Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 24.4.2014
Tưởng nhớ Ngày 30 Tháng Tư qua phát biểu của các nhân sĩ quốc tếHôm nay là Kịch tác gia Eugène Ionesco thuộc Viện Hàn Lâm Pháp
PARIS, ngày 24.4.2014 (QUÊ MẸ) - Để Tưởng nhớ Ngày đất trời đảo lộn : Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, Cơ sở Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cho đăng lại một số bài viết những năm sau 1975 trên Tạp chí Quê Mẹ, phát hành tại Paris, của các nhà văn, nhà báo, triết gia, nhân sĩ quốc tế như Eugène Ionesco, Paul Goma, Ilios Yannakakis, André Glucksmann, Leonid Plyushch, Vladimir Bukoovsky, Joan Baez, Natalya Gorbanevskaya, Jean-Maris Benoist, Brigitte Friand, Edith Lenart, Denise Dumolin, v.v…
Hôm nay là bài viết của Eugène Ionesco có tựa đề “Người Trí thức Hoa Kỳ và Goulag Việt Nam” đăng trên Tạp chí Quê Mẹ số 21 & 22 phát hành ngày 30.4.1978. Eugène IONESCO, thuộc Hàn Lâm Viện Pháp, Kịch tác gia lừng danh quốc tế. Kịch của ông được dịch và diễn khắp thế giới, từ Tây Ban Nha đến Hoa kỳ, từ Nam Mỹ tới Nhật bản. Khán giả Việt Nam, ít ra cũng đã từng nghe nói tới vở Rhinocéros, hay La Cantatrice chauve... (diễn ở Xóm La tinh, Paris, liên tiếp hai mươi mấy năm ròng, vẫn không ngớt người đến xem mỗi đêm). Ông đã dùng ngôn ngữ và tư tưởng của thời đại để diễn tả những vấn đề uẩn khúc và thầm kín trong lòng người. Ông giải quyết tận gốc rễ sự phá sản và cơn đau lớn của thời đại dưới thời Cộng sản trùm phủ thế giới sau đệ nhị thế chiến , qua sự bóc trần ngôn ngữ trên sàn kịch. Vất bỏ mọi công thức trong lối nói và ý nghĩ, tàn nhẫn với mọi thứ màu mè đạo đức giả. Ông đã dùng kịch như một Chân Ngữ để thanh toán không tiếc nuối mọi ác ngữ, vọng ngữ, hư ngữ — những ngôn ngữ thế tục, mẹ đẻ của các nền chính trị điên loạn và giết người. Bài viết riêng cho Quê Mẹ sau đây, là lời tố cáo dữ dội nhất của một nhà Văn hóa Tây phương đối với những nhà Trí thức Âu Mỹ tả khuynh a dua và vong tính. Biết đâu trong số này không có một đoàn lớp Trí thức xa-lông Việt Nam ?
Quê Mẹ
Người trí thức Hoa kỳ và Goulag Việt Nam
Tôi vừa ở Hoa-Kỳ về lại được mấy ngày. Về trong cơn kinh hãi. Những người trí thức Hoa Kỳ vẫn còn mang mặc cảm tàn sát dân Da Đỏ. Nhưng họ không muốn ai nói tới nước Lào, nước Việt Nam hiện đang bị bỏ rơi trong địa ngục. Nói cho đúng, nữ ca sĩ tả khuynh Joan Baez và một vài nhà trí thức đã mơ hồ đặt vấn đề, — với ai ? với Thượng Đế ? — về hiện trạng tàn khốc ở Việt Nam ngày nay. Rồi tự thấy yên tâm, Joan Baez đi du lịch, chẳng phải để tìm hiểu cận tình hơn với tình hình Việt Nam, mà là rong chơi khắp Âu Châu, nhất là ở Paris, nơi bà thuê căn phòng lộng lẫy trong một khách sạn sang trọng nhất, gồm có một dãy phòng. Nhưng chẳng giây phút nào nghĩ tới chuyện mời những kẻ tỵ nạn Đông Nam Á đến ở.
