Friday, 14 September 2018

Thư của Hội Ngươi Việt Tị Nạn Tại Nauy gởi cho Ủy Ban Nobel Hòa Bình Nauy - Về giải Nobel HB cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

 Kính anh NK Quý, 
 Nhờ anh Quý chuyển tiếp đến chị Tuyết Lan, để chị và Như Quỳnh biết về lòng ngưỡng một và sự tích cực hổ trợ của người Việt hải ngoại, đặc biệt từ những đồng hương Nha Trang của chị và Như Quỳnh
 ( Cháu Phạm Hoàng Minh, Hội Trưởng Hội NVTN tại Nauy, người ký gởi lá thư này cũng là một người trẻ gốc Nha Trang, như anh Quý đã biết )
Xin anh có thể chuyển cho những bạn bè thân quen của anh. Và nếu được, với sự quen biết vá uy tín của anh, xin anh vận động thêm nhiều tổ chức hay cá nhân viết thư gởi cho Bà Chủ Tịch UB Nobel Hòa Bình của Nauy thì rất tốt.

Xin cám ơn và chúc lành đến anh chị cùng gia đình,
PTAN. 
============================== =============
(Bản dịch Việt Ngữ)


DET VIETNAMESISKE FLYKTNINGEFORBUNDET I NORGE
HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI NA UY
Postadresse: Postboks 6615 - Rodeløkka, 0502 Oslo 
Epost: BCH-HNVTN-NU@hotmail.co m – Org.nr.992 662 697
 _____________________________ _____________________


Nobel Hòa Bình cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
DET VIETNAMESISKE FLYKTNINGEFORBUNDET I NORGE
HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI NA UY
Postadresse: Postboks 6615 - Rodeløkka, 0502 Oslo 
Epost: BCH-HNVTN-NU@hotmail.co m – Org.nr.992 662 697
 _____________________________ _____________________

Oslo, ngày 05 tháng 9, năm 2018
Kính gởi :
Bà Berit Reiss-Andersen
Chủ Tịch Ủy Ban Nobel Hòa Bình NaUy
 Kính thưa Bà Chủ Tịch và quí vị trong Ủy Ban,
Chúng tôi, cộng đồng người Việt tại Nauy, xin phép được gởi đến Bà Chủ Tịch và Ủy Ban lá thư này như lời thỉnh nguyện được lưu tâm đến trường hợp một phụ nữ trẻ Việt Nam được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018: Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
   
