Saturday 1 March 2014

Lục Vân Tiên Hãy Tái Sinh! - Phan Hạnh


Ngoài Truyện Kim Vân Kiều của văn hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu có lẽ là tác phẩm văn học phổ biến nhất ở miền Nam Việt Nam. Thi hào Nguyễn Du nếu có gởi gấm tâm tư của mình vào trong vai trò của nhân vật chính là Vương Thúy Kiều thì cũng chỉ một phần. Còn đối với cụ Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật chính Lục Vân Tiên cũng là thân phận của tác giả nên có thể nói Lục Vân Tiên là tự truyện của Nguyễn Đình Chiểu với rất nhiều điểm tương đồng. Tác giả cũng là một thanh niên văn ôn võ luyện hăm hở vào đời khát vọng xây đắp một tương lai và công danh qua con đường thi cử. Thế rồi bất hạnh khắc nghiệt ập đến bất ngờ với tang mẹ, mù lòa, dang dở con đường học vấn và tình duyên trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương.

Bất chấp hoàn cảnh và số phận, con người đó giữ vững nhân cách, xả thân cứu đời và đào tạo môn sinh, để lại cho đời những tác phẩm văn học giá trị, nêu cao tấm gương khí tiết và tinh thần yêu nước đáng cho người đời kính trọng và sống mãi trong lịch sữ dân tộc. Những tác phẩm của ông luôn luôn đề cao phẩm giá của con người và đạo đức xã hội: trung, hiếu, lễ, nghĩa, tín. (Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình).

Lục Vân Tiên thể hiện con người của tác giả, ra tay cứu người vì làm việc nghĩa chứ không vì mưu cầu lợi lộc đền đáp, một thái độ của kẻ sĩ và tinh thần nghĩa hiệp. Nguyễn Đình Chiểu mất, bao nhiêu thế hệ học trò trời Nam chít trắng khăn tang.

Với tình trạng đạo đức suy đồi và băng hoại xã hội trong nước ngày nay do đảng cộng sản gây ra, tác phẩm và nhân vật Lục Vân Tiên được hoài vọng và nhắc nhở với mơ ước tinh thần ấy được hồi phục và tái xuất hiện để cứu vớt dân đen thấp cổ bé miệng và bị cường quyền hà hiếp.

Nhưng học sinh ngày nay có mấy ai chú trọng đến việc học văn chương và đào sâu kho tàng văn học của cha ông. Một khi kiến thức Việt ngữ căn bản cũng còn là một sự thử thách cố gắng đối với học sinh bậc trung học thì sự phân tích để thấu hiểu các nhân vật trong tác phẩm lại càng hiếm hoi.

Kể cũng khôi hài là đôi khi những câu thơ nhại trong dân gian lại phổ biến rộng rãi hơn những câu thơ nguyên bản chính gốc. Chẳng hạn như, “Vân Tiên cõng mẹ trở ra/Đụng phải cột nhà cõng mẹ trở vô…”

 Đọc hết 1060 câu của tập thơ mới biết rằng cụ không hề đặt ra mấy câu thơ dễ nhớ và dễ sợ đó; một sự thật mà có khi cả đời cũng chưa biết. Đọc để thấy rằng cụ Ðồ Chiểu tuy dùng lời lẽ bình dân nhưng chưa chắc gì dễ hiểu vì những từ ngữ cũ của Việt Nam ta và những điển tích xưa của Trung Hoa. Nhưng đó lại là một điều tốt thách thức những ai muốn tìm hiểu phải cố gắng tra cứu sâu rộng thêm nữa, tạo cho họ cảm giác như mình sống lại tuổi học trò vừa học vừa chơi vốn có nhiều hứng thú.

  Có điều lạ là các đại tác phẩm trong thi ca Việt Nam như Kim Vân Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Ðình Chiểu thường lấy bối cảnh ở Trung Hoa. Tên các nhân vật, các địa danh Trung Hoa nghe lạ hoắc. Thế mới biết ảnh hưởng của văn học Trung Hoa đối với nước ta to lớn biết dường nào. Trường hợp cụ Ðồ Chiểu, tuy mù mắt và chẳng hề đặt chân ra khỏi mảnh đất miền Nam nhưng cụ vẫn cảm nhận được văn hóa Trung Hoa dễ dàng.

  Trong Kim Vân Kiều, ngay đoạn đầu cụ Nguyễn Du viết:
"Cảo thơm lần dở trước đèn,Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng"
(Câu 7,8,9,10).
Cụ đọc Cảo Thơm, do chữ Phương Cảo của Tàu có nghĩa là sách quí. Và câu chuyện xảy ra dưới thời vua Thế Tông của nhà Minh (1522-1566), niên hiệu Gia Tĩnh. 

