Thursday, 11 October 2018

Chiến tranh thương mại US-Vietnam-China














VNCH Ngọc Trương (Danlambao) - Mỹ và Canađa đạt được thỏa thuận một tiếng đồng hồ trước khi hết thời hạn thương lượng đêm 30 tháng 9, 2018 vừa qua để có thoả ước thương mại USMCA (US Mexico Canada Agreement), thay thế thỏa ước NAFTA có trước đây 24 năm. Cả năm trời bàn bạc ở cấp Bộ trưởng, Đại sứ giữa Mỹ và Canađa, không bên nào chịu nhượng bộ quyền lợi kinh tế. Đoạn cuối cả Thủ tướng Trudeau cũng can thiệp. Trump nói toẹt ra không ưa ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland quá cứng rắn. 

Nhìn bên ngoài, chỉ là thoả ước thương mại, mua bán qua lại giữa 3 quốc gia trên. Có điều lệ dù không nêu đích danh quốc gia nào nhưng nhìn kỹ vào sẽ thấy liên quan đến Tàu cộng (TC).

TC là lá bài trong cuộc thương thuyết một bên Hoa Kỳ, một bên Canada và Mexico, ám chỉ nếu Hoa Kỳ chơi ép, họ sẽ mở cửa đón TC vào. 

TT Donald Trump.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau viếng TC, 2017 

TC, cái gai thọc vào cạnh sườn bấy lâu về thương mại và quân sự, chính trị ẩn sau lưng, chính phủ Trump muốn nhổ đi và chiếm thế thượng phong vừa thương mại đồng thời tiềm ẩn cả quân sự. 

Vì vậy Hoa Kỳ đã nhân nhượng không đánh thuế vào kỹ nghệ xe hơi Canada và các lãnh vực văn hóa, môi sinh. Bù lại, Canada chấp nhận sản phẩm sữa của Hoa Kỳ vào thị trường Canada. 

Quan trọng hơn cả là điều 32.10 của dự thảo thỏa ước đang chờ Quốc hội hai bên phê chuẩn. 

Theo điều 32.10: Canada và Mexico phải thông báo cho Hoa Kỳ biết 3 tháng trước khi khỏi sự thương thuyết với quốc gia "không thuộc kinh tế thị trường" (non market). 

Trong khi thương lượng (giả sử đó là Bắc Kinh), Mexico và Canada phải cập nhật cho Hoa Kỳ biết về nội dung bàn bạc. 

Dù đạt thoả thuận (với quốc gia thứ tư) đi chăng nữa, Hoa Kỳ được quyền nghiên cứu chi tiết của thoả thuận, có quyền rút ra khỏi thoả ước USMCA sau khi báo trước 6 tháng. 

Tờ Financial Times ngày 8 tháng 10, 2018 gọi USMCA là viên thuốc độc cho TC, có mục đích ngăn chặn xứ cộng sản Á châu xâm nhập thêm nữa vào thị trường Hoa Kỳ. 

Các nhà bình luận và các kinh tế gia đều nói rằng điều khoản nói trên nhằm vào TC, vốn không phải là kinh tế thị trường vì TC có quá nhiều công ty quốc doanh, ngoài ra giá cả hàng hoá bị điều chỉnh theo chỉ thị của chính phủ. 

Nghĩa là, Hoa Kỳ khéo léo cản Mexico và Canađa không được mở rộng cửa cho hàng TC ào ạt xâm chiếm, từ đó lại chạy vào thị trường Mỹ dưới hình thức hàng đã chế tạo, hoặc nguyên liệu thô. 

Giả dụ Hoa Kỳ hủy bỏ USMCA, khi ấy hàng rào quan thuế của Mỹ sẽ rất mạnh tay giáng xuống kỹ nghệ xe hơi của Canada và Mexico, cùng các sản phẩm khác mà không phân biệt hàng có dùng nguyên liệu của TC hay không. Kinh tế cả 3 xứ sẽ trì trệ, thất nghiệp sẽ lên cao... 

Viễn ảnh đó làm Mexico, Canada ngần ngại không muốn tiến quá xa với TC. 

Yang Yundong, phát ngôn viên của tòa Đại sứ TC tại Canada gọi hành động đó là "thói bất lương". Dĩ nhiên khi mất miếng ngon TC phải nổi nóng! 

Việt Nam đã và đang là chư hầu của Bắc Kinh, hàng hoá TC tràn ngập, sắp tới sẽ tăng thêm hàng đội lốt Việt Nam, với nhãn hiệu, giấy tờ xuất xứ từ Việt Nam, nhưng là hàng TC 100% xuất cảng đi Mỹ. 

Việt cộng lấy làm hý hửng ngồi rung đùi kiếm hoa hồng xuất cảng. 

Ngụy quyền Hà Nội làm ngơ và để kinh tế Việt Nam lún sâu vào sự lệ thuộc TC. Chúng chấp nhận mất chủ quyền, mất kinh tế sinh sống. 

Việt Nam đang khao khát Hoa Kỳ xem xét lại TPP (Trans Pacific Partnership), chính phủ Trump không tham gia. TC không có chân trong TPP, dễ hiểu vì TPP là sáng kiến của chính phủ Obama nhằm chận đứng TC. 

Chẳng lẽ Hoa Kỳ không biết, không thấy việc TC tuôn hàng sang Việt Nam và đổi nhản để xuất đi Mỹ? 

Dĩ nhiên là biết, thử hỏi tòa đại sứ Hoa Kỳ cùng các toà Tổng lãnh sự, hoặc Lãnh sự Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam để làm gì. Tùy viên thương mại của Mỹ ở Hà Nội, Sài Gòn để làm gì? Chưa kể lớp nhân viên CIA giả dạng nhân viên, chuyên viên, hay Việt kiều du lịch, hoặc về ở lâu dài tại Việt Nam (với vợ bé, cave), biết ai trong số đó là nhân viên tình báo? Chuyện tình báo quân sự, kinh tế, kỹ thuật, thiên hình vạn trạng, chúng ta chỉ biết khi việc bại lộ. Họ làm gì, cách nào, săn tin ở đâu, liên lạc, mua chuộc những ai, chỉ họ biết. 

Vì vậy, sớm muộn sẽ tới phiên hàng hóa Việt cộng bị vạ lây, sa bẫy thuế xuất hoặc hàng rào quan thuế. 

Có nhiều cách khác nhau để nước chủ nhà làm khó dễ hàng hoá nhập cảng, thí dụ: 

- Nguồn nguyên liệu thô của món hàng không rõ ràng (gỗ, nhựa từ đâu ra). 

- Không an toàn hoặc không hợp vệ sinh cho người sử dụng (mắm khô, mắm ruột, tôm khô... rất dễ vi phạm vệ sinh). 

- Có độc tố trong màu sơn, lớp tráng bên ngoài (mức thủy ngân quá cao...) 

Với viễn ảnh TC bị mất thị trường Hoa Kỳ (3.953 tỷ đô la/năm) và tham vọng duy trì thế mạnh trên thị trường xuất khẩu thế giới, Bắc Kinh sẽ ép kinh tế Việt cộng nhiều hơn nữa và như thế Hà Nội ngày càng nô lệ TC sâu hơn. 

Một khi Hoa Kỳ đánh thuế nặng hàng TC (nhãn hiệu Việt Nam), cả TC lẫn Việt Nam đều thiệt hại, sập vốn không chừng. Xin nhớ rằng kinh tế TC lệ thuộc vào nhân công rẽ và xuất cảng qua Mỹ, tiền Yuan dựa vào đô la Mỹ (ngoại tệ bản vị - currency peg). 

Chính sách giảm di dân ảnh hưởng số dân Việt qua Mỹ làm công, tiền gởi về giảm. 

Tiền lời ngân hàng tăng, dân chúng thích tiết kiệm, để dành tiền hơn là gởi về Việt Nam. 

Hơn 13 tỷ Đô la gởi về kéo dài sự sống của VC hàng năm: 60% từ Mỹ, 20% Âu châu, 20% còn lại từ các quốc gia CS cũ Đông Âu và khu Á châu (báo cáo của UNDP Liên hiệp quốc). 

Bên cạnh kinh tế, Hoa Kỳ siết chặt TC vào vòng dây: 

- Tăng cường tuần tiễu biển Đông, tạo liên mình quân sự, hăm dọa hải quân TC. 

