“Ngay lúc này đang đối diện (A) cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngắn hạn và
(B) cuộc tranh giành chiến lược Mỹ-Trung lâu dài, Trung quốc cần Việt Nam
hơn là Việt Nam cần Trung quốc do đó đây là cơ hội quý báu
để Hà Nội có thể gây áp lực với Bắc kinh về rất nhiều phương diện.”
(B) cuộc tranh giành chiến lược Mỹ-Trung lâu dài, Trung quốc cần Việt Nam
hơn là Việt Nam cần Trung quốc do đó đây là cơ hội quý báu
để Hà Nội có thể gây áp lực với Bắc kinh về rất nhiều phương diện.”
Những quốc gia được ve vãn với chiến lược “Một Vành Đai, Một Con Đường” của Bắc kinh biết vào thời gian đầu là những lời hứa hẹn đầu tư khổng lồ của Trung cộng (dĩ nhiên đi kèm là những khoản tham nhũng to tát cho quan chức địa phương) nhưng dần dần về sau và gần đây nhất thì thấy chiến lược này đi vào ngõ bế tắt. Các quốc gia nằm trong chiến lược này lần lượt đặt vấn đề và nhiều nước như Mã Lai đã xóa bỏ các dự án bạc tỉ với Trung cộng - đó là chưa nói đến chính sách của Hoa Kỳ và Âu châu cũng như Nhật Bản tích cực hướng dẫn và giúp đỡ đầu tư trong sạch cho các nước nghèo Á, Phi qua các quỹ viện trợ phát triển như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) để giảm bớt áp lực lũng đoạn của Trung cộng. Đối với Việt Nam, Ngân hàng Thế Giới sẳn sàng giúp đỡ để phát triển tốt đẹp lâu dài. (“The World Bank stands ready to provide any support to Vietnam to achieve the country’s aspiration for long-term sustainable growth.” World Bank, Taking Stock, 6-2018.)
Khả năng thấp kém và kỷ thuật lạc hậu của thầu Trung cộng thì ngay đứa con nít ở Việt Nam cũng biết điển hình như công trình tuyến xe Cát Linh - Hà Đông mới đưa vào hoạt động sau 10 năm trì trệ mà đã “sét rỉ”: tốn $886 triệu Mỹ kim (US$250 triệu cao hơn dự tính ban đầu), chậm việc nhiều năm (dự tính 30 tháng lại đôn thêm 7 năm nữa mà không bỏ thầu và phạt thầu!) lại phải mua 13 cổ xe Trung quốc lạc hậu chỉ vì vốn Việt Nam là $134 triệu Mỹ kim và phần còn lại US$752 triệu là nợ ODA của Tàu. Bộ trưởng Giao Thông Đinh La Thăng trước khi thất sủng đã chê nhà thầu Trung Quốc “rất kém.” Đinh La Thăng mới bị cho nằm tù đếm lịch 13 năm vì thuộc cánh cựu TT Nguyễn Tấn Dũng. Phe Nguyễn Tấn Dũng (mới xuống ghế vào tháng 4-2016) và cánh TBT Nguyễn Phú Trọng mới lên như diều lại ở ngay cạnh tuyến xe Cát Linh - Hà Đông đã được Bắc kinh chia chác cho bao nhiêu trong dự án gần một tỉ Mỹ kim này? Nói “không có” thì chắc chắn là dân không tin!
Tại Việt Nam, từ những năm 2014 đã có nhận định trong giới chuyên gia là “hàng loạt công trình trong ngành điện lực, cơ khí, hóa chất… sử dụng công nghệ, máy móc cũng như trao cho nhà thầu Trung Quốc đã gặp trục trặc, hư hỏng, hiệu quả hoạt động thấp, đang làm dấy lên mối lo lắng rất lớn về hậu quả sử dụng công nghệ lạc hậu trong nhiều ngành kinh tế quan trọng của VN… các nhà máy chế biến sắn hiện nay ở VN chủ yếu đầu tư bằng công nghệ của TQ, khá lạc hậu do là những công nghệ từ 10 - 15 năm trước..., dẫn đến yếu kém hẳn về sức cạnh tranh. … Nhận xét về hậu quả của việc TQ đang chuyển công nghệ lạc hậu sang VN, tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng việc này không chỉ khiến hư hỏng cả bộ máy, con người mà nguy hiểm nhất nó làm cho quá trình đi lên hiện đại của VN “đắt” hơn rất nhiều về thời gian.” (Hậu quả nặng nề từ công nghệ rác Trung Quốc, Thanh Niên 25-08-2014). Đó là chưa tính đến hậu quả tác hại nghiêm trọng cho môi trường Việt Nam do các nhà máy Trung quốc gây ra - cái giá quá đắt đỏ cho dân tộc - mà các “lãnh tụ” đảng CSVN ngăn cấm không cho phép bàn đến.