  Còn truyện Lục Vân Tiên, ngay câu đầu "Trước đèn xem chuyện Tây Minh" đã cho thấy cụ Ðồ Chiểu nói chuyện bên Tàu, vì Tây Minh là tên của một quyển chuyện răn đời của tác giả Trương Tái bên Trung Hoa. Việt Nam ta có Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn Trãi (1380-1442) nhưng cụ Ðồ Chiểu không tham chiếu và quảng cáo giùm cho cây nhà lá vườn. Chẳng lẽ thời của cụ sống (1822-1888), Gia Huấn Ca cũng bị chính quyền đương thời cấm đoán vì coi là "tác phẩm văn hoá bôi bác cách mạng, chống đối chế độ và nhà nước?” Thôi thì cứ xem như cụ Ðồ Chiểu có lý do chính đáng của cụ và chúng ta không dám thắc mắc nữa.

 Sau biến cố năm 1975, sinh hoạt văn học miền Nam bị kiểm soát gắt gao. Tự do sáng tác coi như không còn. Mọi tác phẩm muốn được xuất bản phải qua sự kiểm duyệt nghiêm nhặt của nhà nước CSVN. Và giới yêu thích văn chương chỉ còn có thể giải trí tiêu sầu với những đề tài không cấm kỵ. Phường quận mọc ra các hội thi văn qui tụ những người thuộc “chế độ cũ” sa cơ thất thế.

Sau ngày đứt phim 30 Tháng Tư 1975, có hai kẻ sa cơ thất thế giữa trời Saigon với số tuổi quá nửa đời người tìm niềm an ủi trong thi ca. Hai ông nghiên cứu về cuộc đời của Nguyễn Ðình Chiểu và thân phận Lục Vân Tiên rồi tóm tắt thành những bài thơ sau đây.

Nguyễn Ðình Chiểu, Cuộc Ðời Và Sự Nghiệp (1822 - 1888)

Ngày Bính Tuất, Tháng Năm, năm Nhâm Ngọ,Trên nền trời sáng tỏ một vì sao, Dân Ðồng Nai Bến Nghé được đón chào Nguyễn Ðình Chiểu một vì sao giáng thế. 
Thuộc dòng dõi nho phong nơi xứ Huế 
Trọng lễ nghi tập tục đức xuân huyên 
Yêu nhân dân căm ghét lũ bạo quyền 
Nền học vấn theo chân truyền Khổng Mạnh. 

Hai mươi mốt tuổi chim bằng vỗ cánh 
Ðậu tú tài được phú bổn hứa hôn 
Sáu năm sau quyết chí vượt vũ môn 
Bỗng mẹ mất khiến tâm hồn bấn loạn.
 
Ðành tạm biệt trường thi xa bè bạn 
Quay về nhà mang tang chế mẫu thân 
Ðường sơn khê qua bao nẻo phong trần 
Mù mắt phải dừng chân trên đất lạ. 

Tình tráo trở hận lòng người man tráBước gian truân đất khách luống đoạn trườngMột lương y trông tình cảnh thảm thương, Truyền nghề lại cho náu nương sớm tối.
Vì mù mắt hôn thê đành phản bội 
Thân bơ vơ tình tội với kiếp nghèo 
Trở về làng dạy dỗ trẻ noi theo 
Trung hiếu nghĩa luôn đề cao gương sáng. 

Ba mươi tuổi đời vẫn chưa có bạn 
Thầy cô đơn, trò cạn tỏ niềm riêng 
Xin mẹ cha gả em gái Thị Ðiền 
Tình nồng thắm đã yên bề gia thất. 

Qua cuộc sống bao rủi may chồng chất 
Ðem đời mình phóng tác Lục Vân Tiên 
Dùng lời thơ phân tích chữ dữ hiền 
Giữa phản bội trung kiên tình đen đỏ. 

Nêu những nét đặc thù làm sáng tỏ 
Giữa người giàu kẻ khó cảnh vơi đầy 
Cho đời xem một cảm giác ngất ngây 
Những tình tiết như mây bay gió quyện. 

Ngầm ủng hộ mọi phong trào kháng chiến 
Lúc thực dân gây biến khắp miền Nam 
Một đồ nho với quần vải áo lam 
Thường cố vấn cho hằng trăm trận đánh. 

Trương Công Ðịnh Gò Công trong thế mạnh 
Ở Hóc Môn, Quản Hớn cũng tuốt gươm 
Cùng chen vai sát cánh Nguyễn Văn Bườm 
Quyết vùng dậy gìn quê hương chống giặc. 

Và chống cả bọn sài lang phản trắc 
Thủ Khoa Huân có mặt tại Mỹ Tho 
Ðỗ Thừa Lương tiến đánh ở Cần Thơ 
Nguyễn Trung Trực đợi chờ bên Rạch Giá. 

Rồi Nam bộ cũng rơi vào thảm họa 
Pháp thực dân đã xóa bản dư đồ 
Dầu nhân dân thừa tài trí mưu mô 
Cuộc nổi dậy cơ hồ như cơn lốc. 

Thơ của cụ là những lời châu ngọc 
Những điếu văn được đọc trước nhân dân 
Tế anh hùng đã vị quốc vong thân 
Xác ngã gục nhưng tinh thần bất khuất. 

Nhà thơ lớn không bao giờ khinh suất 
Xem được thua là qui luật tất nhiên 
Sống giản đơn bên đám trẻ ngoan hiền 
Tình nghĩa với tổ tiên càng sâu đậm. 

