Cali Today News – Hiện nay, tại hải ngoại ước khoảng trên 4 triệu người, đa số là người Việt Quốc gia (NVQG), đây là lực lượng đối lập quyết liệt với trên 4 triệu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). NVQG ở hải ngoại đã/đang chuyển tin tức cập nhật đến các cơ quan truyền thông, nhân quyền quốc tế, dân biểu, nghị sĩ ở các nước tự do mà họ đang sinh sống, khi biết các nhà đấu tranh dân chủ, các blogger, dân oan, tôn giáo… tại quốc nội bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp dã man. NVQG ở hải ngoại đã/đang Email, phổ biến các tin tức chính xác về quốc nội để phá vỡ kế hoạch tuyên truyền dối trá và bưng bít thông tin khoảng 800 phương tiện truyền thông của CSVN. Ngoài ra “máu chảy ruột mềm”, hàng năm người Việt hải ngoại gởi về Việt Nam để giúp thân nhân khoảng 10 tỷ USD mà số tiền này là nguồn lợi rất lớn cho CSVN. Thế nên, trước đây nhà cầm quyền CSVN gọi người Việt hải ngoại là “Bọn ôm chân đế quốc” lại muối mặt đổi thành “Khúc ruột nghìn dặm”. Đất nước Việt Nam đang nguy ngập bởi thù trong, giặc ngoài, chúng tôi mong ước NVQG cũng cần nghiền ngẫm gương đấu tranh của Tiền nhân đã dựng nước và giữ nước.
I- Tận tâm đoàn kết chống giặc: Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là con của An Sinh Vương Trần Liễu, Trần Quang Khải là Hoàng tử, con vua Trần Thái Tông. Trần Liễu có mối thâm thù với Trần Thái Tông vì Trần Thủ Độ bắt Thuận Thiên Công chúa (vợ Trần Liễu) đang mang thai ép gả cho Trần Thái Tông. Khi Trần Quốc Tuấn giữ chức Tiết Chế (như Nguyên soái), ông luôn đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lợi gia đình, quên thù nhà, sắt son lo quốc gia. Khi biết Trần Quang Khải thường nghi kỵ mình, Trần Quốc Tuấn nghĩ ngành trưởng của mình và ngành thứ (Trần Quang Khải) mà bất hòa thì kẻ có lợi là quân ngoại xâm Tàu, nên ông chủ động giao hảo với Trần Quang Khải, tạo sự thống nhất ý chí vương triều nhà Trần. Một hôm, Quốc công Trần Quốc Tuấn mời Thượng tướng Trần Quang Khải chơi cờ. Trần Quang Khải tính ít hay tắm gội. Quốc công cởi áo và lau rửa giúp Thượng tướng Quang Khải, rồi nói: “Hôm nay tôi được tắm cho Thượng tướng”. Quang Khải cũng mỉm cười: “Hôm nay tôi được Quốc công tắm rửa cho”. Từ đấy, hai người trở nên thân thiết, tương kính nhau và gắn bó trong việc bàn bạc đánh đuổi giặc Nguyên (Tàu) xâm lược.
Cuối năm 1284, nhà Trần mở hội nghị Vạn Kiếp, bàn cách chống giặc và kiểm điểm binh sĩ tất cả được 20 vạn, kể cả quân ở các lộ: Bàng Hà, Na Sầm, vẫn không mộ quân ở Thanh-Nghệ, nhà Trần nghĩ quân cốt tinh nhuệ không cần đông. Quân Nguyên xâm lăng Đại Việt lần thứ hai, ngày 21 tháng Chạp, Giáp Thân (1284), nhà Nguyên cử Thái tử Thoát Hoan thống lãnh 50 vạn quân chia làm 2 đạo: Lý Hằng, Ô Mã Nhi đốc suất bộ binh. Toa Đô đem thuỷ quân đi đường biển đánh vào Thanh Hoá. Giặc tấn công ào ạt thành Thăng Long, quân nhà Trần thế yếu. Hưng Đạo Vương đề nghị rút khỏi Thăng Long về Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định). Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Nhân Tông cử danh tướng Trần Bình Trọng (1) đem quân giữ vùng Thiên Mạc, mục đích chận và cầm chân giặc, bảo toàn lực lượng cho bộ chỉ huy triều Trần rút lui được an toàn, để chỉnh đốn lục lượng phản công. Quân giặc dàn trận đông nghịt, Trần Bình Trọng cùng các tướng sĩ nhà Trần vẫn can trường xung trận, quyết giữ tròn nhiệm vụ vua đã giao phó, đến khi sức cùng lực kiệt, ông bị giặc bắt, nhờ vậy mà 2 vua Trần mới thoát đi được. Thoát Hoan dụ hàng, Trần Bình Trọng bảo: “Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc, ta đã bị bắt thì chỉ có chết thôi”. Thoát Hoan dụ hàng không được, sai quân đem chém vào ngày 21 tháng Giêng, Ất Dậu (26-2-1285) lúc ấy ông 26 tuổi.
