Saturday 4 October 2014

Tuổi trẻ VN mắt trắng như ngân nhũ?

Vào khoảng năm 1945-1947, có một thi sỹ người Bắc chán đời muốn chết. Ông buồn vì phong trào kháng chiến chống Pháp không được người dân hưởng ứng như ngoài Bắc.

Có biết đâu là chỉ sau đó vài năm, phong trào chống Pháp lên rất cao và tuổi trẻ toàn quốc đã theo tiếng gọi non sông mà lên đường giành độc lập.

Cho dù rằng cuộc chiến tranh giành độc lập bi hùng và anh dũng đó của người Việt, đã sớm bị hai phe tư bản và cộng sản "lái trục", cùng sự hèn hạ, ác tham của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam, vào một cuộc chiến nồi da xáo thịt, và hơn một nửa thế kỷ đau thương.


Nhưng, thế giới đã biết được một điều, người Việt không hèn. Mắt người Việt Nam không trắng như ngân nhũ, như nhà thơ đã lo.

Người Việt Nam, khác với người dân Hồng Kông, cuộc chiến tranh đã để lại quá nhiều dấu vết và tổn hại, nên ngày nay, tức năm 2014, mới phải chịu chậm lụt.

Người dân Hồng Kông,tuổi trẻ Hồng Kông, được có cơ hội phát triển trong văn minh và tự do năm 2014 có được phong trào Scholarism, do người bạn trẻ Joshua Wong cùng nhiều "bạn đồng chí đồng hành" lãnh đạo một phần cũng nhờ máu xương của những người đi trước tranh đấu cho tự do, trong đó phải kể Âu-Mỹ, Miền Nam VN, Miến Điện, các phong trào mùa xuân Ả Rập, và nhất là Thiên An Môn. Ukraine...

Thế giới ngày nay, đã bớt dần biên giới chật hẹp về chủng tộc, và tôn giáo.

Điều gì xẩy ra tại Hồng Kông, sẽ không sớm thì muộn lan qua Ma Cao, và biết đâu chừng Việt Nam sau đó?.

Người ta nhân danh "hòa bình yên ổn" để yêu cầu tuổi trẻ đừng tranh đấu.

Sự "hòa bình yên ổn" không thể có khi sinh mạng của mình và toàn thể gia đình, xã hội bị chi phối bởi một quyền lực độc tài.

Khi cần, người ta kêu gọi chiến tranh, khi xong việc, người ta ru giấc ngủ mơ nô lệ bằng bài hát hòa bình.

Cuộc "cách mạng dù" tại Hồng Kông chỉ là một bước đi trong tiến trình thời đại. Tuổi trẻ VN cũng sẽ tham dự thôi, sớm hoặc trễ, theo đà quay tiến hóa.

Mắt tuổi trẻ VN chắc chắn không trắng như ngân nhũ, dù có bị người cộng sản VN và Tầu cải tạo, lừa lọc, và ru ngủ.

Thật ra, trong cuộc đấu tranh cho tự do, tuổi trẻ VN đã đi những bước không trễ hơn những người bạn Á Đông khác.

Xin mời những ai đã nản lòng tin nghe lại bài "Hành Phương Nam" của thi sỹ Nguyễn Bính.

Đinh Thế Dũng


Hành phương nam (thơ Nguyễn Bính) 



Trao đổi thư tín với thính giả (03.10.2014)

Hòa Ái, phóng viên RFA

000_TS-Hkg10099921.jpg
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính phủ ở Hồng Kông vào ngày 28 tháng 9 năm 2014
 AFP photo

“Cuộc cách mạng dù”