Chở bao nhiêu đạo thuyền đầy không khẳm 
Ðâm mấy thằng gian bút viết vạy tà 
Ôi vần thơ như bão tố phong ba 
Thực dân Pháp khó toan bề mua chuộc. 

Bài văn tế Nghĩa Sĩ Hùng Cần Giuộc 
Như hồi chuông cảnh tỉnh được ngân lên 
Giục lòng dân căm phẫn lũ bạo quyền 
Như nhắc lại bài Bình Ngô Ðại Cáo. 

Thơ Ðồ Chiểu như vầng trăng sáng tạo 
Như vầng hồng rạng rỡ cõi bờ Ðông 
Những vần thơ người nhân sĩ tận trung 
Viết lên để đấu tranh dù nước mất. 

Hỡi ai đã từng nằm gai nếm mật 
Ai đã từng lây lất sống bơ vơ 
Hãy cố tìm vì không thể hững hờ 
Ðọc cho được những vần thơ mạnh bạo.
 
Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, Bình Ngô Ðại Cáo 
Hai thời gian, hai thế hệ trước sau 
Chung cõi bờ, một ý chí như nhau 
Hịch đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập. 

Mù đôi mắt giữa trời cao đất thấp 
Dùng bút thần để đắp lũy thi gan 
Với nước non giữ vẹn chữ trung can 
Tình dân tộc không bao giờ để mất. 

Cuộc sống ở Ba Tri đầy chật vật 
Không nghe lời đường mật đổi thay lòng 
Tiếp lơ là tên tỉnh trưởng Ponchon 
Với thi sĩ, thật khó mong dụ thuyết. 

Hắn đã gặp một tâm hồn cương quyết 
Vì ruộng vườn đâu đổi được quê hương 
Ðối với ông chỉ có một con đường 
Không tiếp đón Ponchon đành để lại. 

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy 
Mất ổ bầy chim dáo dác bay 
Bến Nghé của tiền tan bọt nước 
Ðồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây. 

Một sĩ phu từng nêu cao thiên chức 
Một nhà thơ dùng bút mực đấu tranh 
Với quê hương khổ cực cũng cam đành 
Nguyễn Ðình Chiễu lưu danh cho hậu thế. 

Ông từ bỏ cõi đời năm Mậu Tý 
Tháng Năm, ngày hăm bốn tại Bến Tre 
Rất âm thầm không rầm rộ ngựa xe 
Một cái chết làm se lòng dân tộc. 

Tiết hạnh bản năng cho hậu thế 
Hiếu trung nền tảng của tương lai 
Bình dân ưa thích thơ Ðồ Chiểu 
Trí thức nể vì Bút Hối Trai. 


(Hoàng Vân) 

Cuộc đời Lục Vân Tiên qua mười bài Ðường luật

1.-
Ðây Lục Vân Tiên dạ thủy chung 
Ta mang dòng máu của anh hùng 
Nếp nhà theo đuổi khoa đèn sách 
Vận nước học đòi nợ kiếm cung 
Xuống núi diệt trừ quân tạo ác 
Qua đường can thiệp lũ hành hung 
Công thầy dạy dỗ xem không uổng 
Một bọn cường sơn chạy tứ tung. 

2.- 
Chạy tứ tung còn mấy nạn nhân 
Bao nhiêu sợ hãi cũng tan dần 
Ta lùi ba bước vì nghi lễ 
Nàng tiến đôi hài bởi nghĩa ân 
Hồng phấn tặng trâm dư một tiếng 
Anh hùng nhận quạt đủ năm vần 
Bài thơ nét bút như rồng phụng 
Tài nữ đời này thật khó cân. 

3.-
Khó cân tứ đức với bài thơNam nữ biệt phân phải hững hờNhận quạt ủ hương còn vướng mộng Lên đường hoa mắt tưởng vào mơ Yên cương cung kiếm chưa treo cất Lều chõng bút nghiên đã đợi chờ Cá vượt vũ môn điều trọng yếu Dám đâu xao lãng bởi đường tơ. 
4.-
Ðường tơ êm dịu vẳng xa gần
Sét đánh bên tai, ôi mẫu thân! 
Cây cối quay cuồng trời sụp đổ 
Cửa nhà đảo lộn đất xoay vần 
Con đau máu hận trào mi mắt 
Mẹ thác tình thương lánh cõi trần 
Rời bỏ trường thi dời cố quận 
Công ơn dưỡng dục lấy chi phân. 

5.-
Lấy chi phân chín chữ cù lao
Giờ biết mẫu thân ở cõi nào 
Bóng quế mẹ nương trong ảo mộng 
Mắt mù con thấy giữa chiêm bao 
Tâm can đau đớn như mài dũa 
Khí phách tiêu tan tợ gọt bào 
Hơi sức mõi mòn thêm kiệt quệ 
Bơ vơ xứ lạ biết làm sao. 

