Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Người ta mong có một miếng đất cắm dùi còn khó vậy mà người dân ở “Nông Thôn Mới” ngày nay có miếng đất lại khóc ròng. Chuyện ngược đời chỉ có thể xảy ra ở thời đại “đổi mới” này.
Nhà chị Bơ có mỗi cái ti vi chập chờn như thế này
là tài sản quý nhất.
là tài sản quý nhất.
Đất từ trên trời rơi xuống trúng đầu
Đây là một trường hợp “ly kỳ” nhưng thật ra lại dễ hiểu. Bạn hãy nhìn vào gia cảnh của một người dân nghèo khổ cùng cực mà bỗng dưng trong sổ được làng xã cấp cho mảnh đất rất đẹp.
Chị Phan Thị Bơ, ở xã Phù Lưu – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh, một người phụ nữ đơn thân, bệnh tật triền miên mà không có tiền đi chữa bệnh, khóc sướt mướt khi tên chị nằm trong danh sách được xã cấp đất. Chị Bơ kể:
“Đến tiền đi khám bệnh, cái ăn chưa có thì tiền mô mà đất với đai? Hôm rồi nghe loáng thoáng có tên trong danh sách được cấp đất mà chị thấy trời đất như quay cuồng.
Chị Phan Thị Bơ, ở xã Phù Lưu – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh, một người phụ nữ đơn thân, bệnh tật triền miên mà không có tiền đi chữa bệnh, khóc sướt mướt khi tên chị nằm trong danh sách được xã cấp đất. Chị Bơ kể:
“Đến tiền đi khám bệnh, cái ăn chưa có thì tiền mô mà đất với đai? Hôm rồi nghe loáng thoáng có tên trong danh sách được cấp đất mà chị thấy trời đất như quay cuồng.
Đúng là đất rơi trúng đầu!
Hỏi về chị Bơ, ai trong xóm nghèo Mỹ Hòa cũng xót thương:
Hỏi về chị Bơ, ai trong xóm nghèo Mỹ Hòa cũng xót thương:
“Ở cái xã ni và cả những xã lân cận, tui chưa chộ ai khổ như chị Bơ. Chị ấy mồ côi cả cha lẫn mẹ từ lúc 5-6 tuổi. Anh chị em ruột thì có, nhưng nghèo khó, làm thuê mướn mô trong nam lâu ngày không thấy về. Mấy chục năm ni chị ấy sống thui thủi một mình trong căn nhà xóm làng giúp sức dựng tạm”.
Không được yên thân bị mấy ông cán bộ lừa gạt
Người xóm chị bơ kể thêm: “Đã thế chị ấy còn bị mấy ông cán bộ xã lừa gạt, gây điều tiếng giả nghèo giả khổ gom tiền mua được lô đất có giá hàng trăm triệu”.
Nhà chị Bơ nằm cuối xóm, nhà ngoảnh ra cánh đồng khô cằn. Căn nhà tuềnh toàng, cửa chính, cửa phụ đều gá tạm bợ mấy tấm ván, bên trong không có một thứ gì đáng giá. Tài sản có giá nhất chỉ là chiếc ti vi chập chờn, hình lúc được lúc không. Chị nói:
“Có người bà con xa thương chị ở một mình không có ai tâm sự đêm hôm nên đã chở sang cho chị đấy. Chập chờn nỏ xem được, muốn sửa bao lần rồi mà chưa có tiền nên chị bỏ vậy xem tạm”.
Bữa trưa của chị Bơ là bát mì tôm với lá khoai lang chèn vào cho dễ nuốt. Chị Bơ nhìn bát mì tôm bỏ dở trên thạp lúa cay sè đôi mắt nói: “Nhà có sào ruộng nhưng đau yếu không làm được (bệnh thoái hóa cột sống), nên gạo lúa sắp hết. Lâu nay chị chỉ sống nhờ tiền bán trứng gà, nhưng đàn gà không hiểu sao vừa chết sạch, nên đành phải nhịn vậy, có cái lót bụng là được rồi”.
Khi được phóng viên chỉ vào danh sách được xã làm thủ tục cấp đất có tên Nguyễn Thị Bơ, SN 1960, thôn Mỹ Hòa, người phụ nữ đơn thân này òa khóc nức nở, chị Bơ uất nghẹn về lô đất “trên trời rơi xuống”. Chị khóc:
“Người không biết thì có trời biết cho chị. Đến tiền đi khám bệnh, cái ăn chưa có thì tiền mô nơi chị mà đất với đai? Hôm rồi nghe loáng thoáng được cấp đất vàng mà chị đã thấy trời đất như quay cuồng, uất ức lắm!”
Người xóm chị bơ kể thêm: “Đã thế chị ấy còn bị mấy ông cán bộ xã lừa gạt, gây điều tiếng giả nghèo giả khổ gom tiền mua được lô đất có giá hàng trăm triệu”.
Nhà chị Bơ nằm cuối xóm, nhà ngoảnh ra cánh đồng khô cằn. Căn nhà tuềnh toàng, cửa chính, cửa phụ đều gá tạm bợ mấy tấm ván, bên trong không có một thứ gì đáng giá. Tài sản có giá nhất chỉ là chiếc ti vi chập chờn, hình lúc được lúc không. Chị nói:
“Có người bà con xa thương chị ở một mình không có ai tâm sự đêm hôm nên đã chở sang cho chị đấy. Chập chờn nỏ xem được, muốn sửa bao lần rồi mà chưa có tiền nên chị bỏ vậy xem tạm”.
Bữa trưa của chị Bơ là bát mì tôm với lá khoai lang chèn vào cho dễ nuốt. Chị Bơ nhìn bát mì tôm bỏ dở trên thạp lúa cay sè đôi mắt nói: “Nhà có sào ruộng nhưng đau yếu không làm được (bệnh thoái hóa cột sống), nên gạo lúa sắp hết. Lâu nay chị chỉ sống nhờ tiền bán trứng gà, nhưng đàn gà không hiểu sao vừa chết sạch, nên đành phải nhịn vậy, có cái lót bụng là được rồi”.
