Saturday 14 February 2015

Nhân quả trong chiến tranh truyền thông

Giới truyền thông Tây Âu, nhất là Pháp, trong giai đoạn chiến tranh tại VN từ 1954-1975, đã cho đăng rất nhiều tin tức có lợi cho cộng sản, vô tình hay cố ý trở thành một cơ quan tuyên truyền cho khối cộng sản.

(Cựu thủ tướng Pháp, đương kim ngoại trưởng Laurent Fabius đã tán dương tướng Giáp là nhà đại ái quốc Việt Nam của thế kỷ 20)

Ngày nay, trận chiến Ukraine đang cho thấy mặt trận tuyên truyền của bộ máy của nước Nga cựu cộng sản  hoạt động thế nào, trong việc định hướng chính trị nhân dân Nga và người theo họ. (Người ta lại nhớ đến "cỗ máy chém" mà nhà Ngô "lê" khắp miền Nam..., cuộc chiến chống xâm lược Mỹ-Ngụy trước đây, chính quyền bù nhìn tay sai "Ngụy" liếm gót giầy xâm lược Mỹ...). Có điều là ngày nay những nước có đài BBC và RFI lại có liên hệ trực tiếp. Hết còn ngồi xa bàn chuyện đời nữa rồi. Đám "trí thức" khuynh tả lương tâm nhân loại các trường đại học tại Paris, London, Liège... đang phải chịu cái quả thánh chiến Hồi Giáo + Ukraine trong cùng một lượt). 

0o0

Ngay cả từng đoàn người từ Pháp (hay theo tuyên truyền về chiến đấu cho ISIS, làm người ta liên tưởng đến những người Pháp tình nguyện qua VN chiến đấu hoặc làm chứng cho một thiên đàng cộng sản

0o0

Sự thật qua mồm các nhà chính trị và "trí thức loại đó" trở thành một "sự thật" được nhào nặn.

0o0

Có ai nghĩ rằng, ông tổng thống Mỹ được Thụy Điển trao giải Nobel hòa bình Obama, lại là người đang xin quốc hội Mỹ được xử dụng võ lực trong cuộc chiến Ukraine?

0o0

(Một nhạc sỹ từng lên đài phát thanh kết án người VN đi tỵ nạn là phản quốc, và xác nhận mình là kẻ đã "giải phóng" miền Nam, lại được cho là người tranh đấu cho hòa bình, và phản chiến. Trong khi nhiều người tu hành chưa từng làm chính trị, hay hại ai bao giờ bị kết tội là phản động trong sự im lặng, đồng lõa hay thờ ơ của đám đông. Một nhạc sỹ khác chỉ dám đặt câu hỏi: "Anh là ai? sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?, lại bị bắt giam bởi những con người mang hào quang là "giải phóng" đất nước, vì tội danh tuyên truyền gây hại cho nhà nước! Ai đứng lên vạch rõ những tuyên truyền dối trá của cộng sản lại bị kết tội quá khích. Trong khi những tay "quá khích" chống Mỹ, ừng tham gia các cuộc đặc công, khủng bố, nằm vùng phá hoại... lại được tiếng "lão thành cách mạng", "cựu sinh viên phản chiến", "thành phần tranh đấu", "sáng suốt"... )

0o0

Tất cả đều là chiến dịch thông tin và tuyên truyền, như chuyện bà mẹ Tăng Sâm.

0o0

Chỉ có luật nhân quả là rõ rệt khi luật con người nhều nơi vẫn mù quáng và bất công. Ngay cả sự thờ ơ cũng là cái nhân cho biết bao hệ lụy.

