Tuesday 28 August 2018

TNS John McCain trong suy nghĩ của người Little Saigon: Anh hùng hay không anh hùng? - Đằng-Giao


TNS John McCain và phu nhân Cindy McCain trong một lần gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon, thành phố Westminster, vào ngày 1 Tháng Ba, năm 2000. (Hình tài liệu: David McNew/Getty Images)
LITTLE SAIGON, California (NV) – Sự qua đời của TNS John McCain, đối với nhiều người gốc Việt, là một sự mất mát to lớn. Phải nói “dân H.O.” ở khắp nơi trên đất Mỹ đều mang ơn ông.
Hầu hết cư dân gốc Việt tại Little Saigon đều tỏ ý thương tiếc cho sự ra đi của ông McCain, một thượng nghị sĩ bản xứ hết sức gắn bó với cộng đồng gốc Việt.
Ông Nguyễn Ngọc Bạch, cựu sĩ quan Hải Quân, chia sẻ: “Tôi vô cùng quí và kính trọng ông McCain. Ông từng là đồng minh của chúng tôi trong thời chiến. Khi bị Việt Cộng bắt, ông đã cư xử như một quân nhân có tư cách. Sau khi trở thành một nhà lập pháp, những đóng góp của ông cho đất nước nói chung và cho cộng đồng gốc Việt chúng ta vô cùng đáng quí. Xin lập lại rằng ông McCain là người tôi hết sức quí và trọng.”Rất nhiều người nhắc lại tính anh hùng và lòng nhân đạo của ông.
Ông khẳng định: “Đây là một mất mát lớn lao của Hoa Kỳ và cộng đồng chúng ta.”
“Bị Việt Cộng tra tấn dã man trong tù, ông không hề giữ chuyện này trong lòng. Một quân nhân bị bắt làm tù binh mấy năm trời như vậy mà không hề thù hận, ông phải là người có tấm lòng vị tha hơn người,” ông cảm thán.
Ông Bạch cho biết ông rất tiếc vì không thể đi Arizona chào TNS McCain lần cuối. “Anh bạn tôi là Tuyến Trần, con trai lớn của cựu Chuẩn Tướng Trần Văn Hai cho biết Thứ Tư, lúc 5 giờ sáng, ngay trước đền Đức Thánh Trần có xe đò Hoàng miễn phí chở đồng hương đi Arizona và về trong ngày.”
Vẫn theo ông Bạch, ngay bây giờ mọi người có thể ghi danh tại Đền Đức Thánh Trần. Hiện giờ chưa rõ hiệp hội hay đoàn thể nào đứng ra tổ chức chuyện này. “Nhưng thế nào cũng phải có sự can thiệp của ông Phan Kỳ Nhơn,” ông phỏng đoán.
Ông Trí Tạ, thị trưởng Westminster, phát biểu: “Đóng góp của ông quá lớn lao đối với mọi người trên toàn quốc chứ không riêng gì cho cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta sẽ ghi nhớ ơn ông mãi mãi. Cuộc đời ông là một tấm giương đáng được hậu thế noi theo. Riêng tôi, tôi biết tất cả những gia đình qua đây diện H.O. mà có con lớn đều luôn luôn chịu ơn ông. Sự khí khái và dũng cảm của ông thật đáng khâm phục.”

Ông Trí Tạ: “Một cách gián tiếp, ông McCain đã giúp tôi có một gia đình tuyệt vời.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Ông hạ giọng: “Về phương diện cá nhân, tôi cũng rất mang ơn ông. Nếu không có sự can thiệp của ông về diện tuổi của con em H.O. thì hai người chị của vợ tôi đã phải ở lại Việt Nam hồi 1990 rồi, và rất có thể cả nhà sẽ ở lại theo vì không ai chịu bỏ con lại mà đi Mỹ đâu.”
“Và như thế, tôi đã không được gặp vợ tôi. Có nghĩa là, một cách gián tiếp, ông McCain đã giúp tôi, và bao nhiêu đồng hương, có một gia đình tuyệt vời như tôi đang có,” thị trưởng Westminster suy ngẫm.
Bà Phan Hồng Hạnh, ở Fountain Valley, nói: “Nghe tin ông ‘Bác Ken’ qua đời, gia đình chúng tôi buồn cả buổi. Mới đêm trước cả nhà cùng cầu nguyện cho ông chóng khỏi thì chiều hôm sau được tin ông mất. Thật, tin như sét đánh ngang tai. Ông tốt là thế mà Chúa bắt đi sớm quá. Người tài giỏi và nhân hậu, Chúa bắt về hầu ngài.”
Bà làm dấu thánh, mắt long lanh cảm xúc rồi lặng lẽ cúi đầu, không nói nữa.
Ông Hoàng Trung Hoa, ngụ tại Hungtington Beach, bày tỏ bằng giọng trầm buồn: “Có những người qua đời năm 60 tuổi, tôi đã cho là sống đủ rồi, nhưng trong trường hợp ông McCain, nếu có sống 15 năm nữa, tôi vẫn cho là chưa đủ. Ông là một bạn quý của cộng đồng Việt Nam. Những người biết ơn, sẽ không bao giờ quên được công lao của ông.”
“Ông đã can thiệp cho biết bao nhiêu người trong diện H.O. có con trên 21 tuổi được định cư tại Mỹ. Chưa hết, mới đây, ông còn cản trở ý định của Tổng Thống Trump, không cho ông này hủy bỏ Obamacare,” ông Hoa tiếp.
Bà Tuyến Trần, cư dân Westminster, buồn bã nói: “Nếu không có ông McCain thì gia đình tôi tám người đã không được qua đây rồi. Lúc ấy, nhà tôi có ba đứa con, 24, 25, 26 tuổi. Mới trước đó, phải dưới 18 tuổi mới được đi. Mà nếu con ở lại thì cả nhà sẽ ở lại thôi. Chúng tôi ‘ơn’ ông từ dạo đó.”