Khi được phóng viên chỉ vào danh sách được xã làm thủ tục cấp đất có tên Nguyễn Thị Bơ, SN 1960, thôn Mỹ Hòa, người phụ nữ đơn thân này òa khóc nức nở, chị Bơ uất nghẹn về lô đất “trên trời rơi xuống”. Chị khóc:
“Người không biết thì có trời biết cho chị. Đến tiền đi khám bệnh, cái ăn chưa có thì tiền mô nơi chị mà đất với đai? Hôm rồi nghe loáng thoáng được cấp đất vàng mà chị đã thấy trời đất như quay cuồng, uất ức lắm!”
Tận mắt chứng kiến tên mình có trong danh sách
được xã làm hồ sơ cấp đất, chị Bơ liền bật khóc
được xã làm hồ sơ cấp đất, chị Bơ liền bật khóc
Ông Chủ tịch Hội Đồng Xã đểu thật
Chị Bơ thuật lại câu chuyện bị ông cán bộ xã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của chị để lừa gạt mượn hồ sơ, đứng tên mua đất. Hôm đó là một buổi trưa đầu tháng 3/2015, chị đang nằm trong nhà thì nghe giọng người đàn ông gọi. Chị mở cửa thì thấy đó là ông Phạm Văn Thạch, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, cũng là anh con dì ruột. Bị bệnh tật, lại mùa giáp hạt, nên khi thấy cán bộ xã là người thân đến chị Bơ mừng quýnh.
Đơn tố cáo của người dân xã Phù Lưu nêu rõ tên những cán bộ xã
được cho là mượn tên GĐ nghèo mua đất.
“Hỏi han mấy câu, ông ấy bảo chị đưa sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Lúc đó chị thầm nghĩ trong bụng, chắc xã thương tạo điều kiện cho cho suất quà hay chế độ chi đó, nên mừng lắm, đưa ngay không hỏi gì thêm. Ông ấy cầm lấy một mạch đi về”. Vẫn lời chị Bơ, ít ngày sau ông cán bộ hội đồng xã quay lại trả các giấy tờ, nói chỉ mượn mà không dùng làm chi. Chị hụt hẫng nhưng cho qua chuyện. Nhưng chị Bơ không thể ngờ chị đã bị ông cán bộ xã lợi dụng mượn hồ sơ để làm thủ tục mua đất trục lợi.
Nói đoạn, chị Bơ khóc tu tu:
được cho là mượn tên GĐ nghèo mua đất.
“Hỏi han mấy câu, ông ấy bảo chị đưa sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Lúc đó chị thầm nghĩ trong bụng, chắc xã thương tạo điều kiện cho cho suất quà hay chế độ chi đó, nên mừng lắm, đưa ngay không hỏi gì thêm. Ông ấy cầm lấy một mạch đi về”. Vẫn lời chị Bơ, ít ngày sau ông cán bộ hội đồng xã quay lại trả các giấy tờ, nói chỉ mượn mà không dùng làm chi. Chị hụt hẫng nhưng cho qua chuyện. Nhưng chị Bơ không thể ngờ chị đã bị ông cán bộ xã lợi dụng mượn hồ sơ để làm thủ tục mua đất trục lợi.
Nói đoạn, chị Bơ khóc tu tu:
“Trời đất ơi, chị không thể ngờ họ lợi dụng, lừa gạt, lấy tên chị mua đất. Đất ở đâu, tiền ở đâu ai lấy, còn chị mang tiếng giả nghèo giả khổ gom tiền mua đất”.
– Ông chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân đểu thật!
Người phụ nữ độc thân cho biết, sẽ lên xã hỏi cho ra nhẽ chuyện này để khỏi chịu điều tiếng với bà con lối xóm.
Cả một lũ chủ tịch lừa dân
Người phụ nữ độc thân cho biết, sẽ lên xã hỏi cho ra nhẽ chuyện này để khỏi chịu điều tiếng với bà con lối xóm.
Cả một lũ chủ tịch lừa dân
Dân “điểm mặt” cán bộ xã nghi lợi dụng tên hộ nghèo mua đất. Cho đến lúc này, những cán bộ ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà lợi dụng tên của các hộ nghèo để sở hữu những lô đất hàng trăm triệu đã dần lộ diện. Trước đó, người dân trong xã đã “điểm mặt” những vị cán bộ nghi vấn.
Đơn tố cáo của ông Lê Văn Bình, ở thôn Mỹ Hòa gửi UBND nhân dân huyện Lộc Hà từ giữa tháng 3/2016 nêu rõ những cái tên, trong đó có:
Đơn tố cáo của ông Lê Văn Bình, ở thôn Mỹ Hòa gửi UBND nhân dân huyện Lộc Hà từ giữa tháng 3/2016 nêu rõ những cái tên, trong đó có:
– Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã, – Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân xã, – Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc xã…
Danh sách này đến nay vẫn đang được kiểm chứng.
Danh sách này đến nay vẫn đang được kiểm chứng.
Còn có thể lòi ra vài ba ông chủ tịch hay Trưởng Ban này Ban nọ nữa chưa biết chừng.
Ông Lê Văn Bình đau xót nói:
Ông Lê Văn Bình đau xót nói:
“Người dân cả nước, bao chương trình, tổ chức xã hội đang làm mọi cách để đùm bọc, thương yêu những người nghèo, người bất hạnh. Vậy mà cán bộ xã chúng tôi, họ lại đi lợi dụng người nghèo, làm đủ cách để trục lợi từ người nghèo. Người dân chúng tôi rất bất bình. Nếu huyện không giải quyết, xử lí nghiêm những cán bộ này, chúng tôi sẽ tiếp tục viết đơn tố cáo lên tỉnh, trung ương”.
– Không biết đơn tố cáo lên Trung Ương bao giờ mới đến nơi và đến rồi sẽ được giải quyết như thế nào?
Nếu cất chức tuốt mấy ông chủ tịch đang làm việc đắc lực thì lấy ai “hoàn thành nhiệm vụ”?