“Cuộc cách mạng dù” được khởi phát từ phong trào bãi khóa, biểu tình ôn hòa của sinh viên học sinh Hồng Kông đang là tâm điểm chú ý của thế giới. Trong mục trao đổi thư tín kỳ này, Hòa Ái trích đăng ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả xoay quanh sự kiện này. Trước hết là những tiếng nói chia sẻ của người Việt gửi đến sinh viên Hồng Kông:
“Sinh viên và tuổi trẻ Hồng Kông chỉ muốn bảo vệ cái quyền căn bản của mình không bị Cộng Sản Trung Quốc cướp đi. Một quyền chính đáng, là quyền được bầu chọn người lãnh đạo cho mình. Ủng hộ tuổi trẻ Hồng Kông!”
“Trình độ biểu tình của tuổi trẻ Hồng Kông rất có kỹ thuật và kỹ luật. Phải thành công thôi. Cám ơn và ngưỡng mộ cùng mến phục.”
“Tuyệt vời những con người tự do và bộ não văn minh, dũng cảm!”
“Tinh thần đấu tranh của tuổi trẻ Hồng Kông bất khuất, đáng cho mọi người chúng ta ngưỡng mộ. Tổ quốc và quyền con người trên hết. Chúc các bạn thành công. Đại thành công!”
“Tuổi trẻ sinh viên Hồng Kông thật đáng khâm phục. Cố lên các bạn. Cả thế giới ủng hộ các bạn.”
“Joshua Wong, một thanh niên 17 tuổi đã đánh động lương tâm thế giới, làm rung chuyển hành tinh này bằng tình người. Người Hồng Kông dùng bất bạo động của những người có lương tri để chống bạo động, chống lại bất công, độc tài, độc đảng. Cộng Sản Trung Quốc có mấy chục triệu đảng viên mà sợ một chàng thanh niên mới 17 tuổi đời. Thật hiếm có.”
Trình độ biểu tình của tuổi trẻ Hồng Kông rất có kỹ thuật và kỹ luật. Phải thành công thôi. Cám ơn và ngưỡng mộ cùng mến phục.
-Một thính giả
“Phổ thông đầu phiếu là một sự đòi hỏi đúng đắn của người đấu tranh dân chủ Hồng Kông nhưng trò ma mãnh quyền chọn lựa người ứng cử của chính quyền Trung Cộng là một thủ đoạn rất Cộng sản. Vậy thì còn đi bầu gì nữa? Cộng sản hay là phát xít? Phong kiến hay Cộng sản ? Đến thế kỷ 21 rồi mà Cộng sản còn bày trò lố lăng và còn gọi là dân chủ tập trung?”
“Thời thế đã thay đổi. Trung Quốc không còn có thể mạnh tay dùng vũ lực đàn áp người biểu tình đòi dân chủ như xưa. Hơn nữa Hồng Kông được hưởng qui chế đặc biệt ‘một nước hai chế độ’ sau khi được trao trả cho Trung Quốc nên nước ngoài, cụ thể là Anh, có thể sẽ can thiệp vào nếu Trung Quốc không giữ đúng cam kết. Tóm lại phen này Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị muối mặt rồi.”
“Tự do phải trở về với tự do. Không ai hoặc đảng phái độc tài nào được phép tước đoạt quyền tự do của con người.”
“Trước mùa xuân Ả Rập. Nay mùa thu Hồng Kông.”
“Hỡi các bạn sinh viên Hồng Kông, các bạn là những trí thức trẻ của tương lai, các bạn hiểu thế nào là một chính thể độc tài toàn trị, chế độ đó sẽ dẫn dắt đất nước đi về đâu và như thế nào. Sinh viên đất nước bạn đã có Thiên An Môn không phụ lòng người, không phụ lòng tinh thần, bầu nhiệt huyết quả cảm của những trí thức trẻ. Nay các bạn lại nối gót đàn anh xưa. Hãy dũng cảm đứng lên vì một ngày mai dân chủ và tươi sáng!”
“Hồng Kông cẩn thận. Chính quyền độc tài Trung Quốc có thể biến Hồng Kông thành Thiên An Môn thứ 2 đấy!”
“Nếu Thiên An Môn tái diễn, Sinh viên Hồng Kông-Các bạn vẫn chiến thắng trong danh dự, cho dù các bạn phải đổi lấy bằng máu, nước mắt hay cả cái chết.”
“Các bạn Hồng Kông hãy tranh đấu vì dân chủ. Dù rằng thân xác các bạn có ngã xuống dưới chân kẻ bạo quyền nhưng danh dự các bạn sẽ được đặt nơi cao cả nhất, sâu thẳm nhất. Chúc các bạn bình an và thắng lợi!”
“Hoan hô các cháu, em học sinh, sinh viên Hồng Kông. Để cho Đảng Cộng Sản quàng ách vào cổ thì một trăm năm nữa cũng chưa thể cởi bỏ. Nên tốt nhất là từ chối ngay từ bây giờ. Chúc các bạn thành công!”
“Đúng vậy! Tư tưởng tuổi trẻ sinh viên Hồng Kông khác xa với tuổi trẻ VN. Thanh niên VN đã bị tẩy não gần như thuần hóa theo chủ thuyết Cộng Sản. Họ bào chữa là ‘muốn ổn định để phát triển’. Tuy nhiên, người ta lên án tiêu cực về tham ô thì lại cho là ‘lợi dụng quyền tự do ngôn luận’.”

