Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa đảng cộng sản Việt Nam và Pháp ngày 20/07/1954, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng Bắc Nam tại vĩ tuyến 17. Điều 14 phần (d) của Hiệp Định cho phép người dân ở mỗi phía di cư về phía bên kia và yêu cầu cả hai phía tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức là sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày.
Cuộc di cư năm 1954 (tiếng Anh: Operation Passage to Freedom, Chiến Dịch Con Đường Đi Đến Tự Do) là một cuộc di cư vĩ đại của gần một triệu người Việt từ miền Bắc Việt Nam đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954–1955.
Cuộc di cư tìm tự do của người dân Việt Nam lại một lần nữa diễn ra trong năm 1975 và kéo dài tưởng chừng như không bao giờ dứt của những người liều chết để tránh xa chế độ độc tài toàn trị của đảng csVN.
Rất nhiều người trong chúng ta không hề biết gì về hai cuộc di cư vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, thế nhưng văn chương và phim ảnh đã để lại cho chúng ta những câu chuyện đau thương, hình ảnh bi hùng của những người quyết tâm đi tìm tự do.
Mời quý vị đọc bài thơ “Cuộn phim buồn" của Nguyên Nhung để hiểu được tâm trạng của những người cắn răng dứt áo ra đi lìa xa cố hương để tìm nơi an bình, sống đời tự do không cộng sản.
Quê người một sớm heo may đến
Có ai gửi lại cuộn phim buồn
Nửa thế kỷ rồi sao vẫn nhớ
Nhớ ngày tất tả chạy vào Nam
Ba đứa con khờ còn ăn bám
Mẹ gánh oằn vai một núi sầu
Cha tôi vừa mất vài hôm trước
Mộ còn chưa ráo những thương đau
Lén lút mẹ con dắt díu nhau
Bỏ nhà bỏ cửa chạy đi đâu?
Ngoái trông chốn cũ sau màn lệ
Vội vã theo nhau bước xuống tàu
Nước mắt ngắn dài ai hiểu thấu
Trong lòng mẹ khổ biết bao nhiêu
Đứa lớn tuổi đời còn niên thiếu
Đứa còn bé xíu biết gì đâu
Dù vậy trong đầu cô bé thơ
Bóng dáng mẹ tôi vẫn chẳng mờ
Vai gầy nặng trĩu đôi quang gánh
Tiếng gà eo óc lúc tinh mơ
Hôm nay ai gửi cho xem lại
Những hình bóng cũ tự ngày xưa
Nước mắt rưng rưng tôi nhớ mẹ
Nỗi buồn năm cũ vẫn còn đây
Tôi cố tìm tôi mà chẳng thấy
Những ngày thơ bé, lúc vô Nam
Ai thấy xin vui lòng chỉ hộ
Trên đầu cô bé chít khăn tang…
Nguyên Nhung
Cảm tác khi xem xong cuộn phim ngày đất nước chia đôi 1954
(Đặc San Lâm Viên)
Có ai gửi lại cuộn phim buồn
Nửa thế kỷ rồi sao vẫn nhớ
Nhớ ngày tất tả chạy vào Nam
Ba đứa con khờ còn ăn bám
Mẹ gánh oằn vai một núi sầu
Cha tôi vừa mất vài hôm trước
Mộ còn chưa ráo những thương đau
Lén lút mẹ con dắt díu nhau
Bỏ nhà bỏ cửa chạy đi đâu?
Ngoái trông chốn cũ sau màn lệ
Vội vã theo nhau bước xuống tàu
Nước mắt ngắn dài ai hiểu thấu
Trong lòng mẹ khổ biết bao nhiêu
Đứa lớn tuổi đời còn niên thiếu
Đứa còn bé xíu biết gì đâu
Dù vậy trong đầu cô bé thơ
Bóng dáng mẹ tôi vẫn chẳng mờ
Vai gầy nặng trĩu đôi quang gánh
Tiếng gà eo óc lúc tinh mơ
Hôm nay ai gửi cho xem lại
Những hình bóng cũ tự ngày xưa
Nước mắt rưng rưng tôi nhớ mẹ
Nỗi buồn năm cũ vẫn còn đây
Tôi cố tìm tôi mà chẳng thấy
Những ngày thơ bé, lúc vô Nam
Ai thấy xin vui lòng chỉ hộ
Trên đầu cô bé chít khăn tang…
Nguyên Nhung
Cảm tác khi xem xong cuộn phim ngày đất nước chia đôi 1954
(Đặc San Lâm Viên)