Thursday 25 April 2019

Về sự kiện Thủ tướng Phúc đi dự Diễn đàn Vành đai và Con đường

phúcBản quyền hình ảnhDMITRY ASTAKHOV\TASS VIA GETTY IMAGES
Image captionChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Triển lãm Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc hồi tháng 11/2018
Một nhà quan sát nói với BBC rằng việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự Diễn đàn Vành đai và Con đường (Belt and Road Forum - BRF) cho thấy sức khỏe của ông Trọng "có vấn đề trầm trọng".
Cùng lúc, một trí thức khác e ngại rằng thời điểm tổng bí thư bị bệnh "là thời cơ thuận lợi cho các thế lực bên ngoài giật giây những thế lực bên trong" và rằng Việt Nam "phải tỉnh táo không để rơi vào cạm bẫy của Vành đai và Con đường".

Diễn đàn Quốc tế Vành đai và Con đường

Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mời gần 40 nguyên thủ các nước sang dự Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Bắc Kinh diễn ra từ 25 đến 27 tháng Tư.
Hôm 22/4/2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác "Vành đai và Con đường" lần thứ hai tại Bắc Kinh.
Quanh chuyện TBT Trọng 'gửi điện mừng'

'Tình trạng bất ổn'

Hôm 22/4, trả lời câu hỏi của BBC: "Ở Việt Nam, người ta biết gì, không biết gì về tin đồn liên quan đến sức khỏe của ngài Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng?", giáo sư Tương Lai, một nhà trí thức bất đồng, nói:
"Theo như tôi biết, ông Nguyễn Phú Trọng đi thăm và làm việc tại Kiên Giang rồi bị đột quỵ phải đưa vào bệnh viện tỉnh để cấp cứu, sau đó chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi có nhiều kinh nghiệm giải quyết các bệnh về tim mạch với nhiều chuyên gia giỏi được trang bị máy móc hiện đại. Nhưng rồi nghe đâu sau đó ông được chuyển về Hà Nội, nơi có khoa điều trị dành riêng cho các lãnh đạo cấp cao."
"Cũng có lời suy đoán rằng, về đấy thì có thể dễ dàng mới các thầy thuốc giỏi của Trung Quốc sang giúp như họ đã từng điều trị cho ông Lê Đức Anh, hoặc tiện cho việc sang Trung Quốc chữa trị tuy chuyện này thì còn tùy thuộc vào những yếu tố thuộc loại thâm cung bí sử khó mà lường được, nói được."
chinaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrung Quốc đã đưa lao động sang châu Phi và đầu tư vào cả châu Mỹ La Tinh
"Lại cũng nghe nói ông sẽ được sang Nhật Bản điều trị như với trường hợp Trần Đại Quang trước đây? Tất cả chỉ là lời đồn. Dân gian gọi là "thông tấn xã vỉa hè".
"Đây là một thời cơ thuận lợi cho các thế lực bên ngoài giật giây những thế lực bên trong mà chúng đã cài cắm được, tạo ra sự khủng hoảng vốn đã trầm trọng càng bục vỡ nguy hiểm hơn. Chúng tôi cảm nhận được điều ấy nên mới mạnh dạn và chân thành đưa ra ngay lời kêu gọi cảnh giác trên mạng xã hội".
"Những chiêu trò mới sẽ được tung ra, mà thâm hiểm nhất và cũng có thể sẽ trắng trợn nhất là áp đặt nhân sự sao cho có lợi nhất trong mưu đồ lâu dài và đòi hỏi trước mắt của thời cuộc. Thế nước đã chông chênh sẽ lại càng nghiêng ngả hơn."
Nhân vật và xu hướng chính trị
Hôm 23/4, nhà báo tự do Sương Quỳnh nói với BBC:
"Việc nhóm của Giáo sư Tương Lai phát đi lời kêu gọi để người dân cảnh giác khi Việt Nam có thể xảy ra rối loạn khi ông Trọng có thể qua đời hoặc sức khỏe không thể đảm đương là điều cần thiết, vì thực tế tình hình nội chính của Việt Nam có thể đã bị can thiệp từ lâu."
"Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự Diễn đàn Vành đai-Con đường cho thấy sức khỏe của ông Trọng có vấn đề trầm trọng chứ không như một số trang phản bác nói ông Trọng chỉ bị sốc nhẹ."
"Có thể ông Phúc sang Trung Quốc để đàm phán 10 văn kiện liên quan đến Vành đai-Con đường và được cho là động thái sang "nhận lệnh."
"Theo cá nhân tôi, ông Phúc buộc phải tuân thủ theo yêu cầu của Trung Quốc và Việt Nam còn xa lắm với giấc mơ thoát Trung."
"Tuy vậy, vẫn có một số người hy vọng ông Phúc sẽ theo Mỹ và phương Tây. Sau chuyến đi của ông Phúc, câu trả lời sẽ rõ ràng hơn."

