Anh
Lê Quốc gửi email nhắc viết bài cho số Tết trong lúc tôi đang còn mải mê đọc tập
truyện «Chiều chiều, ra đứng ngõ sau…» của nhà văn Nguyễn Phương-Paris.
Anh
Lê Quốc là một nhà văn . Anh có nhiều
truyện ngắn, hồi ký rất hay viết về cuộc đời của anh, khi còn nhỏ, tại Việt
Nam, và lúc sau này, khi anh đã phải bỏ nước ra đi, làm người lưu vong, tỵ nạn.
Nguyễn
Phương cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Điểm giống nhau giữa hai người, là họ
đều là người Miền Nam, và đều khắc khoải thương nhớ quê hương. Điểm khác nhau là
anh Lê Quốc, bây giờ ngồi tại Montréal, trong khi anh Nguyễn Phương thì nằm mãi
tận Paris. Ôi, khi quốc biến, nhà tan, mỗi người tản mát đi một
nơi, một ngả, như những chiếc lá vàng…. Nhưng dù kẻ chân mây, người góc biển, khi
lá rơi, thì nó sẽ rụng về cội mà thôi.
Có
lẽ Miền Tây của chúng ta nhiều rau, nhiều cá, nhiều món ăn, nên khi nhớ về thời
thơ ấu của mình, Nguyễn Phương hay viết về các món ăn, nhất là các món ăn trong
dịp Tết.
Món
ăn Việt Nam bây giờ tại hải ngoại không khó kiếm. Người ta có thể nhập cảng đủ
thứ rau mắm, đủ thứ cá, cua, thịt heo, thịt gà ….Bởi thế cho nên, muốn tìm ăn,
thì muốn gì cũng có, ở Montréal, ở Toronto, hay Paris, California. Tuy nhiên,
người ta không thể nhập cảng hương gió đồng nội, người ta cũng không nhập cảng
rơm, nên món Cá Lóc Nướng Trui vẫn là món ăn mà chúng ta, nếu không chịu làm
người Việt Kiều siêng năng về Việt Nam du lịch, vẫn hằng thương, hằng nhớ.
Cá
lóc nướng trui là món ăn độc đáo của Miền Tây Việt Nam. Người ta có cá lóc nướng
trui Cần Thơ, cá lóc nướng trui Cà Mau, cá lóc nướng trui Rạch Giá, tùy theo cách
gia giảm của người địa phương, nhưng món này dù làm ở đâu, cũng có những điều căn
bản phải tôn trọng.
Việc
thứ nhất là con cá không đánh vẩy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không ướp gia
vị. Việc này chắc các bà nội trợ ngồi tại Montréal hay Paris khó chấp nhận!!
Phải
tưởng tương một cánh đồng hoang dã, khi người di dân đi mở đất, cả ngàn năm về
trước, bắt được con cá , đâu có nước máy chẩy ào ào, hay bếp ga, bếp điện, dao
sắc bén, như ngày nay, các bà các cô để chật tủ tại các nhà bếp tối tân, đủ cỡ,
đủ kiểu.
Bởi
vậy, con cá lóc vừa được bắt ở sông lên, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến
đuôi. Người ta tìm rơm khô, chất thành đống, nổi lửa, rồi vùi cá vào nguyên con,
phủ kín dưới rơm đang cháy với những ngọn lửa hồng tươi..Khi lửa tắt, người ta
để con cá y như vậy cho đến khi lửa tàn mới lấy cá ra. Lúc đó cá đã chín, cạo bỏ
lớp vẩy cháy xém, là thấy hiện ra thịt cá trắng và thơm lừng.
Với
những con cá lớn, nhiều khi trước khi vùi cá vào lửa, người ta chế nước vào miệng
cá sao cho nước vào đầy dạ dầy cá. Làm
như vậy, thịt cá sẽ chín đều, nhờ nước trong bụng cá sôi lên.
Vật
liệu để thui cá nhất định phải là rơm, thì thịt cá mới thơm và không bị hôi khói,
Đó
là lý do tại sao tại Montréal, người ta không có món cá lóc nướng trui , rơm kiếm
đâu ra?? Để thay thế, nhiều khi người ta nướng cá trên lò, lại rưới mỡ hành,
nhưng nhất định không so sánh được với cá lóc nướng trui quê nhà.
Nguyễn
Phương là người Miền Tây. Chúng ta hãy cùng nhau đọc một đoạn anh tả cảnh người
Miền Tây ăn cá lóc nướng trui trong một buổi tát đìa ăn Tết:
….Cô Nghê luộc một rổ khoai mì, chuối xiêm hườm hườm
bà con điểm tâm, uống tô trà nóng rồi lớp vác, lớp khiên gào vai, thúng rổ ra
vuông cá bên hông nhà tác đìa ăn Tết. Cô Nghê ra sau nhà hái rau, xuống lái ghe
dở lu gạo lấy bánh trán, bưng lên nhà một bội đủ thứ rau cải hái, nhổ ngoài nhà
từ chiếu hôm qua….Cô con gái lai con chú thổ Sáu này đầu gà đít vịt mới 17-18 gì
đó mà giỏi quá, nhờ phụ lặt vặt với bà tôi (NP) coi việc bếp núc trong nhà, học
nghề, riếc rồi quen quán xuyến trong ngoài như một người nội trợ khéo.Cô biết
phải làm gì cho anh em buổi trưa.