 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, Việt Nam, được biết nhiều với biệt danh Mẹ Nấm, là người viết blog, hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Như Quỳnh sống cùng 2 con nhỏ và bà mẹ già. Từ năm 2009 đến năm 2016 Như Quỳnh đã bị bắt giữ nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, và biểu tình bất bạo động phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ gây ô nhiệm nặng nề và lâu dài cho vùng biển của nhiều tỉnh miền Trung, làm cá chết hàng loạt. Bà bị bắt và khởi tố ngày 10 tháng 10 năm 2016 khi nhà nước Việt Nam áp đặt tội danh ”Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và bị kết án 10 năm tù. Hiện bà đang bị giam giữ trong một nhà tù khắc nghiệt tận Thanh Hóa, trong lúc mẹ bà, tuổi đã đã già phải nuôi hai đứa cháu nhỏ dại trong cảnh nhà túng quẫn.
Thế giới đã từng ghi nhận thành tích tranh đấu của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh:
- Năm 2010, giải Hellman/Hammett của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền.                                            
- Năm 2015, giải Người Bảo vệ Quyền Dân Sự của Civil Rights Defenders.                                        
- Năm 2017 giải Phụ Nữ Dũng Cảm Quốc Tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.                                              
- Năm 2018, giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình.
Từ hơn 10 năm qua công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền đã đồng loạt nổi dậy tại Việt Nam, đặc biệt trước hiểm họa mất nước vì chủ trương bành trướng xâm lăng và Hán hóa của Trung Cộng
Trong số các phụ nữ đấu tranh cho tự do dân chủ, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người bền bỉ nhất, can đảm và lẫm liệt nhất. Như Quỳnh đã vào tù ra khám nhiều lần. Trong những lần xuống đường và ngay cả khi vào tù, bà luôn luôn xứng danh là nhà đấu tranh quyết liệt nhất. Hình ảnh những lần nhà tranh đấu nữ mới ngoài 30 tuổi bình thản đứng trước vành móng ngựa giữa phiên tòa cộng sản vẫn là các bức họa đấu tranh kiểu mẫu cho quần chúng.
Chính vì những lý do ấy, Tiến sỹ Marc Arnal, Giáo sư danh dự và cựu Trưởng khoa Học khu St. Jean, Đại Học Alberta, Edmonton, Canada" đã đưa tên Như Quỳnh vào danh sách đề nghị giải Nobel Hòa bình 2018.
Trong thư gởi cho BBC ngày 3/6, ông David Kilgour, cựu dân biểu đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Canada, khẳng định hết lòng ủng hộ đề cử này. Trước đó, ngày 2/6, ông David Kilgour gọi Mẹ Nấm là "tù nhân lương tâm nổi tiếng, sinh ra và lớn lên thời hậu chiến tranh Việt Nam, không còn ảo tưởng với chế độ chính trị hiện tại và quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn".
 Trong một bài tuyên bố, Tiến sĩ Marc Arnal, người đã đề cử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có nói: "Tôi có cảm nghĩ tích cực rằng thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn bởi sự dũng cảm của Mẹ Nấm. Mẹ Nấm đã can đảm viết về sự khốn khổ kéo dài của người dân và nói lên một cách công khai về nhu cầu bức thiết đối với dân chủ và nhân phẩm. Nhiều người sẽ đồng ý rằng tự do ngôn luận phải được thực hiện bằng cách thực thi nhân quyền và quy luật tự nhiên, điều kiện tiên quyết cho một xã hội tự do và công bằng. Trường hợp của bà nhắc nhớ chúng ta về thực tế đáng buồn tại nhiều nơi trên thế giới nơi người ta bỏ tù bất công những người biểu đạt các ý kiến phù hợp với nhân quyền và quy luật tự nhiên nhưng không phù hợp với chủ trương của chính phủ..." 
Kính thưa Bà Chủ Tịch và Ủy Ban Nobel Hòa Bình,
Trên thực tế, nước Việt Nam đã phải trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc giữa thế kỷ thứ 20, ngày nay với dân số gần 100 triệu người, hiện không còn là một nước nhỏ bé nữa, Việt Nam xứng đáng được ủy ban Nobel lưu ý đến. Giải Nobel nhiều lần đã từng phát cho các nhà tranh đấu khi còn trong tù. Trên thực tế cũng đã có nhiều giải về tự do nhân quyền do các tổ chức quốc tế đã phát cho Như Quỳnh với một chiếc ghế trống tượng trưng. Chúng tôi kính mong Ủy Ban Nobel Hòa Bình lần này sẽ cứu xét đến trường hợp Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một cô gái Việt nam dũng cảm của thế kỷ 21.
Xin trân trọng cám ơn và kính chào Bà Chủ Tịch cùng toàn thể Ủy Ban
TM/Hội Người Việt Tị Nạn tại Nauy 

          Phạm Hoàng Minh
              (Hội Trưởng) 


( Bản chính bằng tiếng Nauy)

DET VIETNAMESISKE FLYKTNINGEFORBUNDET I NORGE
HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠI NA UY
Postadresse: Postboks 6615 - Rodeløkka, 0502 Oslo 
Epost: BCH-HNVTN-NU@hotmail.co m – Org.nr.992 662 697
 _____________________________ _____________________




Oslo,  den 05 September 2018

TilBerit Reiss-Andersen,

Leder av Den Norske Nobelkomite



Subject: Nobels Fredspris for Mother Mushroom, Nguyen Ngoc Nhu Quynh



Kjære Berit Reiss-Andersen og samtlige medlemmer av Nobelkomiteen,


Det Vietnamesiske Flyktningeforbundet i Norge ber med dette Den Norske Nobelkomite om å rette oppmerksomheten mot den unge vietnamesiske kvinnen Nguyen Ngoc Nhu Quynh, som er nominert til Nobels Fredspris for 2018.

Nguyen Ngoc Nhu Quynh, født i 1979 i Khanh Hoa i Vietnam er en godt kjent blogger med kallenavn «Mother Mushroom» (Me Nam). Hun er sosialaktivist med motstridende politiske synspunkter ovenfor det kommunistiske regimet i Vietnam.