Phản ứng về Con đường Tơ lụa kiểu mới

Workers in a wire harness factory in ChinaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrung Quốc cần các thị trường xuất khẩu trong hai khu vực Âu và Á
Bàn về Dự án Vành đai và Con đường, Giáo sư Tương Lai, người bỏ đảng Cộng sản hồi tháng 9/2017, nói:
"Ông Tập muốn hồi sinh lại Con đường Tơ lụa xưa kia và con đường giao thương trên biển thuở ấy. Dự án Vành đai-Con đường muốn kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi. Muốn biến khu vực Á-Âu mà Trung Quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng, thành một khu vực kinh tế và thương mại đối trọng với khu vực xuyên Đại Tây Dương do Mỹ đứng đầu."
"Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát hay có cổ phần kiểm soát đối với ít nhất 76 cảng biển ở 35 quốc gia. Bỏ qua tuyên bố của Bắc Kinh rằng những cảng biển này chỉ dành cho mục đích thương mại, các tàu hải quân và tàu ngầm của Trung Quốc vẫn qua lại đây. Bắc Kinh cũng không che dấu việc xuất khẩu mô hình chính trị của Trung Quốc sang những nơi này."
"Ví như, tám quốc gia châu Phi, cũng như ở một số nước Đông Nam Á và Mỹ Latin, các quan chức Trung Quốc đang huấn luyện đối tác của họ quản lý ổn định chính trị bằng biện pháp tuyên truyền và kiểm soát truyền thông và mạng Internet. Họ chẳng ngần ngại nói trắng ra "mô hình Trung Quốc là lựa chọn mới cho những nước muốn đẩy nhanh sự phát triển trong khi vẫn giữ được độc lập của mình".
"Chỉ ngần ấy chuyện cũng nói lên được rằng vì sao mà hiện nay một bộ phận dân chúng và nhiều chính khách, các nhà trí thức có tên tuổi trên những nước mà dự án Vành đai-Con đường nhắm vào đã hoặc tẩy chay, hoặc lên tiếng phản đối, vạch mặt ý đồ đen tối của Bắc Kinh."
Ở Việt Nam, chắc cũng chẳng thiếu những thế lực sẽ vồ vập ủng hộ việc tham gia dự án nói trên vì nó hỗ trợ cho tham vọng chính trị đi liền với lợi ích kinh tế của họ. Vì vậy, những người hiểu rõ những toan tính nguy hiểm của Bắc Kinh phải tỉnh táo không để rơi vào cạm bẫy."

'Định mệnh chung'

Một Vành đai Một Con đườngBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionDự án Một Vành đai Một Con đường là tác phẩm 'để đời' của Chủ tịch Tập Cận Bình
Trong một diễn biến khác, bà Nadège Rolland, trong bài "Reports of Belt and Road's Death Are Greatly Exaggerated" cho rằng những suy đoán rằng Vành đai-Con đường đang chết hay rồi sẽ chết, 'có tính phóng đại cao':
"Vành đai và Con đường không chỉ là một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc thậm chí reo rắc hạt giống hợp tác kinh tế. Thay vào đó, như Tập Cận Bình đã nói rõ Trung Quốc coi dự án là một phương tiện để "cải thiện hệ thống quản trị toàn cầu" và đưa ra một "cộng đồng có định mệnh chung," bà viết.
"Dự án này ​​nằm ở cốt lõi của chiến lược lớn của đảng Cộng sản, điều này có nghĩa là giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ nó. Nhưng Vành đai-Con đường cũng là một phòng thí nghiệm. Đã gạt sang một bên lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là Trung Quốc nên "tránh thu hút chú ý" trong các vấn đề quốc tế, giới lãnh đạo Trung Quốc đang cảm thấy tự tin, và theo cách nói của ông Tập, "phấn đấu để đạt được thành tựu."
Nhưng nó vẫn "dò đá qua sông" (một thuyết khác của Đặng). Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rằng vì đây là sáng kiến ​​đầu tiên mà Bắc Kinh thực hiện với quy mô lớn như vậy, cần phải có nỗ lực và thời gian cho cả đảng lẫn thế giới bên ngoài thích nghi."
Bà Nadège Rolland khuyến cáo ''các nhà quan sát phương Tây không nên diễn giải quá mức các dấu hiệu đẩy lùi Vành đai và Con đường là dự án này đang thất bại, cũng không nên đánh giá thấp khả năng thích nghi và học hỏi của Đảng Cộng sản Trung Quốc".
"Và khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác đang phải tìm cách tốt nhất để bảo vệ phiên bản trật tự quốc tế tự do và cởi mở của họ, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện bước đi tiếp theo."
Xem thêm: