Hải Quân công xưởng nơi ông làm việc sau khi giải ngũ để nuôi sống cả gia đình gồm 07 người con đang tuổi ăn tuổi học. Ông làm bên bộ phận duy tu tàu cho Binh chủng Hải quân mỗi khi tàu cặp bờ sửa chữa, tôi cũng đã được ông chở vô đây đôi lần mỗi khi cần nhổ bỏ một cái răng đau hoặc khám bệnh, ngày 29/04/1975 đất nước nhiễu nhương vì giặc vào giải phóng một Saigon tươi trẻ, ông đã xuống tàu như bao binh lính và nhân viên khác để chạy trốn cộng sản lần II, khoảng thời gian này chắc hẳn ông đã suy nghĩ đắn đo thật nhiều nên đã leo trở lại bờ trong khi hàng ngàn hàng ngàn quân công cán chính thuộc các đơn vị khác và dân thường đang cố gắng qua cổng để vào hầu tìm một chỗ ra Hạm đội 7 đang chờ di tản ngoài biển. Trở về nhà ông nói : không đành lòng ra đi chỉ một mình vì chúng tôi và mẹ còn ở lại, một suy nghĩ thật nông cạn theo lẽ thường lúc đó nhưng lại chứa đựng đầy ắp trách nhiệm và tình thương dành cho gia đình.
Thế rồi gót chân giặc thù in hằn trên các nẻo đường Saigon đến từng ngõ ngách, họ chiếm lĩnh nhà thờ trường học làm nơi đóng quân và văn minh rừng rú nhếch nhác của lũ khỉ Trường sơn đã làm hoen ố đến mọi lãnh vực của Thủ đô Saigon hoa lệ.
Không di tản nên ông trở lại Công xưởng theo yêu cầu của bọn Quân quản, sau ba ngày cải tạo, trong suy nghĩ của ông thôi thì mình cố gắng chấp nhận thực tại may ra cộng sản có quên đi chuyện ông bỏ miền Bắc dạo 1954 chăng ?
Chưa đầy một năm sau phỏng giái, ngày 07/03/1976 ông cũng rời nhà để đến xưởng Bason tên mới của cộng sản đặt cho Hải quân công xưởng để làm việc, ông đâu ngờ hôm ấy cũng là ngày cuối cùng ông vĩnh biệt vợ con và không bao giờ trở lại căn nhà hạnh phúc của mình. Họ đã bắt ông cùng chiếc xe Sachs 50 mà ông hàng ngày làm phương tiện đi làm
Chưa đầy một năm sau phỏng giái, ngày 07/03/1976 ông cũng rời nhà để đến xưởng Bason tên mới của cộng sản đặt cho Hải quân công xưởng để làm việc, ông đâu ngờ hôm ấy cũng là ngày cuối cùng ông vĩnh biệt vợ con và không bao giờ trở lại căn nhà hạnh phúc của mình. Họ đã bắt ông cùng chiếc xe Sachs 50 mà ông hàng ngày làm phương tiện đi làm
Chúng tôi không hề biết thuở còn trong quân ngũ ông thuộc đơn vị nào và chức vụ ra sao chỉ biết được rằng trước đó ngày 06/02/1976 Linh mục Hoàng Quỳnh Quản hạt Bình An đã bị hàng trăm an ninh bộ đội từ miền bắc vào bịt mắt và gô cổ quăng lên xe như một con vật mặc dù Ngài đã 76 tuổi lại mang bệnh suyễn.
Ngày 06/03/1976 Uỷ ban quân quản đã tổ chức một cuộc đấu tố khiếm diện LM Hoàng Quỳnh tại chợ Bình an, họ lùa tất cả Giáo dân ra chợ để tham dự. Họ lên án LM Quỳnh đã từng có nợ máu với nhân dân như:
Ngày 06/03/1976 Uỷ ban quân quản đã tổ chức một cuộc đấu tố khiếm diện LM Hoàng Quỳnh tại chợ Bình an, họ lùa tất cả Giáo dân ra chợ để tham dự. Họ lên án LM Quỳnh đã từng có nợ máu với nhân dân như:
- Cưỡng bức đồng bào Công giáo ở Bùi chu, Phát diệm vào Nam năm 1954
- Dùng tiền Mỹ để xây dựng Nhà thờ Bình an
- Cấu kết với bè lũ Mỹ Nguỵ chống lại chính quyền
- Cố vấn cho nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hoà của chính quyền Diệm Thiệu
- Dùng tiền Mỹ để xây dựng Nhà thờ Bình an
- Cấu kết với bè lũ Mỹ Nguỵ chống lại chính quyền
- Cố vấn cho nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hoà của chính quyền Diệm Thiệu
Sau đó họ mời mọi người đứng lên đấu tố những tội trạng mà họ vừa nêu. Cả chợ rất đông người dân không ai dám lên tiếng vì sợ mặc dù họ biết LM Hoàng Quỳnh là một vị Chủ chăn hiền lành và nhân từ trong suốt thời gian mà họ chung sống. Bỗng một người đàn ông giơ tay bước ra trước những người đang kết tội Cha xin có ý kiến. Ông đã đứng ra phản bác lại tất cả những tội trạng trên và ông xác quyết Thánh đường Bình an do Giáo dân đóng góp mỗi đầu người 1.000 thời đó và công sức để xây dựng, cả chợ đang im phăng phắc bỗng vỗ tay dậy trời ủng hộ, buổi đấu tố bỗng có tác dụng ngược, vài phụ nữ cùng dân chúng đều lên tiếng và cho rằng người đàn ông này nói đúng, buổi đấu tố thất bại và họ buộc phải khép lại. Người đàn ông đó là bố tôi.