– Không biết đơn tố cáo lên Trung Ương bao giờ mới đến nơi và đến rồi sẽ được giải quyết như thế nào?
Nếu cất chức tuốt mấy ông chủ tịch đang làm việc đắc lực thì lấy ai “hoàn thành nhiệm vụ”?
Hơi khó đấy nhỉ. Hay là ta cứ lừng khừng rồi… quên nó đi vừa đỡ phiền, vừa được cái ơn với các cán bộ xã, tất nhiên họ “biết điều” trả ơn đầy đủ.
Lại đến chuyện thu thuế thu phí ở nông thôn
Dân đói rách như thế mà còn chịu hàng chục thứ thuế và phí. Đây là tình trạng các xã thu quỹ, thu phí nhiều diễn ra ở rất nhiều xã. Ở mỗi nơi, các xã, xóm đều có những khoản thu riêng. Mỗi khi người dân cầm tờ giấy cái gọi là “Phương án hộ gia đình” phải choáng váng với những khoản thu từ trên trời rơi xuống.
Dân đói rách như thế mà còn chịu hàng chục thứ thuế và phí. Đây là tình trạng các xã thu quỹ, thu phí nhiều diễn ra ở rất nhiều xã. Ở mỗi nơi, các xã, xóm đều có những khoản thu riêng. Mỗi khi người dân cầm tờ giấy cái gọi là “Phương án hộ gia đình” phải choáng váng với những khoản thu từ trên trời rơi xuống.
Bà Linh cho biết, thời gian trước nếu ai chưa đóng tiền
thì suốt ngày bị đọc tên trên loa phóng thanh của xóm.
thì suốt ngày bị đọc tên trên loa phóng thanh của xóm.
Tôi chỉ kể một sự việc điển hình đang xảy ra:
Xã Nghi Thái của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nghi Thái là xã thuần nông, ven biển người dân sống đều dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nghi Thái có toàn bộ 11 xóm với tổng cộng gần 2.000 gia đình, khoảng 9.000 người, trong đó có 84 gia đình nghèo.
Xã Nghi Thái về đích nông thôn mới vào năm 2014.Tuy nhiên đến nay, tiền nợ công cho việc xây dựng nông thôn mới còn khoảng 10 tỷ đồng.
Thế nhưng, nhiều năm qua người dân nơi đây được chính quyền xã phát cho 1 cuốn sổ “theo dõi công dân” và một tờ giấy gọi là “Phương án hộ gia đình”. Điều đáng nói, trong cuốn sổ và tờ giấy này này ghi danh sách từng người từng từng gia đình để theo dõi việc đóng các loại quỹ, phí của xã và xóm.
Nếu nhà nào đóng đầy đủ các khoản sẽ được “phê” vào sổ là “Đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm”. Và ngược lại nhà nào chưa hoàn thành sẽ bị ghi không hoàn thành và muốn lên xã giao dịch một số giấy tờ sẽ gặp rất khó khăn. Các quan xã tha hồ hoạnh họe đù kiếu.
Và để trả bớt được số nợ “nông thôn mới” này thì chính quyền đã vận động sự đóng góp của dân với mục đích tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và trong đó có “trả nợ”.
Hàng năm mỗi gia đình dân xã Nghi Thái phải đóng lên đến hơn 20 khoản phí, quỹ các loại cho cả xã và xóm. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, người dân ở đây phải đóng lên đến 23-24 loại quỹ.
Nói về cuốn “sổ đỏ” theo dõi này, người dân ở xóm Thái Học, Thái Thịnh… chỉ biết lắc đầu ngao ngán vì họ cho rằng nhiều khoản quá cao và có phần bất hợp lý.
Nhà anh H.V.L (SN 1975) có 5 người (ở VN gọi người trong nhà là “nhân khẩu” tức là “cái miệng ăn” còn gia đình gọi là “hộ”). Ngoài anh và vợ là trong độ tuổi lao động thì 3 đứa con còn rất nhỏ. Thế nhưng, hàng năm các thành viên trong gia đình anh vẫn phải đóng không trừ khoản phí, quỹ nào. Anh L kể:
“Năm nào cũng như nhau, gia đình tôi đóng gần 2 triệu đồng. Các khoản phí thì cứ na ná nhau, nhìn vào là hoa hết mắt”.
Trong tờ thông báo các khoản đóng góp năm 2016 của gia đình anh L. sơ sơ cũng đến 24 khoản phí. Năm nay, gia đình anh L. với 5 người thì phải đóng tổng cộng 1.597.000 đồng.
Trong các khoản thu, anh H.V.L. cho biết khoản thu nặng nhất là đóng góp cơ sở hạ tầng của xã với 200 nghìn đồng/1 người và khoản đóng góp xây dựng xóm 300 nghìn đồng/1 gia đình. Anh L. buồn bã nói:
“Đã đóng góp xây dựng xã rồi lại còn đóng góp xây dựng xóm. Nhà tôi trừ đứa bé chưa đủ 3 tuổi thì 4 khẩu phải đóng 800 nghìn tiền xây dựng cơ sở hạ tầng xã. Rồi thêm 300 nghìn xây dựng xóm nữa”!
Ở xóm Thái Học, người dân cuộc sống thường ngày rất khó khăn. Ngoài việc xoay xở với tiền sinh hoạt thì người dân lại lo lắng làm sao để trả hết những khoản “nợ” chính quyền.
Cũng vì thế, mà nhiều gia đình dù cạn kiện, nhiều lúc không có tiền để đóng cũng phải lo lắng bởi suốt ngày bị xã, xóm “bêu” trên loa phóng thanh của xóm. Loa phát om xòm như bêu riếu những gia đình nghèo chưa chịu đóng thuê đóng phí chẳng khác nào như kể tội trộm cướp vậy.
Xã Nghi Thái về đích nông thôn mới vào năm 2014.Tuy nhiên đến nay, tiền nợ công cho việc xây dựng nông thôn mới còn khoảng 10 tỷ đồng.
