Sunday, 6 December 2015

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ tự tin sẽ dễ dàng vô hiệu hóa Hạm đội Biển Đen?

Các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.

Trong trường hợp căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga leo thang, eo biển Bosphorus sẽ là yết hầu khiến toàn bộ Hạm đội Biển Đen đứng trước nguy cơ bị tê liệt.


Diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc căng thẳng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ là việc tuần dương hạm Moskva lớp Slava được lệnh lập lá chắn phòng không,  để bảo vệ các máy bay Nga đang hoạt động tại Syria.

Điều đáng nói là chiến hạm này của Nga trực thuộc Hạm đội Biển Đen, muốn tới Syria nó chỉ có một con đường độc đạo là đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ.




.
Eo biển Bosphorus - Cửa ngõ ra vào biển Đen

                                                Eo biển Bosphorus - Cửa ngõ ra vào Biển Đen.

Bosphorus là một eo biển có chiều dài 31 km, ngăn cách giữa châu Á và châu Âu; chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía Bắc, và nhỏ nhất là 0,75 km nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari; độ sâu thay đổi trong khoảng 36 - 124 m tính theo giữa luồng.

Eo biển này cũng nối liền Biển Đen và biển Marmara, khiến nơi đây từ lâu trở thành một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.

Ước tính mỗi năm có trên 50.000 lượt tàu qua lại giữa biển Marmara và Biển Đen, bao gồm các tàu thương mại từ Bulgaria, Romania, Georgia và đặc biệt là các tàu chiến và tàu hậu cần thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga.



.
Cầu Bosphorus nối liền hai bờ Âu - Á bị chia cắt bởi eo biển
Cầu Bosphorus nối liền hai bờ Âu - Á bị chia cắt bởi eo biển.




Do hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, đây chính là yết hầu khống chế toàn bộ cửa ngõ ra vào biển Đen.

Nhờ địa thế cực kỳ hiểm yếu, nếu không được sự cho phép của Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn không một loại tàu thuyền nào có thể đi qua khu vực này, bất chấp quốc gia đó có lực lượng Hải quân mạnh đến đâu đi chăng nữa.




Một tàu ngầm Type 209 của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra tại eo biển Bosphorus
Một tàu ngầm Type 209 của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra tại eo biển Bosphorus.



Mặc dù đang trải qua thời kỳ căng thẳng, nhưng với những mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, và đặc biệt là địa chính trị, gần như chắc chắn leo thang xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể xảy ra.

Còn trong trường hợp xấu nhất, Bosphorus sẽ là bức tường ngăn cách, khiến toàn bộ khu vực Biển Đen chỉ còn là một chiếc "ao làng" tương tự biển Caspian, các loại tàu thuyền cả quân sự lẫn thương mại của Nga sẽ không có đường ra Địa Trung Hải cũng như Đại Tây Dương.

Chuyện trên chắc chắn là điều mà Nga không hề mong muốn, trong cuộc chơi này, rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm giữ trong tay nhiều lợi thế hơn