Tôi nhận được Tác Phẩm Chiều Chiều Ra Đứng Ngõ Sau của nhà văn Huy Phương, Paris, do một thân hữu bên Pháp gửi tăng. Đây là một cuốn truyện về Miền Nam. Nhân dịp Tết Nguyen Đán sắp trở về với dân tộc, xin trích đăng «Tết Mỹ Tho» để những người Tỵ Nạn như chúng ta, chưa hề đặt chân về thăm lại VN, nhớ về những ngày Tết xa xưa đó, và nỗi lòng của những người xa xứ lạc loài. Ngày nay tuy định cư tại những Kinh Đô Ánh Sáng, họ vẫn chẳng thấy có gì để đáng vui mừng, để ghi dấu ngày bỏ xứ ra đi, để phô trương đình đám. Tóm lại, cho đến năm nay, người tỵ nạn chưa dzui dxẻ gì được hết, và nỗi «hận» mất nước vẫn chưa nguôi. Trần Mộng Lâm
Tết Mỹ Tho
Nắng reo vui
hè đường, góc phố, trải vàng hang cây xanh sân trường, nhờ gần bên sông nước Cửu
Long, nên nắng không nóng lắm như ở Sài Gòn, vừa đủ làm hồng đôi má cô em hàng
xóm,căng phồng khối ngực no tròn cô học trò nho nhỏ bên kia đại lộ Hùng Vương-
người em gái Lê Ngọc Hân- Từ hơn mười ngày nay các nhà vườn Gò Cát, Bến Tranh,
Xóm Dầu, Vòng nhỏ, bên kia sông Quới Sơn, Ba Lai, Rạch Miếu….bà con đã lo ăn Tết
rồi. Mấy bà, mấy mẹ, sửa soạn bánh, mứt me, mứt gừng, mứt bí, xà lam….chuối khô,
quét bánh phòng, bánh trán, quần áo mới cho cháu cho con….Mấy ông, mấy cậu
thanh niên trẻ, khiên lư xuống chùi, lặt lá mai, tát đìa, tát bào kiếm ít cá tôm,
sửa soạn mấy chậu mồng gà, vạn thọ, thược dược, tắc, (hạnh hay quất) sơn phết lại
nhà cửa trong ngoài, chợ búa nhộn nhịp, đông hơn những ngày thường trong năm.
. Niềm đạo đức cháu con truyền để*
. Đạo hiếu
trung con cháu kính thờ*
. Tổ tôn phụ đức thiên niên thịch*
.Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh*
(Câu đối dán trên bàn thờ ông cố).
Trưa hai mươi ba tháng chạp (23 AL)
con nít có, người lớn có vác sào dài một đầu quấn rơm, cầm lủng lẳng cò, ngựa
nhiều mầu, yên cương bạc vàng óng ánh, áo mũ (cũng kỳ, không có quần, may là ông
bà táo mặc áo thụng dài che…) để chiều lại quét dọn bếp núc, xấp giấy cò bay ngựa
chạy, nấu nồi chè, chút ít thèo lèo, mứt, quit, bánh in, bac hung trà bầy trên
bếp cúng tiễn ông bà vua bếp về chầu Trời tâu việc trần gian…chợ búa tưng bừng
tấp nập, cây nêu, đâu phải chờ có tiếng cu kêu mới được dựng lên.
.Cu kêu ba tiếng cu kêu*
.Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè*
Cây nêu bằng tre già, cao dài, còn để ngọn, chút ít lá,
được trồng ở trước sân, trên ngọn treo mấy cái chuông, gió lai keng keng, dưới
gốc vẽ cung tên bằng vôi bột bắn ra đàng trước, hai bên, ngăn chận tà ma. Cậu và
ông tôi đi chợ dọc theo mé song vườn hoa Lạc Hồng, đầu cầu đúc về Chợ Gạo, hoa
trong vườn, hoa từ Sadec lục tỉnh chở lên, Bến Tre chở qua, bằng ghe hay gần gần
bằng xe thổ mộ (xe ngựa) đủ mầu, đủ mùi, được cắt tỉa, uốn ép công phu, bằng những
đôi tay tài hoa của những nhà nông xứ mình. Ông tôi chắc có lai ông Bổn nên làm
gì thì làm cũng ghé tiệm Nam Hoa, mua chà là, hồng khô, vịt, thịt quay khô, lạp
xưởng, hũ rượu da bì, da heo phồng,nấm đông cô, tóc tiên (rong biển) bún tàu,
không bao giờ quên nồi pháo, pháo tiểu, pháo đại, pháo toàn hồng, pháo điện
quang….ít chậu hoa mồng gà, vạn thọ, hoa mai, còn tôi thì ngày ngày chạy theo mấy
đoàn múa lân, con râu đen, con râu trắng, có tiền rủng rỉnh nên đói bụng thì ghé
xe bánh mì thịt, ba tê, cá mòi chú Tư ăn một khúc, củ cải, dưa leo ngâm dấm
chua chua cai cai….hay sang một chút là qua cầu bên kia thăm Phánh Ký ăn tô hủ
tiếu Mỹ Tho nổi tiếng khắp hoàn cầu, với bánh hủ tiếu tươi giòn giòn, dai dai,
nước lèo ngọt thanh, không ngọt đường, không mặn quá, xanh xanh ít hẹ, ít hành,
vài cọng giá, một miếng xương chí quách còn dính ít mỡ, ít thịt, mấy lát thịt
phai, gan heo xam xám, vài con tôm luộc hồng hồng, cọng cải xà lách tươi, đặc
biệt mỡ hành, tôm cháy, thêm miếng bánh tôm chiên dòn dòn, rồi ớt, rồi chanh,
chút xì dầu, đủ cả.
