“Elections have consequences.”
President Barrack Obama
About a year and a half ago, America elected Donald J. Trump as her 45th president. Like with all his predecessors, half the country voted for him, the other half selected his opponent. Unlike the case with all his predecessors, long after the elections, close to half of the country is still not willing to accept the people’s legitimate choice.
Never in the short history of this relatively young nation has a president been so controversial, arousing such hysterical feelings one way or the other. Amazingly, extreme opinions have also been rampant among my fellow Viet refugees who presumably should have been a lot more detached from US politics.
For those who can and have read this forum, obviously, I certainly have been more than involved in the red-hot debate about this president, and just as obviously, have been squarely on his side, to the dismay of many.
Full disclosure first: I did not vote for Trump, nor for Hillary Clinton. I did not like the prospect of having to select ‘the least bad’ candidate. In my large family and even larger circle of friends, most have taken sides, yet we have been able to have a lot of fun discussing American politics without grabbing each other’s throats. Maybe like they say, old friendship and blood, especially, are thicker than politics after all.
The mere fact that this great nation has to make a hard decision to select the ‘least bad’ instead of welcoming the ‘better’ candidate is not something that many American could feel proud of. But then, one can only deal with the cards one has.
And then again, that is my personal opinion too. Many other people may have thought America did have a great choice between two exceptionally qualified patriots. Einstein spent his lifetime explaining to us relativism, didn’t he?
One more thing that I want to be as clear about as possible: I am not trying to convince anybody of anything whatsoever. As I have reminded many of my relatives and friends, we passed the age of being susceptible to ‘brain-washing’ by somebody else long ago, notwithstanding the fact that I neither have the capacity to ‘convince’ anybody nor the wish to do so. On the contrary, I’d rather hear a different opinion, just for the sake of triggering some smart conversation within the confines of civility.
And maybe more important, for our American friends and our younger compatriots born or raised in this country, I just want them to hear from me to understand why some of the Viet refugees could support Trump.
It just happens that the Viet refugees community is no different than any other ethnic communities, widely disparate, ranging from hard-lined to soft liberals/conservatives, from pro to against Obama/Hillary/Trump, you name it. This essay strictly reflects my personal view, nobody else’s.
While I did not vote for Trump, I have been unwittingly sliding to his side, recognizing not just some of his surprising successes, but also witnessing the stupefying alacrity of all the attacks, not against his policies, but against him personally.
In any case, let’s go back to our discussion. Within the constraints of this short essay, I simply cannot discuss everything, thus can only limit myself to certain key issues that are important to us, Viet refugees.
Let’s first talk about what many people have blamed Trump for.
President Trump’s predominant flaw within my Viet community is of course his apparent ‘racism’, favoring whites to the detriment of all other races like black, Hispanics and us Asians. Which is evidently a big concern for us. What is less evident for me is whether Trump is really racist or not.
Yes, he does attack Hispanic immigrants. Yet, it sounds more like he has been attacking them as immigrants, not as Hispanics as a race.
Yes, he did equate white supremacists to AntiFa mob, but as far as I was concerned, I would have been real confused if he did not equate these 2 groups of lunatics. Yet again, it sounds more like he was attacking their extremism or fanaticism, not the color of their skin. Most AntiFa demonstrators are as white as their opponents, aren’t they?
Is he racist against blacks? I have not seen any anti-black acts, nor heard any anti-black diatribes. But I do see things like lowest black unemployment rates ever. Would that count as something anti-black since that cut them off welfare benefits?
Trump had been in business in all his pre-presidential life, including a big chunk of it in the entertainment business, dealing with sport champions, beauty contestants, comedians, singers, artists, many of them were blacks, like Muhammad Ali, Don King, Oprah Winfrey, Diddy, to name just a few. Nobody had heard of him being racist against them, until he ran for president. All of a sudden, he became racist just when he needed the votes of everybody? Does that make a lot of sense?
The racist label seems to require a lot more hard selling. So maybe the anti-immigrant label could be an easier sell?
We, Vietnamese Americans, being immigrants ourselves should be at the forefront of this fight for immigrants. We should be much more sensitive to any attack against immigrants, right?
For sure, we have witnessed all kinds of rationalization about how America being a country of immigrants should welcome all immigrants with open arms, about how Trump has been so ‘un-American’ with his ‘anti-immigration’ policy. But then, has anybody noticed that the main stream media (MSM) has always intentionally chosen to hit the ‘delete’ button on the word ‘illegal’ when writing about illegal immigration, so that whenever Trump criticizes illegal immigrants, it always comes out as simply ‘immigrants’ without the critical word ‘illegal’? Does that strike anybody as disgraceful dishonesty or willful misleadingness?