Công trình tuyến xe Cát Linh - Hà Đông chỉ là một dự án nhỏ cũng đã lên gần cả tỉ đô với US$752 triệu là nợ của Tàu. Nhà máy đạm Ninh Bình mà một thí dụ khác với vốn đầu tư $700 triệu Mỹ kim hoàn thành năm 2012 nhưng cứ thua lỗ mãi cần xin nhà nước cứu trợ hàng năm vì “do nhà máy sử dụng dây chuyền, máy móc nhập chủ yếu từ TQ, có chất lượng trung bình nên thường xuyên xảy ra sự cố. Việc mua vật tư, thiết bị dự phòng cũng phải phụ thuộc vào nhà thầu TQ...” Hai công trình này chỉ là sản phẩm đầu tư tác hại như rất nhiều dự án mà đảng CSVN đã và đang tính toán hợp tác với Trung cộng. Nhân dân cần biết tổng số nợ vay thật sự từ Bắc Kinh cho các dự án lỗ lã dài dài của Việt Nam là bao nhiêu mà đảng CSVN phải đem đất nước đi bán cho Trung cộng với dự luật cho thuê 99 năm ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc?
Đảng CSVN phải bạch hóa khối nợ chìm nổi khổng lồ này.
Đảng không thể tiếp tục giữ bí mật số nợ Trung quốc bởi vì tiền lãi nợ Trung quốc cao hơn các quốc gia khác và, ngược đời với luồn nợ lãi xuất cao, thời gian đáo hạn nợ Trung quốc lại ngắn hơn. Đó là chưa nói đến giao kèo phải sử dụng thầu Trung quốc dùng công nhân TQ với kỹ thuật vô cùng lạc hậu (Bộ kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo 15-8-2018: Thu hút, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài 2018 - 2020, tầm nhìn 2025).
Thống kê mới đây cho biết hiện nay nợ công chia đều cho mỗi công dân Việt nam bất kể già trẻ lớn bé là 35 triệu đồng hay $1,500 Mỹ kim/đầu người. Nhân dân Việt Nam cần biết ngoài nợ công thì nợ xấu lẫn ngân sách là bao nhiêu bắt họ phải gánh? Bao nhiêu thuộc diện nợ xiết của Trung cộng dẫn đến trọng tội bán nước của đảng CSVN?
Quốc Hội Việt Nam cần phải công khai tìm hiểu độ cao và mức hiểm nghèo của núi nợ khổng lồ này.
Sri Lanka sụp hố nợ Trung cộng cho nên phải chuyển quyền kiểm soát cảng Hambantota mang tầm vóc chiến lược cho Bắc kinh sử dụng 99 năm.
Pakistan đang cố vùng vẫy thoát khỏi hố nợ Trung cộng và đang cầu cứu sự giúp đỡ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF.
Thủ tướng Mã Lai Mahathir vừa cho giới phóng viên quốc tế biết ngay giữa thủ đô Bắc kinh vào hôm 21-8-2018 là Mã Lai hủy bỏ 2 dự án với Trung cộng (dự án đường sắt Bờ Đông trị giá $20 tỉ Mỹ kim và đường ống dẫn khí trị giá $2.3 tỉ Mỹ kim) vì lo ngại các món nợ Trung quốc cho vay trong các dự án có thể khiến Mã Lai phá sản. Mã Lai cũng đang điều tra các nguồn hối lộ công quyền liên quan đến các dự án này.
Đã đến lúc Việt Nam phải nhận ra và hiểu rõ cái bẫy nợ Trung cộng do Bắc Kinh trải dàn từ Á sang Phi mà cả thế giới bấy lâu nay phân tích khá kỹ lưỡng hậu quả tác hại nguy biến cho các tiểu quốc. Việt Nam phải tránh cái bẫy nợ Trung cộng do đó nhà nước cần đình hoãn các dự án phải vay nợ Trung cộng để thẩm định mức độ lợi hại viện lý do an ninh quốc gia (national security) để đặt quyền lợi Việt Nam trước nhất (Vietnam First).
Ngay lúc này đang đối diện (A) cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngắn hạn và (B) cuộc tranh giành chiến lược Mỹ-Trung lâu dài, Trung quốc cần Việt Nam hơn là Việt Nam cần Trung quốc do đó đây là cơ hội quý báu để Hà Nội có thể gây áp lực với Bắc kinh về rất nhiều phương diện.
Không có bất cứ đảng viên CSVN nào nghèo đói cả - nếu không nói ngược lại là quá sang giàu - do đó không có lý gì họ để lòng tham cá nhân đày đọa dân tộc sa vào hố nợ Trung cộng có thể đưa đến thảm cảnh nô lệ cho con cháu sau này.
Chắc chắn trong vài trăm “lãnh tụ” đang nắm đảng CSVN từ hành chính đến quân đội cũng có người còn chút liêm sĩ, và họ chính là những nhân tố có thể trợ giúp đồng bào dẹp bỏ cái đảng đang cõng rắn cắn gà nhà!
Dương Thành Lợi