6.-
Làm sao biết được nỗi chua cay
Khi đến Hàn Giang gió trở mùa 
Thế thái bạc đen người lánh mặt 
Nhân tình ấm lạnh kẻ vào hùa 
Mắt xanh đâu nữa mà trao đổi 
Tay trắng còn gì để bán mua 
Họ Võ cam tâm đành hất hủi 
Thương Tòng hang nọ hết phân bua. 

7.-
Phân bua trời đất chứng cho mình
Người biết xem thường chuyện tử sinh 
Ông Quán gối rơm đâu phải nhục 
Võ Công mão bạc có gì vinh 
Thiện lương nẩy nở như nhân quả 
Ðộc ác đuổi theo tợ bóng hình 
Cơn đói hoành hành, hang vắng vẻ 
Nhờ ba hoàn thuốc xiết bao tình. 

8.-
Bao tình sâu đậm nhớ người ơn
Một kiếp tối tăm ngập tủi hờn 
Bè bạn nếu chưa hay cớ sự 
Ðất trời ắt hẳn rõ nguồn cơn 
Cuộc đời ảm đạm cam lây lất 
Giấc ngủ thê lương cứ chập chờn 
Phật độ, tiên ông vào chữa mắt 
Mừng vui vô lượng, nói gì hơn. 

9.-
Gì hơn cặp mắt sáng như sao
Giữa lúc trường thi rộn rịp chào 
Bảng hổ danh đề như giấc mộng 
Vũ môn cá vượt giống chiêm bao 
Trao cờ quốc trạng ra biên ải 

Lãnh ấn nguyên nhung khoác cẩm bào
Tướng giặc Ô Qua đành thảm bại 
Bốn phương mừng dứt cuộc binh đao. 

10.-
Dứt cuộc binh đao thỏa kiếm cung
Ðêm nay một ngựa lạc rừng tùng 
Nhà ai vách lá đèn chưa tắt 
Khung cửi con thoi tiếng vẫn rung 
Vào thấy bàn thờ nhang phảng phất 
Ngắm nhìn bức họa nét oai hùng 
Hỏi người vẽ tượng còn hay mất? 
Ðây! Lục Vân Tiên dạ thủy chung! 

(Trúc Ðiền)

  Ðọc qua tác phẩm Lục Vân Tiên, chúng ta đều nhận thấy rằng Nguyễn Ðình Chiểu gói gém một phần của cuộc đời mình vào trong nhân vật Lục Vân Tiên. Cả hai đều mù vì khóc mẹ mất và đành bỏ dở việc học hành.

  Hai nhân vật chính trong truyện của cụ Ðồ Chiểu đều là những nhân vật kỳ tài. Lục Vân Tiên mới 16 tuổi (Câu 9 và câu 10: "Ðặt tên là Lục Vân Tiên, Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành") mà đã đi thi cử nhân. Không những thế, cậu thiếu niên này còn có võ nghệ cao cường. Chỉ cần bẻ một nhánh cây mọc bên đường làm vũ khí, chàng đã một mình đánh bại bọn thảo khấu có gươm đao lại còn đập chết tên đầu đảng Ðỗ Dự có "nickname" là Phong Lai. (Câu 136: "Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.")

  Kiều Nguyệt Nga cũng 16 tuổi có tài xuất khẩu thành thơ nhanh như chớp lại có tài vẽ chân dung truyền thần chỉ dùng trí nhớ thôi mà có thể vẽ Lục Vân Tiên giống như thật. (Làu làu một tấm lòng thành, Họa ra một bức tượng hình Vân Tiên) (Câu 283, 284).

  Cụ Ðồ Chiểu cho nàng đi xe, nhưng không nói rõ là xe gì. (Câu 138: "Hỏi ai than khóc ở trong xe nầy?"). Chắc chắn một điều là không phải xe ngựa vì "Thôi thôi em hỡi Kim Liên, Ðẩy xe cho chị qua miền Hà Khê." (Câu 245, 246). Tội nghiệp cho tỳ nữ Kim Liên! Vác một mớ hành trang lội bộ đường xa đã là mệt rồi; đẩy một cỗ xe nặng phải cần có sức khỏe như trâu mới làm nổi. Ðường sá ngày xưa nào có tráng nhựa phẳng phiu như bây giờ đâu. Nó chỉ là lối mòn hoặc bùn sình lầy lội hoặc lởm chởm lồi lõm. Bánh xe ngày xưa chỉ là bánh gỗ nặng chình chịch; quả là quá sức chịu đựng cho một cô gái mảnh mai. Ngay cả người ngồi trong cái xe đó cũng ngất ngư con tầu đi. Làm sao ai có thể chịu nổi sự dằn xóc lắc lư liên hồi, chưa kể sự ngột ngạt nóng bức.

