Sunday, 4 November 2018

Toà Bạch Ốc nhất quyết không chừa đường để Tập Cận Bình giữ thể diện

Washington đã liên tục trì hoãn và cắt đứt các kênh đàm phán với Bắc Kinh, khiến giới chức Trung Quốc bắt đầu tuyệt vọng về khả năng cải thiện quan hệ song phương.
Theo đó, Nhà Trắng không cho Chủ tịch Tập Cận Bình, người đã gầy dựng hình ảnh trong nước như một nhà chủ nghĩa dân tộc cứng cỏi, một con đường giữ thể diện nếu phải nhượng bộ, tờ The Washington Post ngày 25.10 dẫn lời giới chức doanh nghiệp và phân tích Mỹ.

Giới chức Trung Quốc tưởng chừng đã đạt được thoả thuận thương mại với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hồi năm ngoái nhưng Tổng tống Donald Trump đã phủ quyết thoả thuận này.

Đến tháng 5 năm nay, thoả thuận với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng bị ông Trump khước từ.Đến tháng 9, khi Trung Quốc chuẩn bị gửi một quan chức cấp cao đến Mỹ đàm phán khả năng nhượng bộ, ông Trump đã dập tắt kế hoạch bằng một đợt áp thuế mới.

“Dường như họ không muốn đàm phán”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại một cuộc gặp riêng với giới kinh doanh Mỹ vào cuối tháng 9. Ông cáo buộc Trung Quốc bị một nước Mỹ hay thay đổi phụ lòng hết lần này đến lần khác.

Giới chức Trung Quốc đã muộn khi nhận ra Mỹ là một đối thủ thực sự 


Rạn nứt trong trao đổi song phương phản ánh cả hai nước đang trong quá trình thay đổi nội bộ sâu sắc. Mặc dù ông Trump đã nhiều lần cam kết thay đổi chính sách thương mại Mỹ nhưng giới chức Trung Quốc đã chậm chạp trong việc nhận thức ngụ ý của ông cũng như không thấy được rằng các kênh thông tin truyền thống đã không còn hữu ích trong tình hình mới.


“Họ bị mắc kẹt”, ông Dennis Wilder, một cựu chiến lược gia về Trung Quốc của CIA nhận định... “Họ đã không nhận thấy sự thay đổi trong hệ thống chính trị Mỹ”.

Trong những tháng gần đây, Mỹ liên tục công kích Trung Quốc trên nhiều mặt trận, từ thương mại đến quốc phòng, và quân sự, với đỉnh điểm là bài diễn văn vạch trần Bắc Kinh của Phó tổng thống Mike Pence.

Trước tình hình đó, Trung Quốc đã tìm đến những quan chức hàng đầu như các bộ trưởng Ross và Munchin, nhưng tiếng nói của họ đã không thể lay chuyển ông Trump trong khi Nhà Trắng ngày một chịu ảnh hưởng của Đại diện Thương mại Robert E. Lighthizer và cố vấn thương mại Peter Navarro, những cái tên mà Bắc Kinh xem là kẻ thù chứ không phải đối tác đàm phán.
Giới chức Trung Quốc đang đau đầu tìm cách nối lại liên lạc với Mỹ
.

Trung Quốc cũng tìm đến những kênh liên lạc không chính thức như các chính trị gia kỳ cựu Henry Paulson, Henry Kissinger, giới lãnh đạo doanh nghiệp như Stephen Schwarzman, hay những cái tên thân cận với Tổng thống Mỹ như Steve Wynn và Stephen K. Bannon.

“Trung Quốc cho rằng họ có thể phần nào kiểm soát ông Trump bằng cách dùng Henry Kissinger, Steve Schwarzman, Hank Paulson…, nhưng Trung Quốc đã nhận ra họ không có nhiều ảnh hưởng với Trump như từng nghĩ”, ông Max Baucus, đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh dưới thời ông Barack Obama nhận định.

Bắc Kinh cũng tổ chức nhiều cuộc gặp giữa các cựu quan chức chính phủ Mỹ – Trung, một phương thức thường được áp dụng khi quan hệ đối ngoại bắt đầu có chuyển biến xấu. Tuy nhiên, điều này cũng vô dụng dưới thời chính quyền Trump. Nhà Trắng từng rút giới chức của mình ra khỏi cuộc gặp như thế hồi tháng 8.

“Chính phủ Trung Quốc vẫn còn theo phương thức cũ. Họ không nhận thấy thời gian và thái độ đã thay đổi, và họ hoặc không có khả năng hoặc không muốn tiến hành các phương thức mới phù hợp với hoàn cảnh”, một quan chức giấu tên thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ nhận định.

Tuy truyền thông nhà nước Trung Quốc cam kết sẽ không khuất phục áp lực từ Mỹ, nhưng Bắc Kinh hiện nhìn nhận được rằng họ đ.a’nh giá sai mức độ sâu rộng của làn sóng chống Trung Trung Quốc ở Washington.

Không chỉ ông Trump mà cả giới lãnh đạo Đảng Dân chủ và cộng đồng doanh nghiệp cũng cho rằng việc khai chiến thương mại với Trung Quốc là cần thiết. Và họ nhất quyết không chừa đường để ông Tập nhượng bộ một cách dễ dàng.