Hun bodde sammen med sine to små barn og en gammel mor og ble arrestert og fengslet flere ganger fra 2009 til 2016 grunnet:

  • Deltakelse i ulike sivile aktiviteter for å kreve grunnleggende menneskerettigheter i Vietnam:
  • Fredelige demonstrasjoner for protest mot Kinas invadering av en rekke øyer og internasjonale farvann i Øst-Asia
  • Protest mot Formosa som forårsaket Vietnams størst miljøkatastrofe i moderne tid. Dette rammet minst 200 000 mennesker i midt-Vietnam.   .
  • Hun ble arrestert og tiltalt 10. januar 2016 med den strengeste tiltalen: ‘’Propaganda mot Vietnams stat’’ og Nhu Quynh ble dømt til 10 års fengsel.

Per i dag soner hun sin dom i et av Vietnams strengeste og redselsfulle fengsler i Thanh Hoa mens hennes gamle mor tar vare på barna under mest belastende og uforutsigbare omstendigheter

Ulike organisasjoner verden over har allerede hedret Nhu Quynh på grunn av hennes modige kamp:

    1. 2010 – Hellman/Hammettspris av Human Rights Watch
    2. 2015 – pris for årets Sivil rettighetsforsvarer av Civil Rights Defenders
    3. 2017 -  pris for International Courgeous Woman Award av USAs utenriksdepartement
    4. 2018 – pris for årets Internasjonale pressefrihetskvinne av Journalistisk Beskyttelseskommisjon
    5. Hun er nå nominert til Nobels Fredspris for 2018

I løpet av de ti siste årene har kampen om demokrati og krav om menneskerettigheter eksplodert i Vietnam, spesielt nå som det er fare for Kinas invadering i Vietnam.

Blant mange kvinnelige demokratiforkjempere, har og er «Mother Mushroom», Nguyen Ngoc Nhu Quynhs arbeid vært det mest langvarige, heltemodige og betydelige av kamper som er og har vært. Hun er et stort forbilde som yter et avgjørende bidrag til hele folkets bevissthet og kunnskap om et pluralistisk demokrati. Nettopp derfor har Dr. Marc Arnal, Dean of Campus Saint-Jean, University of Alberta, Edmonton, Canada fremmet hennes navn til nominasjonslisten for Nobels Fredspris for 2018.

I et brev sendt til BBC den 3. juni 2018, har David Kilgour, tidligere kongressmedlem av Canada skrevet at han absolutt støtter denne nominasjonen.

Den 2. juni 2018 beskrev Kilgour ‘’Mother Mushroom’’ slik: «En kjent samvittighetsfange, født og oppvokst i etterkrigstiden, har som folk flest verken tillit til nåværende kommunistisk regime, eller håp om et bedre Vietnam i nærmeste framtid, og derfor kjemper for et fritt og bedre samfunn.»

I en uttalelse av Dr. Marc Arnal som nominerte Nguyen Ngoc Nhu Quynh, ble følgende sagt:  «Jeg har positive følelser av at vår verden blir til et bedre sted på grunn av modige gjerninger til Mother Mushroom. Nhu Quynh tør å snakke, og hun snakker høyt om det langvarige og miserable liv et helt folkeslag har levd med, og fortsatt må leve med.» Videre om fravær av demokrati og grunnleggende menneskerettigheter. «Det er en allmenn oppfatning at ytringsfrihet må være akseptert i et samfunn med frihet og rettferd. Dette tilfellet minner oss på den tragiske realiteten at det fortsatt er mange steder i verden der folk blir arrestert og fengslet fordi de har egner meninger som ikke stemmer overens med myndighetenes politiske meninger.»

Kjære leder og samtlige medlemmer av Den Norske Nobelkomite: 
Vietnam er et land som gikk gjennom en årelang brutal krig i midten av det 20. århundre. I dag har Vietnam en befolkning på nærmere 100 millioner mennesker og er derfor ikke en liten nasjon lenger. Vietnam bør legges merke til av Nobelkomiteen. Nobels Fredspris er tidligere tildelt samvittighetsfanger som fortsatt sitter i fengsel. I virkeligheten er mange priser knyttet til menneskerettighetsarbeid blitt tildelt Nguyen Ngoc Nhu Quynh, uten at hun selv har hatt muligheten av å motta disse prisene i egen person. Vi håper inderlig at Nobelkomiteen vurderer «Mother Mushroom» Nguyen Ngoc Nhu Quynh til Nobels Fredspris for 2018.

«En heltemodig vietnamesisk kvinne av det 21. århundre.»


Med vennlig hilsen

På vegne av Det Vietnamesiske Flyktningeforbundet i Norge


Minh Hoang Pham


Leder