  Có lẽ nhờ trời cao có mắt, không ngờ sau đó số phận lại đẩy đưa người nữ tỳ Kim Liên được làm hoàng hậu nước Ô Qua. Ở điểm nầy cũng có điều lý thú lạ lùng. Trên đường thủy sang cống vua Phiên, Nguyệt Nga nhảy xuống sông tự tử. Trưởng phái đoàn ngoại giao bảo Kim Liên đóng thế vai Nguyệt Nga. Có thể chúng ta thắc mắc tại sao "ôsin" Kim Liên lại có thể trám thế vai tiểu thơ Kiều Nguyệt Nga được? Như vậy chẳng lẽ là ông vua Phiên nầy vô cùng khờ ngốc, ai thiệt ai giả cũng không biết, ai đẹp hơn ai cũng không cần biết hay sao? Hoặc giả tất cả con gái nước Ô Qua đều xấu tệ; dù hoa hậu nước đó cũng không sánh bằng ôsin nước ngoài?
Sự thật là sắc đẹp của chủ và tớ ngang ngang nhau, một chín một mười. Nếu chủ đoạt chức hoa hậu thì tớ cũng lọt vô á hậu một hoặc á hậu hai. Bằng cớ đâu? Dạ thưa đây! Sau khi Kiều Nguyệt Nga bước ra khỏi xe và đứng bên cạnh Kim Liên thì Lục Vân Tiên nhìn hai nàng trân trối không thể phân biệt ai thầy ai tớ nên phải hỏi:

  "Hai nàng ai tớ, ai thầy nói ra?"

Thưa rằng: "Tôi Kiều Nguyệt Nga,

"Con này tỳ tất tên là Kim Liên. (Câu 152, 153, 154).
Có điều Nguyệt Nga gọi Kim Liên bằng tiếng "con này" hơi nặng và mang bản chất phong kiến quá. Nếu tôi là cụ Đồ Chiểu, tôi sẽ sửa câu thơ ấy lại là "Còn đây tì nữ tên là Kim Liên" nghe cho lịch sự.

  Trong tập thơ 2060 câu này, người ta thường nhắc tới nhất là 2 câu 145, 146:
"Khoan khoan ngồi đó chớ ra,Nàng là phận gái, ta là phận trai".
Tại sao vậy? Lý do là người đọc với lối suy nghĩ và cảm quan của thời đại này thì hành động Lục Vân Tiên ngăn cản Kiều Nguyệt Nga đừng tới gần mình thật là khó hiểu. Thời nay khi quan hệ giới tính hầu như không còn ranh giới hay rào cản nào nữa, quả thật người văn minh thế kỷ 21 khó có thể hiểu tại sao Lục Vân Tiên lại khắt khe như thế; trong khi kẻ cần phải thủ thế phòng thân hơn đáng lẽ phải là Kiều Nguyệt Nga.

  Nhất là trong thời buổi cởi và mở tối đa như hiện nay ở Việt Nam, giới trẻ phát triển sớm, trưởng thành và khôn trước tuổi nhiều. Họ quan niệm sống tự do buông thả, ngay cả thế hệ ông bà cha mẹ cũng phải giật mình. Báo chí và tin tức hàng ngày trong nước phơi bày thực trạng đó. Chúng ta hãy tưởng tượng hoạt cảnh đó xảy ra năm 2010 tại Việt Nam:

LVT: Hold it! Don't step out! You're a girl; I'm a boy!

KNN: So what?

LVT: A boy and a girl are not supposed to be close from each other.

KNN: Why?

LVT: Confucius says so!

KNN: Taboo!

LVT: As we're from noble families, we must observe that rule.

KNN: Bullshit! I'm getting out. It's stuffy in here. (KNN mở bớt vài nút áo rồi bước xuống xe).

LVT: Oh no! You put me in a dilemma, you know?

KNN: Why? Haven't you ever seen a girl before? Why you're sweating and shaking like a leaf?

LVT: I'm ... I'm...

KNN: A virgin? To tell you the truth: I'm not!

LVT ngả ra té xỉu.

Chúng ta vừa đùa chơi một tí cho vui thôi. Thật ra, con người Lục Vân Tiên nếu hiện diện trong bất cứ xã hội nào vào bất cứ thời đại nào cũng đáng được ca ngợi, ngưỡng mộ và kính phục. Ðó là tinh thần hiệp sĩ ở Âu châu thời Trung Cổ, tinh thần Ngự Lâm Pháo Thủ ở Pháp, là tinh thần võ sĩ đạo ở Nhật, là tinh thần quân tử uy dũng bất năng khuất của bậc đại trượng phu ở Trung Hoa mà chúng ta chịu ảnh huởng rất nhiều. Chúng ta có thể gọi đó là  phẩm chất Lục Vân Tiên:

"Tôi xin ra sức anh hàoCứu người cho khỏi lao đao buổn này." (Câu 117, 118). 

  Những ai theo dõi tin tức hàng ngày trong nước hiện nay chắc không khỏi giật mình và lắc đầu ngao ngán trước sự băng hoại của xã hội với đầy dẫy tệ nạn và tội ác do tình trạng đạo đức quá suy đồi.