Đinh Thế Dũng



Cuộc chiến truyền thông ở Nga và khủng hoảng Ukraina

media

Lực lượng ly khai thân Nga, ở vùng Donetsk - REUTERS /Alexander Ermochenko

Các báo pháp hôm nay đều nhìn về hướng Minsk thủ đô của Belarus, nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh bốn bên Nga, Ukraina , Đức và Pháp, bắt đầu từ tối qua, để tìm lối thoát cho khủng hoảng Ukraina. Le Figaro đặt câu hỏi : « Tương lai nào cho Ukraina sau cuộc gặp Minsk ». Libération chạy dòng tựa thông báo : "Ukraina : Châu Âu tìm một thỏa thuận"

Vẫn cùng chủ đề về Ukraina, Le Monde nhìn sang nước Nga, tác nhân quyết định trong hồ sơ Ukraina. Tờ báo đưa lên trang nhất chân dung Tổng thống Nga với hàng tựa : « Putin, bậc thầy của tuyên truyền ». Thông tín viên của Le Monde tại Mátxcơva có bài phóng sự dài cho thấy Kremlin đang sử dụng truyền hình Nga như một công cụ tuyên truyền cho chính sách về Ukraina hiện nay.
Le Monde ghi nhận từ khi cuộc chiến Ukraina bùng nổ, kênh truyền hình hàng đầu của Nga Perviy Kanal đã dành một thời lượng lớn trong bản tin thời sự hàng ngày và tăng gấp đôi thời lượng vào ngày cuối tuần, đều đặn tuyên truyền về chiến sự đang diễn ra tại Ukraina, thuyết phục dân chúng Nga rằng cuộc nổi dậy của phe ly khai là chính nghĩa và chính quyền Kiev đang đi ngược lại lợi ích của người dân Ukraina để chạy theo phương Tây...

Tác giả bài viết ghi nhận những thông tin tuyên truyền về tình hình Ukraina ngày càng trở nên thô thiển. Thí dụ như trong chương trình hôm 25 tháng Giêng vừa qua, kênh Perviy Kanal đã phỏng vấn Alexandre Zakhartchenko, lãnh đạo nước cộng hòa tự phong Donetsk. Ông này đã nói : « Theo những thông tin chúng tôi có, quân đội Ukraina đã kéo đến trong vùng (miền Đông Ukrain) 3 lò thiêu xác người ».

Kênh truyền hình này còn đưa những hình ảnh từng đoàn tù binh Ukraina bị đưa đi qua các phố của Donetsk. Rồi đến khi Kiev ra lênh động viên quân đội, kênh truyền hình Nga cũng có ngay một phóng sự trong đó họ đưa ra các nhân chứng, bịt mặt nói không muốn tham gia quân đội Ukraina để bắn vào chính người thân của mình...v.v.

Tác giả bài viết dẫn ra một loạt những nội dung dối trá của các chương trình truyền hình, thị dụ như một phóng sự về « sự sụp đổ của nền công nghiệp Ukraina » được làm trong một nhà máy sản xuất máy cày ở Dnippropetrovsk, nhưng tác giả bài phóng sự lại giới thiệu nơi đó trong thời Liên Xô từng là nhà máy sản xuất tên lửa vũ trụ !

Tất cả những chi tiết thời sự diễn ra ở phương Tây đều được kênh truyền hình này khai thác triệt để hướng dư luận theo ý phương Tây đang là kẻ thù của nước Nga. Trong khi đó mọi thứ bên trong nước Nga đều ổn với những tuyên bố của ông Putin như : « Các yếu tố của khủng hoảng đều được dự tính trước. Những biện pháp ổn định đã được đưa ra, chúng ta biết phải làm gì ».

Tóm lại, qua một tuần theo dõi liên tục các các chương trình bản tin thời sự trên kênh truyền hình Perviy Kanal, cho thấy bên cạnh cuộc chiến bên kia biên giới với Ukraina, Kremlin đang tiến hành một cuộc chiến truyền thông ở trong nước để định hướng dư luận về khủng hoảng Ukraina. 

Mỹ huấn luyện quân đội cho Kiev 

Vẫn liên quan đến khủng hoảng Ukraina. Le Figaro loan tin : « Quân đội Mỹ sẽ huấn luyện các lực lượng Kiev ngay tháng tới ». Vậy là chẳng cần chờ đợi kết quả của thượng đỉnh Minsk, quân đội Mỹ đã thông báo huấn luyện binh sĩ Ukraina để tham chiến chống lại các lực lượng ly khai tại miền Đông. Thông báo do chính Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Âu Ben Hodge đưa ra hôm qua đồng thời ông còn lên án « sự can thiệp trực tiếp của quân đội Nga » ở miền Đông Ukraina.

