Các bước tiến bành trướng cả về kinh tế lẫn quân sự trong
hai thập niên qua để thực hiện chiến lược mưu đồ thống trị thế giới của họ Tập
đã chứng minh tham vọng ấy của Trung Cộng. Thế nhưng, tham vọng đó có trở thành
hiện thực được hay không còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan,
trong đó có yếu tố liệu Hoa Kỳ có ngồi khoanh tay nhìn Trung Cộng tìm cách phá
hoại đồng đô la để thay thế bằng đồng nhân dân tệ? Có chấp nhận một nước Tầu
đang đe dọa nền hòa bình thế giới? Các quốc gia ven biển Thái Bình Dương kể cả
Mỹ có bàng quang nhìn Trung Cộng công khai nuốt trọn Biển Đông? Thực tế, mộng
bá vương của họ Tập khó thành sự thực được, hay sẽ vẫn mãi là ảo vọng của
“hoàng đế đỏ” bởi vì cốt lõi của Trung Cộng vẫn chỉ mạnh trong thế yếu.
La Grande Famine En Chine 1958-1961(Nạn Đói
Lớn Nhất nước Tầu 1958-1961)
36 Millions De Morts (36 triệu người chết)
Của Yang Jisheng
Xuất bản năm 2012 tại
Paris, và tái bản lần thứ tư tại Hồng Kong.
Cuốn sách thường được biết dưới tên “Bia Mộ” của nhà báo
kiêm sử gia Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) mà ông đã bỏ ra 15 năm trời tìm kiếm
các sử liệu, cho biết nạn đói thời kỳ 1958-1961 đã giết hại 36 triệu dân Tầu
(có thể con số lên đến 50 triệu) do sự ngu xuẩn của chiến dịch Đại Nhẩy Vọt
(The Great Leap) của Mao Trạch Đông gây ra. Cuốn sách này cũng là bia mộ ông
dành cho người cha của ông đã chết năm 1959, và là bia mộ cho một chế độ phi
nhân đã gây ra thảm kịch này. Chiến Dịch Nhẩy Vọt “vĩ đại” đó đã phá hủy và
tiêu diệt toàn bộ nông thôn tại Hoa Lục để cứu dân thành thị. Tất cả phải vào hợp
tác xã, và người nông dân không còn đến một cái soong nồi, và tất cả lúa gạo và
lúa giống bị nhà nước tịch thu hết. Hàng ngàn làng xã chết không còn một bóng người,
đi đến nạn con người trở nên điên loạn, ăn thịt lẫn nhau, tự tử hàng loạt,
v.v...
Trong khi đó Mao Trạch Đông tuyên bố nhà nước dư thừa lúa gạo để xuất cảng
lấy ngoại tệ, và cấm mọi tin tức loan truyền ra ngoài về nạn đói do chiến dịch
sai lầmnghiêm trọng của ông gây ra. Ông ra lệnh cho các cơ quan truyền thông
loan tin nạn đói do hạn hán, và không cấp cứu hàng ngàn địa phương đang khẩn
thiết kêu cứu.
Nước Tầu thời Mao Trạch Đông trở thành nước nghèo đói, lạc hậu,
phi nhân nhất, tăm tối nhất trên thế giới, nằm sâu sau bức màn sắt, màthế giới
tự do ít biết đến nhất. Thế rồi trong một rừng không thể có hai chúa sơn lâm,
cuộc đụng độ nẩy lửa giữa Nga-Tầu không những trên phương diện chính trị (vì Tầu
không chịu đi theo đệ tam quốc tế do Liên Xô lãnh đạo) và còn trên bình diện
quân sự. Vùng biên giới hai nước luôn căng thẳng với hàng chục sư đoàn luôn ứng
trực hai bên biên giới cho một cuộc chiến có thể xẩy ra bất kỳ lúc nào.
Trong
chiến lược giảm sức mạnh của Liên Xô, Hoa Kỳ đã ngầm yểm trợ cho Mao Trạch Đông.