Thế nhưng, nhiều năm qua người dân nơi đây được chính quyền xã phát cho 1 cuốn sổ “theo dõi công dân” và một tờ giấy gọi là “Phương án hộ gia đình”. Điều đáng nói, trong cuốn sổ và tờ giấy này này ghi danh sách từng người từng từng gia đình để theo dõi việc đóng các loại quỹ, phí của xã và xóm.
Nếu nhà nào đóng đầy đủ các khoản sẽ được “phê” vào sổ là “Đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm”. Và ngược lại nhà nào chưa hoàn thành sẽ bị ghi không hoàn thành và muốn lên xã giao dịch một số giấy tờ sẽ gặp rất khó khăn. Các quan xã tha hồ hoạnh họe đù kiếu.
Và để trả bớt được số nợ “nông thôn mới” này thì chính quyền đã vận động sự đóng góp của dân với mục đích tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và trong đó có “trả nợ”.
Hàng năm mỗi gia đình dân xã Nghi Thái phải đóng lên đến hơn 20 khoản phí, quỹ các loại cho cả xã và xóm. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, người dân ở đây phải đóng lên đến 23-24 loại quỹ.
Nói về cuốn “sổ đỏ” theo dõi này, người dân ở xóm Thái Học, Thái Thịnh… chỉ biết lắc đầu ngao ngán vì họ cho rằng nhiều khoản quá cao và có phần bất hợp lý.
Nhà anh H.V.L (SN 1975) có 5 người (ở VN gọi người trong nhà là “nhân khẩu” tức là “cái miệng ăn” còn gia đình gọi là “hộ”). Ngoài anh và vợ là trong độ tuổi lao động thì 3 đứa con còn rất nhỏ. Thế nhưng, hàng năm các thành viên trong gia đình anh vẫn phải đóng không trừ khoản phí, quỹ nào. Anh L kể:
“Năm nào cũng như nhau, gia đình tôi đóng gần 2 triệu đồng. Các khoản phí thì cứ na ná nhau, nhìn vào là hoa hết mắt”.
Trong tờ thông báo các khoản đóng góp năm 2016 của gia đình anh L. sơ sơ cũng đến 24 khoản phí. Năm nay, gia đình anh L. với 5 người thì phải đóng tổng cộng 1.597.000 đồng.
Trong các khoản thu, anh H.V.L. cho biết khoản thu nặng nhất là đóng góp cơ sở hạ tầng của xã với 200 nghìn đồng/1 người và khoản đóng góp xây dựng xóm 300 nghìn đồng/1 gia đình. Anh L. buồn bã nói:
“Đã đóng góp xây dựng xã rồi lại còn đóng góp xây dựng xóm. Nhà tôi trừ đứa bé chưa đủ 3 tuổi thì 4 khẩu phải đóng 800 nghìn tiền xây dựng cơ sở hạ tầng xã. Rồi thêm 300 nghìn xây dựng xóm nữa”!
Ở xóm Thái Học, người dân cuộc sống thường ngày rất khó khăn. Ngoài việc xoay xở với tiền sinh hoạt thì người dân lại lo lắng làm sao để trả hết những khoản “nợ” chính quyền.
Cũng vì thế, mà nhiều gia đình dù cạn kiện, nhiều lúc không có tiền để đóng cũng phải lo lắng bởi suốt ngày bị xã, xóm “bêu” trên loa phóng thanh của xóm. Loa phát om xòm như bêu riếu những gia đình nghèo chưa chịu đóng thuê đóng phí chẳng khác nào như kể tội trộm cướp vậy.
Ông Sửu – gia đình đã gánh nợ xã 3 năm lên đến gần 10 triệu đồng
Cụ già ốm yếu và trẻ mới sinh cũng phải đóng đủ tiền thuế tiền phí
“Sưu cao thuế nặng” gia đình ông Sửu gánh 18/24 khoản thu. Ngoài chuyện bị nhắc tên trên loa mỗi ngày, người dân nơi đây cũng lo lắng mỗi khi con cháu, gia đình có việc gì khi lên giao dịch với xã nếu như trong cuốn sổ theo dõi chưa được “đóng lệnh”: “Đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm”, thì xã sẽ không xác nhận cho.
Ngoài việc bất bình vì những khoản quỹ, phí cao thì người dân Thái Học, Thái Thịnh… còn bất bình vì nhiều khoản thu bất hợp lý. Bởi không chỉ thu những người ở độ tuổi lao động mà những đứa trẻ mới sinh và cụ già ốm yếu cũng phải đóng nhiều khoản quỹ, phí..
Cụ già ốm yếu và trẻ mới sinh cũng phải đóng đủ tiền thuế tiền phí
“Sưu cao thuế nặng” gia đình ông Sửu gánh 18/24 khoản thu. Ngoài chuyện bị nhắc tên trên loa mỗi ngày, người dân nơi đây cũng lo lắng mỗi khi con cháu, gia đình có việc gì khi lên giao dịch với xã nếu như trong cuốn sổ theo dõi chưa được “đóng lệnh”: “Đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm”, thì xã sẽ không xác nhận cho.
Ngoài việc bất bình vì những khoản quỹ, phí cao thì người dân Thái Học, Thái Thịnh… còn bất bình vì nhiều khoản thu bất hợp lý. Bởi không chỉ thu những người ở độ tuổi lao động mà những đứa trẻ mới sinh và cụ già ốm yếu cũng phải đóng nhiều khoản quỹ, phí..
Dân làng còng lưng đóng quỹ “gián tiếp cán bộ”
Như khoản thu “gián tiếp cán bộ” với mức thu 20 nghìn đồng/1 gia đình; “Quỹ dân sinh kinh tế” 20 ngàn đồng/1 người.. . Khoản thu này là để “nuôi” cán bộ xóm. Còn về quỹ dân sinh kinh tế thì chẳng ai hiểu quỹ gì. Một người dân xóm Thái Thịnh nói: “Thế nhưng dù là trẻ mới sinh ra hay cụ già thì đều không được bỏ sót. “Có nhiều khoản thu ở xã, xóm cũng thu, rồi nhiều khoản khác chúng tôi chẳng biết là quỹ gì… Buồn lắm”.