  Các báo điện tử trong nước mỗi ngày đều có đăng những mẫu tin hình sự với các tựa đề tương tự như sau:

- Trấn xe máy giữa đường.
- Khách sạn tố bị người nước ngoài lừa cuỗm ngoại tệ. 
-'Ôm' 5 tỷ đồng treo cổ tự tử. 
- Giáo sư sử học bị đánh cắp 3 bình cổ. 
- Bắt cóc đòi tiền chuộc. 
- Bị kiện vì tung tin ngoại tình. 
- Học sinh lớp 6 đem dao vòi tiền bạn cùng lớp. 
- Chiêu giấu hàng của tội phạm. 
- Cầu thủ chơi thuốc lắc. 
- Vào siêu thị ngủ rồi trộm đồ. 
- Ba sát thủ chém người tại sảnh khách sạn. 
- Khiêu khích cảnh sát ngay tại trụ sở. 
- Gây án vì nhà nghỉ không có 'gái'.  
- Nhân viên hải quan cửa khẩu bị hành hung. 
- Rủ nhau 'bay' tập thể. 
- Nước mắt người chồng giết vợ vì con gà. 
- Tử hình kẻ giết vợ vì tin nhắn ngoại tình. 
- Nỗi đau của gia đình nạn nhân sát thủ mê chim yến. 
- Bi kịch gia đình có đứa con mang tội giết cha. 
- Kẻ sát hại 3 thế hệ một gia đình và nước mắt người mẹ. 
- Đi taxi cướp điện thoại di động.  
- Đôi vợ chồng già bị thảm sát. 
- Ném đá làm chết em bé ba tuổi. 
- 'Quấy' cô gái ở nhà một mình.  
- Trình dược viên dựng kịch bản lừa chạy việc. 
- Dọa tung ảnh phòng the, tống tiền chủ quán phở. 
- Mua xăng thiêu bạn gái vì bị từ chối yêu. 
- Cướp dây chuyền vàng của bà lão 73 tuổi. 
- Đi trộm chó bị đánh chết. 
- Chuốc thuốc ngủ vào cơm, cướp tài sản. 
- Trộm xe máy trước ngày dạm ngõ. 
- Bé trai nửa tháng tuổi bị mẹ thả xuống kênh. 

Một xã hội nhiễu nhương như thế rất cần có phẩm chất Lục Vân Tiên hơn bao giờ hết. Nhưng đáng tiếc thay, phẩm chất đó ngày càng trở nên rất hiếm hoi. Con người bị chế độ đàn áp mấy mươi năm giờ đây chỉ còn biết cúi mặt trước thảm cảnh và nghịch cảnh của tha nhân để đánh đổi sự bình an cho cá nhân mình và cho gia đình mình. Họ học bài học ngoảnh mặt làm ngơ. Họ tập luyện làm cho tâm hồn họ chai sạn đi. Chữ nghĩa ngày nay gọi đó là sự vô cảm. Họ lý luận đó là chuyện của nhà nước, của công an, của thiên hạ. Và họ cho là họ đã chọn lựa đúng thái độ khôn ngoan. Có thể đúng là "nhân chi sơ tánh bổn thiện" như cổ nhân từng nói, nhưng chẳng may cái cách trồng người cẩu thả của chế độ hiện tại trong nước đã và đang làm hại cả một dân tộc. Hậu quả là những người như Lục Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh khá hiếm hoi, còn những người như Phong Lai, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm thì lúc nhúc nhiều như dòi bọ.

  Thử hỏi đại tầng lớp dân chúng đang sống dở chết dở dưới sự cai trị bằng kềm kẹp và đàn áp tự do của một đảng độc tài tàn ác chỉ giỏi bóc lột và tham nhũng thì còn ai dám ho he xía vào chuyện bênh vực người dưng nữa. Nhà nước đã tỏ ra thờ ơ và bất lực trong nhiệm vụ trừng trị tội ác vì chính họ cũng là những kẻ ác và xấu nên dễ dàng đồng lõa với tội ác. Người dân lương thiện không còn tin tưởng gì nhiều ở công an và nhà nước. Họ đang mong chờ sự xuất hiện của phẩm chất Lục Vân Tiên. Phẩm chất đó không nhiều thì ít đang tiềm tàng đâu đó trong mỗi con người có lương tri. Thật sung sướng và cảm động thay khi chúng ta thỉnh thoảng nghe tin trong cõi nhân gian đày đọa kia đang có một vài Lục Vân Tiên thuộc cả phái nam lẫn phái nữ can đảm đứng ra chỉ vào mặt bọn xấu, kẻ ác và thủ lãnh của chúng rồi dõng dạc nói:

 "Kêu rằng bớ đảng hung đồChớ quen làm thói hồ đồ hại dân."
(Câu 125, 126).

Không phải họ chỉ muốn bênh vực cho một cá nhân Kiều Nguyệt Nga đơn lẻ nào đó mà họ muốn cứu cả một dân tộc thoát khỏi sự áp bức của những người đang nắm quyền sinh sát và vô cảm. Sống ngay trong gọng kềm của kẻ xấu ác hung hiểm nhất, họ không hề biết khiếp sợ, bất chấp mọi bức hại và sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy kể cả sự hy sinh mạng sống. Phẩm chất Lục Vân Tiên trong họ vẫn còn đó và sẽ lan truyền rộng ra trong quần chúng.