Bộ mặt Hoa Lục đã biến đổi mạnh mẽ,nhất sau hiệp ước Thượng Hải giữa Mỹ-Hoa ký
năm 1972. Cùng với tây phương, Hoa Kỳ đã đầu tư, đem cả nền kỹ nghệ tân tiếncùng
các công ty khổng lồ,và đồng đô la vào Hoa Lục, vì gía nhân công rẻ mạt. Tiền
đã đổ vào Hoa lục, Trung Cộng nhờ đó đã dần được đôn lên thành cường quốc về
kinh tế, tuy nhiên đại đa số người dân vẫn còn phải sống trong nghèo nàn lạc hậu
vì toàn bộ tài nguyên và mậu dịch với thế giới bên ngoài do đảng và nhà nước quản
lý.
Sự cường thịnh về kinh tế của Trung Cộng từ sự sao chép các
kỹ thuật, là từ đánh cắp chất xám của phương tây để sản xuất ra các hàng hóa rẻ
tiền, là o ép các công ty ngoại quốc phải trao cho người Tầu phương thức sản xuất
để từ người gia công cho tây phương, Hoa Lục trong tương lai sẽ trở thành chủ
nhân ông sản xuất chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Chính nhờ vậy mà Trung cộng
đã gia tăng xuất khẩu từ con số zero thời Mao, lên đến 193.6 tỷ UDS (trong
tháng 7-2017) và lên đến 215.57 tỷ USD (tháng 7-2018). Hiện nay vòi con bạch tuộc
Trung Cộng vẫn đang cuốn hútcác nước đang phát triển để tạo thêm sức mạnh cho mẫu
quốc Tầu. Chưa bao giờ Trung Cộng đầu tư mạnh mẽ như bây giờ vào Châu Phi, và
các nước Phi Châu đang mang nợ Hoa Lục lên đến 215 tỷ. Trung Cộng đang tìm mọi
cơ hội phát triển sức mạnh của mình tại Châu Phi, cũng nằm trong chiến lược
“Con Đường Tơ Lụa” từ Á sang Âu và sang Phi.
Đã có 52 phái đoàn ngoại giao
Trung Cộng được cử đến các nước Phi Châu (qua mặt Hoa kỳ với hơn 40 phái đoàn) -
nơi Trung Cộng đang chiếm thế thượng phong qua đầu tư và cho vay, vì có đến 54
quốc gia tại Phi Châu sẵn sàng ủng hộ Trung Cộng trên lĩnh vực ngoại giao và
chính trị tại Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, khác với Hoa Kỳ vươn lên thành cường quốc đứng đầu
thế giới bằng chính nội lực tài nguyên và nhân tài của mình, Trung Cộng không
có sức mạnh nội tại, và nền kinh tế thị trường tại Hoa Lục vẫn bị khống chế và
kềm hãm bởi chuyên chính độc tài của chế độ cộng sản.
Sức mạnh về kinh tế ngày
nay mà Trung Cộng có được là hoàn toàn dựa vào tây phương và Mỹ, vào nguồn hàng
xuất khẩu. Trung Cộng đang rất sợ hãi nếu xẩy ra một cuộc chiến tranh mậu dịch,
hay bị tây phương cấm vận, vì nền kinh tế của Hoa Lục sẽ có nguy cơ sụp đổ. Một ngày nào đó mà các nước phương Tây và Hoa
kỳ rút các công ty của họ, đem các công việc làm đó về nước là ngày nền kinh tế
Hoa Lục sẽ bị lung lay. Ngày nào mà các quốc gia Châu Á,
Châu Phi biết tìm các thoát ra khỏi ảnh hưởng bị khống chế qua các đầu tư và
cho vay của Trung Cộng, ngày đó mộng bá vương của Tập Cận Bình sẽ trở thành ảo
mộng.
Chính Hoa Thịnh Đốn đã đưa Bắc Kinh đi lên, và cũng chính Washington là
nơi có thể đưa Beijing đi xuống. Cộng sản Việt chỉ là một chư hầu không có thực
lực chạy quanh Bắc Kinh, ngày nào Hoa Lục sụp đổ cũng chính là ngày cáo chung của
cộng sản Việt. (Tin Tổng Hợp).
Bản Tin Tổng Hợp Hoa Kỳ Trung Cộng Mạnh Trong Thế Yếu. Bình luận gia Phạm Gia Đại biên soạn. Trần Việt trình bày. Viet CarolinaTV Thực Hiện