Chiến dịch huấn luyện bắt đầu ngay từ tháng Ba do một đại đội Mỹ thực hiện. Tin trên đưa đưa ra khi mà vấn đề Washington cung cấp vũ khí cho Kiev đã được đặt ra để cân nhắc tại Mỹ. le Figaro nhận định : « Nếu hư Barack Obama phải dấn thêm một bước, quyết định cung cấp vũ khí cho Kiev thì binh sĩ Ukraina phải được huấn luyện sử dụng vũ khí đó từ trước ».

Le Figaro cho biết thêm, theo một báo cáo hàng năm của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ( IISS) công bố hôm qua tại Luân Đôn thì trang bị của quân đội Ukraina không đáp ứng được cuộc xung đột hiện nay. Các đơn vị chiến đấu của Kiev thiếu các loại xe thiết giáp, pháo binh. Quân đội Ukraina bị quá lệ thuộc vào các khí tài có từ thời Xô Viết đang cần được thay thế.

Hai nước Pháp, Đức vẫn lo ngại quyết định trang bị vũ khí hay huấn luyện cho quân đội Ukraina sẽ làm cho xung đột quân sự leo thang. Giới quan sát cũng cảnh báo về nguy cơ Nga nhân cớ đó cũng chạy đua đẩy mạnh hỗ trợ quân nổi dậy.

0o0

media
Tổng thống Obama đề nghị Quốc hội Mỹ cho phép nguyên thủ Mỹ sử dụng vũ lực chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo - REUTERS /Kevin Lamarque

Hôm qua, 11/02/2015, Tổng thống Barack Obama đã cho chuyển tới Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ một đề nghị chính thức cho phép nguyên thủ Mỹ được quyền sử dụng vũ lực để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Các phi vụ oanh kích đã được khởi động từ sáu tháng qua. Đề nghị của ông Obama mang tính biểu tượng cao, bởi vì thực ra, quyền được tiến hành chiến tranh của Tổng thống Mỹ đã được thông qua trong các năm 2001 và 2002.

Từ Washington, thông tín viên Anne Marie Capomaccio cho biết thêm thông tin :

« Đề nghị được tiến hành chiến tranh của Barack Obama xoay quanh ba điểm : Chỉ tiến hành chiến tranh trong vòng 3 năm và không mang tính ràng buộc đối với Tổng thống kế nhiệm, không bị giới hạn địa lý về khu vực can thiệp, cam kết không đưa quân tham chiến trên bộ, ngoại trừ việc điều động lực lượng đặc nhiệm khi xẩy ra các vụ bắt cóc con tin hoặc thực hiện các chiến dịch truy lùng, triệt hạ lãnh đạo các nhóm khủng bố.

Chính việc diễn giải điểm cuối cùng này đã dấy lên cuộc tranh luận tại Washington. Cánh hữu của đảng Cộng Hòa cho rằng các hoạt động này quá bị hạn chế và cần phải điều quân đến tận nơi để triệt xóa các tổ chức khủng bố.

Đảng Dân Chủ có quan điểm ngược lại. Một số nghị sĩ đảng Dân Chủ vẫn chưa quên cuộc chiến Irak, được khởi động dưới thời cựu Tổng thống George Bush. Những người này rất lưỡng lự.
Cuộc thảo luận chính thức sẽ được tổ chức ở Quốc hội lưỡng viện. Sẽ có nhiều đề nghị sửa đổi được đưa ra và việc bỏ phiếu sẽ được tiến hành sau nhiều tuần lễ tranh luận.

Trong khi đó, các phi vụ oanh kích nhắm vào các mục tiêu của khủng bố vẫn tiếp tục tại Irak và Syria. Trong 6 tháng qua, liên quân quốc tế đã thực hiện hơn 6000 vụ oanh kích ».