Chuẩn bị xong, cô gùi một gùi ra bờ đìa, rồi rút rơm,
quơ một mớ chà chôm khô gom lại một đống.Bà con tác đìa cũng đã cạn, cá tôm nhiều
quá, lóc nhẩy rèn rẹt trên lớp xình nhão nhẹt đen thui. Chú thố Sáu chặt ít nhánh
tre, lội xuống bắt ba bốn con cá lóc lớn bằng bắp cẳng, nặng cũng cỡ ký ngoài,
một mớ tôm, cá trê vàng, rửa sạch bùn….đem lên chuốc tre xỏ lụi cắm xuống đất,
chất rơm khô chà khô thổi con cúi châm lửa đốt. Lửa đỏ reo vui, con cá lóc còn
nguyên cháy hết lớp vẩy bên ngoài, khói quyện thơm thơm. một mùi thơm da thịt của
cô con gái vào xuân, một mùi thơm kỳ diệu, mê ly nghe thôi mà đã thèm. Cô đơm
cho một tràn rau xanh đủ màu, như một vườn hoa sân nhà ai tuyệt đẹp, rau râm, rấp
cá, tía tô, quế, ngò, đọt xoài, đọt sọp, đọt đông, đọt điều lộn hột, lá chùm ruột,
rau đắng, lá tàu bay, mấy khoanh khóm,vài miếng dưa chuột. ít cọng bông súng, vài
miếng chuối chát, ít miếng khế chua, hai ba trái ớt sừng trâu….
Nhìn thôi cũng thấy ngon sao mà ngon lạ, ngon lùng.
Bên cạnh, trên manh chiếu đệm một rổ bánh trán, vài
tô mắm nêm chua chua ngọt ngọt, khóm bầm, chanh ớt, xả làm dưa, bông điên điển,
chén muối ớt đỏ ao. nước mắm me, nước mắm gừng, đậu phọng rang.Con cá lóc vừa vặn,
không sống mà cũng không khô, cạo sơ lớp vẩy bên ngoài, thịt cá trắng ao, thơm
phức, phết chút mỡ hành, cọng với mùi mấy con tôm, cá trê vàng quyến rũ.
Đìa cạn, trời trưa, ông tôi mời bà con rửa tay chân
rồi dùng cá lóc nướng trui.
Bà con ăn uống rần rần, cười nói om sòm.
Con cá lóc lớn nên nên lòng ruột mỡ óng ánh vàng tươi
béo ngậy.
Chú Sáu bẻ đầu con cá lấy bộ đồ lòng, gói bánh trán
rau sống, cuốn một cuốn đưa mời ông tôi, rồi lấy cập trứng vàng lườm cho tôi,
chấm một miếng vô chén mắm nêm, cắn một miếng đủ mùi vị chua cai, nhai chầm chậm,
từ từ, cho cái ngọt, cái béo, cái thơm, thắm vào lòng ta, trời đất không còn gì
đẹp ngon hơn, như thể tay người con gái tôi yêu run run nắm lấy tay tôi, thật
tuyệt diệu….
Người
con gái nào?? Phải chăng là cô gái, 17-18 gì đó, đầu gà, đít vịt.
Cám
ơn Nguyễn Phương, đã cho chúng ta ăn (trên trang sách) một món cá lóc nướng
trui tuyệt vời. Ngày hôm nay, về già, tại trời Tây Paris, kinh thành ánh sáng,
Nguyễn Phương vẫn bùi ngùi :
…Cha mẹ ông bà mình sao khéo quá, bên trời Tây này cũng
có đủ thứ, nhưng sao tôi vẫn nhớ hoài, con cá lóc quê tôi, một miền đất nước xa
xôi. Con người ăn ở với nhau hiền hòa, nhân hậu, với những bữa ăn dân giả- nhà
quê-thấm đậm, mùi thơm và vị ngọt bùi của con cá, con mắm. rổ rau, làm cho ta
nhớ, ta thương mảnh ruộng xanh, cánh cò trắng, con trâu cày, mấy trái bần chua
treo tòn ten, trên ngọn cây cao, mấy ổ chim dòng dọc. tiếng hò, tiếng hát bên bến
nước những buổi chiều vàng nắng tắt-cá lóc nướng trui- Ngồi đây mà nhớ lại, buồn
muốn khóc…
Tại
sao Nguyễn Phương muốn khóc, ?? Hãy
nghe ông than:
Hòa bình, hết chiến tranh, hết cảnh bom rơi đạn lạt rồi
thiệt, nhưng sao mình phải ở đây??Anh
em nói Giải Phóng mà nhà cửa ruộng vườn của ông bà cha mẹ tôi sao mà mất sạch
trơn…. thân tôi phải ăn chực cơm Tây, tôi đâu muốn như vậy :
* Xứ đâu cho bằng xứ Cạnh Đền*
*Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lền như bánh canh*
Chiều lại cá tôm đã thu góp xong, chèo ghe về, cá rọng
trong mấy cái lu đem theo, những con cá vi vẩy xanh đen tròn vo, bà tôi, cô Nghê
mời cả bọn chiều nay ăn bữa cháo cá, ngồi trên tấm đệm cói ngoài sân, nghe mùi
bông tràm thoang thoảng xa xa….
Ăn đồ tầu, đồ tây hoài cũng ngán. Biết chừng nào mình
mới được ăn một bữa –cá lóc nướng trui- giữa lòng đất nước.
Biết
chừng nào?? Có ai trả lời cho Nguyển Phương câu hỏi này không??
Hay
lại phải dùng câu thơ cổ xưa: Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy - Thiên thượng
lai, bôn lưu, đáo hải, bất phục hồi.Làm chi cho mệt một đời??
Phải
đó, làm chi cho mệt một đời, anh Nguyễn Phương.
Đúng
như anh đã viết : …. Dành giựt để làm ông,
làm cha cũng ngày hai buổi…cơm nhà, l….vợ, gạo chợ, nước sông, chém giết nhau
chi….??