Từ Hồng Kông đến VN

“Cuộc cách mạng dù” ở Hồng Kông lan tỏa đến VN như thế nào? Sau đây Hòa Ái trích đăng các ý kiến liên quan:

000_Par7986924.jpg
Những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong ngày 28 tháng 9 năm 2014.
“Nhìn người Hồng Kông ngưỡng mộ họ và thương cho dân Việt mình.”
“Chờ đợi một ngày dân chủ cho VN.”
“Muốn đòi được quyền dân chủ thì trước hết phải chấn hưng dân trí, vì nếu tự do dân chủ rơi vào tay những kẻ kém học thức, ngu dân thì hậu quả sẽ rất tai hại. Đáng tiếc giới trẻ ngày nay chỉ lo bản thân mà không biết cuộc sống của mình thật sự cần gì.”
“Có sự khác biệt, tuổi trẻ Hồng Kông đấu tranh cho những gì đang có, có thể bị tước đoạt. Tuổi trẻ VN chưa bao giờ cảm nghiệm được dân chủ nhân quyền, đấu tranh cho những gì chưa bao giờ có.”
“Dù sao sinh viên họ cũng thuộc Hồng Kông là nước tự do, ít nhiều Trung Quốc không thể can thiệp sâu được, còn ở VN thì lại khác: biểu tình bị xếp dạng ‘chống đối’, lại xảy ra nhiều vụ cảnh sát đánh chết người… Ai dám làm gì?”
“Từ Hồng Kông đến VN, từ Joshua Wong đến Đinh Nguyên Kha. Tuổi trẻ VN có thua kém không các bạn? Joshua Wong bị bắt giữ 40 giờ đồng hồ. Đinh Nguyên Kha hiện thọ án tù 3 năm. Cả 2 cùng quan tâm đến đất nước của mình. Joshua Wong được đông đảo các bạn bè cùng trang lứa ủng hộ, cha mẹ, thầy cô, trí thức, người dân mọi tầng lớp ủng hộ. Đinh Nguyên Kha thì sao? Ai ngoảnh mặt với đất nước? Tại sao Đinh Nguyên Kha không là một biểu tượng cho thanh niên Việt Nam?”
Người dân Việt Nam trong nước quá hiểu về sự ác liệt của chiến tranh rồi. Mong các bạn hãy trân trọng sự yên bình của đất nước bây giờ.
-Một thính giả
“Dân VN bây giờ là an thân thủ phận thôi.”
“Thôi, cố sống đi. Chuyện dân chủ để đời con cháu lo.”
“Hãy thắp sáng ngọn lửa. Đừng nhìn nó tắt.”
“Em cảm thấy có nhiều người Việt Nam họ nghĩ họ có thể học thật là tốt, có thể đi làm cho nước ngoài, có thể ra khỏi Việt Nam. Những tư tưởng chạy trốn khỏi Việt Nam có khá nhiều. Nhưng em nghĩ nếu mình nói cho họ biết nước Việt Nam của mình chỉ có như vậy thôi nếu các bạn mà không thay đổi, các bạn không có hành động để cho VN mình khác thì 5 năm,10 năm, 20 năm, rồi 50 năm nữa đất nước sẽ đi về đâu? Dân tộc đó sẽ đi về đâu? Nếu mình không có cách nào đi ra, tại vì ra khỏi Việt Nam cũng không phải là một chuyện dễ. Sinh sống và học tập ở một nước khác cũng không phải là một chuyện đơn giản cho tất cả mọi người, có thể một vài số nhỏ họ có điều kiện. Còn nếu chúng ta không ra khỏi đó được chúng ta phải ở lại thì chúng ta phải làm gì để thay đổi tình trạng hiện tại? Tại vì nếu mà nhìn 40 năm qua thì nó đã không có một bước chuyển gì hết mà phải nói là nó đã đi thụt lùi nữa. Em nghĩ nếu chúng ta có thể tiếp cận được cho các bạn thấy là nếu các bạn không thay đổi thì tất cả chúng ta không biết là 40 năm nữa thì Việt Nam mình sẽ trở thành như thế nào.”
