cung ứng những sinh động cho cộng đồng chúng ta. Khi hệ thống di trú của chúng ta được cập nhật, chúng ta nên cân nhắc yếu tố nhân đạo đối với những người đã sống hầu hết cuộc đời của họ tại đây.
Image result for daca dreamers in california
Nhiều người thuộc đảng Cộng Hòa nhận thức được việc đuổi hàng triệu những người cư dân nhập lậu sẽ tạo một nguy hại to tát cho xã hội chúng ta. Việc gián đoạn và làm hư hại đến tương lai của hàng trăm ngàn trẻ em sẽ trở thành một gánh nặng tinh thần và mãi ám ảnh lương tri của chúng ta. Những trẻ em của chương trình DACA sẽ là những nạn nhân một khi họ bị buộc phải “trở về” những nơi mà họ thật sự không hề biết đến, và những trẻ em Hoa Kỳ con cái của những người di dân bất hợp lệ này sẽ bị ly tán với cha mẹ hay bị đẩy về những vùng đất lạ mà họ không thuận tình..

Để tránh những sự bất công này chúng ta phải sửa lại luật di trú, những người muốn được nhập tịch phải chứng minh họ đã ở đây ít nhất 10 năm, có công ăn việc làm nhất định và không thể dựa vào trợ cấp xã hội. Để bảo vệ trật tự xã hội của chúng ta trong tương lai, việc nhập tịch do việc sinh sản cố tình qua sự du lịch hay hệ thống di dân dây chuyền phải được chấm dứt. Những người bảo lãnh thân nhân phải tuyệt đối chịu trách nhiệm tài chánh cho những nhu cầu sinh sống cũng như y tế của gia đình mình.
Là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam, một quận hạt lớn hàng thứ sáu trên toàn quốc, chúng tôi và người Việt chúng ta là điển hình của một chính sách di dân trật tự, tuy nhiên chúng ta không thể sửa chữa một chính sách di dân sai lạc từ nhiều thập niên qua một vài chỉ định luật lệ vắn tắt.
Một ngày gần đây chúng ta cần phải cải tổ lại hệ thống di dân tổng quát, nhưng ngay bây giờ chúng ta cần phải bảo vệ những người di dân trẻ trong chương trình DACA. (hết trích).
Sau SOTU, DACA sẽ tới FISA, cũng là chuyện ly kỳ và đau đầu không kém.
Ký‎ Thiệt