Thursday 24 April 2014

Dạ Tiệc Vinh Danh Mẹ Hiền - Emerald Bay


Vinh Danh Mẹ Hiền
 
Hằng năm khi ngày Mother's Day về, hình như không gian xung quanh tưng bừng xao xuyến, các cửa hàng của các shopping malls quảng cáo những mặt hàng dành cho mẹ, truyền thông báo chí cho phổ biến tài liệu hay bài viết vinh danh hay ca tụng các gương từ mẫu, công ơn mẹ hiền. Chủ đề về cha mẹ vẫn vĩnh viễn đúng, và được trân quý từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với xã hội Huê Kỳ nơi chúng ta đang ở, Mother's Day là một trong những dịp lễ trọng đại trong năm. Nào, hãy lược sơ qua về lịch sử ngày của mẹ, Mother’s Day, bạn nhé.
 
Anna Jarvis là một người phụ nữ đặc biệt, bà được công nhận là người sáng lập Ngày Lễ Mẹ tại Mỹ Quốc. Mặc dầu bà Anna Jarvis không bao giờ có gia đình hay có con riêng, bà được coi là người hiền mẩu của dịp lễ Ngày Của Mẹ, một biệt danh được gán cho một phụ nữ đã tranh đấu thật hăng say để dành cho được một ngày tri ân các bà mẹ. Là một người con đáng yêu, Anna không bao giờ quên được những lời ao ước của mẹ mình, và khi mẹ bà qua đời vào năm 1905, bà dấn thân vào việc hoàn thành lòng mong muốn của mẹ bà để có ngày lễ về các bà mẹ.

Để bắt đầu, bà Anna dâng hoa cẩm chướng (carnations) đến nhà thờ ở Graton, thuộc tiểu bang Virginia để tỏ lòng kính trọng mẹ mình. Hoa cẩm chướng là loại hoa mẹ bà rất ưa thích và Anna cho đó là tượng trưng cho tình yêu nồng nàn của một bà mẹ. Sau đó, Anna và những người ủng hộ bà đã viết thư cho các nhân viên cao cấp trong chính phủ, trong quốc hội cũng như những vii5 chức sắc thẩm quyền ở các tiểu bang đã vận động cho một ngày của các bà mẹ một cách chính thức. Việc làm kiên trì này đã khiến cho diễn trình vận động có kết quả. Vào năm 1911, Ngày của Mẹ được tổ chức hầu hết tại các tiểu bang của liên bang Hoa Kỳ. Và vào ngày 8 tháng Năm, 1914, Tổng Thống Woodrow Wilson ký một nghị quyết ấn định ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm làm ngày của Mẹ.

Dù rằng mẹ còn đó hay mẹ đã khuất núi ra đi, bóng mẹ hiền vẫn bàng bạc trong tâm khảm của người con, tôi yêu quý văn chương về mẹ, về cha. Các bạn bè đã kể về người mẹ trong tác phẩm của họ như Nghiêm Tú Lan và Vương Hồng Mai, và rồi những giới văn nghệ sĩ viết về mẹ trong trân quý, những Edgar Allan Poe, Rudyard Kipling, Aleksandr Pushkin, Brahms, Mozart, Beethoven, Tchaikovsky, John Lennon, Y Vân, Lê Văn Khoa, Lam Phương, Trần Trung Đạo,... Nhiều người khác nữa. Với Trần Trung Đạo, anh tôn vinh mẹ là một kỳ quan của vũ trụ, dù rằng mẹ anh đã mất sớm khi anh còn quá bé để anh biết về mẹ mình. Với ca nhạc sĩ John Lennon, một trong 3 nhạc sĩ sáng tác chính yếu của ban nhạc The Beatles, anh ví mẹ như bầu trời quang đãng, như trăng ban mai trong ca khúc "Julia" khi kể về mẹ ruột của mình. Cuộc đời của John là những chuỗi ngày bất hạnh. Chào đời khi cha của John Lennon theo thương thuyền làm ăn rày đây mai đó xa nhà xa cách con cái. Mẹ có chồng khác nên đưa anh cho người chị ruột Mimi nuôi John. Khi John 17 tuổi mẹ Julia bị xe đụng chết. John cho biết rằng anh thương mẹ ruột Julia và cũng như mẹ nuôi Mimi.
 