Như khoản thu “gián tiếp cán bộ” với mức thu 20 nghìn đồng/1 gia đình; “Quỹ dân sinh kinh tế” 20 ngàn đồng/1 người.. . Khoản thu này là để “nuôi” cán bộ xóm. Còn về quỹ dân sinh kinh tế thì chẳng ai hiểu quỹ gì. Một người dân xóm Thái Thịnh nói: “Thế nhưng dù là trẻ mới sinh ra hay cụ già thì đều không được bỏ sót. “Có nhiều khoản thu ở xã, xóm cũng thu, rồi nhiều khoản khác chúng tôi chẳng biết là quỹ gì… Buồn lắm”.
Anh Dũng – người tàn tật từ nhỏ nhưng cũng không được miễn giảm
mà phải đóng khá nhiều khoản
Tại xóm Thái Học vẫn còn nhiều gia đình quá nghèo không có khả năng đóng đầy đủ các khoản thu quỹ mà xã, xóm “lập ra”. Nhiều gia đình cũng do nghèo đói, không có khả năng trả nợ, thì bị xã, xóm “khoanh vùng” nợ cũ cộng nợ mới lên đến gần cả chục triệu đồng.
Chưa thời đại nào người dân nông thôn khốn khổ như bây giờ. Đã lừa đảo dân nghèo kiết xác lại còn đóng đủ thứ thuế phí. Nông thôn mới ơi là nông thôn mới!!! Thà là “nông thôn cũ” cho dân đỡ khổ hơn. Các quan nông thôn cũng đâu phải tay vừa. Ăn trên ngồi trước coi dân như cỏ rác. Đến bao giờ người dân nông thôn VN mới hết khổ đây? Xin các quan chóp bu cả tỉnh cả nước trả lời đi.
Văn Quang 01 Tháng 9- 2016
mà phải đóng khá nhiều khoản
Tại xóm Thái Học vẫn còn nhiều gia đình quá nghèo không có khả năng đóng đầy đủ các khoản thu quỹ mà xã, xóm “lập ra”. Nhiều gia đình cũng do nghèo đói, không có khả năng trả nợ, thì bị xã, xóm “khoanh vùng” nợ cũ cộng nợ mới lên đến gần cả chục triệu đồng.
Chưa thời đại nào người dân nông thôn khốn khổ như bây giờ. Đã lừa đảo dân nghèo kiết xác lại còn đóng đủ thứ thuế phí. Nông thôn mới ơi là nông thôn mới!!! Thà là “nông thôn cũ” cho dân đỡ khổ hơn. Các quan nông thôn cũng đâu phải tay vừa. Ăn trên ngồi trước coi dân như cỏ rác. Đến bao giờ người dân nông thôn VN mới hết khổ đây? Xin các quan chóp bu cả tỉnh cả nước trả lời đi.
Văn Quang 01 Tháng 9- 2016
CẢ NƯỚC THỐI HOĂNG
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Không hẹn mà gặp, vào đầu tháng 9 này nhiều chuyện ở VN được cả nước chú ý. Trong khi lễ “Độc Lập” hay còn gọi là “Quốc Khánh” 02- tháng 9 diễn ra, được nghỉ liền 4 ngày, người dân chen nhau đi chơi hơn là đi xem lễ. Đường phố Sài Gòn thưa thớt, vắng vẻ đi đứng ung dung hơn. Cũng trong thời gian này người dân lại chuẩn bị Tết Trung Thu dành cho trẻ em nhưng thật ra là cho cả người lớn. Vài con phố được gọi tên là “Phố Đèn Lồng” mọc lên, sớm nhất là con phố Lương Nhữ Học (quận 5) luôn tấp nập người từ sáng đến tối nhờ vẻ đẹp lung linh, đầy màu sắc của đủ loại lồng đèn từ cổ điển đến hiện đại.
Càng gần đến Tết Trung Thu hay rằm tháng 8, người dân Sài Gòn lại xuống phố, rủ nhau dạo phố lồng đèn khiến con phố này trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Lồng đèn được bày bán ở đây có vô vàn kiểu dáng, chất liệu. Chúng có thể được nhập về từ các chợ hoặc là hàng thủ công do chính những chủ cửa hàng ở đây làm ra.
Nhưng điều quan trọng và “hiện đại” nhất phải kể đến cả nước cùng “thi đua la làng” về cái sự “thối hoăng, thối không chịu nổi”.
Nhưng điều quan trọng và “hiện đại” nhất phải kể đến cả nước cùng “thi đua la làng” về cái sự “thối hoăng, thối không chịu nổi”.
Từ Hà Nội đến miền Trung và Sài Gòn đều la thối
Chuyện Formosa ở Hà Tĩnh từ mấy tháng nay đã tràn ngập nước mắt của người dân miền Trung và tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước. Chẳng phải chỉ có tỉnh Hà Tĩnh mà những tỉnh quanh đó cũng cùng chịu thảm họa này. Hiện nay người dân vẫn đứng ngồi không yên chờ công bố cá an toàn, chờ đến bao giờ chưa biết.
Chuyện Formosa bồi thường 500 triệu Mỹ kim không thể đền bù hết những thiệt hại lâu dài. Làn sóng người biểu tình vẫn rầm rộ xuống đường từ ngày đó cho đến nay, bất chấp nguy hiểm.
Bạn đọc dù ở đâu cũng đã biết những tin tức đau lòng này. Tôi không nhắc lại.
Chuyện Formosa bồi thường 500 triệu Mỹ kim không thể đền bù hết những thiệt hại lâu dài. Làn sóng người biểu tình vẫn rầm rộ xuống đường từ ngày đó cho đến nay, bất chấp nguy hiểm.
Bạn đọc dù ở đâu cũng đã biết những tin tức đau lòng này. Tôi không nhắc lại.