President Trump has obviously been against Islamic people, or so it seems from the way the MSM has been reporting on his Executive Orders. Has he? The EO’s restricting admission of people from some Islamic countries affect a grand total of 8% of the Islamic population in the world. None of the biggest Islamic countries has been affected, namely Saudi Arabia, Turkey, Egypt, Pakistan, Indonesia, among so many others, so how could these EO’s be anti-Islamic acts? And look at the map: Somalia, Yemen, Syria, Libya. Aren’t they countries with huge messy wars that nobody knows who are fighting against whom? Can we trust people coming from these countries with some kind of papers issued by some obscure warlords that are not even recognized beyond their own town? The Supreme Court accepted Trump’s explanation and agreed that the responsibility of protecting the country belonged to the president, not to some liberal judges more concerned with political correctness than the safety of their fellow Americans.
The MSM howled against a partisan Supreme Court. Did they do anything similar when that same Supreme Court twisted itself to save Obamacare?
Are we, Viet refugees, affected in any way? Last time I checked, we were admitted in this country through a special Act duly voted by Congress and duly signed by President Ford. Of course, some of the Viet living in this country at the present time are ‘illegals’, tourists or students refusing to go back home after expiration of their visas. For these people, sorry, but I have no objections whatever that they be deported as soon as they are found out.
I welcome all legal immigrants from anywhere anytime. I just don't accept illegal immigrants. No hard feelings, just the law of the land that needs to be respected. No one is above the law, including presidents and illegals.
President Trump is such a flawed man while character does matter, doesn’t it?
Hell, I’d be the last man calling Trump a saint! He is nowhere near any lowest bar for a well-respected Head of State, apparently. But then, how do we set those bars? Who does that? Based on what criteria?
Trump is a sexual predator? Is he any worse than some other presidents who did the deed in the Oval Office while keeping their mouth shut when Trump has been loudly boasting while nobody has seen any act anywhere, except for a tryst with a consensual adult long before he set his eyes on the White House?
Trump is a liar? If you never lie or don't know how to lie, don't get into politics. Politics is not for boy scouts or preachers. Even Jimmy Carter was lying when he said he would never lie. And for those who have watched Jim Carrey’s ‘Liars, Liars’, they should know there are lies and lies. Some lies are harmful, intentionally duplicitous, some lies are just hyperboles, some are helpful, some are even necessary.
How many lethal or even deceitful lies has Trump said? How do his lies rank with blatant lies like “you can keep your health insurance, your doctor,…”?
On this issue, one can’t help noting some kind of contradiction. Some say Trump is the biggest liar, some others assure he is the most honest politician speaking out his mind. So which is which? As far as I am concerned, between a smooth talker and a straight talker, I’d rather take the bitter pill. The choice is so easy and obvious, at least for me.
Of course, Trump is not perfect. So was the alternative presidential candidate, well-documented for all types of scandal-gates ranging from wealth accumulation to power grab for the last half-a-century. Yes, character does matter, but then again, does corruption count as criteria for character assessment too? Then which one is the ‘least bad’ choice? As the election results clearly showed: we have some kind of split decision, so that effectively neither one is meaningfully better under this angle, to say the least.
Now, let’s move beyond individual character which is so easily subject to assassination, and take a look at Trump’s decisions as president. How have they affected us, notwithstanding political ideologies. What has he done specifically?
Obamacare? Yes, he did try to scratch it but was only partly successful. No, he did not intend to chase away sick people to die in the street. He just wanted to correct certain obvious shortcomings that even president Clinton recognized. When the cost of healthcare increases across the board for all of us, when all of us must change insurance carriers, doctors, hospitals, drugs, or even treatment, and when scores of smaller health insurance companies file for bankruptcy or are being swallowed by larger ones leaving vast counties with no insurer, there is something wrong that needs corrective measures. There have been no agreement on those corrective measures, which is why Obamacare is still around, except for the elimination of the enforcement and tax rule. Should we continue to try to find a better system or should we be happy with this defective one and leave it untouched?
Tax cut? Taxation, besides being a tool for redistribution of income as called for by the liberal schools, is also a means to manage the economy, like promoting economic expansion and employment. Looking under that angle, what has Trump’s tax cut accomplished?
One can even ignore the performance of the stock market as it mostly reflects the investors’ speculative moves, and try to take a look at the broader picture. The last quarter’s number was a 4.1% growth in GDP, the lowest unemployment rates for all categories of workers, be they white, black, young, old, male or female, in all economic sectors. Isn’t that what good governance is all about? Isn't having a job more rewarding and more dignifying than collecting welfare hand-outs?
President Obama once consoled the Michigan workers that their jobs were gone for good, in the trash bin of technological development. Then how do we explain the current revival of large swats of manufacturing jobs in the Rust Belt? Does it behoove the president as a leader to take actions to make things happen or should he just be a spectator watching historic developments from a bench?
Some people have been screaming against Trump’s new tax rates. Is that because they are required to pay more taxes? Not exactly. It’s just because they look around and see some other people having larger cuts while completely ignoring how their paychecks compare. For these people, nothing less than taxing the top 1% to feed the remaining 99% would do.
Is Trump a legitimate president?
When candidate Trump talked about reserving the right to assess the validity of elections results, the shocking protests from all corners, including from president Obama and candidate Hillary Clinton, were deafening yet fully understandable as Trump’s statement sounded like an assault on the American political foundation.
Yet, when Trump won the election, the losing side screamed election frauds, Russian intervention, “Not My President”, recount, change the rules, abolish the archaic electoral votes, etc… Calls for impeachment were heard even before Trump was sworn in.
To be honest, coming from a country that never had, thus never understood, free elections, I’m confused!
Not only do some people refuse to accept the elections results, they also turn nasty against anything that does not please them, including suppression of freedom of speeches through blockade of events where unwanted opinions are presented, and personal harassment against people they don't like in their daily chore.
Extreme opinions have turned vicious with people engaging in violent acts against each other collectively in mass demonstrations as well as individually in personal stunts such as Robert DeNiro’s rant or Kathy Griffin’s bloody Trump’s head.
These utterly disgusting expressions of political view have been sporadically condemned, although many have tried to defend themselves by blaming president Trump for being the one who somehow awakened the worst bestial instinct in many people. This line of defense can only remind me of the classic defense commonly used by rapists, “not my fault, she provoked me or even invited me with her way of walking, looking, dressing, whatever…”
Now, let’s take a look at some of Trump’s foreign policy decisions.
The MSM and the liberals have loudly screamed about possible ‘collusion’ with the Russians.
Did the Russians attempt to interfere with the US presidential elections? Who’s naïve enough to believe that’s not the case? There are hundred of ‘registered foreign agents’ operating in Washington DC; what can they be doing exactly, except trying to interfere with American politics, elections and whatever else? The question is did Trump –or Hillary for that matter- collude with them? After a year-and-a-half of costly scrutiny by a Special Counsel, what evidence has anybody seen besides some indictments for corrupt acts that have absolutely nothing to do with Russian collusion in presidential elections?
The MSM and the liberals were in absolute shock when Trump shook hands with Putin and questioned Mueller’s accusation of Russian meddling in US elections. How dare Trump question US intelligence services? Blatant un-patriotism! Lost in this brouhaha was the fact that Trump did not exactly question US intelligence services, only Mueller’s indictment following investigations conducted by his Democratic-donor lawyers, independently from the US intelligence services.
The MSM and the liberals also yelled about Trump’s apparent bowing to Putin’s authorities. High treason beyond impeachment benchmarks! Clearly, president Trump is trying to build some sort of strategic alliance with Russia. The question is: why is an alliance with another superpower considered ‘treason’? Did Roosevelt commit high treason in his alliance with Stalin?
How do we, Viet refugees, feel about the whole issue?
In Vietnam, as in all of east Asia, every schoolboy is aware of the classic Chinese novel about the Three Kingdoms' War, centuries ago in China. It was a story of political and military alliances, betrayals, alliances, and betrayals again and again between the 3 warring kingdoms. Looking back at Trump’s current maneuvering, we do not see much difference at all. It all appears like president Trump is seeking an alliance with the Russians to contain the Chinese. That, for all practical purposes, is all we, Vietnamese of all political shades, are wishing for as our country has long been the prime target for Chinese expansionism.
The most salient fact in the current political climate is clearly the MSM’s attitude, or approach, as sources of information for the public. When a Harvard study reveals that the MSM reporting on Trump is over 90% negative, gone are all pretensions of objectivity that so characterized the well-respected American media for so long.
A few years back, when a congressman yelled “You Lie” at Obama, the entire world was shocked at such a lack of respect for an American president. Nowadays, “F… Trump” has become the new norm for expression in political discourses.
And the public at large does not seem to be much upset. One can only wonder whatever happened to the celebrated American sense of fairness and objectivity? Whatever happened to the American democratic system of government?
Next time an American diplomat lectures a third-world leader about the democratic process and need for free elections, he’d better think twice unless he is ready to accept being lectured back himself.
That is the current state of this union, from my vantage point. As Trump says, “SAD!”
Or am I missing something?
Vũ Linh
(Please note that a Discussion section has been opened below to welcome any comments from our readers. This forum reserves the right to publish comments provided that they are not defamatory and/or vulgar)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bản dịch tiếng Việt:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bản dịch tiếng Việt:
NHÌN TỪ GÓC CẠNH CỦA TÔI: CHÍNH TRỊ MỸ
“Bầu cử tất có hậu quả”
Tổng Thống Barack Obama
Cách đây khoảng một năm rưỡi, nước Mỹ bầu ông Donald J. Trump làm tổng thống thứ 45. Giống như các vị tiền nhiệm của ông, một nửa nước bầu cho ông, nửa kia bầu cho người đối thủ. Nhưng không giống như trường hợp các vị tiền nhiệm của ông, rất lâu sau cuộc bầu, gần một nửa nước vẫn không chấp nhận sự lựa chọn chính danh của người dân.
Chưa khi nào trong lịch sử ngắn ngủi của cái xứ non trẻ này, đã có một tổng thống gây tranh cãi như bây giờ, đã kích động những cảm giác cuồng tín nhất. Lạ lùng thay, quan điểm cực đoan cũng đã lan tràn vào những đồng hương Việt tỵ nạn của tôi, là khối người đáng lẽ ra đã phải cảm thấy xa lạ hơn với chính trị Mỹ.
Với những người có thể hay đã đọc diễn đàn này, hiển nhiên là tôi đã dính dáng xâu vào cuộc tranh cãi nóng bỏng về vị tổng thống này, và cũng hiển nhiên không kém, tôi đã chọn đứng bên cạnh ông ta, trong sự bất mãn của nhiều người.
Khai báo trước tiên: tôi đã không bỏ phiếu cho ông Trump, cũng chẳng cho bà Hillary. Tôi không muốn phải ở trong thế phải lựa ứng cử viên ‘ít tệ nhất’. Trong đại gia đình của tôi và trong vòng bạn hữu còn lớn hơn nữa, phần lớn đều có quan điểm rõ rệt, dù vậy, chúng tôi đã có nhiều dịp tranh luận vui vẻ về chính trị Mỹ mà không đến độ bóp cổ nhau. Có thể như người ta thường nói, cuối cùng thì tình bạn lâu năm và nhất là tình máu mủ, dầy đặc hơn chính trị.
Nội chuyện xứ vĩ đại này đã phải có một lựa chọn khó khăn chọn người ‘ít tệ nhất’ thay vì được chào đón ứng cử viên ‘tốt hơn’, không phải là chuyện mà nhiều người Mỹ cảm thấy hãnh diện. Nhưng rồi nghĩ cho cùng, chúng ta chỉ có thể chơi bài với những lá bài ta có trong tay.
Hơn nữa, đây cũng chỉ là quan điểm cá nhân của tôi thôi. Nhiều người khác có thể đã nghĩ nước Mỹ đã có một sự lựa chọn tuyệt vời giữa hai nhân vật kiệt xuất và yêu nước. Nhà bác học Einstein đã bỏ cả cuộc đời của ông để giảng giải cho ta thuyết ‘tương đối’ mà, phải không?
Một điểm nữa tôi muốn nói cho thật rõ: tôi không cố gắng thuyết phục ai về bất cứ chuyện gì hết. Như tôi đã từng nhắc nhở bạn bè thân hữu, chúng ta đã qua khỏi cái tuổi có thể bị ‘tẩy não’ bởi người khác từ lâu rồi, chưa kể tôi không có khả năng thuyết phục ai, cũng chẳng có ý định làm chuyện đó. Trái lại, tôi rất muốn nghe một quan điểm khác, để kích động một cuộc đối thoại … trong lịch thiệp.
Và quan trọng hơn nữa, với các thân hữu Mỹ và những đồng hương trẻ, sanh ra hay lớn lên trên đất nước này, tôi chỉ muốn họ hiểu được tại sao trong cộng đồng tỵ nạn Việt, có người có thể ủng hộ ông Trump.
Cộng đồng tỵ nạn Việt cũng không khác gì các cộng đồng khác, rất đa dạng, bao gồm từ cấptiến/bảothủ cực đoan đến ôn hòa, từ ủng hộ đến chống Obama, Hillary, Trump, đủ loại. Bài tiểu luận này chỉ phản ảnh quan điểm cá nhân của tôi, không phải của ai khác.
Dù tôi không bỏ phiếu cho ông Trump, tôi cũng đã từ từ ngả qua bên ông ta, nhìn nhận những thành quả bất ngờ của ông, cũng như sau khi đã chứng kiến các tấn công tàn bạo không phải chống các chính sách của ông, mà là chống cá nhân ông.
Thôi thì ta trở về cuộc bàn luận. Trong phạm vi giới hạn của bài tiểu luận này, tôi không thể bàn về tất cả mọi vấn đề, nên phải giới hạn vào vài vấn đề quan trọng cho cộng đồng Việt tỵ nạn.
Trước hết, hãy bàn đến điểm mà ông Trump bị chống nhiều nhất.