*Học sinh là người hủ tiếu ăn năm ba tô.
Một
bức tranh quê hương mình đó.
. Mỹ Tho xinh quá, đời thơm ngát*
.Ai nỡ rời đi không luyến lưu*
Chợ búa giáp Tết đông đầy, bán buôn đủ thứ, tranh gà.
Tranh cá, quà quê, hoa giấy, hài bà, và có lắm cô em nho nhỏ rọc lá chuối, hái
lá dông, bán cho bà con gói bánh tét, bánh ít, gói nem kiếm vài đồng mua cây kẹp
tóc, lọ dầu…chiều 29 Tết, bà tôi, mẹ tôi đã nấu xong mâm cơm, tô canh giò heo hầm
măn, dĩa thịt cá kho, hột vịt nước dừa, dưa giá, dưa cải, lạp xưởng, nem, mấm
thái, thịt phai con cờ, lỗ tai heo ngâm dấm, củ cải ngâm nước mấm, bánh tét, bánh
ít, xôi xeo, bánh da lợn, bánh quy, cơm, bánh trán, cam quit, chà là, hồng khô,
rượu, trà, dưa hấu, đèn nhan, bàn thờ ông bà sang rực, ông tôi mở tủ sắc lấy ra
một sấp tiền mới bỏ vô phong bao lì xì đo đỏ, chuẩn bị để sang mai mùng một, lì
xì cho con cháu về mừng tuổi, mẹ tôi đã
chuẩn bị cho chúng tôi bộ đồ mới, chiều lại tắm rửa sạch sẽ, cơm nước cúng rước
ông bà, đón ông bà Táo về xong, ông nội tôi dung cơm rồi là lo dọn trước sân nhà
một cái bàn thờ để lát nữa đây cúng đón Giao Thừa, cùng đèn nhan hoa quả trầu
rượu gà xôi…12 giờ khuya, ông tôi áo dài khăn đóng chỉnh tề thành tâm lễ bái, cùng
bà tôi xông đất đầu năm, mở cửa giữa vào nhà, lên đèn, rót trà nước cúng ông bà,
tiếng pháo nổ dòn khắp làng, khắp xóm. Ông ngoại tôi cười khoái lắm treo mấy nồi
pháo lên ngọn dừa từ hồi chiều, đến giờ này châm đốt, tiếng nổ dòn như lời chúc
tụng, mừng vui, ngày Tết. Con chó sợ quá chung tuốt xuống sàn. Bà ngoại tôi bưng
một mâm trái cây, vài cành hoa huệ, vạn
thọ qua chùa lễ Phật, sư ông nhớ có chúng tôi, gửi bà đem về cho mấy cụt thèo lèo,
phong bánh in bổn lập. Bà tôi ra sân chùa bẻ lấy một cành cây lá xanh tươi-hái
lộc-trời tối đen như mực, chiều ngày bà tôi đã múc nước đầy lu cất hết chổi quét….
Sáng mồng một dậy sớm, chúng tôi mặc
quần áo mới mừng tuổi ông bà. Cha tôi bưng khai trầu rượu cùng mẹ tôi và lũ nhóc
chúc thọ ông bà, lạy một lạy. Ông bà tôi cười khà khà cám ơn rồi cho mỗi đứa một
phong bao lì xì trong đựng đồng bạc mới, chút nữa đây anh
em chúng tôi có tiền ông bà cha mẹ cô bác cho, tụ nhau lại đánh bầu cua cá cọp,
đổ cờ quan, bài quắc, tam hường (xí ngầu lát)…rồi ăn cơm sớm theo cha mẹ tôi đi
mừng tuổi bà con chòm xóm, lại được cho ăn và đốt pháo, …
Mùng ba cúng con gà giò (gà mùng ba), dán giấy tiền vàng
bạc cửa kho cửa lẩm, gốc cây ngoài vườn, cái tục lệ đẹp đẽ nhớ ơn của người dân
đi mở đất chân chất thật thà, ngày nào cũng có mâm cơm cúng ông bà . Ông cha tôi
không phải tin dị đoan gì đó , chiều chiều tắt nắng, đánh mấy tiếng mõ có mâm cơm
canh, gạo muối trải chiếu ngoài sân thành kính cúng chúng sinh, chiến sĩ….Nhà ông
tôi cúng tiễn ông bà sớm nên sâm sẩm tối đốt giấy áo giấy quần, xanh đỏ tím vàng,
giấy tiền, tưới lên đó chút rượu, làm con gà thiến, tiềm hột sen, bạch quả, măn,
bún, rau sống thơm thơm, mỡ gà béo ngậy, tương ngọt, tương ớt, rồi cùng ăn.
Qua mùng sáu hang quán chợ búa khai trương, hương hoa,
nhan đèn còn thoang thoảng đâu đây….
Buồn quá, mấy mươi năm chiến tranh rồi xa xứ, biết bao
giờ mình mới sống lại được những ngày xưa ấy….ăn được chén bún sà bần của những
ngày đầu năm mới…??
Nguyễn Phương