Một Lục Vân Tiên thời đại mới là Trần Khải Thanh Thủy đã từng nói: “Bọn độc tài cộng sản đã dày xéo dân tộc và lường gạt nhân dân suốt 30 năm qua, khủng bố, bơm máu đen vào 85 triệu người dân Việt, trong khi con cháu của bọn cầm quyền ăn chơi sa đọa thì người dân quằn quại, đất đai tổ quốc dâng cho tàu cộng…v.v. Người dân thiếu dân chủ, thiếu niềm tin…v.v. chúng ta phải làm gì cho quê hương…”

Bây giờ chúng ta hãy mường tượng một hoạt cảnh khác gọi là Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thời đại năm 2010 được đăng trên một trang blog trong nước như sau để thấy giới trẻ ngày nay xem chuyện Lục Vân Tiên là một trò đùa vui mà thôi.

Một buổi sáng đẹp trời, Kiều Nguyệt Nga và một nữ tì đang trên đường đến HN, bỗng tỳ nữ la lên:
- "Tiểu thư ơi, có hai thằng nào chặn đường mình kìa!"

KNG tự tin:
- "Chắc là fan hâm mộ mình muốn xin chữ kí đây! Nào! Một hàng dọc nhìn trước thẳng!" (xếp hàng để cho chữ kí).

Hai tên kia xếp hàng rồi nhìn nhau, một tên hỏi:

- "Tại sao ta lại phải xếp hàng?"

Tên kia trả lời:
- "Dạ tại đàn chị yêu cầu, thưa đại ca!"

Tên kia tức quá hét lên:
- "Hai con nhỏ kia! Ta là cướp đây! Vòng vàng, tiền bạc, đồng hồ, mắt kính, thẻ tín dụng...đưa hết ra đây!"

KNG tá hoả:
- "Oái giời ơi! Không phải fan hâm mộ à? Kim Liên em ơi, kíu chị với!"

KNG quay ra thì con tì nữ đã... dzọt lẹ đi đâu mất tiêu roài!

KNG nghĩ thầm rằng một mình chống Mafia, đành dùng tuyệt chiêu vậy. Nàng KNG cười duyên thưa nhỏ nhẹ:
- "Khoan đã anh ơi, anh dùng dầu gội đầu gì mà tóc anh bóng mượt thế?"

Đại ca được gái khen khoái chí quá, quên ngay là đang đi cưới, đáp:
- "À! Anh dùng Sunsilk bồ kết, óng mượt như tơ! Dùng kèm với dầu xả Comfor hương hoa mới!" (vuốt tóc một cái).

Đệ tử chỉ dám nghĩ trong bụng: "Hic, một tuần chưa gội thì có!"

KNG giở chiêu vờ tán tiếp:
- "Anh ơi, anh xài nước hoa gì mà thơm thía?"

Đại ca khoe:
- "À, anh dùng Romanno - khẳng định đẳng cấp phái mạnh!" (cười một cái thật... vô duyên).

Đệ tử chỉ dám nghĩ thầm: "Cả tuần rồi hắn chưa tằm thì có!"

KNG: "Anh ơi, anh hào hoa thế mà sao... ôi, khó nói quá!"

Đại ca: "Nói mau, nếu ko ta cắt tiết bây giờ!"

KNG: "Mà sao... sao áo anh có vết ố to thế kia?"

Đệ tử dzọt miệng: "À, đại ca ta dùng Omo giặt tẩy 99 vết bẩn, cái này thuộc loại thứ 100 nên giặt ko hết." (Hic, cả tuần chưa giặt thì có, hahaha...).

Đại ca quê độ, tức khí hét lên:
- "Ko lôi thôi nữa, bay đâu lột hết đồ nó ra cho ta, í lộn, lột-hết-đồ-đạc nó ra cho ta!"

KNG bấy giờ mới la hoảng: "Help me! Help me!"
Vừa lúc ấy có một chàng thanh niên xuất hiện và hét lớn:
- "Dừng tay lại!" 

Đại ca: "Mi là ai?"
Chàng trai: "Ta tên là Lục Vân Tiên!" 

Đại ca quay sang đệ tử hỏi: 

- "Ê! Ðệ, LVT là thằng nào mà hồi đó tới giờ ta chưa biết vậy?" 

Đệ tử: "Dạ em biết chết liền đoá! Hắn vô danh."

LVT nghe nói tức quá, một tay vuốt râu (bắt chước mấy ông nho sĩ ấy mà, chứ râu đâu mà có) một tay chắp sau...., ngâm luôn một bài thơ:

"Văn đà khởi phụng đằng giao
Võ thêm ba lược sáu thao ai bì 

Nức danh chốn Võ lâm truyền kì
MU chuyện nhỏ, Gân bào ai so." (dịch: gunbound ai dám so) 

Đại ca: "Này đệ tử, vào Google xem có thằng nào tên LVT ko?"

KNG đứng ngoài hưởng ứng: "Trời ơi! Hâm mộ quá! Cướp mà cũng biết in-tẹc-nét kìa!"

Đại ca: "Ðừng có khinh! Ðệ tử ta có bằng cử nhân công nghệ thông tin, khoa ...chat đoá!"