Điểm sai lầm lớn nhất của TT Trump đối với cộng đồng Việt chúng ta dĩ nhiên là cái tính hình như kỳ thị, thiên về khối dân da trắng và bất lợi cho tất cả các sắc dân khác như đen, gốc La-Tinh, và Á Châu chúng ta. Hiển nhiên, đây là ưu tư lớn của chúng ta. Ít hiển nhiên hơn đối với tôi là không biết ông Trump có kỳ thị thật không.
Vâng, ông ta đã tấn công di dân gốc La-Tinh. Nhưng hình như ông đã tấn công họ trong tư cách di dân, chứ không phải vì sắc dân gốc La-Tinh.
Vâng, ông đã đặt ngang hàng nhóm thượng tôn da trắng với nhóm cực tả Antifa, nhưng đối với tôi, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu ông không đặt hai khối cực đoan và cuồng tín này ngang hàng nhau. Nhưng điều ông Trump tấn công là tính cực đoan và cuồng tín của chúng, chứ không phải màu da của chúng. Dù sao thì phần lớn nhóm Antifa cũng là da trắng như những nhóm chống chúng, phải không?
Ông Trump có kỳ thị chống da đen không? Tôi chưa hề thấy hành động chống da đen nào cũng như chưa hề nghe những lời đả kích chống da đen nào. Nhưng tôi đã thấy những chuyện như tỷ lệ thất nghiệp của dân da đen thấp nhất. Có phải đó là chuyện ’kỳ thị’ vì như vậy là đã không cho họ có dịp nhận trợ cấp không?
Ông Trump đã là nhà kinh doanh trong suốt cuộc đời của ông trước khi làm tổng thống, kể cả những lúc đã làm kinh doanh trong ngành giải trí tiêu khiển, làm việc với những nhà vô địch thể thao, những người dự thi sắc đẹp, những kịch sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ, một số rất nhiều là da đen, như Muhammad Ali, Don King, Oprah Winfrey, Diddy,… Chẳng ai nghe nói ông Trump là kỳ thị chống họ, cho đến khi ông ra tranh cử tổng thống. Bất thình lình, ông ta trở thành kỳ thị ngay đúng lúc ông cần phiếu của tất cả mọi người. Nghe có hữu lý không?
Cái mũ kỳ thị khó được chấp nhận, may ra cái mũ chống di dân dễ bán hơn?
Chúng ta, dân Mỹ gốc Việt, trong tư cách di dân, đúng ra phải đứng trong hàng ngũ tiên phong tranh đấu cho di dân. Chúng ta phải nhạy cảm hơn đối với mọi tấn công chống di dân, phải không?
Dĩ nhiên là chúng ta đã chứng kiến đủ loại lý luận biện minh cho việc nước Mỹ là một xứ của di dân, phải dang rộng tay đón nhận di dân. Chúng ta cũng đã nghe tố cáo TT Trump hành xử không đúng ‘như Mỹ’ khi đưa ra những chính sách ‘chống di dân’. Nhưng rồi có ai để ý thấy TTDC luôn luôn cố tình xóa chữ ‘bất hợp pháp’ khi viết về di dân bất hợp pháp, do đó mỗi lần TT Trump chỉ trích di dân bất hợp pháp thì người ta chỉ còn thấy TT Trump chỉ trích ‘di đân’, không còn chữ ‘bất hợp pháp’ đi kèm theo nữa. Có ai để ý thấy đó là chuyện thiếu lương thiện hay cố tình tạo hiểu lầm không?
Theo như TTDC viết lại về các sắc lệnh của TT Trump, ông này rõ ràng kỳ thị dân Hồi giáo, phải không? Những sắc lệnh của ông chỉ có tác động trên 8% dân Hồi giáo trên thế giới. Chẳng có một quốc gia Hồi giáo lớn nào bị ảnh hưởng, kể cả Ả Rập Saoud, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Pakistan, Indonesia, và nhiều xứ khác. Như vậy sao sắc lệnh lại là kỳ thị hồi giáo được? Và hãy nhìn thử bản đồ: Somalia, Yemen, Syria, Libya. Tất cả có phải là những xứ đang đánh nhau loạn xà ngầu, chẳng ai biết ai đang đánh ai không? Chúng ta có thể tin tưởng được những giấy tờ căn cước được ký bởi một lãnh chúa vô danh mà quyền hành không đi xa hơn cái tỉnh mà ông ta kiểm soát? Tối Cao Pháp Viện đã chấp nhận lời giải thích của TT Trump và nhìn nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm của tổng thống chứ không phải của vài thẩm phán lo lắng cho chuyện ‘phải đạo chính trị’ hơn là an toàn của công dân Mỹ.
TTDC chỉ trích TCPV phe đảng. Họ có làm như vậy khi TCPV vặn vẹo lý luận để cứu Obamacare không?
Chúng ta, dân Việt tỵ nạn, có bị ảnh hưởng bởi những sắc lệnh đó không? Theo tôi biết thì chúng ta được nhận vào Mỹ qua một luật được quốc hội thông qua và được tổng thống Ford ký ban hành. Dĩ nhiên có một số dân Việt hiện đang sống bất hợp pháp, như du khách hay du học sinh không chịu về nước sau khi chiếu khán hết hạn. Với những người này, xin lỗi, tôi không phản đối việc trục xuất ngay khi khám phá được họ.
Tôi hoan nghênh di dân hợp pháp đến từ bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Tôi chỉ không chấp nhận di dân bất hợp pháp. Không thù hằn gì, chỉ là việc phải tôn trọng luật lệ của xứ này thôi. Không ai đứng trên pháp luật cả, kể cả tổng thống và di dân lậu.
TT Trump là một người rất tệ với nhiều tật xấu, trong khi cá tính của một tổng thống là yếu tố đáng kể, phải không?
Trời đất, tôi sẽ là người cuối cùng gọi TT Trump là ông Thánh! Ông ta có vẻ đứng dưới xa những tiêu chuẩn tối thiểu của một quốc trưởng đáng kính trọng. Nhưng rồi vấn đề là ai đặt ra những tiêu chuẩn đó? Dựa trên những yếu tố nào?
TT Trump là một ‘quỷ dâm dục’? Ông ta có tệ hơn những tổng thống đã im hơi lặng tiếng ‘làm chuyện đó’ trong Phòng Bầu Dục trong khi ông Trump hô hoán mà chẳng ai thấy chuyện gì, ngoại trừ một lần quan hệ với một người lớn rất lâu trước khi ông ngắm nghé Tòa Bạch Ốc?
TT Trump là một người nói láo? Nếu quý vị chưa bao giờ hay không muốn nói láo, thì đừng nhẩy vào chính trị. Chính trị không phải dành cho hướng đạo sinh hay những người giảng đạo. Ngay cả TT Jimmy Carter cũng nói láo khi ông nói ông sẽ không bao giờ nói láo. Những người đã xem phim ‘Liars, Liars,’ của Jim Carrey phải biết có nhiều loại nói láo. Có những lời nói láo có hại, cố tình lừa đảo, có những lời nói láo chỉ là phóng đại, có những lời nói láo có khi có lợi, có khi cần thiết.
TT Trump đã nói láo một cách chết người hay tai hại bao nhiêu lần? Những lời nói láo của ông ta so sánh như thế nào với những lời nói láo trắng trợn như “quý vị có thể giữ bảo hiểm y tế của quý vị, bác sĩ của quý vị,...”?
Trong vấn đề này, người ta không thể không thấy cái tréo cẳng ngỗng. Có người nói Trump là vua nói láo, có những người khác lại cho rằng Trump là chính khách thành thật nhất, nói huỵch tẹt những gì mình nghĩ. Như vậy thì đâu là đâu? Đối với tôi, giữa một người dẻo mép và một người nói thẳng, tôi lựa viên thuốc đắng, một lựa chọn hiển nhiên, ít ra là theo ý kiến cá nhân của tôi.
Dĩ nhiên, ông Trump không hoàn hảo. Cũng không khác gì người đối thủ của ông, nổi tiếng với đủ loại xì-căng-đan từ việc thu hốt tài sản đến củng cố quyền lực trong nửa thế kỷ qua. Vâng, cá tính tổng thống rất quan trọng, nhưng rồi tham nhũng có phải là một yếu tố để lượng định cá tính không? Như vậy thì ai là người ‘ít tệ nhất’? Như cuộc bầu cử đã cho thấy, dân Mỹ đã phân tâm, có nghiã là chẳng ai hơn ai dưới khiá cạnh cá tính này.
Bây giờ thì ta hãy bỏ qua chuyện cá tính cá nhân, một yếu tố có thể bị xuyên tạc quá dễ, để nhìn vào những quyết định của ông Trump trong tư cách tổng thống. Xem những quyết định đó có ảnh hưởng như thế nào với chúng ta, bỏ qua vấn đề ý thức hệ. Cụ thể là TT Ttrump đã làm gì?