- La làng TC can thiệp chính trị, bầu cử ở Mỹ. 

- Tăng cường an ninh mạng lưới internet, phòng bị TC đánh cắp thông tin. 

Đàn em Âu Châu, khối NATO dĩ nhiên phải theo "đại ca" USA, có xé rào kinh tế đi nữa, cũng phải nể mặt, không làm mất lòng anh khổng lồ. Cuộc chiến thương mại với TC, thậm chí Hoa Kỳ có bị suy sụp kinh tế, các đồng minh đàn em cũng phải hết lòng giữ vững Đô la Mỹ (như trong khủng hoảng tài chánh 2008). 

TC khó lòng chịu nổi đòn thuế xuất, trong khi Hoa Kỳ có số vốn lớn, hậu thuẫn Âu Châu mạnh, dễ sống sót và vượt qua khó khăn. 

Bạn hàng lớn nhất của Mỹ không là TC, chính là Âu Châu, Canada, Mexico. TC đứng hạng tư. Bao nhiêu đó đủ thấy Mỹ cần TC, hay TC cần Mỹ. 

Tờ Washington Post, thứ Năm 11 tháng 10, 2018 cho biết an ninh liên bang Bỉ bắt giữ Yanjun Xu, gián điệp cao cấp của TC, đang thu thập tài liệu mật trộm từ hãng GE Aviation. GE Aviation là chi nhánh của GE (General Electrics), chuyên sản xuất động cơ phản lực. 

Tên này giữ chức phó Giám đốc an ninh tỉnh Giang Tô, trực thuộc Bộ Quốc An. Đã từng lường gạt các khoa học gia đến TC, đoạt tài liệu mật. Xu bị dẫn độ từ Bỉ sang Hoa Kỳ để thẩm vấn thêm và truy tố trước tòa ở Cincinnati. Lần đầu tiên Bỉ, hay nói chung Âu Châu cho dẫn độ gián điệp qua Mỹ. 

Trước đối thủ TC quá hung hăng quân sự ở biển Đông, đầy tham vọng qua chương trình "Một con đường, một vòng đai", xuất cảng hàng hóa tràn ngập, ảnh hưởng kinh tế, công ăn việc làm địa phương, hay trộm cắp kỹ thuật tân tiến về quân sự, kinh tế... nên dù không ưa cá nhân Trump, Âu Châu chịu xích lại gần Hoa Kỳ do quyền lợi chung bị đe dọa. 

Tạm thời Hoa Kỳ chưa muốn động đến cs Việt Nam, Hoa Kỳ muốn dùng lá bài Việt Nam để bủa vây TC. Khi ra tay khuấy động kinh tế Việt Nam, TC sẽ thêm phần khốn đốn. 

CS Ba Đình, chân trong chân ngoài, đưa con cháu "du học trốn" ở Mỹ, Canada... hay các quốc gia Âu châu, dọn đường bỏ chạy, vừa giữ được mạng, vừa tẩu tán tiền của cướp bóc nhân dân Việt Nam bấy lâu. 

Không ngẫu nhiên, mấy tấm ảnh con trai Nguyễn Thị Kim Tiến ăn chơi bị đưa lên báo. 

Cũng không vô tình, nhà của Nguyễn xuân Phúc hiện ra khơi khơi. Hay thẻ thường trú của Võ kim Cự nổi lên như cồn cát giữa biển. Phải có sắp xếp. 

Đến lúc cần, chỉ cần sở thuế Mỹ, Canada... “bỗng nhiên” thấy thiếu vài chục triệu tiền thuế vì các đương sự giấu tiền ở trương mục này nọ. 

Tiền luật sư và hoàn trả tiền thuế cộng với tiền lời trong 10 năm, đủ để chúng ăn ngủ không yên, không biết ngày nào vô tù. 

Chính trị quốc tế còn nhiều đòn phép không ai ngờ, cs Việt Nam bất quá chỉ là những kẻ thời cơ, lúc nào cũng tưởng khôn hơn người khác. 

Trước hết hãy xem trận đấu thuế xuất giữa Mỹ và TC, hiệp hai sẽ đến phiên CS Việt Nam. 

12.10.2108 


_________________________

Tham khảo