“Kính thưa anh chị đài ACTD. Tôi tên Nguyễn Quốc Phong. Tôi muốn nói chuyện với tất cả các bạn sinh viên học sinh ở VN. Thưa các bạn tôi nhìn thấy anh Joshua Wong-Hoàng Chí Phong ốm yếu nhưng ốm yếu và nghị lực rất cao. So với sinh viên VN thì chúng ta so sánh thử, nếu anh Phong ở VN thì anh sẽ làm gì? Và so với Huỳnh Tấn Mẫm trước 1975, anh Huỳnh Tấn Mẫm là một sinh viên, tại sao tranh đấu được? Ngày hôm nay, anh là một bác sĩ, anh là Phó Chủ tịch của Mặt trận Tổ quốc, anh là đảng viên nhưng anh không lãnh đạo được phong trào sinh viên để đòi hỏi dân chủ. So với Hồng Kông, sinh viên VN chỉ cố học và làm cho có tiền, trong trường thì có Đảng, có Đoàn kiểm soát chặt chẽ cho nên hành động của sinh viên VN chưa thể hiện được tinh thần bảo vệ Tổ quốc, nhất là hiện tại Tổ quốc chúng ta đang bị xâm lấn nhưng chính quyền VN vẫn tôn trọng đối với ‘người bạn lâu năm’ đó mà lần lần chúng ta bị mất chủ quyền.”
“Các sinh viên VN có cần thử một chút lòng can đảm, đấu tranh cho nhân quyền VN không? Hãy tham gia chiến dịch “Tôi muốn biết” đang diễn ra rầm rộ trong nước.”
“Người dân Việt Nam trong nước quá hiểu về sự ác liệt của chiến tranh rồi. Mong các bạn hãy trân trọng sự yên bình của đất nước bây giờ. Đừng nghe xúi giục của những người đòi thay đổi này nọ rồi lại đưa đất nước vào loạn lạc bi thương.”
“Biết là vậy nhưng phải đấu tranh để thay đổi xã hội bất công, đấu tranh để người dân có quyền con người và để đất nước không còn nghèo khổ.”
“Ước gì VN có sinh viên và người dân đấu tranh như vậy.”
“Cuộc cách mạng đòi dân chủ ở Hồng Kông đi nhanh hơn dự kiến của rất nhiều người và nó thực sự truyền cảm hứng cho những người đang theo đuổi cái khát vọng dân chủ ở người Việt Nam như tôi. Đó là một phòng trào tôi nghĩ rằng khiến rất nhiều người trẻ không chỉ là những người theo đuổi phong trào dân chủ suy nghĩ mà tôi đặc biệt tin rằng các bạn trẻ ở Việt Nam sẽ nhìn vào để nghĩ về mình và nhìn về tương lai đất nước Viêt Nam.”
“Em cũng rất lạc quan về sự thay đổi trong tương lai và em nghĩ rằng nó sẽ không ngừng lại đâu. Thực ra, em thấy thế hệ trẻ, mặc dù bị nhồi sọ từ nhỏ, nhưng họ cũng là thế hệ (của) những người có sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin. Và nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, công nghệ thông tin cũng khá phát triển và việc nắm bắt thông tin nó diễn ra tương đối là tốt. Vì thế, việc hội nhập nhận thấy những thay đổi trong xã hội, thay đổi trong suy nghĩ của họ rồi dẫn đến hành động, em nghĩ không phải là cái gì đó quá xa vời.”
“VN đang chờ đợi ngày dân chủ toàn quốc. Hãy ủng hộ dân chủ toàn quốc.”
Thưa quý thính giả, sau một thời gian ngắn các chương trình phát thanh tiếng Việt bị gián đoạn trên các làn sóng ngắn, kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2014, các chương trình phát thanh buổi sáng và buổi tối của ban Việt ngữ được phát trong 1 giờ đồng hồ, trên các làn sóng ngắn 25 và 31 mét cùng trên làn sóng trung bình 1503 khz. Kính mong quý thính giả đón nghe.
Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Kính mong quý khán thính giả cùng độc giả tiếp tục gửi về đài những ý kiến đóng góp cũng như những chia sẻ về các vấn đề mà quý vị quan tâm. Để liên lạc với ban Việt ngữ, quý thính giả có thể gửi email qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org. Ngoài ra, quý vị có thể gọi vào hộp thư thoại tại số 202-530-7775.
Cảm ơn thời gian lắng nghe của quý vị cùng Hòa Ái. Kính chúc quý vị 1 ngày mới an vui. Hòa Ái xin kính chào và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.

Người sinh viên và dân Hồng Kông dũng cảm đứng lên bảo vệ dân chủ. Chúng ta nợ họ một tình yêu kính trọng và ngưỡng mộ.Chánh nghĩa sẽ chiến thắng bạo tàn. 
Đã đến lúc toàn dân