Trước khi John bị ám sát chết tại Manhattan's Upper, thuộc New York City vào năm 1980, anh đã sáng tác 2 bài ca về mẹ. Đó là "Julia" và "Mother".
Bài "Julia" có những câu:

"Julia, Julia
Ocean child calls me
So I sing the song of love, Julia
 
Julia
Seashell eyes, windy smile calls me
So I sing the song of love
Julia
 
Her hair of floating sky is shimmering
Glimmering in the sun
 
Julia, Julia
Morning moon touch me
So I sing the song of love
Julia
 
When I cannot sing my heart
I can only speak my mind
Julia..."
 
Còn bài "Mother" nghe như bao xót xa:
"Mother, You had Me I never had you
I wanted you but you didn't want me
So I got to tell you
Goodbye, Goodbye
 
Father, You left me but I never left you
I needed you but you didn't need me
So I just got to tell you
Goodbye, Goodbye
 
Children, Don't do what I have done
I couldn't walk so I tried to run
So I got to tell you
Goodbye, Goodbye..."
 
 

Tôi xem những vần thơ của nhà thơ Trần Nhất Linh, tài liệu lưu trữ trên internet:

“Ở phương trời xa con viết vài hàng chữ
Gửi chút lòng người con nhỏ xa quê
Mượn cây viết thêm đôi tờ giấy trắng
Trải niềm riêng thương nhớ mẹ quê nhà…”

 
Trong những bài viết tri ân gương mẹ hiền, chút gì đó chất chứa nét dịu dàng, nguồn suối ngọt ngào của lòng mẹ, đối với người con, khi con cất lên gọi hai tiếng “Mẹ ơi!”, âu yếm lắm. Trong cái tâm tình đó tôi xin trích dẫn hai đoãn văn sau đây:

1/ Đoàn khúc #1:

Con mong thời gian hãy dừng lại để quay về với ký ức thời trẻ thơ để được mẹ yêu thương đùm bọc, được nghe những lời nói êm dịu của mẹ, được nghe những lời ru của mẹ, được ngủ trong vòng tay của mẹ. Nhưng mẹ à, con đang còn phải đi tìm cho con một tương lai, con đành phải xa mẹ. Mẹ đọc được những dòng suy nghĩ của con, ngày con gói hành lý ra đi lìa xa quê hương, mẹ đã khóc, và con cũng khóc, tuy là con trai nhưng con đã khóc mẹ à. Những lúc nghĩ về mẹ tại đây ngồi buồn con lại càng nhớ mẹ thêm và  con khóc vì mẹ, vì quê hương, bởi vì con biết rằng dường như cái nghèo khổ ở quê hương, những nỗi bất hạnh, những nỗi đau mà mẹ phải gánh chịu đã làm khô đi dòng nước mắt của mẹ.

Mẹ ơi!… Đôi chân gầy còm ngày nào bôn ba khắp ruộng đồng, mẹ vất vả kiếm những đồng tiền ít ỏi để gửi vào Sài Gòn xưa kia cho con mong sao nên người, mẹ luôn lo lắng nuôi con ăn học và con hãy cố gắng vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn nhất, tuy vất vả nhưng mẹ không hề nghỉ ngơi, mẹ luôn làm việc vì chúng con, con luôn nghĩ rằng con chưa làm gì được cho mẹ hết mẹ à… Con nợ mẹ rất nhiều, nợ mẹ lời cảm ơn, nợ mẹ tình yêu thương, cả đời này con còn nợ mẹ công ơn dưỡng dục sinh thành,.
..
Mẹ à! Giờ ở phương trời xa xôi con mới hiểu được một điều rằng, nhân loại có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu bản tình ca về mẹ. Bởi vì không ngôn từ nào nói cho hết lòng mẹ, mẹ là tất cả, mẹ đã biến con từ không thành có, từ có thành lớn khôn, từ những cơn đau xé ruột đến những giọt nước mắt mồ hôi của mẹ đều dành cho con hết, đường con đi đất trời con nhìn thấy, sóng biển vượt đại dương con đã từng trải qua đều là của mẹ, một miếng con ăn, một hơi thở, hạnh phúc con được thừa hưởng, nhưng khổ đau con chịu đựng không có mẹ làm sao con chịu được, máu chảy trong người con do mẹ sẻ chia, không có gì lớn hơn mẹ nữa đâu, làm sao nói hết về hình ảnh thiêng liêng, sự hy sinh cao quý từ mẹ, do mẹ, của mẹ... 