Thời gian ở Hoa Kỳ, tôi đã tìm cách gợi chuyện Cam Bốt và Việt Nam. Nhưng người ta đánh trống lãng nói sang chuyện khác. Khi tôi nói hồi còn người Mỹ, người Việt Nam chẳng lấy gì làm bất hạnh ; mặc cho nạn tham những, đời sống vẫn dễ chịu hơn bây giờ nhiều, họ cự nự phản đối. Tôi liền nói với họ chúng ta liên đới với nhau trong đời, các anh có biết rằng các anh phạm một tội ác tày trời, mà luật lệ quốc tế chưa trừng phạt : đó là tội ác làm ngơ không cứu trợ một quốc gia lâm cơn chết chóc.
Những người trí thức Mỹ đã mang trách nhiệm nặng nề trong việc bỏ rơi Việt Nam. Họ là nạn nhân của chính sách tuyên truyền qua ý thức hệ mác xít. Họ là nạn nhân của những người trí thức tả khuynh Châu Âu vốn hoạt động cho Nga Sô Viết chống lại Việt Nam. Họ là nạn nhân của bọn trí thức Pháp ở Paris, nạn nhân của sự bép xép lắm mồm của bọn triết gia ngồi trong quán Cà phê Flore và quán Cà phê Deux Magots; nhưng họ chẳng hiểu gì về sự quan thiết của trò đánh cược, được thua. Người ta đã làm cho họ tưởng rằng họ đang chiến đấu chống lại nền độc lập quốc gia của Việt Nam. Sự thực, khi bỏ rơi Việt Nam, họ đã xua đuổi người Việt Nam và Cam- Bốt vào trong cơn nô lệ và tội ác.
Độc lập quốc gia là lời phát biểu nói lên tất cả, nhưng cũng có thể chẳng nói lên nghĩa lý gì. Người Hoa Kỳ không muốn biết rằng từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, số lượng người chết nhiều gấp mười lần hơn trong cuộc chiến tại các nước bất hạnh này, nhất là ở Cam-Bốt, nơi các thành phố không còn dấu chân người.
Thế mà người Mỹ không tỉnh dậy. Bị Trung quốc và Nga Sô thúc đẩy, người Việt Nam và Cam Bốt chém giết nhau. Châu Phi đang được Trung quốc và Nga Sô đầu tư. Trong khi đó người Mỹ nhắm mắt lại, họ từ khước nhìn, họ không chịu chấp nhận người tỵ nạn Đông Nam Á vào lãnh thổ họ, vì họ sợ làm tấy dậy nỗi hối hận còn tươi trong lòng họ. Cứ thế họ sống giữa pháo đài khổng lồ, tôi luyện trong sự vị kỷ, chẳng cần biết mối hiểm nguy đang bủa vây họ : ngày nào Phi châu bị các cường quốc cộng sản xâm chiếm, những cuộc nổi dậy được hướng dẫn từ xa, sẽ nổ ra trên toàn cõi Châu Mỹ La-Tinh, lúc ấy Hoa Kỳ sẽ bị cô lập. Nước Mỹ không có thiên chức lịch sử, mà chỉ có thiên chức lý tài tàn lụi. Nước Mỹ không có thiên chức nhân bản, mà chỉ có sự rộng lượng dễ dàng và hời hợt.
Gần đây, những người Tây-Bá Lợi-Á thố lộ với một nhà báo Châu Âu rằng Tây phương chẳng mang lại niềm hy vọng gì cho họ. Rồi đây chế độ Sô Viết sẽ tự nó sụp đổ, và một cuộc ẩu đả to lớn giải phóng sẽ bật dậy từ bên trong. Đó là điều cũng sẽ xẩy ra cho mọi dân tộc đang bị lệ thuộc. Nhưng chúng ta còn phải chờ cho đến khi những kẻ nô lệ dám đứng lên phản kháng.
Eugène IonescoViện Hàn Lâm Pháp
(nguyên bản tiếng Pháp, Quê Mẹ dịch ra tiếng Việt)
(nguyên bản tiếng Pháp, Quê Mẹ dịch ra tiếng Việt)