Để hoà hoãn, chỉnh đốn quân ngũ, bất đắc dĩ Thượng hoàng Trần Thánh Tông phải dùng hạ sách “Mỹ nhân kế” đem người em gái út là Công chúa Trần An Tư trao cho Thoát Hoan. Công chúa vì an nguy của xã tắc vì sự sống còn của quốc dân mà đành hiến tuổi trẻ của đời con gái kể cả tính mạng, đơn độc vào nơi hang hùm, còn có thể làm nội gián cho ta. Tháng 3 năm 1285, đưa Công chúa An Tư đến bờ bắc sông Hồng để trao cho Thoát Hoan. Công chúa nghẹn ngào:
Giặc ấy, ta cam chiều chuộng giặc?!
Thân này, ai thấu ngậm ngùi thân!
Nghẹn ngào, gạt lệ nhìn cương thổ
Nhẫn nhục, chia tay nghĩ quốc dân
Đến tháng 5 năm 1285, quân dân Đại Việt phản công, bắn chết Toa Đô. Tướng Tàu là Lý Quán giấu Thoát Hoan trong ống đồng kéo chạy về Tàu.
II- Chia rẽ, đố kỵ nên thất bại: Đến năm 1400, Hồ Quí Ly soán ngôi nhà Trần, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Năm 1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Quí Ly, rồi nói dối nhà Trần không còn ai, dùng chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” để con cháu nhà Trần ra mặt rồi bắt thủ tiêu. Chúng còn bắt ép quan lại và các bô lão Đại Việt làm tờ khai: “Họ Trần không còn ai nữa và đất An Nam vốn là đất Giao Châu ngày trước, nay xin lập quận huyện như cũ”.
Trần Quỹ (xem ghi chú 2, con thứ vua Trần Nghệ Tông) biết âm mưu quân Minh nên vào Yên Mô (thuộc Ninh Bình) chiêu binh khởi nghĩa chống quân Minh (Tàu), xưng là Giản Định Đế và lập nhà “Hậu Trần”. Quân Hậu Trần mới tuyển mộ chưa thông thạo chiến trận nên không chống nổi quân Minh, vua phải đem quân vào Nghệ An.
Đặng Tất (1357-1409) làm Tri phủ ở Hóa Châu từ thời nhà Hồ, sau khi quân Minh chiếm nước ta, ông được giữ tại chức. Ông giết quan lại nhà Minh rồi hiệp với An phủ sứ lộ Thăng Hoa (nay thuộc Quảng Nam) là Nguyễn Cảnh Chân (1355-1409) ra giúp Giản Định Đế. Từ đấy, quân Hậu Trần hùng mạnh, vua cử binh đánh thắng quân Minh nhiều nơi. Tướng nhà Minh là Mộc Thạnh thua chạy về thành Cổ Lộng (Ý Yên, Nam Hà). Vua muốn xua quân chiếm lại Đông Đô (Thăng Long), hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân can: “Xin bệ hạ chờ các lộ quân khác về hợp sức thì mới đủ mạnh để giành thắng”. Vua không nghe lời trung trực còn nghe lời gièm pha của bọn hoạn quan, đem chém 2 tướng trung dũng. Con của 2 tướng ấy là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất bình nên cùng Nguyễn Súy đem quân vào Thanh Hóa, tôn Trần Quý Khoách lên làm vua đế hiệu Trùng Quang, Thế nên, nhà Hậu Trần không còn thống nhất lực lượng, vua quan Hậu Trần đều bị giặc bắt.