Đấy là chuyện ở miền Trung, còn miền Bắc và miền Nam cũng chẳng khác gì. Gần đây nhất chuyện dân Sài Gòn ăn nước heo thối tôi đã tường thuật với bạn đọc. Cho đến nay vẫn vậy. Đọc mấy tờ báo xuất bản ở VN, báo nào cũng nêu hàng tít to tướng ngoài miền Trung đến miền Bắc và miền Nam toàn những tiếng kêu ngửi toàn mùi hôi thối ở khắp nơi và đủ kiểu đủ cách làm cho dân không chịu nổi.
Vậy hãy nghe người dân Hà Nội nói gì.
Hà Nội: Rác chất đống, bốc mùi trên đường mới mở
Báo VN Net mới ra ngày 03 tháng 9 nêu diễn tả:
“Con đường dài chạy qua 4 phường ven sông Lừ hơn một năm nay bỗng biến thành nơi đổ trộm rác. Vỉa hè bị lấn chiếm nhường chỗ cho rác thải, phế liệu …chất đống.
Đi dọc đường ven sông Lừ vắt từ phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) sang phường Phương Mai, Kim Liên (quận Đống Đa) đến phường Định Công (quận Hoàng Mai- Hà Nội), đập vào mắt là những đống rác thải.
Rác thải khiến hàng ngàn gia đình dân 2 bên đường phải chịu đựng mùi hôi ngày đêm.
Vì đường mới đưa vào sử dụng, không có biển báo cấm đổ rác nên nơi đây bỗng nhiên trở thành nơi tập kết rác thải, phế liệu…
Người dân ở đây cho biết, những ngày nắng nóng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ngày mưa bão, ngập lụt vừa rồi, rác thải lại bị nước cuốn xuống lòng đường, trôi dập dềnh rồi dạt vào nhà dân.
Nhiều lần các tổ dân phố ở các phường đã kiến nghị nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có động thái giải quyết”.
Hà Nội: Rác chất đống, bốc mùi trên đường mới mở
Báo VN Net mới ra ngày 03 tháng 9 nêu diễn tả:
“Con đường dài chạy qua 4 phường ven sông Lừ hơn một năm nay bỗng biến thành nơi đổ trộm rác. Vỉa hè bị lấn chiếm nhường chỗ cho rác thải, phế liệu …chất đống.
Đi dọc đường ven sông Lừ vắt từ phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) sang phường Phương Mai, Kim Liên (quận Đống Đa) đến phường Định Công (quận Hoàng Mai- Hà Nội), đập vào mắt là những đống rác thải.
Rác thải khiến hàng ngàn gia đình dân 2 bên đường phải chịu đựng mùi hôi ngày đêm.
Vì đường mới đưa vào sử dụng, không có biển báo cấm đổ rác nên nơi đây bỗng nhiên trở thành nơi tập kết rác thải, phế liệu…
Người dân ở đây cho biết, những ngày nắng nóng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ngày mưa bão, ngập lụt vừa rồi, rác thải lại bị nước cuốn xuống lòng đường, trôi dập dềnh rồi dạt vào nhà dân.
Nhiều lần các tổ dân phố ở các phường đã kiến nghị nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có động thái giải quyết”.
Và ở làng làng Lũng Vị, xã Đông Phương Yên (Chương Mỹ, Hà Nội), cứ đều đặn dù mưa hay nắng, dòng nước thải mùi thối sặc sụa có màu đỏ thẫm đã “ám” lấy ngôi làng Lũng Vị, xã Đông Phương Yên (Chương Mỹ, Hà Nội), khiến đời sống bà con chao đảo trong bệnh tật.
Vì dòng nước thải này xả thẳng ra ruộng đồng nên việc làm đồng áng của bà con bị ảnh hưởng, có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như: chân tay đều nổi mẩn ngứa, lở loét và bỏng rát.
Và báo này đăng đầy đủ hình ảnh của Thủ Đô văn minh tiến bộ, toàn những rác thải.
Chẳng biết các ông lãnh đạo TP Hà Nội có đọc không. Thôi thì bà con thủ đô hày chịu đựng thêm một thời gian nữa. Bao giờ hết mùi hôi là biết liền. Nói thẳng ra các quan có muốn làm cũng chẳng làm được. Tiền đâu? Lại móc bóp của dân, lại tiêu cực, lại họp bàn đến… Tết Congo.
Đại gia Hà Nội cũng sống chung với nghĩa trang
Không chỉ chịu mùi hôi thối từ rác mà không ít các đại gia nhà giàu phải sống chung với cảnh nghĩa trang án ngữ ngay trước nhà. Cư dân nhà giàu Khu đô thị Ciputra (Tây Hồ, Hà Nội) phải làm hàng xóm bất đắc dĩ bên cạnh nghĩa trang Xuân Đỉnh.
Để khắc phục tình trạng trên, chủ đầu tư đã cho xây dựng bức tường bao cao 6m để tách biệt hẳn với khu nghĩa trang này. Tuy nhiên, thực tế hàng ngày người dân sống trong khu biệt thự vẫn phải chịu đựng không khí của nghĩa trang. Hay khu đô thị lớn khác ở quận Long Biên cũng bị một nghĩa trang đang án ngữ ngay lối vào. Nhà giàu sinh sống tại đây đều cảm thấy ớn lạnh mỗi khi đi về qua nghĩa trang này.
Vì dòng nước thải này xả thẳng ra ruộng đồng nên việc làm đồng áng của bà con bị ảnh hưởng, có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như: chân tay đều nổi mẩn ngứa, lở loét và bỏng rát.
Và báo này đăng đầy đủ hình ảnh của Thủ Đô văn minh tiến bộ, toàn những rác thải.
Chẳng biết các ông lãnh đạo TP Hà Nội có đọc không. Thôi thì bà con thủ đô hày chịu đựng thêm một thời gian nữa. Bao giờ hết mùi hôi là biết liền. Nói thẳng ra các quan có muốn làm cũng chẳng làm được. Tiền đâu? Lại móc bóp của dân, lại tiêu cực, lại họp bàn đến… Tết Congo.