Mẹ ơi! con biết rằng những lời tâm sự này của con không được mẹ đọc khi mẹ ở trên cao kia và hiểu cho con nhưng đó là tất cả những gì chân thành nhất của con viết về mẹ của con và con biết viết cả đời cũng không đếm hết được tình cảm của mẹ dành cho con… Con nhớ mẹ nhiều lắm mẹ ạ... Một ngày nào đó con sẽ về với mẹ.

2/ Đoàn khúc hai từ site gocuatraitim như sau:

Màn đêm dần buông, không gian khuya tĩnh mịch, từng góc phố, từng con đường đã chìm sâu trong giấc ngủ, ngoài kia những làn gió nhẹ nơi cố hương vẫn vi vu cất lên những bản nhạc mẹ buồn vời vợi, một nỗi buồn của người con xa xứ. Bất chợt tâm trí con lại tìm về bên mái ấm gia đình, bên vòng tay ấm áp của mẹ và muốn viết đôi dòng gửi mẹ, mặc dù con biết mẹ chẳng bao giờ đọc được tâm sự này của con.

Nói về tình thương ngọt ngào của mẹ, có lẽ không bút mực nào tả cho hết, và không lời lẽ nào viết cho xong, thế nên cổ nhân ta đã cụ thể hóa thứ tình trừu tượng ấy một cách đơn giản qua văn chương bình dân, bằng những câu như:

“ Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau”

hay:

“Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi,
Tìm không thấy mẹ ngậm ngùi nhớ thương”

Cảm nhận theo cái ý tưởng ấy, con ở phương trời xa hướng vọng về quê nhà, để lòng trào dâng lên những xúc cảm của một người con xa xứ lâu ngày không được nhìn thấy bóng dáng mẹ hiền.

Mẹ yêu của con, vậy là mẹ đã đi quá nửa đời người rồi phải không mẹ? Suốt đời mẹ đã một nắng hai sương, sáng tối trên đồng ruộng để nuôi nấng đàn con nhỏ được nên người. Gương mặt mẹ đã hằn những nếp nhăn vì thời gian cùng bao nỗi vất vả của cuộc sống đời thường, đôi vai bé nhỏ của mẹ là đôi vai vững chắc che chở cho chúng con. Mẹ của con lúc nào cũng tất bật với công việc, luôn luôn tỏ ra mình là người khỏe mạnh. Cả đời mẹ không lúc nào nghĩ đến hạnh phúc của riêng mình, tất cả hạnh phúc đời mẹ đều dành cho chúng con và cho gia đình bé nhỏ của mẹ, chỉ mong sao cho chị em con nên người và cho gia đình hạnh phúc.

Mẹ không thể no khi con còn đói, mẹ không thể ngủ khi con còn thức, mẹ không thể an lòng khi con dấn bước vào cuộc đời đầy bất trắc… cho nên giữa cuộc sống phồn hoa xô đẩy có đôi lúc chạnh nhớ về mái tranh xưa, lòng nghĩ đến bóng mẹ gầy, nuôi nấng đàn con thơ. Mẹ! Chị em chúng con giờ đã khôn lớn, đã đi xa vòng tay của mẹ, nhưng chúng con vẫn là con của mẹ, các chị của con đã lập gia đình và con cũng đang trong cuộc hành trình tìm kiếm tương lai cho riêng mình, đang tìm cho mình một con đường đi. Ngày con cầm phiếu báo danh nhập đại học trên tay, mẹ vui mừng khôn xiết và mẹ đã khóc, hai mẹ con ngồi nhìn nhau, mẹ khóc vì niềm vui mừng,… Mỗi đứa con là một khúc ruột của mẹ, mẹ thương chúng con, mẹ hy sinh cho chúng con. Con nhớ, có những lúc mẹ quên mình để lo lắng, chở che cho chị em con. Nói về nỗi hy sinh của mẹ dành cho con thì không bút mực nào tả cho hết. Có đôi lúc con nghĩ rằng, nếu mai đây mẹ không còn thì con phải làm sao giữa cuộc đời đầy rẫy những gian khổ này, có những đêm con nằm mơ gặp ác mộng, mẹ và con phải xa cách mãi mãi, giấc mơ quái ác ấy làm mẹ con chia lìa nhau, giật mình tỉnh dậy con vui mừng biết rằng thì ra chỉ là một giấc mơ qua không đẹp, như muốn cướp đi mẹ, con vui vì mẹ vẫn còn ở với chúng con, và vẫn còn ở với gia đình mình.