Obamacare? Vâng, đúng là ông ta đã thử thu hồi nhưng chỉ thành công một phần. Không, ông ta không có ý định đuổi những người bệnh ra đường để chết. Ông ta chỉ muốn sửa những sai lầm hiển nhiên mà ngay cả TT Clinton cũng đã nhìn nhận. Khi chi phí y tế gia tăng đồng loạt cho tất cả mọi người, khi tất cả chúng ta đều phải đổi hãng bảo hiểm, bác sĩ, nhà thương, thuốc, và cả cách chữa trị, khi hàng loạt các hãng bảo hiểm nhỏ phải khai phá sản hay bị các hãng lớn nuốt, bỏ những quận lớn không có một hãng bảo hiểm nào hiện diện nữa, thì quả thực đã có gì sai lầm, cần phải sửa. Cho đến nay đã không có sự đồng thuận về những biện pháp sửa đổi, do đó Obamacacre vẫn còn đó, ngoại trừ việc thu hồi luật phạt tiền nếu không mua bảo hiểm. Chúng ta có nên tiếp tục tìm một giải pháp tốt hơn không, hay là nên vui mừng với giải pháp sai lầm hiện tại và không đụng đến nó nữa?
Giảm thuế? Việc đánh thuế, ngoài mục đích tái phân phối lợi tức như phe cấp tiến đòi hỏi, cũng là cách điều hành kinh tế, chẳng hạn như kích động tăng trưởng và tạo công ăn việc làm. Nhìn dưới khiá cạnh đó, việc cắt giảm thuế của TT Trump đã hoàn tất được gì?
Người ta có thể bỏ qua việc thị trường chứng khoán gia tăng vì nó chỉ phản ảnh tính đầu cơ của các nhà đầu tư, và thử nhìn vào bức tranh lớn. Con số của tam cá nguyệt cuối cùng là 4,1% tăng trưởng của Tổng Sản Lượng Quốc Gia, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cho tất cả các khối dân lao động, cho dù trắng, đen, trẻ, già, nam hay nữ, trong tất cả mọi khu vực kinh tế. Đó có phải là quản trị tốt không? Có việc làm có phải là một tưởng thưởng đáng trọng hơn là chià tay lãnh tiền trợ cấp không?
TT Obama đã từng an ủi dân lao động Michigan các việc làm của họ đã mất luôn rồi, vào thùng rác của tiến bộ công nghệ. Vậy thì làm sao giải thích tình trạng công ăn việc làm đang sống lại từng mảng trong Vòng Đai Rỉ Sét (các tiểu bang kỹ nghệ vùng Đại Hồ)? Có phải trách nhiệm của tổng thống với tư cách người lãnh đạo là phải lấy những quyết định để tạo việc làm không, hay ông chỉ là khán giả ngồi băng ghế xem chuyển biến của xã hội?
Có người hô hoán chống thuế xuất mới của TT Trump. Có phải vì họ phải trả thuế cao hơn không? Không hẳn. Chỉ là họ nhìn chung quanh và thấy có người được giảm thuế nhiều hơn, trong khi không hề nhìn vào phiếu lương của mình. Với những người này, họ chỉ thỏa mãn khi nào 1% đóng thuế để nuôi 99% dân còn lại.
Ông Trump có là một tổng thống chính danh không?
Khi ứng cử viên Trump nói sẽ dành quyền xét lại kết quả bầu cử, những phản bác ồn ào đến điếc tai đến từ khắp nơi, kể cả từ TT Obama và ứng cử viên Hillary Clinton, nhưng dù sao cũng hiểu được vì tuyên bố của ông Trump nghe giống như tấn công thẳng vào nền tảng chính trị Mỹ.
Thế nhưng khi Trump thắng cử thì bên thua cuộc la hoảng bầu cử gian lận, Nga can dự, không phải tổng thống của tôi, đếm phiếu lại, đổi thủ tục bầu, hủy bỏ thủ tục cử tri đoàn cổ hủ,... Những đòi hỏi đàn hặc đã được nghe thấy ngay khi ông Trump chưa tuyên thệ nhậm chức.
Thành thật mà nói, đến từ một xứ chưa bao giờ có bầu cử thật sự, tôi thật cảm thấy rối trí, không hiểu.
Chẳng những một số người từ chối chấp nhận kết quả bầu cử, họ hung hãn chống lại tất cả những gì không vừa ý, kể cả quyền tự do ngôn luận bằng cách ngăn chặn những cuộc nói chuyện của những người khác quan điểm, và xách nhiễu cá nhân những người họ không ưa.
Quan điểm quá khích nhất đã biến thành bạo động khi có người dùng bạo lực tập thể qua các trận đánh lộn của những người biểu tình, hay qua những hành động nổ cá nhân như bài lảm nhảm của tài tử Robert de Niro hay cái đầu máu me của Trump được bà Kathy Griffin khoe.
Những cách phô trương quan điểm chính trị ghê tởm đó thỉnh thoảng đã bị chỉ trích mặc dù nhiều người đã tìm cách biện hộ bằng cách đổ lỗi cho TT Trump đã là người làm sống dậy những ‘thú tính’ thấp hèn nhất của thiên hạ. Kiểu bào chữa này chỉ làm tôi nhớ lại cách bào chữa rất cổ điển của mấy tay bị tố hiếp dâm phụ nữ: “không phải lỗi của tôi, mà là lỗi của cô ấy đã khiêu khích, mời mọc tôi qua cách đi đứng, ăn mặc, nói năng, ...”