III- Ngày nay tại tiểu bang Illinois: Gần đây, một số ít người trẻ tuổi xưng là “Hậu duệ VNCH” đã làm được một số việc như: “Diễn hành ngày Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong tại thành phố Chicago”(3). “Cộng Đồng Người Việt Illinois” khi nghe âm thanh người tổ chức diễn hành hô to: “American Veterans” hoặc “Vietnamese Veterans”, đoàn diễn hành liền lạc đồng thanh hô đáp lại “Thank you”, “Thank you American” rất rầm rộ. Thế nên, đi qua suốt 15 blocks đường trong thành phố (khoảng 2 miles), đoàn diễn hành Việt Nam đã gây cho hàng ngàn người dân Chicago đứng hai bên lề đường đồng loạt phất cờ cầm tay, hô đáp trả: “Thank you”, “Thank you Vietnamese”…
Sau đấy, nhóm trẻ này còn thuyết phục được ông Hiệu trưởng trường Trung học Bolingbrook đồng ý “Hạ Cờ Đỏ Việt cộng” thay thế bằng Cờ Vàng (4). Đây là một việc làm khó khăn mà nhòm này vẫn đem về kết quả tốt đẹp và biểu lộ tinh thần chống cộng quyết liệt.
Tuy nhiên,nhóm “Hậu duệ VNCH” ở đây chỉ có 5-3 người quá ít oi, viết lách tiếng Việt (Thư mời) đôi khi chưa được khúc chiết, mạch lạc. Do đấy, những người lớn tuổi, có người cảm thông, hướng dẫn, có người lại bắt bẻ, hạch sách. Bàn dân thiên hạ còn cho biết có kẻ không chấp nhận, đã cay cú nhóm này, vì nhóm này cũng như một số ít cá nhân và hội đoàn từng có quan hệ với Cù Huy Hà Vũ được gọi là “Tù nhân lương tâm”, ông Cù lại ca tụng TBT/CSVN Nguyễn Phú Trọng và viết b<iframe width=”600″ height=”450″
src=”https://www.youtube.com/ embed/Kymmzrrpdsc” frameborder=”0″ allow=”autoplay; encrypted-media” allowfullscreen></iframe>ài: “Tự do sẽ chấm dứt hận thù dân tộc” (5), hòng bỏ “Ngày Quốc hận” 30 tháng 4. Thế nên, chúng tôi đã viết bài: “Nỗi niềm ‘Ngày Quốc hận’, ngăn chận âm mưu đen tối” (6) để phản bác lập luận sai trái của ông Cù. Nhóm trẻ này và một số ít cá nhân, hội đoàn đã quan hệ với ông Cù, vì hiểu lầm ông Cù là “Tù nhân lương tâm” là nhân vật chống cộng. Thế nên có người nhân dịp ấy, cay cú nhóm “Hậu duệ VNCH” đến nỗi không muốn nhìn thấy hoặc trưng bày hình ảnh lá “Cờ Vàng” do nhóm này dùng trong ngày “Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong” (Memorial Day). Có kẻ còn hằn học đầy ác ý: “Những người ấu trĩ thấy ‘Cờ Vàng’ ở đâu thì chạy theo, đấy là chống cộng cuội và bưng bô VC”. Than ôi: “Yêu ai, yêu cả đường đi. Ghét ai, ghét cả tông ti họ hàng”. “Cờ Vàng” là biểu tượng của Quốc gia, chúng tôi không tin NVQG lại có vài kẻ hẹp hòi, nhẫn tâm như thế?! Dù vậy, chúng tôi mong rằng những lời đầy ác ý và hẹp hòi của vài kẻ vừa nêu chỉ là nói đùa của thiên hạ mà thôi.
Cuối cùng, chúng tôi mong mỏi NVQG hải ngoại luôn là lực lượng cần thiết yểm trợ mạnh mẽ cho Đồng bào quốc nội đang chống cả thù trong lẫn giặc ngoài và thiết tha đề nghị các Hội đoàn luôn gắn bó hỗ tương, riêng nhóm “Hậu duệ VNCH” ít ỏi, cần mở rộng để càng ngày càng đông đảo hơn, làm sao được sự yêu mến của các Hội đoàn và Cộng đồng, để được ủng hộ nhiệt tình.
Ngày 27 – 3 – 2018
Nguyễn Lộc Yên
___________