Ngày 07/04/1976 chính quyền đã mời mẹ tôi lên phường họ thông báo bố tôi đã chết và xác đang quàn tại Nghĩa trang Đô thành trên đường Lê văn Duyệt CMT8 bây giờ và họ cũng thông báo ngày hôm sau chỉ những người ruột thịt có mặt tại đó để nhận xác
Ngay đêm đó tôi và một người anh bạn dì đã âm thầm đến Nghĩa trang Đô thành để nhận diện sự việc vì thực sự tôi không tin bố tôi một người cao to khoẻ mạnh như thế lại đột tử chỉ sau một tháng xa nhà. 10 giờ đêm khi đường phố đã vắng người chúng tôi lặng lẽ đẩy nhẹ cánh cổng Nghĩa trang để luồn vào bên trong, tìm đến nhà xác may sao ông gác nhà xác cũng dân 54 nên sau khi tôi trình bày sự việc ông đã chạy đi kiếm cái đèn dầu Hoa kỳ nhỏ để giúp chúng tôi có ánh sáng khi vào trong vì lén lút nên ông không dám bật điện. Chúng tôi lần lượt kéo các hộc đựng xác chỉ có 7 hộc chứa xác nhưng tôi không nhận ra ai là bố mình. Nghi ngờ cái xác to nhất lại không một mảnh vải che thân là ông nên chúng tôi trở lại và kéo ra lần nữa. Lần này kiểm tra kỹ hơn chúng tôi thật bàng hoàng vì đây chính là ông, một thân xác đã bị tra tấn một cách thật dã man, hai cánh tay ông đã bị cháy sém tôi đoán họ đã chích điện và dùng sắt nung đỏ dí vào, ông bị họ mổ từ cổ xuống tới bộ hạ và được may lại giống như miệng bao bố sọc xanh mà mẹ tôi thường mua gạo loại 100 kg hàng tháng, đầu ông bị cạo trọc và cũng bị mổ và khâu lại từ tai bên này sang bên kia. Điều đặc biệt nhất là tôi còn nhớ đến hôm nay là nụ cười tươi ông vẫn còn trên môi khi nằm xuống. Nội tạng ông đã bị moi sạch vì ngay bụng ông đã bị thóp lại và tôi đã thọc tay vào qua chỗ bung chỉ nhưng bên trong chẳng còn gì. Đến đây tôi chợt thấy ứng nghiệm với giấc mơ mà đêm hôm trước tôi đã thấy khi ông hiện về, lúc đó tôi đang nằm ngủ trong cái mùng cá nhân trắng, mơ mơ màng màng tôi thấy cái mùng lay động theo nhịp quạt, tôi thấy một người không mặc quần áo chỉ khoác nhẹ một tấm vải trắng mỏng đang cầm quạt cho tôi ngủ, hai hàng nước mắt trên mặt nhỏ xuống thành hàng tôi vội ngồi dậy để xem sao lại có nước chỗ nằm và ông đã biến mất, hôm nay thấy ông nằm đây không mảnh vải che thân và tôi xác quyết đó chính là ông. Ông đã khóc cho cuộc đời quá gian nan và tủi nhục của thằng con đầu lòng mà ông hàng nâng niu chiều chuộng từ tấm bé.
Sau khi nhận dạng đúng là bố chúng tôi ra về và không quên cám ơn ông gác nhà xác thật nhiều vì nãy giờ ông lo lắng sốt ruột lo sợ chúng tôi bị phát hiện và ông phải chịu sự trừng phạt. Ngoài trời tối đen như mực và đâu đó tiếng côn trùng rả rích nghe não ruột.
Hôm sau mẹ và các anh em chúng tôi có mặt tại Nghĩa trang bằng chuyến xe lam chở theo một áo quan của nhà xứ tặng, chiếc áo quan này của ông bõ mà nhà xứ đã mua sẵn để phòng. Có mặt tại đây là hàng trăm công an bộ đội họ gườm gườm súng đạn và xe chở một số người tù để lo việc tẩm niệm và chôn cất, nhóm tù họ đào ba huyệt sau đó vào nhà xác khiêng ra ba xác trong đó có bố tôi, hai xác kia họ dùng lá chuối mà họ cắt gần đó để bó xác riêng bố tôi ban đầu họ cũng bắt bó bằng lá chuối nhưng mẹ và chị kêu gào quá sợ mất thời gian nên họ cho bỏ vào áo quan mà không được mặc quần áo dù gia đình có mang theo cho ông vì xác ông to quá nên họ đặt ông nằm nghiêng rồi đóng nắp , đám tù vội vã khiêng hai xác kia quăng xuống huyệt và lấp đất, bố tôi họ chôn sau cùng cũng bằng cách khiêng đến bên miệng huyệt và lăn xuống không cần biết quan tài nằm ở vị thế nào. Tôi đánh dấu vị trí mộ ông rồi cùng gia đình ra về. Có một điều tôi thắc mắc mãi là sao những người kia họ không cho thân nhân đến để nhận xác như mình, sau này tôi mới hiểu ra rằng họ cho gia đình nhận xác chẳng qua để họ răn đe những người còn lại trong Giáo xứ vì hoàn toàn dân di cư đừng chống đối hoặc manh động.
Ba năm sau tôi đã lần nữa vào đây ban đêm cùng một người bạn lén lút cải táng ông và mang ông về nhà. Bố tôi hưởng dương 45 tuổi.