Bây giờ thì ta xét qua những quyết định đối ngoại của TT Trump.
TTDC và phe cấp tiến đã lớn tiếng hô hoán về một ‘thông đồng’ có thể đã có với Nga.
Nga có can thiệp vào các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không? Ai là người ngây thơ đến độ không tin chuyện này có thật? Hiện nay có cả trăm người ghi danh là đại diện cho các quyền lợi các nước ngoài làm việc tại Hoa Thịnh Đốn. Thật ra, họ làm việc gì ngoài việc tìm cách can thiệp vào chính trị Mỹ qua các bầu cử hay bất cứ hình thức nào khác? Câu hỏi là ông Trump –hay ngay cả bà Hillary- có thông đồng với họ hay không? Sau hơn một năm rưỡi truy cứu của công tố đặc biệt, người ta đã thấy gì ngoài việc truy tố một số người về những tội tham nhũng chẳng liên quan gì đến việc thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử.
TTDC và phe cấp tiến tỏ vẻ cực kỳ sốc khi TT Trump bắt tay với Putin và chất vấn việc công tố Mueller tố Nga can dự vào bầu cử Mỹ. Sao TT Trump lại dám nghi ngờ các cơ quan an ninh Mỹ? Rõ ràng là phản quốc. Bị xuyên tạc trong câu chuyện là việc TT Trump không phải là có thắc mắc với các cơ quan an ninh Mỹ, mà ông chỉ đặt vấn đề với các truy tố của ông Mueller dựa trên những điều tra của đám phụ tá theo đảng DC của ông ta, hoàn toàn không dính dáng gì đến các cơ quan an ninh Mỹ.
TTDC và phe cấp tiến cũng chỉ trích việc TT Trump dường như luồn cúi trước quyền hành của Putin. Đúng là đã vượt qua ranh giới của đàn hặc! Rõ ràng là TT Trump đang cố xây dựng một liên minh chiến lược với Nga. Câu hỏi là tại sao một liên minh với một cường quốc khác lại là phản quốc? TT Roosevelt năm xưa khi liên minh với Stalin có phản quốc không?
Chúng ta, dân Việt tỵ nạn, cảm thấy như thế nào?
Ở VN, cũng như ở tất cả vùng Đông Á, tất cả học sinh đều thuộc nằm lòng chuyện Tam Quốc Chí cách đây mấy trăm năm bên Tầu. Đây là câu chuyện của liên minh, phản bội, rồi liên minh, rồi lại phản bội, liên tục giữa ba vương quốc. Nhìn lại những quyết định của TT Trump, hình như không khác gì mấy. Hiển nhiên là TT Trump đang tìm cách liên minh với Nga để ngăn chặn Trung Cộng. Một cách thực tế, đó là những gì tất cả những người Việt bất kể khuynh hướng chính trị, đều mong mỏi khi đất nước chúng ta từ lâu nay đã là mục tiêu chính của chính sách bành trướng của Trung Cộng.
Hiện tượng nổi bất nhất của không khí chính trị hiện hữu là thái độ của TTDC trong tư thế là nguồn tin tức thời sự cho quần chúng. Khi mà một nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy TTDC loan tin bất lợi cho TT Trump đến hơn 90%, thì tất cả mọi tuồng diễn về tính trung thực nổi tiếng lâu nay của truyền thông Mỹ đều đã biến mất hết.
Vài năm trước đây, khi một dân biểu la “Ông nói láo” với TT Obama, cả thế giới bị sốc trước sự bật kính đó đối với một tổng thống Mỹ. Ngày nay, “F... Trump” đã trở thành ngôn ngữ bình thường cho những cuộc tranh luận chính trị.
Và bàn dân thiên hạ dường như không cảm thấy bực mình nữa. Người ta chỉ có thể thắc mắc chuyện gì đã xẩy ra cho thái độ trọng công bằng và khách quan vẫn có của dân Mỹ? Chuyện gì đã xẩy ra cho chế độ dân chủ của Mỹ?
Lần tới, trước khi một nhà ngoại giao Mỹ lên lớp, giảng dạy một lãnh tụ nước chậm tiến về thể chế dân chủ và sự cần thiết của bầu cử tự do, ông ta nên suy nghĩ lại cho kỹ nếu không muốn bị lên lớp, dạy bảo lại.
Đó là tình trạng hiện hữu của liên bang này, theo ý kiến cá nhân. Như TT Trump thường nói, “BUỒN”.
Hay là tôi đã sai chuyện gì?