Đại gia Hà Nội cũng sống chung với nghĩa trang
Không chỉ chịu mùi hôi thối từ rác mà không ít các đại gia nhà giàu phải sống chung với cảnh nghĩa trang án ngữ ngay trước nhà. Cư dân nhà giàu Khu đô thị Ciputra (Tây Hồ, Hà Nội) phải làm hàng xóm bất đắc dĩ bên cạnh nghĩa trang Xuân Đỉnh.
Để khắc phục tình trạng trên, chủ đầu tư đã cho xây dựng bức tường bao cao 6m để tách biệt hẳn với khu nghĩa trang này. Tuy nhiên, thực tế hàng ngày người dân sống trong khu biệt thự vẫn phải chịu đựng không khí của nghĩa trang. Hay khu đô thị lớn khác ở quận Long Biên cũng bị một nghĩa trang đang án ngữ ngay lối vào. Nhà giàu sinh sống tại đây đều cảm thấy ớn lạnh mỗi khi đi về qua nghĩa trang này.
Nhiều chủ đầu tư các dự án nhà ở cho biết, về nguyên tắc trách nhiệm chính trong thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư thuộc về chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đã có tình trạng một số quận, huyện chính quyền đã ngại khó, buông xuôi, né tránh trong giải quyết triệt để các vướng mắc khi giải phóng mặt bằng, nhất là liên quan đến di dời mồ mả, nghĩa trang.
Tại miền Nam còn thê thảm hơn.
Ô nhiễm “bủa vây” Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai tập trung nhiều khu công nghiệp nên tại một số khu vực ở địa phương này, người dân kêu trời vì rác thải. Thời gian qua, người dân tỉnh Đồng Nai rất phẫn nộ trước thông tin công an tỉnh này phát hiện việc xả thải nghi chưa qua xử lý ra môi trường trong phân khu Khu Công Nghiệp (KCN) Formosa thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Những ngày cuối tháng 7, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) – Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường bất ngờ kiểm tra Công ty Chin Well Fasteners Việt Nam (100% vốn nước ngoài; chuyên sản xuất bu-lông, ốc vít) đóng tại phân khu KCN Formosa và bắt quả tang công ty này đang sử dụng 2 ống xả nước thải, trong đó có 1 đường ống xả thẳng chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Lực lượng chức năng cũng phát hiện hàng trăm tấn chất thải nguy hại được chôn ngay trong khu vực công ty, hiện chưa xác định khối lượng cụ thể.
Tại miền Nam còn thê thảm hơn.
Ô nhiễm “bủa vây” Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai tập trung nhiều khu công nghiệp nên tại một số khu vực ở địa phương này, người dân kêu trời vì rác thải. Thời gian qua, người dân tỉnh Đồng Nai rất phẫn nộ trước thông tin công an tỉnh này phát hiện việc xả thải nghi chưa qua xử lý ra môi trường trong phân khu Khu Công Nghiệp (KCN) Formosa thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Những ngày cuối tháng 7, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) – Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường bất ngờ kiểm tra Công ty Chin Well Fasteners Việt Nam (100% vốn nước ngoài; chuyên sản xuất bu-lông, ốc vít) đóng tại phân khu KCN Formosa và bắt quả tang công ty này đang sử dụng 2 ống xả nước thải, trong đó có 1 đường ống xả thẳng chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Lực lượng chức năng cũng phát hiện hàng trăm tấn chất thải nguy hại được chôn ngay trong khu vực công ty, hiện chưa xác định khối lượng cụ thể.
Công ty Hưng Nghiệp Formosa thuê đất tại KCN Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) năm 2001, thành lập phân khu KCN với thời hạn 50 năm, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Cụ thể, trong phân khu KCN này có 18 doanh nghiệp đang hoạt động.
Những ngày đầu tháng 9, trở lại vùng đất KCN Nhơn Trạch 3, đặc biệt nơi có phân khu KCN Formosa, rất nhiều lời kêu than của người dân xung quanh tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất và cả không khí.
Bà L.T.L (ở ấp 5, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch) cho biết các gia đình dân ấp 4, 5 nằm cách phân khu KCN Formosa vài trăm mét đang bị ô nhiễm mạch nước ngầm nhưng vẫn phải dùng nước giếng khoan vì chưa có nước máy. Bà L. than thở: “Từ lâu, nguồn nước ngầm đã không dùng được, chúng tôi phải mua nước đóng bình ở ngoài về sử dụng”.
Ông Võ Tái Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Hiệp Phước, cho biết hiện tại, hầu hết người dân trong xã đều kêu trời vì tình trạng ô nhiễm. Ông bí thư này nói: “Chỉ nhìn bằng mắt thường cũng đã thấy không khí ô nhiễm khói bụi, kênh rạch chết dần, nguồn nước bị ảnh hưởng trầm trọng. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền cần có những quy định giám sát chặt chẽ hơn về quản lý khí thải cũng như nguồn nước”.
Trong khi đó ông Đặng Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, cho biết đang kiểm tra, phân loại lượng chất thải công nghiệp thuộc thành phần nào và có hướng xử lý. Ông Đức nhấn mạnh. “Các đơn vị chức năng sẽ làm mạnh tay, tùy mức độ có thể chuyển hồ sơ sang công an đề nghị xử lý hình sự”.
– Thưa ông Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bao giờ CA xử lý hình sự? Xử kiểu nào? Xử rồi có hết mùi hôi hay không? Hay rồi lại “xù”? Bà con nghe ông nói nhưng chẳng ai yên tâm. Nói và làm khác nhau nhiều lắm ông ạ. Người dân nghe mãi cái kiểu “xử lý” đó rồi. Còn kiểu nào hay hơn nữa không, thưa ông?
Những ngày đầu tháng 9, trở lại vùng đất KCN Nhơn Trạch 3, đặc biệt nơi có phân khu KCN Formosa, rất nhiều lời kêu than của người dân xung quanh tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất và cả không khí.