Đệ tử (vừa gõ iPad vừa lau mồ hôi):
- "Dạ, đúng là trong game online có một thằng tên LVT nhưng tài khoản hổng có, quần áo thuộc dạng ăn xin, đang vất vểu lang thang."

LVT nghe nói, tá hoả:
- "Trời ơi, vậy là ta bị thằng nào hack mất rồi, công ta ngày nào cũng nhịn ăn sáng để chơi game! Hu hu...!"

Đại ca: "Ðừng khóc ta ko có kẹo đâu, ta cũng thông cảm cho chú lắm, trước đây ta cũng lừng danh thiên hạ nhưng lại bị thằng nào hack mất!"

Đệ tử: "Ðại ca lạc đề rồi! Xử nó nhanh lên kẻo 113 đến bây giờ!"

Đại ca: "À quên hén!" Xong lấy bộ nói:
-  "Thằng kia dám nói lẫy lừng vào đây,
Đứa gây sự trước là mày, 

Truyền quân bốn phía phủ vây bít bùng".

Đệ tử thắc mắc hỏi:
- "Chúng ta chỉ có hai người mà, làm sao mà phủ vây được bốn phía? Đại ca nói quá rồi đấy!"

Đại ca: "Hừ, chẳng lẽ hai chúng ta lại ko làm gì được thằng thư sinh đang trên đường đi thi ĐH này hay sao?"

LVT: "Ấy khoan, tại sao bít ta sắp qua ải vũ môn?"

Đại ca: "Nhìn là biết liền! Phao rơi ra kìa!"

LVT: "Ấy chết! (nhặt phao bỏ vào túi) Ông anh suy luận cứ như Sẹc-lốch-hôm í, nhưng chỉ đúng một nửa, còn phần sau sai bét."

Đệ tử: "Ðại ca ta sai cái gì?"

LVT: "À, đó là, ko phải ta đi thi đại học mà ta đi... thi lại thui."

Đệ tử: "Hớ hớ, tưởng gì, chuyện thi lại thì đại ca ta đây là... đẳng cấp Pro, ko những thi lại mà... ở lại lớp lun cho nó khoẻ!"

Đại ca quê cơ đánh trống lãng:
- "Ko nói nhìu, thằng kia rút kiếm ra, ta phải đấu với mi một trận!"

LVT: "Ðược thôi, tiếp chiêu! LVT vừa nói vừa rút từ trong... túi quần ra một thứ, nếu tui ko lầm thì đó là... một ổ bánh mì!" (bó tay).

Đại ca: "Ha ha, tưởng gì chứ cái đó ông mày ngày nào chẳng gặm!"

LVT: "Á lộn! Chết! Em để quên kiếm ở nhà rồi!"

Đại ca: "Ðệ tử! Thừa cơ vào đánh nó cho ta!"

Tên đệ tử vâng lệnh, nhắm vào mắt trái của LVT mà tặng cho một cú đấm, nhưng LVT nhanh nhẹn né sang bên phải. Tên kia thấy vậy, lại nhắm vào mắt bên phải của LVT định tặng thêm quả đấm thứ hai, nhưng LVT lại nhanh nhẹn né sang bên trái. Rất ngoạn mục!

Tên đại ca thấy vậy, tức quá túm lấy thằng đệ tử vô tích sự tâng lên, dộng xuống, nắm tóc, quay k360 độ, và... quẳng văng đi xa ước chừng hàng vạn dặm, à lộn… hàng vạn mm.

Xử xong tên đệ tử, tên cướp quay sang LVT, vừa lúc đó, KNG ở ngoài gào:

- "LVT đẹp trai cố lên!"

LVT nghe vậy sướng lỗ tai, chớp chớp con mắt và dĩ nhiên ko nhìn thấy một quả đấm đang lao tới mặt mình, sức sát thương mạnh đển nỗi nạn nhân bật ngửa và cứ tưởng mình vừa nhận được một quả bazoka, ko còn đứng dậy nổi.

Đang lúc tình thế nguy cấp, chợt con tì nữ ở đâu chạy đến, tay xách một chai..., đưa đến trước mặt LVT và nói:

- "Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ".

LVT cầm lấy và tu một hơi sạch banh rồi đứng lên, cởi áo và.... gồng lên như Lý Đức, quay sang phía tên cướp thì...

LVT: "Hic, ta đang định diễn một bài thể dục thể hình thì... nó đã xỉu mất tiêu rồi! Thôi ra xử tên đệ tử của nó vậy."

Đệ tử hoảng hốt la lên:
- "Ối ối, đại ca ơi, em có mắt như mù, ko thấy Thái Sơn, lúc nãy em thất lễ quá xin đại ca tha lỗi, đừng đánh em tội nghiệp, để em tự xử mình vậy!"
Nói rồi hắn tự cốc đầu mình và... nguỷu lun!

KNG sung sướng:
- "Ôi, hotboy của lòng em, chàng có bí kíp gì thế, lúc nãy chàng uống gì vậy?"

LVT: "À, hồi nãy ta uống... Dielac Mama í mà!!!"

KNG: "Ặc..." ./.

 Phan Hạnh