Từ ngày ngoại ra đi, con không còn được nghe ngoại kể về những khó khăn khi mẹ sinh con ra nữa, nhưng con vẫn cảm nhận được rằng mẹ đã hy sinh cho con quá nhiều. Ngoại kể, thời đó nhà mình nghèo lắm, ba đi làm xa không về kịp, mẹ phải một mình vượt cạn, không thuốc thang, không bệnh xá, không bà đỡ… không có bất cứ gì bên mẹ lúc đó ngoài cơn đau vật vả bởi con. Khi được sinh ra, con không hề khóc, mà phải một lúc sau con mới cất tiếng khóc chào đời. Giờ đây con lớn rồi, đôi lúc nghĩ lại câu chuyện của ngoại kể bất chợt con nghiệm ra được một điều rằng, mẹ có biết tại sao khi đó con không khóc? Có lẽ con đang cảm nghiệm sự hy sinh của mẹ dành cho con, con đang nhìn mẹ của con, nhìn một vị cứu tinh vĩ đại của đời mình, sau đó con mới khóc, con khóc cho sự gian khổ của mẹ...

Mẹ ơi, giờ đây con lớn rồi và phải chăng vì sự lớn khôn đó mà càng ngày con càng cảm thấy xa mẹ nhiều hơn. Con ít dành thời gian cho mẹ, ít có thời gian nghĩ về mẹ. Con biết, mình có lỗi với mẹ và con nhận thấy giữa con và mẹ đang dần có sự xa cách vô hình nào đó. Khi con còn bé, mẹ luôn là người san sẻ những niềm vui nỗi buồn, nhưng giờ đây con thấy tình cảm đó ngày càng xa cách mẹ à. Con mong thời gian dừng lại để con được quay về với ký ức trẻ thơ, để được mẹ yêu thương, đùm bọc, được nghe những lời nói êm dịu như cô tiên của mẹ, được nghe những lời ru và ngủ trong vòng tay của mẹ. Nhưng mẹ ơi, giờ đây con đang phải tìm cho mình một tương lai, một tương lai rất xa nên con đành phải xa mẹ. Nhớ cái ngày mẹ gói ghém hành lý cho con đi, mẹ đã khóc và con cũng khóc. Tuy là con đã lớn, đã đủ tuổi để làm cô dâu như mẹ vẫn hay trêu nhưng con vẫn rất hay khóc nhè mẹ ơi. Từ nhỏ đến giờ, số lần con được nhìn thấy mẹ khóc dường như là rất ít, vì giờ đây con biết mẹ luôn muốn là một người mẹ mạnh mẽ trước con của mẹ nên những lúc nghĩ về mẹ con nhớ và chỉ biết khóc. Con biết, con có khóc cũng chẳng thể làm được gì cho mẹ, nhưng con tin rằng nước mắt một phần để cho con bớt nhớ mẹ, và con khóc cho mẹ, bởi vì dường như cái nghèo, cái khổ, những nỗi bất hạnh, những nổi đau mà mẹ phải gánh chịu đã làm khô đi dòng nước mắt của mẹ...

Mẹ ơi! Con biết rằng những lời tâm sự này của con không được mượt mà, êm ái vì là kỷ niệm có khổ đau, bùi ngùi, nhưng đó là tất cả những gì chân thành nhất của con nghĩ về mẹ...

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!”.

 
Đấy là tình thương của mẹ, đọc nghe nỗi bàng bạc xót xa trong sự trân quý của tình mẫu tử. Rồi hôm anh chị em trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ diễn tập ca vũ tại Trung tâm Del Amo Casaclub của Mỹ Châu kêu gọi, trong buổi rehearsal này tôi nghe bài ca Nhớ Mẹ vô cùng cảm động do nhóm nhiều anh em CLB đồng ca, dư âm như còn văng vẳng đâu đây...

“Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu
Không gian rưng rưng như sắp đứt
Gió về nghẹn ngào như tím ngắt
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc
Giã từ Miền Nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
Trăng sao tin yêu ai dối trá
Đất trời hiền hòa ai đốt phá
Và đem thê lương che kín núi sông này
 
Mẹ ơi, mẹ biết không !
Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con !
 
Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
từng đôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền...”
(nhạc lời của Lê Minh Đảo - Đỗ Trọng Huề).
 