Bà L.T.L (ở ấp 5, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch) cho biết các gia đình dân ấp 4, 5 nằm cách phân khu KCN Formosa vài trăm mét đang bị ô nhiễm mạch nước ngầm nhưng vẫn phải dùng nước giếng khoan vì chưa có nước máy. Bà L. than thở: “Từ lâu, nguồn nước ngầm đã không dùng được, chúng tôi phải mua nước đóng bình ở ngoài về sử dụng”.
Ông Võ Tái Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Hiệp Phước, cho biết hiện tại, hầu hết người dân trong xã đều kêu trời vì tình trạng ô nhiễm. Ông bí thư này nói: “Chỉ nhìn bằng mắt thường cũng đã thấy không khí ô nhiễm khói bụi, kênh rạch chết dần, nguồn nước bị ảnh hưởng trầm trọng. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền cần có những quy định giám sát chặt chẽ hơn về quản lý khí thải cũng như nguồn nước”.
Trong khi đó ông Đặng Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, cho biết đang kiểm tra, phân loại lượng chất thải công nghiệp thuộc thành phần nào và có hướng xử lý. Ông Đức nhấn mạnh. “Các đơn vị chức năng sẽ làm mạnh tay, tùy mức độ có thể chuyển hồ sơ sang công an đề nghị xử lý hình sự”.
– Thưa ông Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bao giờ CA xử lý hình sự? Xử kiểu nào? Xử rồi có hết mùi hôi hay không? Hay rồi lại “xù”? Bà con nghe ông nói nhưng chẳng ai yên tâm. Nói và làm khác nhau nhiều lắm ông ạ. Người dân nghe mãi cái kiểu “xử lý” đó rồi. Còn kiểu nào hay hơn nữa không, thưa ông?
Đừng tưởng bở biêt thự là sang, đại gia ở Sài Gòn cũng khóc
Người ta vẫn đồn Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nơi đáng sống ở TP. Sài Gòn, nhưng sự thật khác hẳn với lời đồn. Ngay cả những đại gia ở biệt thự triệu đô cũng được hân hạnh ngửi mùi hôi. Mua căn nhà cao cấp, mua biệt thự cả chục tỷ nhưng giới nhà giàu chẳng sướng chút nào khi luôn phải sống chung với mùi hôi của rác thải, cạnh nghĩa trang và nhiều phiền toái khác. Khu vực này có hàng trăm biệt thự sang trọng, khu nhà cao cấp với mức giá thấp nhất vài tỷ đồng, cao nhất lên tới cả chục tỷ đồng. Cám cảnh này chẳng khác gì những điều mà người nghèo phải chịu đựng.
Một cư dân cho biết: “Thời gian gần đây, cuộc sống cư dân sống tại khu đô thị mới quận 7, TP. Sài Gòn đang đảo lộn vì mùi rác thải bốc vào nhà. Mùi hôi không xuất hiện thường xuyên nhưng khi có thì cực kỳ khó chịu. Người lớn còn không chịu được thì sao trẻ em chịu nổi. Các cô giáo của trường con tôi cũng phản ánh mùi hôi nên mong đại diện công ty có lời giải thích”.
Theo đơn vị quản lý khu đô thị, đơn vị này tổ chức tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, đặc biệt là trạm xử lý nước thải nhưng kết quả các công trình đều bảo đảm. Mùi hôi thối được phát hiện từ nơi khác theo hướng gió bay vào các khu dân cư của Phú Mỹ Hưng và lân cận.
Người ta vẫn đồn Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nơi đáng sống ở TP. Sài Gòn, nhưng sự thật khác hẳn với lời đồn. Ngay cả những đại gia ở biệt thự triệu đô cũng được hân hạnh ngửi mùi hôi. Mua căn nhà cao cấp, mua biệt thự cả chục tỷ nhưng giới nhà giàu chẳng sướng chút nào khi luôn phải sống chung với mùi hôi của rác thải, cạnh nghĩa trang và nhiều phiền toái khác. Khu vực này có hàng trăm biệt thự sang trọng, khu nhà cao cấp với mức giá thấp nhất vài tỷ đồng, cao nhất lên tới cả chục tỷ đồng. Cám cảnh này chẳng khác gì những điều mà người nghèo phải chịu đựng.
Một cư dân cho biết: “Thời gian gần đây, cuộc sống cư dân sống tại khu đô thị mới quận 7, TP. Sài Gòn đang đảo lộn vì mùi rác thải bốc vào nhà. Mùi hôi không xuất hiện thường xuyên nhưng khi có thì cực kỳ khó chịu. Người lớn còn không chịu được thì sao trẻ em chịu nổi. Các cô giáo của trường con tôi cũng phản ánh mùi hôi nên mong đại diện công ty có lời giải thích”.
Theo đơn vị quản lý khu đô thị, đơn vị này tổ chức tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, đặc biệt là trạm xử lý nước thải nhưng kết quả các công trình đều bảo đảm. Mùi hôi thối được phát hiện từ nơi khác theo hướng gió bay vào các khu dân cư của Phú Mỹ Hưng và lân cận.
Công ty phát triển Phú Mỹ Hưng vừa gửi đơn đề nghị UBND TP. Sài Gòn có biện pháp giải quyết tình trạng phát sinh mùi hôi thối lan tỏa trên diện rộng ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại khu đô thị này.
Kiến nghị với kiến bò thế là xong. Công ty này chỉ trấn an bằng cái kiến nghị thế cho ra vẻ làm tròn trách nhiệm với người mua cho yên chuyện. Đại công ty cũng thế và chính quyền cũng vậy. Cả nước cứ việc la làng là nước tôi thối hoăng. Kêu nữa đi cho các quan… mua vui!
Văn Quang – Tháng 9 -2016
Kiến nghị với kiến bò thế là xong. Công ty này chỉ trấn an bằng cái kiến nghị thế cho ra vẻ làm tròn trách nhiệm với người mua cho yên chuyện. Đại công ty cũng thế và chính quyền cũng vậy. Cả nước cứ việc la làng là nước tôi thối hoăng. Kêu nữa đi cho các quan… mua vui!
Văn Quang – Tháng 9 -2016