Ông Nguyễn Ngọc Bạch: “John McCain là người tôi hết sức quí và trọng.” (Hình; Đằng-Giao/Người Việt)

Ông Nguyễn Phúc Lâm, cựu thiếu tá Không Quân, ở Santa Ana, thở dài rồi nói: “Ông vừa là chiến hữu, vừa là bạn tù của chúng tôi. Sang năm, ngày Rằm Tháng Bảy, gia đình tôi sẽ làm giỗ đầu tưởng nhớ ông. Nhóm tụi tôi ở Houston, San Francisco, New Orlean và Boston, và nhiều nơi khác sẽ bay về đây, đến nhà tôi và cùng thắp nén nhang cúng ông.”
Ông Trung Nguyễn, cư dân Palm Springs, nói ngắn gọn: “Không có ông can thiệp thì Việt Khang đâu được qua bên này. Tôi chỉ thấy ông là người tốt, đầy nhân bản và tình người bao la.”
Cô Nancy Phạm, học sinh Golden West, nói: “Nhà ông nội, ông ngoại em cả thảy 14 người qua Mỹ là do ông MacCain. Chúng em sẽ không quên được ông và những đóng góp của ông, nhất là dám chống ông Trump để giữ Patient Protection and Affordable Care Act của ông Obama cho người nghèo trên toàn nước Mỹ.”
Nhưng cũng có những người có suy nghĩ khác.
Ông Hưng Vũ, ở Westminster, thẳng thắn nói: “Là một quân nhân, ông bị bắt rồi được thả ra thì có gì là đặc biệt? Nếu gọi ông là anh hùng thì sao không gọi tất cả những cựu tù Cộng Sản là anh hùng?”
Ông thêm: “Bao nhiêu người cựu chiến binh Mỹ cũng bị Việt Cộng bắt mà sao chỉ mình ông McCain lại là anh hùng? Tôi cho rằng ông trải qua chiến tranh như bao nhiêu chiến sĩ khác. Có khác chăng là ông xuất thân từ gia đình giàu và có tiếng mà thôi.”
Ông Trần Văn Nghị, ở Santa Ana, cũng không nghĩ cố Thượng Nghị Sĩ McCain xứng đáng được ca ngợi thái quá: “Ông ấy có bị ‘tụi nó’ bắt giam, nhưng vì sao mà nhiều người lại cho rằng như vậy là giỏi? Tôi nghĩ, nếu giỏi hơn, ông đã không bị bắn rớt máy bay. Vụ ‘H.O.’ thì coi như ông ấy có nghĩ tới chiến hữu đồng minh, có tăng thêm ba năm trong hạn tuổi cho thân nhân cựu tù đi Mỹ, nhưng đó là hành động của một người bạn trung thành chứ chưa thể gọi là của một người cứu nhân, độ thế.”
Ông tóm tắt: “Ông McCain không là người xấu nhưng chưa thể là anh hùng.”
Ðằng-Giao

JC will be remembered as a "traiter" or a "hero" depending upon your views and thoughts.  

Goodbyes JC and rest in peace. 

John McCain's farewell message in full:

"My fellow Americans, whom I have gratefully served for sixty years, and especially my fellow Arizonans,
"Thank you for the privilege of serving you and for the rewarding life that service in uniform and in public office has allowed me to lead. I have tried to serve our country honorably. I have made mistakes, but I hope my love for America will be weighed favorably against them.
"I have often observed that I am the luckiest person on earth. I feel that way even now as I prepare for the end of my life. I have loved my life, all of it. I have had experiences, adventures and friendships enough for ten satisfying lives, and I am so thankful. Like most people, I have regrets. But I would not trade a day of my life, in good or bad times, for the best day of anyone else's.
"I owe that satisfaction to the love of my family. No man ever had a more loving wife or children he was prouder of than I am of mine. And I owe it to America. To be connected to America's causes – liberty, equal justice, respect for the dignity of all people – brings happiness more sublime than life's fleeting pleasures. Our identities and sense of worth are not circumscribed but enlarged by serving good causes bigger than ourselves.
"'Fellow Americans' – that association has meant more to me than any other. I lived and died a proud American. We are citizens of the world's greatest republic, a nation of ideals, not blood and soil. We are blessed and are a blessing to humanity when we uphold and advance those ideals at home and in the world. We have helped liberate more people from tyranny and poverty than ever before in history. We have acquired great wealth and power in the process.
"We weaken our greatness when we confuse our patriotism with tribal rivalries that have sown resentment and hatred and violence in all the corners of the globe. We weaken it when we hide behind walls, rather than tear them down, when we doubt the power of our ideals, rather than trust them to be the great force for change they have always been.
"We are three-hundred-and-twenty-five million opinionated, vociferous individuals. We argue and compete and sometimes even vilify each other in our raucous public debates. But we have always had so much more in common with each other than in disagreement. If only we remember that and give each other the benefit of the presumption that we all love our country we will get through these challenging times. We will come through them stronger than before. We always do.
"Ten years ago, I had the privilege to concede defeat in the election for president. I want to end my farewell to you with the heartfelt faith in Americans that I felt so powerfully that evening.
"I feel it powerfully still.'
"Do not despair of our present difficulties but believe always in the promise and greatness of America, because nothing is inevitable here. Americans never quit. We never surrender. We never hide from history. We make history.
"Farewell, fellow Americans. God bless you, and God bless America."