Tôi nhớ vào dịp hè tháng 7, năm 1012, khi mà mẹ tôi bị cơn đau tim hành hạ phải nhập viện, đồng thời mẹ của Ngọc Bích hay nhạc mẫu của Cao Minh Hưng, cũng nhập viện. Khi Ngọc Bích lo cho mẹ ở trong nhà thương, Cao Minh Hưng tất bật bận bịu lo cho con cái, có những khi bạn bè chia chung cùng cảnh ngộ như nhau. Một đêm tháng 7 năm ấy tôi làm bài thơ về "Mẹ", mang tên "Mẹ Hiền Việt Nam", xong bài thơ tôi email sang chị Quỳnh Giao vì tháng sau CLBTNS chúng tôi được chùa Bồ Đề của thầy Đồng Châu mời hát dịp Lễ Vu Lan Bồn, Tri Ân Công Đức, Phật Lịch 2556, do chị Quỳnh Giao thu xếp với chùa. Thi sĩ QG góp ý thêm cho bài thơ, rồi Cao Minh Hưng đưa bài thơ vào âm nhạc, anh thay đổi vần điệu, ca từ cho vừa vặn với khung nhạc. Ngày Chủ nhật 5 tây tháng 8, 2012, nhóm CLBTNS thực tập rehearsal, bài Mẹ Hiền Việt Nam từ đó trở thành ca khúc chủ lực khi nhóm đi ca vào dịp Vu Lan hay ngày Mother's Day đó đây.
 
Mẹ Hiền Việt Nam là bài ca đượm nét phổ quát dân gian qua nhiều ca dao, tục ngữ nên dễ nhớ. Vã lại, giai điệu valse nhịp nhàng qua 2 phiên khúc đầu và cuối, xen giữa là điệp khúc foxtrot nhịp chậm. Tôi bảo Hưng tôi tâm đắc với kết quả chung, hôm trình diễn tại hội trường Valley High xong, thầy Đồng Châu ưng ý và khen hay về bài nhạc Mẹ và anh chị em CLB trình diễn thật linh động.


 
Nhân dịp lễ Hiền Mẫu 2014, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ sẽ phối hợp cùng nhóm Việt Mỹ Entertainment của ký giả nghệ sĩ David Võ, nhạc sĩ Bùi Thông, nhà thơ nghệ sĩ Christ Trn  Mạnh Chi của Pho Saigon Pearl và nhạc sĩ Nguyễn Di Trung của Emerald Bay restaurant. Chương trình chia làm 2 phần, từ 6PM đến 9PM gồm lễ vinh danh Mẹ, ca hát nhạc Mẹ, dâng tặng hoa hồng cho nữ quan khách và những ai đã, đang và sẽ là mẹ, hoa do Phở Saigon Pearl (Irvine) đảm trách; Rồi từ 9PM đến 10PM là thời gian về đêm cho nhạc tour dạ vũ. Góp mặt tại nhà hàng Emerald Bay có các ca sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Mạnh Hà, Ngọc Trọng, Mỹ Khanh, Diễm Khanh, Thái Mai Ly, Phương Lan, Thanh Mỹ, Hạnh Cư, Cao Minh Hưng, Huỳnh Anh, Kim Vui, Anh Ngọc, Chế Sang, Bình Trương, Thúy Quỳnh và ban vũ công (danseuse) the Wormie Four,... cùng Ban hợp ca CLBTNS và tiết mục đặc biệt Fashion Show.
 
 
 
 
Mẹ Hiền Việt Nam:

"Mẹ hiền yêu dấu, dấu yêu! Cho con cuộc sống bình an
Mẹ ru giấc ngủ tuổi thơ.  Đêm ngày vất vả nuôi con
Mẹ là vũ trụ kỳ quan.  Mẹ như tinh tú ngàn sao
Mẹ tựa như dãy ngân hà.  Như xôi nếp một như đường mía lau
 
Mẹ ơi!  Ngày nay khôn lớn luôn biết ơn dòng sửa ngọt ngào
Bao la lòng mẹ, mẹ hiền dấu yêu
Mẹ ơi!  Dù con phương nào, luôn khắc ghi những lời mẹ khuyên
Con ngắm sao trời, mong sao Mẹ mãi sống đời với con
Mẹ là bóng mát thần tiên, mênh mông biển rộng Thái Bình..."

(Nhạc: Cao Minh Hưng, Lời: Quỳnh Hải Hưng)
 

Vé coi show "bao gồm 6 món và rượu đỏ".
 
 ___________________________________________________________________________
Subject: Dạ Tiệc Vinh Danh Mẹ Hiền - Emerald Bay