Thursday 24 April 2014

Công Ước Về Quyền Trẻ Em Của Liên Hiệp Quốc - Trần Mộng Lâm

Đó là một Công Ước Quốc Tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em.

Công Ước này được đưa ra ký ngày 20 tháng 11 năm 1989. Có 193 nước đã ký kết và phê chuẩn Công Ước này, chỉ có 2 quốc gia chưa ký là Hoa Kỳ và Somalia.

Somalia có những lý do của họ.

Riêng Hoa Kỳ, tuy đã đóng góp tích cực trong việc soạn thảo Công Ước, nhưng chưa phê chuẩn. Một trong các lý do của Hoa Kỳ là: Công Ước bác bỏ án tử hình cho các can phạm chưa đến 18 tuổi trong khi nhiều tiểu bang của Mỹ chưa chấp nhận điều này.

Nội dung của Công Ước gồm 54 điều khoản, quy tụ quanh các quyền căn bản sau đây :

Quyền được sống sót (The right to survival)

Quyền được phát triển toàn diện (The right to develop to the fullest)

Quyền được bảo vệ không bị xách nhiễu, khai thác (Protection from harmful influences, abuse and exploitation),

Quyền được tham dự vào các đời sống văn hóa, gia đình và xã hội (The right to participate fully in family, cultural and social life)

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên Thế Giới phê chuẩn Công Ước về quyền trẻ em.

Trẻ Em Tại Canada.

Trẻ em tại Canada được bảo vệ tối đa.

Theo như sự quan trọng của các nhóm người, xã hội Canada nói tóm tắt có thể chia ra:

Trẻ Em.
Chó.
Đàn bà.
Đàn ông.

Nhiều người Việt Nam khi mới sang Canada tỵ nạn không hiểu rõ luật lệ, còn hay nghiêm khắc trừng phạt, nhiều khi cho roi, cho vọt, nghĩa là đáng đập, hay tát tai con cái khi chúng hỗn láo như cha mẹ, ông bà ngày trước dậy bảo mình, thì bị luật pháp ở đây nghiêm cấm, nhiều khi mất quyền nuôi dưỡng đứa con, có khi lại bị tù tội.

Nhiều cập vợ chồng đã ly dị, chỉ một trong hai người vì oán hận, vu khống cho người kia tội xâm phạm tình dục với đứa trẻ, thì lãnh đủ những trừng phạt của xã hội.

Khi một đứa trẻ vào nhà thương, bác sĩ nghi là nó đã bị đánh hay hành hạ, là cả một cuộc điều tra sẽ được mở ra, chỉ để bảo vệ đứa trẻ không cho các cha mẹ bất xứng quyền nuôi dưỡng con cái.
Tại Pháp. tại Mỹ, xã hội cũng tương tự như vậy.

Trẻ Em Tại Việt Nam.

Nhắc lại Việt Nam là nước đầu tiên tại Á Châu. nước thứ hai trên Thế Giới phê chuẩn Công Ước.
Tuy nhiên, đọc trong báo trên mạng, ta thấy được biết bao thảm cảnh. Những người mẹ không may không chồng mà có con, muốn rảnh tay, bán đứa trẻ cho các người tâm địa độc ác. Đứa trẻ bị mua về, sau đó bị bẻ chân, bẻ tay làm thành tàn tật,chân tay lở loét,  rồi sau đó được các bà mẹ hờ đem ra làm đối tượng cho lòng thương hại của người qua đường, xin ông đi qua, bà đi lại cho chút tiền. Tưởng tượng cảnh đó diễn ra trên đường phố Montréal, chắc là báo chí sẽ la làng, các chương trình như JE trên TV sẽ la lên chói lói, và ông bộ trưởng Y Tế Xã Hội sẽ đứng ngồi không yên.

Một bài báo khác lại tiết lộ là những đứa trẻ này được cho uống thuốc ngủ để khỏi khóc trong các buổi «làm việc» như vậy. Nhiều khi chúng bị cho thuê đi, thuê lại trong các dịch vụ ăn mày đó.

Tại sao chính quyền Cộng Sản chấp nhận những việc làm vô nhân đạo đó. Tại sao đứa trẻ đó không được giải phóng khỏi các bàn tay cha mẹ (Có khi là thật, nhiều khi là giả) bất xứng, bất lực đó ??

Mới đây, người ta chuyển cho nhau tấn hình một đứa bé được cho là ở Điện Biên. Bức hình rất cảm động. Sau đây là vài lời bình luật ghi được :

Tuy tuổi còn rất nhỏ, độ 3,4 tuổi, nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua, bắt ốc. Trên người em, không có lấy mảnh vải che than, thứ duy nhất để bao bọc lấy đứa bé chỉ là lớp bùn lầy nhớp nháp, bẩn thỉu.

Một người khác nhận xét :

-Cánh tay nhỏ nhắn của em đang cố siết chặt sợi dây thừng đực nối với chiếc rọ, điều mà phần lớn các đứa trẻ sẽ không làm được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn….với những người xem ảnh, điều này khiến họ cảm thấy chua xót.

Ông T.T.N sau khi xem ảnh, kết luận:

-Thương thay cho các trẻ em vùng cao, còn nhiều thiếu thốn. Nhìn cảnh đứa bé phải vùi mình trong ruộng bùn, thử hỏi ai không động lòng ??

Ai động lòng không biết, nhưng chắc chắn không phải các «đại gia», cán bộ gộc CS đang nắm quyền.Họ đâu cần để ý đến chuyện nhỏ đó.

Công Ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em, Chính Quyền CSVN ký nhưng không thi hành, như tất cả các hiệp ước họ  đã ký trước đó. Phải chi họ có thể tôn trong, dù chỉ một lần, chữ ký của mình.

Ngày nào đó, nếu chính quyền Việt Nam biết phá hủy các nhà tù, trại giam, để xây dựng nên những nhà nuôi trẻ mồ côi, bụi đời, nuôi dưỡng chúng nên người, thì quả là một biến chuyển tốt đẹp cho đất nước này. Tiếc rằng ngày đó còn quá xa vời.